Phân tích mô hình SWOT:

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương thực trạng và giải pháp (Trang 76)

KHOÁNG SẢN HẢI DƯƠNG

3.2. Phân tích mô hình SWOT:

Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Viết tắt của bốn chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh. SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thử cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ… Strengths và Weaknesses là các yếu tố nội tại của công ty còn Opportunities và Threats là các nhân tố tác động bên ngoài SWOT cho phép

phân tích các yếu tố khác nhau có ảnh hưởng tương đối đến khả năng cạnh tranh của công ty. SWOT thường được kết hợp với PEST (Political, Economic, Social, Technological), mô hình phân tích thị trường và đánh giá tiềm năng thông qua yếu tố bên ngoài trên các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ. Phân tích theo mô hình SWOT là việc đánh giá các dữ liệu được sắp xếp theo dạng SWOT dưới một trật tự logic giúp người đọc hiểu được cũng như có thể trình bày và thảo luận để đi đến việc ra quyết định dễ dàng hơn.

Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự logic dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra quyết định, có thể sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định. Các mẫu SWOT cho phép kích thích suy nghĩ hơn là dựa trên các phản ứng theo thói quen hoặc theo bản năng. Mẫu phân tích SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận 2 hàng 2 cột, chia làm 4 phần: Strengths, Weaknesses, Opportunities và Threats.

SWOT có thể được áp dụng phân tích tình hình của đối thủ cạnh tranh.Chất lượng phân tích của mô hình SWOT phụ thuộc vào chất lượng thông tin thu thập được. Thông tin cần tránh cái nhìn chủ quan từ một phía, nên tìm kiếm thông tin từ mọi phía: ban giám đốc, khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, đối tác chiến lược, tư vấn… SWOT cũng có phần hạn chế khi sắp xếp các thông tin với xu hướng giản lược. Điều này làm cho nhiều thông tin có thể bị gò ép vào vị trí không phù hợp với bản chất vấn đề. Nhiều đề mục có thể bị trung hòa hoặc nhầm lẫn giữa hai thái cực S- W và O- T do quan điểm của nhà phân tích.

Để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của mình công ty luôn phải xác định các yếu tố thuận lợi và khó khăn, những cơ hội cũng như thách thức của công ty, từ các yếu tố thuận lợi và khó khăn, những cơ hội cũng như thách thức của công ty, từ đó, có kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và cho hoạt động đầu tư nói riêng. Để đi xem xét một cách cụ thể ta có thể đi vào phân tích từng khía cạnh trên như sau:

3.2.1 Điểm mạnh:

tính công nghệ và phát triển khoa học kỹ thuật cao nên được Nhà nước khuyến khích hoạt động, chính điều này đã giúp cho doanh nghiệp có nhiều thuận lợi trong quá trình xin giấy phép hoạt động sản xuất kinh doanh, khấu trừ và miễn giảm thuế….

Bản thân công ty đã trải qua cả một quá trình xây dựng phát triển lâu dài (từ năm 1958), sản phẩm của công ty đã được người tiêu dùng biết đến và cũng có được những sự ủng hộ nhất định. Điều này giúp công ty xây dựng được những mối quan hệ bền chặt với những khách hàng trong nước. Đây cũng là một trong những thế mạnh của công ty so với các công ty mới tham gia thị trường. Tuy nhiên, công ty vẫn cần chú trọng trong việc đề ra chiến lược giữ chân khách hàng quen thuộc và phải không ngừng mở rộng thị trường để đáp ứng tốt nhu cầu của mọi khách hàng.

Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất gồm văn phòng làm việc, hệ thống kho bãi, trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh… của công ty được chú trọng đầu tư và ngày càng mang tính đồng bộ, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng bảo quản hàng hóa, và một môi trường làm việc mang tính chuyên nghiệp cao. Không những thế cán bộ công nhân viên của công ty đã có ý thức, tinh thần làm việc khá tốt, biết giúp đỡ nhau trong công việc, có sự đồng lòng gắng sức, nhất trí cao trong tập thể. Ban giám đốc luôn thực hiện quan điểm lãnh đạo: tích cực quan tâm cải thiện môi trường làm việc cho người lao động bên cạnh việc củng cố, tăng cường, giữ vững kỷ cương, bảo vệ an ninh, chính trị nội bộ, kỉ luật lao động trong công ty. Cán bộ công nhân viên đoàn kết nêu cao tinh thần làm chủ tập thể phát huy hết khả năng cần cù, chịu khó, thông minh sáng tạo, tinh thần khắc phục khó khăn vươn lên. Với những tiến bộ về cơ sở hạ tầng và một đội ngũ nhân viên có phẩm chất tốt đã tạo nên những lợi thế cho Công ty nâng cao khả năng cạnh tranh của mình so với các đối thủ.

3.2.2. Điểm yếu:

Bên cạnh những điểm mạnh của công ty cũng luôn tồn tại những mặt yếu của công ty, mà những vấn đề này đòi hỏi trong quá trình hoạt động muốn phát triển bền vững công ty cần có biện pháp khắc phục kịp thời.

Quy mô Công ty còn khá khiêm tốn, chính điều này làm cho công ty dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tác động bên ngoài, yếu tố khách quan đem lại, như khi nền kinh tế có lạm phát và khi nền kinh tế thế giới bị rơi vào khủng hoảng, doanh số và doanh thu của công ty sẽ bị giảm và dẫn đên việc tìm kiếm nguồn vốn cho quá trình đầu tư của công ty gặp nhiều khó khăn dẫn tới việc kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng nặng nề.

Mặc dù đội ngũ công nhân có tinh thần làm việc khá tốt, song công ty vẫn gặp phải nhiều khó khăn trong vấn đề điều động nhân công, trong quá trình quản lý các dự án còn bị chồng chéo, một người làm nhiều công việc, một người phải tham gia vào nhiều giai đoạn trong quá trình triển khai và thực hiện dự án. Mức độ chuyên môn hóa trong công việc chưa thực sự cao.

Vấn đề huy động vốn cho sản xuất kinh doanh của công ty còn gặp nhiều khó khăn. Từ khi tiến hành hoạt động cổ phần hóa, công ty không còn được sự ủng hộ về vốn từ phía Nhà nước, do vậy việc huy động vốn là một điểm yếu mà công ty cần khắc phục.

Công ty còn phản ứng chưa nhanh với nhu cầu sản phẩm của thị trường, mẫu mã sản phẩm cùng chất lượng còn mang nặng tính truyền thống, ít có sự đổi mới qua thời gian, do đó, về lâu dài rất khó cạnh tranh.

3.2.3. Cơ hội:

Cùng với xu hướng chung của quá trình hội nhập nền kinh tế, công ty đang đứng trước khá nhiều cơ hội, tuy nhiên việc cạnh tranh với các đối thủ là các công ty cùng ngành để có thể giành được những cơ hội đó ngày càng diễn ra gay gắt.

Việc tăng cường quan hệ hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp nước ngoài giúp công ty có thêm cơ hội mở rộng quan hệ hợp tác, thị trường tiêu thụ sản phẩm, học tập phương thức quản lý chuyên nghiệp từ các doanh nghiệp cùng ngành, đồng thời phát huy được tinh thần sáng tạo trong quá trình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh cho riêng mình.

Việc mở cửa giao lưu hợp tác nước ngoài sẽ thúc đẩy quá trình nắm bắt, chuyển giao công nghệ hiện đại hơn cho công tác tổ chức sản xuất ở doanh nghiệp

cũng như học hỏi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cùng kinh nghiệm tổ chức quản lý. Đây cũng là cơ hội cần phải biết vận dụng và nắm bắt kịp thời để công ty có thể mở rộng phạm vi hoạt động và tăng năng lực cung cấp sản phẩm của công ty.

Với uy tín và vị thế của công ty như hiện nay thì việc mở rộng quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài là có nhiều thuận lợi, thêm vào đó với chính sách tự do hóa các quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng trở lên thông thoáng khi gia nhập WTO của Nhà nước thì cũng đem đến cho doanh nghiệp nhiều cơ hội trong tạo lập thị trường tiêu thụ và thị trường cung ứng sản phẩm.

Như vậy có thể nói với xu hướng phát triển kinh tế ngày càng mạnh mẽ, có nhiều cơ hội mở ra cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tuy nhiên việc nắm bắt cơ hội đó như thế nào lại đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh nhậy, có thái độ tìm hiểu thị trường một cách nghiêm túc và không ngừng hoàn thiện mình để ngày càng trở nên năng động, phát triển bền vững nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương thực trạng và giải pháp (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w