b. Thời gian báo cáo
1.4.2.2. Nguyên nhân.
chế để từ đó có những biện pháp khắc phục nhằm phát huy tốt những thành tựu và đạt được kết quả cao hơn trong hoạt động quản lý công tác giám sát, đánh giá đầu tư tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư. Các nguyên nhân chủ yếu:
Nguyên nhân khách quan:
Nội dung công việc ngày càng phức tạp, yêu cầu của công việc ngày càng cao, trong một số truờng hợp cơ sở pháp luật chưa rõ ràng, chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản Luật và dưới luật, trong đó đáng lưu ý nhất là thiếu cơ sở pháp lý để thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư sau khi Luật Đầu tư, Luậy Xây dựng được ban hành.
Khi chưa có Nghị định 113/2009/NĐ-CP và Thông tư 13/2010/TT-BKH, chưa có quy định cụ thể việc giám sát, đánh giá đầu tư mà thực hiện theo quy định tại Nghị định 52/1999/NĐ-CP, số 12/2000/NĐ-CP, số 07/2003/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 03/2003/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Vì vậy trước năm 2010, chưa có thống nhất cơ sở pháp lý để các cơ quan quản lý về kế hoạch và đầu tư tổ chức giám sát, đánh giá toàn bộ hoạt động đầu tư thuộc phạm vi quản lý của mình.
Sau khi cơ cấu lại Chính phủ, chức năng nhiệm vụ của Bộ chưa được điều chỉnh, trong cán bộ, chuyên viên có tâm lý chờ đợi, ít nhiều có biểu hiện mất tập trung và thiếu say mê trong công việc.
Trên thực tế, khối lượng công việc thẩm định, thẩm tra của Vụ GS&TĐĐT tuy đã thực hiện phân cấp cho Bộ và địa phương nhưng vẫn còn rất nhiều (do các địa phương, Bộ, ngành có yêu cầu xin hướng dẫn và cho ý kiến), do đó quỹ thời gian dành cho công tác giám sát, đánh gía đầu tư bị hạn chế, chưa thực hiện tốt nhiệm vụ này. Đồng thời quy trình làm việc chung trong Bộ liên quan đến công tác giám sát đầu tư chưa rõ ràng, chưa tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng và chặt chẽ giữa các đơn vị trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Phối hợp giữa các bộ, ngành chưa tốt, các bộ ngành có ý kiến về dự án hoặc các vấn đề cần xin ý kiến chưa đảm bảo thời gian quy định, thường kéo dài; thiếu chế tài đủ mạnh để các bộ, ngành địa phương thực hiện đầy đủ và nghiêm túc công tác giám sát, đánh giá đầu tư.
Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư của các Bộ, Ban, ngành và địa phương chưa đáp ứng tốt về mặt thời gian và nội dung, chất lượng báo cáo. Các đơn vị nay hầu như nộp báo cáo muộn và nhiều đơn vị không thực hiện báo cáo trong 2,
3 năm liên tục như tỉnh Tiền Giang, Ninh Thuận, Quảng Bình, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đaif Truyền hình Việt Nam và Đài tiếng nói Việt Nam, và một số tổng công ty 91. Điều đó gây ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng công tác, gây khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ của các cán bộ tại Vụ GS&TĐĐT.
Công việc giám sát đánh giá đầu tư nhiều, tuy nhiên cán bộ thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư của Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư còn mỏng. Tổng số cán bộ của Vụ chỉ có 21 người phải thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá trên 120 đơn vị Bộ, ngành, địa phương và rất nhiều dự án đầu tư quan trọng, điều đó làm ảnh hưởng tới công tác này.
Nguyên nhân chủ quan:
Chỉ đạo, lãnh đạo chưa cân đối giữa 2 nhiệm vụ trọng tâm là thẩm định và giám sát, đánh giá đầu tư, chưa có biện pháp tích cực đẩy mạnh công tác giám sát đánh giá đầu tư để thúc đẩy kiểm tra công việc thường xuyên. Chuyên viên chưa thực hiện đúng yêu cầu và nhiệm vụ về công tác giám sát đầu tư; một số cán bộ, chuyên viên chưa theo dõi liên tục, chưa nghiên cứu kỹ các báo cáo của chủ đầu tư hay của ngành.
Một số trường hợp, chuyên viên chưa có kế hoạch cụ thể, nghiên cứu đề tài, báo cáo chưa kỹ, chưa thu thập đủ thông tin để phân tích đánh giá sâu và có cơ sở, chưa tìm hiểu kỹ về luật pháp, các văn bản hướng dẫn; chưa chịu khó tìm hiểu những vấn đề liên quan.
Vụ chưa tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác giám sát, đánh giá đầu tư để bổ túc nghiệp vụ cho cán bộ trong Vụ, nhằm khắc phục kịp thời các thiếu sót, đẩy mạnh công tác này.
Do đó trong thời gian tới Vụ cần có các biện pháp khắc phục những nguyên nhân này nhằm để thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư ngày càng tốt hơn.
