Những hạn chế.

Một phần của tài liệu Công tác giám sát, đánh giá đầu tư tại Vụ Giám sát và Thẩm định Đầu tư (Trang 56)

b. Thời gian báo cáo

1.4.2.1.Những hạn chế.

Bên cạnh những kết quả và thành tựu đã đạt được, công tác quản lý giám sát, đánh giá đầu tư của Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư vẫn còn có những hạn chế và thiếu sót không thể tránh khỏi. Do công tác này chỉ mới bắt đầu tiến hành thực hiện một cách chính thức từ năm 2004. Đó là việc triển khai công tác giám sát, đánh giá

đầu tư còn hạn chế; kết quả thực hiện chưa nhiều; còn có một số trường hợp thực hiện công việc chậm chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc được giao.

Tổ chức hệ thống thông tin trong Vụ còn chưa tốt, chưa hoàn thành được xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác thẩm định và giám sát đầu tư, tổ chức kiểm tra, điều hành công việc trong Vụ. Vì vậy, việc triển khai công tác giám sát, đánh giá đầu tư còn nhiều lúng túng, nhiều trường hợp chậm đáp ứng yêu cầu.

Lãnh đạo của Vụ đã có chỉ đạo về các công việc, nhưng chưa theo dõi, kiểm tra thường xuyên tình hình và kết quả công việc của từng chuyên viên, nên số lượng dự án được giám sát thực hiện ít.

Tuy Vụ xác định nhiệm vụ giám sát, đánh giá, đầu tư là công tác trọng tâm, nhưng chưa tập trung, chưa kiểm tra đôn đốc tích cực thúc đẩy công việc, báo cáo giám sát còn chưa nhiều, chất lượng báo cáo còn một vài trường hợp chưa tốt.

Một số trường hợp chưa thực sự chủ động xử lý hoặc báo cáo kịp thời xin ý kiến xử lý những vấn đề phát sinh trong thực hiện nhiệm vụ. Một vài cán bộ, chuyên viên chưa tận dụng thời gian để nghiên cứu hồ sơ, tài liệu; chất lượng công việc trong một số trường hợp còn hạn chế.

Đặc biệt việc chấp hành chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư còn thấp. Số lượng các đơn vị nộp báo cáo còn chưa đầy đủ và thiếu nghiêm túc.

Số lượng báo cáo còn thấp và số đơn vị báo cáo đầy đủ nội dung theo quy định còn ít. Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư của một số Bộ, ngành, địa phương có chất lượng và nội dung cụ thể không nhiều. Nội dung báo cáo chưa đầy đủ, một số báo cáo không có biểu tổng hợp, thiếu số liệu, không có phân tích đánh giá tình hình và thiếu đề xuất, kiến nghị các biện pháp. Chất lượng các báo cáo chưa đạt yêu cầu đã hạn chế việc phân tích đánh giá tình hình đầu tư chung trong cả nước và không đạt được mục tiêu giám sát, đánh giá đầu tư.

Việc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý đầu tư đã có nhiều cố gắng, nhưng việc tổ chức thực hiện, tranh thủ ý kiến của lãnh đạo và chuyên gia còn nhiều hạn chế; chưa tập trung nghiên cứu và thúc đẩy tiến độ thực hiện các đề án được giao.

Một phần của tài liệu Công tác giám sát, đánh giá đầu tư tại Vụ Giám sát và Thẩm định Đầu tư (Trang 56)