Tháng đầu năm

Một phần của tài liệu Công tác giám sát, đánh giá đầu tư tại Vụ Giám sát và Thẩm định Đầu tư (Trang 34)

đầu năm

2010

1 Tỉnh, thành phố có báo cáo Tổng 54 52 57 40 56

Tỷ trọng số tỉnh, thành phố nộp báo cáo trên tổng số tỉnh, thành phố phải nộp báo cáo

% 84,4 81,3 90,5 63,5 88,89

2 Bộ, cơ quan ngang Bộ có báo cáo Tổng 20 11 23 10 23

Tỷ trọng số Bộ, cơ quan ngang Bộ nộp báo cáo trên tổng số Bộ, ngành phải nộp báo cáo

% 57,1 36,7 76,7 33,3 71,85

3 Cơ quan Chính phủ có báo cáo Tổng 4 2 7 2 6

Tỷ trọng số cơ quan Chính phủ nộp báo cáo trên tổng số cơ quan Chính phủ phải nộp báo cáo

% 30,8 25 77,8 25 66,67

4 Tập đoàn kinh tế có báo cáo Tổng 12 8 15 13 16

Tỷ trọng số tập đoàn kinh tế nộp báo cáo trên tổng số tập đoàn phải nộp báo cáo

% 63,2 41,1 73,7 68,4 84,21

5 Tổng số đơn vị có báo cáo Tổng 90 73 102 65 101

Tỷ trọng số đơn vị đã nộp báo cáo trên tổng số đơn vị phải nộp báo cáo

% 68,7 60,3 84,3 54,2 83,47

(Nguồn: Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư – Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư đã thực hiện được việc kiểm tra tổng thể đầu tư đối với các Bộ, ngành, địa phương và tổng công ty 91 thông qua báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư, cho thấy đã có sự thay đổi tăng, giảm qua các năm rất khác nhau, không theo chiều hướng nhất định. Cụ thể, năm 2006 có 90 đơn vị, chiếm 68,7% trên tổng số đơn vị phải có báo cáo. Năm 2007 có 73 đơn vị nộp báo cáo giám sát tổng thể đầu tư, chiếm 60,3%. Năm 2008 tăng lên 102 đơn vị,

tương ứng với 84,3%, nhưng năm 2009 lại giảm xuống còn 65 đơn vị, chiếm 54,2%, và đến 6 tháng đầu năm 2010 tổng số các bộ ngành địa phương thực hiện nộp báo cáo tăng lên là 101 đơn vị, tương ứng với tỷ lệ phần trăm khá cao là 83,4%. Sở dĩ như vậy là do công tác thực hiện báo cáo giám sát và đánh giá đầu tư tại các cơ quan thực hiện chưa nghiêm túc, lơi lỏng trong công tác giám sát đầu tư, chưa thực sự thấy được sự quan trọng của công tác này đối với hoạt động đầu tư của mình nói riêng và trong hoạt động đầu tư của cả nước nói chung. Chính vì vậy, hàng năm Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư – Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải có các công văn đôn đốc các đơn vị gửi báo cáo đúng thời hạn quy định.

Trong đó việc kiểm tra tổng thể đầu tư của Vụ thông qua báo cáo được thực hiện tốt nhất tại khối các cơ quan, đơn vị là tỉnh, thành phố. Do đây là khối đơn vị thực hiện công tác báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư tốt nhất, có báo cáo đạt tỷ lệ cao nhất (năm 2006 đạt 84,4%, năm 2007 đạt 81,3%, năm 2008 là 90,5%, năm 2009 là 63,5%, 6 tháng đầu năm 2010 đạt 88,89%). Tiếp đến là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty 91, Bộ, cơ quan ngang Bộ và cuối cùng là các cơ quan Chính phủ là cơ quan có tỷ lệ gửi báo cáo thấp nhất, ảnh hưởng tới công tác giám sát, đánh giá đầu tư tổng thể Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 về giám sát và đánh giá đầu tư của Vụ.

Qua công tác kiểm tra của Vụ, nhận thấy nhiều đơn vị Bộ, ngành và địa phương chưa có báo cáo hoặc chất lượng báo cáo chưa cao, do đó công tác kiểm tra tổng thể đầu tư của Vụ GS&TĐĐT chưa thực sự phản ánh hết tình hình, kết quả của công tác đầu tư.

* Kiểm tra tổng thể đầu tư thông qua các cuộc kiểm tra trên thực tế. Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư còn chủ trì thực hiện công tác kiểm tra tổng thể đầu tư tại các tỉnh thành và tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra đầu tư việc thực hiện đầu tư tại các đơn vị, các dự án quan trọng do cơ quan nhà nước thuộc Bộ hoặc ngoài Bộ chủ trì.

Công tác kiểm tra này được Vụ thực hiện tuân theo quy định tại nghị định số 99/2006/NĐ-CP ngày 15/9/2006 của Chính phủ về công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; các quyết định của Bộ trưởng Bộ kế hoạch đầu tư về kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm;

Nội dung các buổi làm việc của Đoàn kiểm tra tập trung vào các vấn đề liên quan đến tình hình tổng thể đầu tư và công tác giám sát, đánh giá đầu tư tại đơn vị

được kiểm tra.

Nội dung kiểm tra tổng thể đầu tư, Vụ đã thực hiện đúng theo quy định của nhà nước bao gồm:

Thứ nhất các cán bộ của Vụ trong đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện các quy định của các văn bản hướng dẫn các chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư.

Sau đó đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện quy hoạch theo quy định (quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội; quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm chủ yếu và các quy hoạch khác có liên quan).

Ngoài ra đối với kiểm tra tổng thể đầu tư tại các địa phương, các cán bộ còn kiểm tra việc lâp, thẩm định, phê duyệt và thực hiện một số dự án đầu tư sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên.

Trên cơ sở đó, các thành viên của đoàn kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra việc phân bổ và quản lý thực hiện kế hoạch đầu tu sử dụng vốn nhà nước (mục tiêu, đối tượng, mức độ các nguồn vốn và tình hình thực hiện vốn đầu tư; kết quả, hiệu quả đầu tư); tình trạng nợ đọng trong đầu tư; lãng phí, thất thoát trong đầu tư sử dụng vốn nhà nước

Việc kiểm tra các dự án đầu tư thì các cán bộ sẽ tiến hành kiểm tra việc thẩm tra, cấp giấy chứng nhận đầu tư, quản lý thực hiện các dự án đầu tư theo Luật đầu tư.

Nội dung cuối cùng của cuộc kiểm tra đó là kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư, và nội dung báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư.

Từ những nội dung kiểm tra như trên thư ký của đoàn kiểm tra sẽ tiến hành tổng hợp và đưa ra kết quả kiểm tra tổng thể đầu tư tại đơn vị đó.

Trong các năm 2007 – 2009 và những tháng đầu năm 2010 Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư đã chủ trì thực hiện công tác giám sát, kiểm tra một số quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội hay tham gia đoàn thanh tra do các đơn vị khác trong Bộ chủ trì và các đoàn kiểm tra liên ngành.

Bảng 2: Tình hình thực hiện chương trình kiểm tra tổng thể tại các địa phương trong giai đoạn 2007 – 2010

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số địa phương thực hiện kiểm tra

2 11 12 4 Bao gồm - Nghệ An - TP Hà Nội - TP Hồ Chí Minh - Bắc Kạn - Quảng Ninh - Thanh Hóa - Quảng Nam - Đăl Lăk - Bình Dương - Tây Ninh - Bạc Liêu - Bà Rịa – Vũng Tàu - Lạng Sơn - Cao Bằng - Hà Nam - Ninh Bình - Phú Yên - Khánh Hòa - Lâm Đồng - Đăl Nông - Tiền Giang - Trà Vinh - Phú Yên - Khánh Hòa - Quảng Ngãi - Bình Định - TP Cần Thơ - Hậu Giang

(Nguồn: Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư – Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Qua bảng số liệu trên ta thấy Vụ đã tăng cường công tác kiểm tra tổng thể đầu tư tại các địa phương. Cụ thể, năm 2007 Vụ mới chỉ tiến hành kiểm tra quy hoạch tại hai địa phương là Hà Nội và Nghệ An, song đến năm 2008 số địa phương được Vụ tiến hành kiểm tra đã tăng lên là 10 địa phương, một địa phương là Yên Bái không thực hiện được do lũ lụt, và năm 2009 Vụ dự định tiến hành kiểm tra 12 địa phương song mới chỉ thực hiện được 10 địa phương, còn 2 địa phương chưa thực hiện được do khó khăn về chi phí, đó là tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa, và trong mấy tháng đầu năm 2010 Vụ đã tiến hành kiểm tra được tại 4 địa phương.

