Giải pháp về huy động và sử dụng vốn:

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương thực trạng và giải pháp (Trang 81)

KHOÁNG SẢN HẢI DƯƠNG

3.3.1. Giải pháp về huy động và sử dụng vốn:

3.3.1.1. Tăng cường khả năng huy động vốn:

Vốn là yếu tố quan trọng vào hàng bậc nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Vốn lại càng quan trọng hơn cho hoạt động đầu tư đặc biệt là cho hoạt động đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc huy động vốn quyết định tới việc lập kế hoạch đầu tư, chất lượng đầu tư và kết quả của hoạt động đầu tư. Xác định được tầm quan trọng của việc huy động nguồn vốn cho hoạt động sản xuất và hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, hàng năm công ty đều lập kế hoạch cụ thể cho việc huy động nguồn vốn.

Vốn đầu tư quyết định sự tồn tại và quy mô của doanh nghiệp, quyết định đến chất lượng của các hoạt động đầu tư, tạo nên sức mạnh cho doanh nghiệp và là một nhân tố nâng cao sức cạnh tranh trong Công ty. Trong tình hình khó khăn như

hiện nay thì Công ty cũng cần phải có được cho mình một chiến lược huy động vốn dài hạn có hiệu quả.

Giải đáp bài toán về huy động vốn cho sản xuất kinh doanh, công ty cần cố gắng kế hoạch huy động vốn ở mức cao nhất với chi phí hợp lý ở những nguồn sau:

Vay vốn ngân hàng trên cơ sở có dự án sản xuất kinh doanh khả thi, đúng mục đích và có đảm bảo thế chấp khoản vay. Tạo mối quan hệ tốt với các tổ chức tín dụng để tranh thủ được những ưu đãi của đơn vị cho vay và tạo ra sự thuận lợi trong giao dịch vay vốn.

Huy động tiền nhàn rỗi từ công nhân viên chức. Cơ chế huy động phải linh hoạt đảm bảo quyền lợi của người cho vay như lãi suất huy động, thời hạn huy động, thủ tục thanh toán, chi trả… hình thức huy động vốn này có nhiều ưu điểm đó là nó tăng cường mối quan hệ gắn bó của công nhân viên chức đối với công ty và trách nhiệm của họ đối với hoạt động của công ty.

Triệt để khai thác sử dụng tài sản hiện có, không để tình trạng tài sản nhàn rỗi, vừa mất chi phí bảo quản lại để một lượng vốn lớn ứ đọng trong khi hệ thống nhà xưởng rất cần vốn cho đầu tư đổi mới.

Tăng cường khả năng liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước để cùng góp vốn thực hiện các dự án quan trọng và dễ dàng huy động vốn cho công ty mình.

Đối với nguồn vốn vay, vì các nguồn vốn này có chi phí sử dụng rất cao do đó công ty cần có kế hoạch cụ thể căn cứ vào tình hình thị trường để điều chỉnh tỷ lệ vốn vay bên ngoài so với tổng vốn cần huy động, nếu quá đề cao và phụ thuộc vào nó thì hoạt động sản xuât kinh doanh và hoạt động đầu tư sẽ kém hiệu quả do phải thanh toán chi phí vốn với tổ chức tín dụng. Nhưng bên cạnh đó, nguồn vốn này cũng có ưu điểm là có đặc tính phát huy tác dụng nhanh và có thể bổ sung một cách kịp thời khi thực sự cần thiết, đồng thời do phải mất một khoản chi phí vốn đáng kể nên sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn. Do đó, công ty cần tạo dựng được lòng tin đối với các đối tượng cho vay, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn và có kế hoạch trả nọ chi tiết cho các đối tượng này.

Để có thể huy động đúng, đủ và kịp thời vốn cho hoạt động đầu tư, công ty cần xác định cụ thể các danh mục đầu tư, có chiến lược đầu tư hợp lý, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để hiệu quả sử dugnj vốn ngày càng cao tránh gây khó khăn cho việc phải huy động quá nhiều vốn một lúc gây khó khăn cho việc huy động ảnh hưởng không tốt tới công tác đầu tư.

Công ty cố gắng để được tham gia vào thị trường chứng khoán, để đủ điều kiện niêm yết và phát hành chứng khoán, từ đó dễ dàng huy động nợ: Phát hành trái phiếu, cổ phiếu, vay từ các ngân hàng nước ngoài.

3.3.1.2. Nâng cao hiệu quả huy động vốn:

Huy động được vốn cho hoạt động đầu tư đã khó, song để nguồn vốn huy động ấy được sử dụng sao cho có hiệu quả, hợp lý để tránh gây ra hiện tượng lãng phí nguồn lực lại càng khó.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, công ty cổ phần khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương cần thực hiện những hình thức như:

Giám sát chặt chẽ quá trình huy động vốn và sử dụng vốn đúng nhu cầu, mục đích đã được đề ra.

Thực hiện công tác đầu tư có trọng điểm, có kế hoạch, chiến lược huy động vốn và quá trình giải ngân vốn theo đúng tiến độ đặt ra, tránh đầu tư dàn trải. Theo dõi tình hình phát triển chung của thị trường để có kế hoạch đầu tư vào các lĩnh vực một cách cụ thể nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty,

Trong quá trình thực hiện phân công nhân sự trong hoạt động đầu tư, cần phải quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm cho cán bộ, cá nhân, tập thể được giao nhiệm vụ sử dụng vốn tạo một môi trường làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm để có thể thực hiện tốt kế hoạch và nhiệm vụ được giao.

Kiểm tra chặt chẽ sổ sách kế toán, các khoản thu chi trong quá trình sử dụng vốn phải được lưu sổ và đi kèm hóa đơn chứng từ đầy đủ, xử lí kịp thời khi có tình huống thất thoát lãng phí vốn.

Bố trí hợp lý các bộ phận tham gia quản lý dự án nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và đồng thời tiết kiệm chi phí quản lý trong quá trình thực hiện đầu tư.

Cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư thương mại, giúp công ty quảng bá thương hiệu của mình, tạo uy tín và khẳng định vị trí của công ty trên thị trường.

Cân đối tỷ trọng nguồn vốn cho các danh mục đầu tư, chú trọng đầu tư cho hoạt động maketing, nâng tỷ trọng nguồn vốn đầu tư cho hoạt động này lên khoảng 20% trong tổng nguồn vốn đầu tư và coi đây là hoạt động đầu tư cần thiết phải được tiến hành thường xuyên và đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm. Đồng thời chú trọng hơn hoạt động đầu tư cho nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ vì về lâu dài thì công ty cần nâng cao chất lượng, quy cách sản phẩm cũng như phải có những sản phẩm mới thì mới đảm bảo được khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và xâm nhập vào các thị trường nước ngoài.

Cần tránh tình trạng đọng nợ kéo dài làm giảm tốc độ vòng quay của vốn, giảm hiệu quả của hoạt động đầu tư. Công ty cần quán triệt hình thức thanh toán giữa công ty với khách hàng, giảm thiểu tối đa nợ khó đòi nhằm làm tăng vòng quay vốn.

Vốn được tồn tại dưới hai hình thái là vốn cố định và vốn lưu động. Dưới đây là những giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng áp dụng đối với từng loại hình vốn cụ thể:

* Giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, bảo toàn vốn cố định

Rà soát, phân loại, đánh giá toàn bộ vốn cố định. Xác định chính xác TSCĐ cần dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tập trung đúng mức phần vốn tích cực này, nhất là dây chuyền sản xuất chính, hoàn thiện về mặt kỹ thuật, tăng cường công tác hiện đại hóa cải tiến trang thiết bị đảm bảo dây chuyền sản xuất đồng bộ, liên tục, khép kín, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu nhất là ở khâu nghiền, sàng.

Tăng cường mức độ làm việc của máy móc thiết bị, tăng thời gian làm việc, tổ chức tốt các khâu phục vụ để tăng số h hoạt động của máy móc thiết bị trong ca. Cần tính toán lại thời gian đầu tư, khối lượng đầu tư cho hợp lý tránh tình trạng dư thừa công suất.

Để bảo toàn vốn cố định, cuối năm đơn vị cần kiểm kê đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định. Để từ đó, nắm được tình hình biến động về vốn và có biện pháp

điều chỉnh phù hợp như lựa chọn hình thức khấu hao phù hợp, thanh lý nhượng bán tài sản không dùng tới hoặc hư hỏng… để giải phóng vốn và lên kế hoạch bổ sung tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

* Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, bảo toàn vốn lưu động.

Vốn lưu động để phục vụ cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Công ty càng sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này thì sẽ tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tăng lên.

Xác định chính xác nhu cầu vốn thường xuyên cần thiết, tối thiểu phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của công ty ở tất cả các khâu: dự trữ, sản xuất, lưu thông… vốn dưới dạng tiền, vốn dạng vật tư hàng hóa. Kế hoạch sử dụng vốn phải được lập từ quý 4 năm trước để chủ động trong việc huy động vốn, tìm nguồn vốn ổn định và có tính vững chắc.

Định kỳ kiểm kê, kiểm soát và đánh giá lại toàn bộ vật tư hàng hóa, vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán.

Những vật tư dư thừa, kém phẩm chất, hư hỏng cần được xử lý ngay để thu hồi vốn và kịp thời bù đấp phần chênh lệch.

Theo dõi, kiểm tra công nợ thường xuyên. Chú ý tới các điều khoản trong hợp đồng thanh toán để hạn chế nợ khó đòi, nợ không có khả năng chi trả.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương thực trạng và giải pháp (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w