Bảng 2.2: hiệu quả sử dụng vốn tại công ty
2.4.1. Kết quả và hiệu quả đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh:
2.4.1.1. Kết quả hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương:
2.4.1.1.1. Doanh thu và lợi nhuận trên một đồng vốn đầu tư:
Để đánh giá tác động của đầu tư tới năng lực cạnh tranh, có thể sử dụng tỷ số doanh thu và lợi nhuận trên một đồng vốn đầu tư nhằm xác định một đồng vốn đầu tư sinh ra bao nhiêu đồng doanh thu và lợi nhuận. Các chỉ tiêu này được xác định như sau:
Bảng 1.20: Các chỉ tiêu tài chính phản ánh tác động của đầu tư đến năng lực cạnh tranh STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 1 VĐT nâng cao NLCT (Trđ) 5.724,7 5.724,7 5.724,7 5.724,7 11.449,4 2 Doanh thu (Trđ) 54.253,6 75.734,7 103.802,5 148.144,3 174.881,7 3 Tốc độ tăng liên hoàn (%) - 39,59 37,06 42,72 18,05
4 Doanh thu trên 1 đồng VĐT
9,477 13,229 18,132 25,878 15,274
5 Lợi nhuận sau thuế (Trđ)
1.862,4 2.205 7.749 7.777,9 13.095
6 Tốc độ tăng liên hoàn (%)
- 18,4 251,43 0,37 68,36
7 Lợi nhuận trên 1 đồng VĐT
0,325 0,385 1,354 1,359 1,144
Nguồn: báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương
Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn 2006-2010 được duy trì tương đối ổn định. Xu hướng biến động của doanh thu và lợi nhuận tương đối biến động so với sự tăng của vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh.
Năm 2009, khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động đến môi trường kinh tế vĩ mô trong nước và làm hạn chế cầu tiêu dùng đá và vật liệu xây dựng, giá của các sản phẩm này năm đó tương đối cao, sức mua của các khách hàng giảm và năm này cũng là năm công ty bắt đầu đổi sang hướng mới đó là tự sản xuất. Việc đầu tư nhà máy cũng gặp khó khăn về vốn, do đó trong năm, vốn đầu tư phân bổ và thực hiện cho hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty có tăng nhờ nguồn vốn sở hữu, mức tăng trưởng doanh thu có tăng thể hiện công ty vượt qua khó khăn của khủng hoảng, tuy nhiên mức tăng trưởng lợi nhuận của Công ty lại giảm mạnh, thể hiện ở con số 0,37%.
Chỉ tiêu doanh thu trên 1 đồng vốn đầu tư tăng đều qua các năm. Chỉ tiêu lợi nhuận trên một đồng vốn đầu tư cũng tăng dần qua những năm 2006 – 2010 cho thấy được kết quả khả quan của chiến lược cũng như hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty.
2.4.1.1.2. Thị phần tăng thêm nhờ quá trình đầu tư:
Công ty cổ phần khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương đã xây dựng được chiến lược tiếp thị dựa trên năng lực, thế mạnh và định hướng phát triển của mình. Việc gia tăng đầu tư cùng với sự chỉ đạo đúng đắn của đội ngũ lãnh đạo có trình độ, sự năng động sáng tạo của các nhân viên trong công ty giúp công ty luôn dành được một thị phần ổn định trên thị trường kinh doanh đá và khoáng sản.
Công ty cổ phần khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương là một công ty hoạt động trên cả 2 lĩnh vực, sản xuất và thương mại. Tuy nhiên, ở lĩnh vực thương mại chỉ chiếm 20% hoạt động của công ty, còn lại công ty đẩy mạnh hoạt động sản xuất. Vì vậy, sản phẩm của công ty được khách hàng đánh giá khá cao. Thị phần giả định của công ty xét ở khu vực miền Bắc và so sánh với các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh đá và khoáng sản giao động ở mức 10-15%.
