định đầu tư thực hiện thông qua việc đồng thời tiến hành theo dõi tổng thể đầu tư, kiểm tra tổng thể đầu tư và đánh giá tổng thể đầu tư ở các cấp của các Bộ, ngành và địa phương.
A1. Theo dõi tổng thể đầu tư.
Về theo dõi tổng thể đầu tư, Vụ GS&TĐĐT thực hiện thường xuyên, định kỳ cập nhật các thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư và việc quản lý đầu tư. Vụ tiến hành cập nhật các văn bản liên quan đến hoạt động đầu tư nói chung và các văn bản về giám sát, đánh giá đầu tư nói riêng.
Trong các năm qua, Vụ Giám sát và Thẩm định đã tiến hành thực hiện công việc theo nhiều Nghị định và thông tư của Chính Phủ và các Bộ, ngành trong cả nước như: Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 về hướng dẫn thi hành Luật đầu tư 2005; Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04/4/2007 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư; Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 về giám sát và đánh giá đầu tư; Nghị định số 62/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010, Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04/4/2007 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư;.v.v.
Ngoài ra, các cán bộ của Vụ GS&TĐĐT cũng tiến hành theo dõi việc cập nhật các văn bản hướng dẫn các chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư của các hoạt động đầu tư tại các Bộ, ngành, địa phương và các tổng công ty 91.
Đồng thời thông qua các báo cáo giám sát và đánh giá của các Bộ, ngành, địa phương và các tập đoàn kinh tế gửi về theo định kỳ, Vụ đã theo dõi được tình hình lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý các quy hoạch và các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước; tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước; tình hình nợ đọng vốn trong đầu tư; tình trạng lãng phí, thất thoát trong đầu tư sử dụng vốn nhà nước; tình hình thẩm tra, cấp giấy chứng nhận đầu tư; quản lý thực hiện các dự án đầu tư theo luật đầu tư; việc tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư tại các đơn vị.
Các cán bộ chuyên viên của Vụ được phân công theo dõi và tổng hợp của từng đơn vị khác nhau giúp cho việc theo dõi tổng thể đầu tư được tiến hành thuận lợi, tránh hiện tượng chồng chéo và bỏ sót. Việc mỗi cán bộ được phân công theo dõi số lượng các tỉnh, thành phố, các dự án tùy theo năng lực và kinh nghiệm của từng người.
Ví dụ như, các cán bộ có nhiều kinh nghiệm và trình độ cao (chuyên viên và chuyên viên chính) được theo dõi 15-20 đơn vị (khoảng 12%-16% tổng số đơn vị trên toàn quốc), còn các cán bộ có ít kinh nghiệm và số năm công tác thì được phân công theo dõi khoảng 2-3 đơn vị (khoảng 1,6%-2,5% tổng số các Bộ, ngành, địa phương và các tổng công ty 91) và thường cùng tiến hành thực hiện với một cán bộ nữa của Vụ.
Do ban lãnh đạo của Vụ đã phân công công việc cụ thể cho các cán bộ nên công tác theo dõi tổng thể đầu tư trên các báo cáo gửi đến tại Vụ được tiến hành tốt và luôn đạt kết quả cao.
A2. Kiểm tra tổng thể đầu tư.
Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư thực hiện kiểm tra tổng thể đầu tư thông qua 2 hình thức: thứ nhất là thông qua các báo cáo hàng năm của các cơ quan gửi đến và thứ hai là thông qua các cuộc kiểm tra về tổng thể đầu tư tại các tỉnh, thành phố, Bộ, ngành và các tổng công ty 91.
* Kiểm tra tổng thể đầu tư thông qua báo cáo định kỳ của các đơn vị có
báo cáo giám sát và đánh giá đầu tư. Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư tiến hành
thu thập, tổng hợp báo cáo giám sát tổng thể đầu tư của các tỉnh, thành phố, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan chính phủ, tập đoàn kinh tế và tổng công ty 91; Đốc thúc các đơn vị nộp báo cáo đầy đủ, đúng thời hạn.
Thông qua các báo cáo theo định kỳ, báo cáo 6 tháng và báo cáo cuối năm, Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư đã kiểm tra được việc thực hiện theo quy định của các văn bản hiện hành về đầu tư, từ công tác lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quá trình thực hiện quy hoạch… Qua đó các cán bộ của Vụ có thể kiểm tra được việc thẩm tra, cấp giấy chứng nhận đầu tư có đúng trình tự và chính xác hay không; Việc phân bổ, quản lý vốn của các đơn vị có thực hiện theo đúng kế hoạch đầu tư và sử dụng vốn nhà nước về mục tiêu, đối tượng và mức độ phân bổ vốn, tình hình thực hiện, kết quả và hiệu quả đầu tư.
Số lượng các đơn vị được Vụ tiến hành giám sát tổng thể đầu tư chính là số lượng các Bộ, ngành, địa phương và các tổng công ty 91 gửi báo cáo giám sát và đánh giá đầu tư tới Vụ. Và chỉ có các đơn vị có báo cáo mới được các cán bộ của Vụ thực hiện theo dõi, kiểm tra.
Bảng 1: Tình hình nộp báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư của các đơn vị tại Vụ GS&TĐĐT giai đoạn 2006 – 2010 (6 tháng đầu năm)
STT Cơ quan 2006 2007 2008 2009