Từ kết quả về số lượng các tỉnh, thành được kiểm tra ngày càng tăng đã cho thấy được công tác kiểm tra tổng thể đầu tư tại các địa phương đã ngày càng được Vụ quan tâm thực hiện tốt hơn, số lượng địa phương được tiến hành kiểm tra nhiều hơn. Tuy nhiên vẫn còn một vài địa phương mặc dù đã được lên kế hoạch kiểm tra nhưng vẫn chưa thực hiện được do có một số yếu tố gây ảnh hưởng đến việc tiến hành kiểm tra của Vụ như là thiên tai, bão lũ, khó khăn về chi phí gây cản trở đến việc thực hiện kiểm tra theo kế hoạch ban đầu. Do vậy để hạn chế sự ảnh hưởng của các yếu tố này, ngay từ khi lập kế hoạch kiểm tra Vụ cần phải chú ý đến việc lựa

chọn thời gian phù hợp, lập dự trù kinh phí thực hiện, và các khoản dự phòng một cách chính xác hơn nữa để công tác kiểm tra đem lại hiệu quả cao hơn.

Ngoài ra, Vụ Giám sát và đầu tư đã triển khai công tác giám sát kiểm tra một số quy hoạch. Trong đó chủ trì kiểm tra quy hoạch ngành Thép, Quy hoạch ngành Giấy, Quy hoạch phát triển ngành cao su. Một số cán bộ của Vụ đã tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra của Chính phủ, của Bộ và các Bộ khác chủ trì như: Thanh tra các khu công nghiệp, thanh tra; Cục ĐTNN, Thanh tra Bộ, Vụ Quốc phòng – an ninh, KCKT&ĐT, kinh tế công nghiệp, kinh tế Nông nghiệp, kiểm tra các đơn vị, địa phương và dự án: Bộ giáo dục – đào tạo, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, Bộ Lao động, Thương binh và xã hội,...

Tuy hàng năm Vụ không thể tiến hành kiểm tra thực tế tại tất cả các đơn vị do số lượng các đơn vị là quá lớn, song Vụ đã bố trí tiến hành kiểm tra luân phiên các đơn vị hàng năm để việc kiểm tra được tiến hành đầy đủ hơn, và cũng trên cơ sở tính cấp thiết, trọng yếu của từng đơn vị để ưu tiên kiểm tra. Qua quá trình này, Vụ đã kiểm tra được việc thực hiện các quy định theo chính sách pháp luật liên quan đến đầu tư; việc lập, thẩm định, phê duyệt và việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo quy định và thực hiện các dự án đầu tư sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên; việc phân bổ và quản lý đầu tư sử dụng vốn nhà nước; và việc tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư.

Từ những kết quả của công tác kiểm tra trên có thể thấy các cán bộ của Vụ GS&TĐĐT đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, hoàn thành kế hoạch được giao. Và Vụ thực hiện đầy đủ công tác kiểm tra tổng thể đầu tư theo quy định của nhà nước.

Thực hiện kiểm tra tổng thể đầu tư bằng cách kiểm tra thực tế tại địa phương kết hợp với việc tổng hợp các báo cáo của đơn vị đã giúp cho kết quả kiểm tra chính xác, đầy đủ hơn tình hình thực hiện đầu tư, công tác giám sát đầu tư tại các Bộ, ngành, địa phương, cũng như kiểm tra được tính chính xác của các báo cáo do các đơn vị đó cung cấp.