2.4.1.2. Hiệu quả kinh tế xã hội:
Uy tín của công ty cổ phần khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương không chỉ thể hiện qua các chỉ tiêu hiệu quả tài chính mà còn thể hiện qua các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội như: Tăng mức đóng góp cho NSNN, nâng cao thu nhập cho người lao động,…
Bảng 2.21: Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội phản ánh tác động của đầu tư đến năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần khai thác, chế biến khoáng sản
Hải Dương STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 1 VĐT nâng caoNLCT (Trđ) 5.724,7 5.724,7 5.724,7 5.724,7 11.449,4 2 Nộp NSNN (Trđ) 1.670,7 3.506,8 9.003,5 16.236,8 16.258,2 Tốc độ tăng liên hoàn (%) - 109,9 156,74 80,34 0,13 3 Nộp NSNN tăngthêm (Trđ) - 1.836,1 5.496,7 7.233,3 21,4 4 Nộp NSNN/VĐT 29,18 61,26 157,27 283,63 142 5 Nộp NSNN tăng thêm/VĐT - 32,07 96,02 126,35 0,37 6 Số lao động(người) 433 430 434 469 542 Tốc độ tăng liên hoàn (%) - -0,69 0,93 8,06 15,57
7 Số LĐ tăng thêm(người) - -3 4 35 73
8 Số LĐ trên 1đồng VĐT 0,076 0,075 0,076 0,082 0,047
9 Số LĐ tăng thêmtrên 1 đồng VĐT - -0,0005 0,0007 0,0061 0,0064
10 Thu nhập bìnhquân (trđ) 649,5 731 1.887,9 2.579,5 3.035,2 Tốc độ tăng liên hoàn (%) - 12,55 158,26 36,63 17,67 11 TNBQ tăng thêm (trđ) - 81,5 1.156,9 691,6 455,7 12 TNBQ trên 1 đồng VĐT 0,11 0,129 0,33 0,45 0,27 13 TNBQ tăng thêm trên 1 đồng VĐT - 0,014 0,2 0,12 0,04
Nguồn: báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương
Chỉ tiêu Nộp NSNN trên một đồng vốn đầu tư gia tăng qua các năm nhưng không đồng đều. giai đoạn 2006 – 2009, nộp NSNN tăng với tốc độ khá nhanh. Năm 2009, chỉ tiêu này gấp gần 16 lần so với năm 2006 mặc dù nền kinh tế đang rơi vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Điều này cho thấy sự cố gắng rất có hiệu quả của ban giám đốc công ty trong việc duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, năm 2010, Nộp NSNS lại gần như không tăng, chỉ xấp xỉ bằng năm trước. Nguyên nhân được đưa ra ở đây là do sự bão hòa của nhu cầu thị trường đối với sản phẩm đồng thời là việc giá của các nguyên liệu đầu vào quá trình sản xuất tăng cao do lạm phát.
Chỉ tiêu Số lao động tăng thêm trên một đồng vốn đầu tư khá ổn định trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2008. năm 2009, chỉ số tăng nhẹ do việc mở rộng sản xuất. Điều này phù hợp với con số Nộp NSNN của năm 2009 rất cao.Còn năm 2010, chỉ tiêu này lại gần như giảm xuống chỉ bằng 0.5 lần so với 2009. nguyên nhân không phải là sự cắt giảm nhân công mà là do tăng vốn đầu tư cho sản xuất trong năm này.
Mức lương bình quân thực tế cho người lao động tăng thêm hàng năm nhưng được sự tăng lên này thể hiện rõ rệt khi chúng ta nhìn vào con số của năm 2007 và 2008. từ năm 2008 đến 2010, tốc độ tăng đều nhưng không có bước nhảy vọt. Tuy nhiên, phải nhìn vào thực tế rằng trong điều kiện nền kinh tế đang khôi phục sau khủng hoảng cộng với lạm phát như hiện nay thì việc đảm bảo cho thu nhập của người lao động được ổn định như vậy đã thể hiện sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty tới người lao động.
Công ty đang cố gắng tạo điều kiện lương tốt nhất cho cán bộ công nhân viên, có sự quan tâm thích hợp cho nhân viên, nhất là Công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động không chỉ ở việc cải thiện môi trường làm việc, chăm lo sức khỏe cho người công nhân viên như khám định kỳ, tuần làm 40 giờ, hệ thống thông gió xử lý bụi mà còn quan tâm thăm hỏi đời sống anh em bên ngoài Công ty. Tất cả nhân viên đều được ban lãnh đạo quan tâm, thăm hỏi, động viên nhằm nâng cao đời sống tinh thần của công nhân viên. Những ngày nghỉ lễ, Công ty còn tạo
điều kiện tổ chức cho người lao động nghỉ mát, tổ chức vui liên hoan cho toàn thể người lao động, trợ cấp cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Sự gia tăng của thu nhập hay tiền lương bình quân của mỗi người lao động đã tạo ra sự hứng khởi cho từng nhân viên tích cực tham gia vào hoạt động kinh doanh sản xuất. Bên cạnh, việc gia tăng thu nhập, đời sống công nhân, cán bộ viên chức được cải thiện đồng thời thu hút nhiều công nhân đến làm, cũng làm cho đời sống của cư dân vùng địa phương cũng có thêm một phần thu nhập.
So với các đối thủ khác, mức lương và các chính sách phúc lợi dành cho nhân viên của công ty được đánh giá là tốt, vì thế, nguồn nhân sự của Công ty được đảm bảo và thúc đẩy Công ty kinh doanh hiệu quả hơn nữa, đảm bảo nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt.