Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty:

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương thực trạng và giải pháp (Trang 55)

Bảng 2.2: hiệu quả sử dụng vốn tại công ty

2.3.2. Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty:

Công ty luôn coi trọng vấn đề đầu tư phát triển doanh nghiệp. Tùy từng thời điểm cụ thể mà doanh nghiệp xây dựng những nội dung cơ bản của hoạt động đầu tư phát triển phù hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Nhu cầu vốn của công ty bao giờ cũng lớn hơn nguồn vốn tự có. Do đó, để có thể đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất và hoạt động đầu tư diễn ra thuận lợi thì công ty phải thường xuyên có kế hoạch xây dựng danh mục đầu tư cụ thể, cân đối hợp lý giữa các danh mục đầu tư để quá trình đầu tư có hiệu quả cao, nâng cao sức cạnh tranh của công ty trước các đối thủ khác trong cùng ngành.

Ta có thể khái quát tình hình hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp qua bảng sau:

Bảng 2.9: Bảng cân đối nguồn vốn đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

Đơn vị: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

1 Đầu tư TSCĐ 1.451,1 550,6 1.162,4 4.921,3 4.252,99

2

Đầu tư bổ xung

hàng tồn trữ 2.056,3 1.384,7 1.952,2 501,1 5.114,3

3

Đầu tư nghiên cứu triển khai khoa học

và công nghệ

763,4 1.889,3 846,5 - 694,6

4

Đầu tư phát triển

nguồn nhân lực 572,8 675,8 528,1 77,6 384,3

5

Đầu tư cho hoạt

động maketting 881,1 1.224,3 1.235,5 224,7 1.003,21 Tổn

g

5.724,7 5.724,7 5.724,7 5.724,7 11.449,4

Nguồn: tự tổng hợp

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, công ty luôn chú trọng đầu tư có trọng điểm các vấn đề mang tính cốt lõi, quyết định tới sự phát triển và thành bại của công ty. Trong những năm qua, công ty luôn nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đầu tư phát triển, hoạt động này không những đem lại cho công ty năng lực sản xuất mới, làm cho doanh thu và lợi nhuận của công ty không ngừng tăng lên, mà còn làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Do đó công ty đã coi việc đầu tư phát triển doanh nghiệp là hoạt động đầu tư nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Những nội dung của đầu tư phát triển đó bao gồm: đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp, đầu tư bổ sung hàng tồn trữ, đầu tư nghiên cứu triển khai khoa học và công nghệ, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư cho hoạt động maketting…

Qua bảng số liệu về tình hình hoạt động phát triển của công ty cổ phần khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương ở trên ta thấy: Nhìn chung hoạt động đầu tư

phát triển tại công ty diễn ra theo chiều hướng khả quan. Nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển đều qua các năm từ 2006-2009 đạt mức 5.724,7 tr.đ. Nhưng đến năm 2010 thì tăng vọt lên mức 11.449,4 tr.đ

Cụ thể từng lĩnh vực đầu tư như sau:

2.3.2.1. Đầu tư xây dựng cơ bản:

Đầu tư xây dựng cơ bản chính là hoạt động đầu tư về tài sản cố định của doanh nghiệp. Tài sản cố định là những tư liệu lao động làm nhiệm vụ tạo ra những điều kiện cần thiết để thực hiện quá trình lao động sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Tính đặc thù của bộ phận tư liệu này là nó tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào nhiều chu kỳ sản xuất. Thông qua hao mòn chúng sẽ chuyển hóa dần giá trị vào giá thành sản phẩm. Đầu tư vào tài sản cố định là một hoạt động đầu tư mang tính chất lâu dài và chiếm tỷ lệ đa số trong tổng vốn đầu tư của công ty. Qua hoạt động này, một bộ phận tài sản cố định của công ty được tái tạo, làm tăng quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng của sản phẩm. Hoạt động này không trực tiếp tác động ngay tới kết quả doanh thu hay hoạt động chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm mà công ty sản xuất nhưng nó có sự tác động gián tiếp và to lớn tới kết quả sản xuất, điều kiện làm việc, sinh hoạt, bộ mặt của công ty với các đối tác liên quan.

Từ khi cổ phần hóa đến nay, công ty đã có nhiều dự án đầu tư cho việc xây lắp và mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư nâng cấp hệ thống nhà xưởng, hệ thống kho bãi phục vụ sản xuất. Bên cạnh việc đầu tư xây dựng cơ bản, công ty còn tiến hành các hoạt động đầu tư mua sắm trang thiết bị, máy móc phục vụ cho nghiên cứu các sản phẩm mới, nghiên cứu công nghệ sản xuất sản phẩm, mua sắm hệ thống thiết bị điện tử, phương tiện vận tải… để phục vụ tốt nhất cho quá trình vận chuyển tiêu thụ sản phẩm của công ty.

Bảng 2.10: Tình hình đầu tư vào tài sản cố định qua các năm của công ty

Đầu tư tài sản cố định Tr.đ 1.451,1 550,6 1.162,4 4.921,3 4.252,99 Tốc độ tăng giảm định

gốc

% - -62,06 -19,89 239,14 193,09

Tổng vốn đầu tư kinh doanh

Tr.đ 5.724,7 5.724,7 5.724,7 5.724,7 11.449,4

Tỷ trọng vốn đầu tư TSCĐ/tổng vốn đầu tư

% 25,35 9,62 20,31 85,97 37,15

Nguồn: phòng kế toán tài vụ công ty cổ phần khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương

Với hoạt động này, doanh nghiệp chủ yếu đầu tư vào tài sản vật chất như mua sắm trang thiết bị, máy móc ,các thiết bị điện tử… phục vụ nghiên cứu thăm dò các mỏ, lắp đặt xe môi trường, mua sắm phương tiện vận tải phục vụ cho quá trình vận chuyển hàng hóa và phục vụ việc đi lại của cán bộ công nhân viên, xây dựng nhà xưởng kho bãi, xây nhà ăn ca cho các đội sản xuất. Năm 2007 và 2008 là hai năm nằm trong chiến lược hạn chế đầu tư bởi theo xu hướng chung của thị trường cũng như của các doanh nghiệp cùng ngành. Năm 2007 là năm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, do đó công ty chủ yếu tiến hành các hoạt động sửa chữa nhỏ máy móc thiết bị và hệ thống nhà xưởng phục vụ sản xuất.Sang tới năm 2009, mức đầu tư cho tài sản cố định có sự tăng đáng kể cả về lượng vốn và tỷ trọng vốn.

Theo thời gian, cơ sở hạ tầng của công ty ngày một khang trang, đáp ứng tiêu chuẩn kho bãi, bảo quản tốt trang thiết bị máy móc, do đó hàng hóa của công ty luôn đáp ứng đầy đủ chất lượng và uy tín của công ty ngày càng được nâng cao.

Cũng nhờ có việc mua sắm trang thiết bị mà hệ thống máy tính nối mạng được triển khai tại công ty, toàn thể cán bộ công nhân viên được làm việc trong môi trường hiện đại với trang thiết bị được cải thiện khá tốt. Do đó hiệu quả công việc cao, thời gian qua việc kinh doanh của công ty tiến triển khá tốt, tiết kiệm được nhiều chi phí và năng suất lao động do đó cũng tăng lên.

2.3.2.2. Đầu tư bổ sung hàng tồn trữ:

Là một doanh nghiệp chuyên về khai thác, chế biến đất, đá nên hàng năm số lượng máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất được công ty nhập về là không nhỏ. Hàng tồn trữ của công ty chủ yếu là các sản phẩm đá, thuốc nổ do đó

đòi hỏi việc quản lý và thống kê phải kịp thời và đầy đủ, phải chặt chẽ và đặc biệt là đảm bảo an toàn trong quá trình bảo quản và phòng chống cháy nổ. Theo thống kê, năm 2007 lượng hàng hóa tồn trữ trong kỳ chiếm tỷ lệ cao trong tổng quỹ đầu tư do đây là năm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, việc kinh doanh của công ty cũng chịu nhiều ảnh hưởng, hàng hóa công ty tiêu thụ chậm vì vậy mà lượng hàng tồn trữ tăng lên.

Bảng 2.11: Tình hình đầu tư bổ sung hàng tồn trữ qua các năm của công

Chỉ tiêu Đ.vị 2006 2007 2008 2009 2010

Đầu tư hàng tồn trữ

Tr.đ 2.056,3 1.384,7 1.952,2 501,1 5.114,3 Tốc độ tăng liên hoàn % - -32,66 40,98 -74,33 920,61

Tổng vồn đầu tư kinh doanh

Tr.đ 5.724,7 5.724,7 5.724,7 5.724,7 11.449,4

Tỷ trọng so với tổng vốn đầu tư

% 35,92 24,19 34,1 8,75 44,67

Nguồn: phòng kế toán tài vụ công ty cổ phần khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương

Năm 2006 hoạt động đầu tư bổ sung hàng tồn trữ chiếm tới gần 36% tổng mức đầu tư, tức hơn 2 tỷ đồng. Năm 2007, con số này là hơn 24%, năm 2008 ở mức 34%, năm 2009 giảm xuống còn 8,75% và năm 2010 lại tăng lên 44,67% tổng mức đầu tư tức chiếm hơn 5 tỷ đồng.

Khi tiến hành đầu tư vào hàng tồn trữ, doanh nghiệp có thể tránh được sự tăng giá bất ngờ của nguồn vật tư đầu vào. Tuy nhiên, nếu giá hàng hóa giảm hoặc khi nền kinh tế gặp phải những khó khăn khiến nhu cầu tiêu thụ về sản phẩm giảm và sản phẩm của công ty phải lưu kho lâu thì công ty phải chịu một khoản lỗ nào đó. Chính vì vậy, để tiến hành đầu tư bổ sung hàng tồn trữ mang lại hiệu quả cao nhất thì doanh nghiệp luôn luôn phải có định hướng, có kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn, từng thời kỳ.

2.3.2.3. Đầu tư triển khai nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ:

Hoạt động này đã được nhà nước khuyến khích từ lâu. Chính phủ cũng đã chủ động ban hành nghị định 199 từ tháng 5/1999, khuyến khích doanh nghiệp đầu

tư nghiên cứu đổi mới công nghệ. Công ty luôn khuyến khích cán bộ công nhân viên nghiên cứu và cống hiến những phát minh, sáng kiến khoa học, đặc biệt phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hàng năm công ty dành trích lập quỹ dự phòng và các quỹ khen thưởng cho các cán bộ công nhân viên của công ty có những đóng góp hay sáng chế hữu ích. Để phục vụ cho công tác nghiên cứu và sản xuất sản phẩm mới, nâng cao tính năng của sản phẩm để đảm bảo khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, công ty tiến hành hoạt động đầu tư máy móc thiết bị và phòng nghiên cứu nhằm triển khai tốt công tác nghiên cứu khoa học này.

Cụ thể nguồn vốn đầu tư cho hoạt động này được thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 2.12: Tình hình đầu tư nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ qua các năm

Chỉ tiêu Đ.vị 2006 2007 2008 2009 2010

Đầu tư nghiên cứu triển khai khoa học và công

nghệ

Tr.đ

763,4 1.889,3 846,5 - 694,6

Tốc độ tăng định gốc % - 147,48 10,86 - -9,02

Tổng vồn đầu tư kinh doanh

Tr.đ 5.724,7 5.724,7 5.724,7 5.724,7 11.449,4

Tỷ trọng so với tổng vốn đầu tư

% 13,34 33 14,79 - 6,07

Nguồn: phòng kế toán tài vụ công ty cổ phần khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương

Vấn đề phát triển khoa học công nghệ, khuyến khích cán bộ công nhân viên nghiên cứu và cống hiến những phát minh., sáng chế khoa học được công ty chú trọng và được ghi trong điều lệ công ty. Hàng năm, công ty luôn có quỹ dự phòng và các quỹ khen thưởng cho các cán bộ công nhân viên của công ty có những đóng góp hay sáng chế quan trọng. Song nguồn vốn cho hoạt động nghiên cứu vẫn còn khá hạn chế, còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư. Công ty cần chú trọng đầu tư hơn nữa cho việc nghiên cứu sản phẩm mới vì đây là vấn đề sống còn, liên

quan mật thiết tới sự tồn tại của công ty trên thị trường nhất là khi nhu cầu về tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của công ty không cao và thị trường bất ổn như hiện nay.

2.3.2.4. Đầu tư phát triển nhân lực:

Nguồn nhân lực có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phát triển nguồn nhân lực là đảm bảo cho việc giành thắng lợi trong cạnh tranh và cho quá trình quản lý doanh nghiệp cũng như quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Bảng 2.13: Các chỉ tiêu liên quan tới nguồn nhân lực của công ty

Chỉ tiêu Đ.vị 2006 2007 2008 2009 2010

Đầu tư phát triển

nguồn nhân lực Tr.đ 572,8 675,8 528,1 77,6 384,3 Tốc độ tăng liên hoàn % - 17,98 -21,86 -85,3 395,23

Tổng số lao động Người 433 430 434 469 542

Thu nhập bình quân Tr.đ/ng .tháng

1,5 1,7 4,35 5,5 5,6

Tốc độ tăng liên hoàn % - 13,33 155,88 26,44 1,82

Nguồn: phòng kế toán tài chính công ty cổ phần khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương

Mặc dù thuộc nhóm các công ty có quy mô nhỏ nhưng công ty lại có một đội ngũ lao động và cán bộ công nhân viên khá đông đảo. Các cán bộ công nhân viên tại các phòng ban có trình độ học vấn cao, đều qua đào tạo chuyên nghiệp trở lên, còn đội ngũ công nhân sản xuất thì đều được cho tiến hành học việc ngay tại công ty trước khi cho vào sản xuất trực tiếp. Điều này tạo điều kiện cho công ty có lợi thế trong quá trình sản xuất kinh doanh, hàng năm công ty không phải mất nhiều chi phí cho việc đào tạo lại người lao động, có chăng chỉ là hình thức đào tạo nhằm nâng cao tay nghề cho người lao động cũng như cán bộ công nhân viên trong công ty ngay tại đơn vị để có thể thích ứng với những sản phẩm mới có mặt trên thị trường và nằm trong danh mục sản xuất kinh doanh của công ty.

Đội ngũ công nhân viên của công ty luôn có được sự quan tâm đúng mức và đầy đủ từ phía ban lãnh đạo công ty cả về đời sống vật chất và tinh thần, sức khỏe

và năng lực chuyên môn.

* Đầu tư nâng cao sức khỏe và đời sống tinh thần cho người lao động

Cũng như các doanh nghiệp khác, công ty có một hệ thống phòng y tế để chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công nhân viên của mình, phòng y tế được trang bị khá đầy đủ các nhu yếu phẩm cơ bản cho công tác chăm sóc sức khỏe người lao động và cán bộ công nhân viên với sự phụ trách của một y sỹ. Ngoài việc thực hiện chăm sóc sức khỏe cho người lao động tại trụ sở chính của công ty, công ty còn tiến hành thực hiện kế hoạch khám định kỳ sức khỏe và giải quyết kịp thời các vấn đề về y tế theo quy định của công ty, tạo điều kiện cho người lao động có một sức khỏe tốt nhất để làm việc.

Công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về đóng bảo hiểm để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và cán bộ công nhân viên trong công ty. Vì vậy mà 100% cán bộ công nhân viên của công ty được đóng bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của nhà nước. Công ty cũng thường xuyên tiến hành hoạt động thăm hỏi, tặng quà các gia đình người lao động nghèo, gia đình chính sách leo đơn… và cũng thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua lao động sản xuất, phong trao noi gương người tốt, việc tốt… được cán bộ công nhân viên nhiệt tình hưởng ứng.

* Đầu tư nâng cao năng lực chuyên môn

Thấy rõ được tầm quan trọng của đội ngũ công nhân viên, do đó công ty có những hoạt động đầu tư phát triển nhằm nâng cao hơn nữa trình độ của nguồn lực như đào tạo tại chỗ các kỹ năng sản xuất, tiến hành đào tạo hướng dẫn ngay tại công ty hoặc gửi đi học các lớp ngắn ngày tại các đơn vị khác thuộc tổng công ty hóa chất Việt Nam để học hỏi kinh nghiệm.

Các cán bộ trong các phòng ban của công ty cũng được cử đi đào tạo tại các khóa

Đào tạo ngắn ngày có uy tín nhằm bồi dưỡng năng lực chuyên môn như năng lực về tài chính kế toán, năng lực về maketting…

chú trọng hơn vào việc đào tạo lao động một cách bài bản. Không chỉ mở các lớp học nâng cao trình độ tay nghề ngay tại công ty mà còn nên tổ chức cho cán bộ

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương thực trạng và giải pháp (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w