Để thấy được công tác kiểm tra tổng thể đầu tư được Vụ GS&TĐĐT thực hiện tốt đúng theo quy trình và nội dung giám sát, đánh giá đầu tư, chuyên đề xin lấy một vị dụ chứng minh, đó là kết quả kiểm tra tại tỉnh Hậu Giang trong năm 2010.

* Kết quả kiểm tra tổng thể đầu tư tại tỉnh Hậu Giang

CP ngày 15/9/2006 của Chính phủ về công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có quyết định số 2081/QĐ-BKH ngày 30/6/2010 về kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong đó có kế hoạch kiểm tra tổng thể đầu tư tại tỉnh Hậu Giang.

Từ ngày 07/10/2010 đến 09/10/2010, Đoàn kiểm tra của Bộ bao gồm 4 thành viên là cán bộ của Vụ GS&TĐĐT và 1cán bộ của Vụ Kinh tế quản lý quy hoạch đã tiến hành làm việc với lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang và các sở, ngành có liên quan của tỉnh.

Nội dung kiểm tra tổng thể đầu tư tại tỉnh Hậu Giang bao gồm hai nội dung chính sau:

- Đánh giá tình hình và kết quả thực hiện hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước thời gian từ năm 2007 – 2009, những mặt được, chưa được, nguyên nhân và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan, các vướng mắc về cơ chế, chính sách.

- Báo cáo về hoạt động đầu tư theo Luật đầu tư (Luật số 59/2005/QH11) thời gian từ năm 2007 – 2009, những mặt được, chưa được, nguyên nhân và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan, các vướng mắc về cơ chế, chính sách.

Trên cơ sở các buổi làm việc tại tỉnh Hậu Giang, Đoàn kiểm tra đã thu được kết quả kiểm tra tổng thể đầu tư tại tỉnh Hậu Giang về các nội dung như sau:

A. Về hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước

1. Về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2. Về việc lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các dự án đầu tư 3. Việc quản lý thực hiện kế hoạch đầu tư

4. Việc tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư B. Về hoạt động đầu tư theo Luật đầu tư

C. Về kết quả kiểm tra tại một số chủ đầu tư và Ban quản lý dự án

Vụ GS&TĐĐT đã thực hiện kiểm tra một số chủ đầu tư và ban quản lý dự án tại tỉnh Hậu Giang, những dự án trọng điểm của tỉnh có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hậu Giang, đó là:

1. Dự án Khu tái định cư – dân cư phường 5, thị xã Vị Thanh 2. Dự án hệ thống đê bao Long Mỹ - Vị Thanh

3. Dự án hạ tầng kỹ thuật khu hành chính tỉnh ủy, các ban đảng và khối đoàn thể tỉnh Hậu Giang.

4. Dự án đường nối thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ. 5. Dự án trường Cao đẳng cộng đồng

6. Dự án Bệnh viện đa khoa Hậu Giang

Ngoài ra Đoàn kiểm tra của Vụ cũng tiến hành thu thập các kiến nghị của tỉnh Hậu Giang về các vấn đề trong hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước, về hoạt động đầu tư theo Luật đầu tư.

Thông qua đó, Vụ rút ra các kết luận và kiến nghị, đó là:

- Về công tác tiến hành đợt kiểm tra: Đoàn kiểm tra đã tiến hành các công việc theo đúng các quy định ban hành. Việc thực hiện cuộc kiểm tra đã đảm bảo thực hiện được các mục tiêu, yêu cầu và nội dung trong Kế hoạch kiểm tra đã được lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt.

- Đánh giá chung về tình hình quản lý đầu tư của tỉnh: những kết quả đã đạt được, những vấn đề còn hạn chế.

- Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, xử lý.

Qua kết quả kiểm tra tổng thể đầu tư tỉnh Hậu Giang, ta thấy công tác kiểm tra và đánh giá đầu tư của Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư được thực hiện rất tốt. Đoàn kiểm tra của Vụ đã tiến hành kiểm tra đúng theo quy trình và thực hiện đầy đủ nội dung của cuộc kiểm tra, các cán bộ hoàn thành tốt các công việc được giao, nhờ

Một phần của tài liệu Công tác giám sát, đánh giá đầu tư tại Vụ Giám sát và Thẩm định Đầu tư (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w