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ TẠI VỤ GIÁM SÁT VÀ THẨM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ TẠI VỤ GIÁM SÁT VÀ THẨM
ĐỊNH ĐẦU TƯ – BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
2.1. Định hướng công tác giám sát, đánh giá đầu tư tại Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư. định đầu tư.
2.1.1. Định hướng chung cả nước về đầu tư.
Sau 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội và trong quá trình tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, muốn là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước,
Kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh với mức trung bình 7,5%/năm. Việt Nam đã thực sự chuyển đổi từ một nước nông nghiệp nghèo và lạc hậu, đóng cửa với thế giới, sản xuất công nghiệp chủ yếu là của các doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã sang một nước tham gia vào hội nhập toàn cầu và đón nhận những nguồn đầu tư FDI và đầu tư tư nhân
Về mục tiêu, tiếp tục đầu tư nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy thế mạnh của từng ngành, từng vùng và địa phương. Việc đổi mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong 10 năm tới phải đạt được mục tiêu tổng quát là đến năm 2020, nền kinh tế nước ta đạt được cơ cấu kinh tế tương đương trình độ phát triển trung bình với mức thu nhập bình quân đầu người 3.000 - 3.200USD; nền kinh tế mở cửa, có kết cấu hạ tầng và thể chế thị trường hiện đại, năng lực cạnh tranh tốt và tăng trưởng chủ yếu dựa vào cải thiện năng suất và hiệu quả; từng bước giảm dần, thu hẹp và tiến đến cân bằng cán cân thanh toán vãng lai và thu chi ngân sách. Cơ cấu các thành phần kinh tế cũng đảm bảo hiệu quả. Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải được cổ phần hóa, trở thành các công ty cổ phần đại chúng được quản lý và hoạt động theo các quy tắc và thông lệ thị trường, là những tập đoàn kinh tế lớn hàng đầu của đất nước, tiếp tục duy trì và cũng cố vị trí chi phối trong các ngành kinh tế then chốt nhờ nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh; có vai trò dẫn dắt trong đổi mới và chuyển giao công nghệ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.
Phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam phải chuyển đổi và đạt đến giai đoạn 2 của quá trình phát triển, là giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa vào nâng cao năng suất và chất lượng.
Đầu tư phát triển tất cả các ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế có lợi thế cạnh tranh, các vùng kinh tế trọng điểm quốc gia, như các ngành xuất khẩu, công nghệ thông tin, viễn thông, du lịch... Chú trọng đầu tư cho cơ sở hạ tầng các
ngành kinh tế tạo điều kiện để các ngành mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng và đáp ứng yêu càu của xã hội.
Chú trọng đầu tư cho giáo dục. Muốn có nền kinh tế phát triển thì cần phải có đội ngũ cán bộ, kỹ sư có trình độ, kiến thức đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới. Nhà nước ta tiếp tục đầu tư phát triển nguồn nhân lực: hoàn thiện, nâng cấp và đầu tyư thiết bị cho hệ thống giáo dục, nâng cao chất lượng công tác giáo dục nước ta ở tất cả các cấp bâc, từ tiểu học đến giáo dục cao đẳng, đại học và sau đại học.
Ngoài ra định hướng đầu tư phát triển kinh tế, nước ta cũng chú trọng đầu tư tôn tạo và bảo vệ các di tích lịch sử, cách mạng, văn hóa, các di sản thiên nhiên quốc gia.
Thực hiện các hiệu quả các chương trình trọng điểm quốc gia, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe nhân dân,...
2.1.2. Định hướng chung cả nước về giám sát, đánh giá đầu tư.
Công tác giám sát, đánh giá đầu tư ngày nay là rất cần thiết và quan trọng. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển như hiện nay, để các dự án được thực hiện và đạt hiệu quả kinh tế – xã hội, cần tiến hành giám sát, đánh giá dự án thường xuyên liên tục. Mặc dù kinh nghiệm về công tác này ở nước ta còn hạn chế nhưng chúng ta đã thiết lập được cơ chế giám sát đánh giá tại các văn bản quy phạm pháp luật.
Định hướng của nước ta trong giai đoạn tới đối với công tác giám sát, đánh giá đầu tư có những điểm chính sau:
Công tác giám sát, đánh giá đầu tư phải nhằm mục tiêu đảm bảo các dự án đầu tư được giám sát một cách chặt chẽ, phù hợp quy hoạch phát triển của ngành, địa phương và của cả nước.
Qua giám sát, đánh giá đầu tư, các cơ quan quản lý Nhà nước phân tích và đánh giá được tình hình hoạt động đầu tư. Từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả và kết quả đầu tư.
Công tác giám sát, đánh giá còn góp phần giúp các địa phương chuẩn bị và thực hiện đầu tư có hiệu quả, tránh thất thoát lãng phí trong đầu tư.
Do đó tiếp tục thực hiện giám sát, đánh giá các dự án đầu tư nhóm A, B, C sử dụng nguồn vốn Nhà nước và các nguồn vốn khác.
2.1.3. Nhiệm vụ chủ yếu của công tác giám sát, đánh giá đầu tư tại Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư. và Thẩm định đầu tư.
Kiện toàn bộ máy, thực hiện phân công, phân nhiệm rõ ràng, tạo điều kiện phân bổ hợp lý, điều hòa và phối hợp công tác, theo dõi, kiểm tra chặt chẽ công việc của Vụ.
Xây dựng kế hoạch hoạt động theo từng lĩnh vực công tác, trong đó xác định rõ phạm vi trách nhiệm trong từng công việc cụ thể để tổ chức thực hiện đầy đủ nội dung và trách nhiệm của từng cán bộ, chuyên viên; Hoàn thành đúng tiến độ xây dựng các đề án công tác được Bộ giao; Tham gia đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng hệ thống cán bộ thẩm định và giám sát đầu tư cho các đầu mối đơn vị giám sát và đánh giá đầu tư tại các cơ quan, địa phương,
Hoàn thiện quy trình thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư tại các Bộ, Ban, Ngành, địa phương và tại Vụ Giám sát & Thẩm định đầu tư theo yêu cầu quy định của Nhà nước.
Tăng cường hợp tác, phối hợp với các cơ quan trong Bộ Kế hoạch & Đầu tư và ngoài Bộ nhằm trao đổi kinh nghiệm, tăng cường sự hợp tác trong công việc. Tổ chức nghiên cứu, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm với các Bộ, ngành và địa phương để nâng cao chất lượng công tác giám sát, đánh giá đầu tư. Phối hợp với các đơn vị tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ về công tác giám sát đầu tư.
Tạo mọi điều kiện và thực hiện nhiệm vụ tốt nhất để công tác giám sát, đánh giá đầu tư đạt hiệu quả cao:
- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu về các dự án đầu tư cần theo dõi, giám sát. Xây dựng mạng thông tin về công tác giám sát, đánh giá đầu tư.
- Phân công trách nhiệm rõ ràng cho cán bộ, chuyên viên theo dõi, giám sát các dự án đầu tư hay tổng thể đầu tư của các Bộ, ngành và địa phương. Có biện pháp thúc đẩy các Bộ, ngành, địa phương, các đơn vị có báo cáo đầy đủ và kịp thời.
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiên công tác giám sát đầu tư thương xuyên và chế độ báo cáo định kỳ.
- Đề xuất lãnh đạo Bộ triển khai đề án giám sát tổng thể đầu tư toàn quốc và một vài ngành điểm.
Vụ tiếp tục thanh tra, kiểm tra đầu tư năm 2010 theo kế hoạch của Bộ Kế hoạch và đầu tư, Quyết định số 2081/QĐ-BKH ngày 30/12/2009 về kế hoạch thanh tra kiểm tra năm 2010.
- Kiểm tra tổng thể đầu tư.
Bảng 7a: Kế hoạch kiểm tra tại các Bộ, ngành:
TT Tên Bộ, ngành được kiểm tra Đơn vị chủ
trì kiểm tra Đơn vị phối hợp
Thời gian thực hiện
1
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Ban quản lý các dự án nông nghiệp) giai đoạn 2007-2009
Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư
Các Vụ: Kinh tế nông nghiệp, kinh tế đối ngoại
Quý IV/2010
2
Tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn 2007-2009 (tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí Việt Nam (PVEP), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam).
Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư
- Văn phòng Chính phủ
- Các Bộ:Công thương, Xây dựng, Tài chính.
- Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
- Các Vụ: kinh tế công nghiệp, kinh tế đối ngoại.
Quý IV/2010.
Bảng 7b: Kế hoạch kiểm tra thủ tục đầu tư và thực hiện đầu tư các dự án.
TT Tên dự án được kiểm tra Đơn vị chủ trì
Đơn vị phối hợp Thời gian thực hiện 1 Dự án phát triển giống gà
chất lượng cao giai đoạn 2006-2010 tại Cục chăn nuôi, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Vụ Kinh tế nông nghiệp
- Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư.
- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Cục chăn nuôi; các vụ: Tài chính, khoa học).
- Bộ Tài chính
Quý IV/2010
2 Dự án thủy điện Đồng bằng sông Hồng tại các tỉnh Đồng bằng sông Hồng.
Vụ Kinh tế nông nghiệp
- Các vụ: Kinh tế đối ngoại; Giám sát và Thẩm định đầu tư. - Các Bộ: Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Tài chính.
Quý IV/2010
3 Dự án tái định cư thủy điện Sơn La tại Ban quản lý di dân TĐC Thành phố Sơn La.
Vụ Kinh tế nông nghiệp
- Các vụ: Giám sát và Thẩm định đầu tư; Kinh tế địa phương và lãnh thổ; Tổng hợp kinh tế quốc dân.
- Bộ Tài chính (Vụ đầu tư). - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Cục KTHT&PTNT)
Quý IV/2010
2.2. Một số giải pháp nhằm tăng cương công tác giám sát và đánh giá đầu tư tại Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư. tại Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư.