Tình hình hoạt động của công ty trong thời gian qua (2005 – 2007):

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương thực trạng và giải pháp (Trang 28)

Trong thời gian qua với sự cố gắng không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, cùng với sự chỉ đạo chiến lược sản xuất kinh doanh kịp thời, nhanh nhạy trước sự thay đổi thị trường của ban lãnh đạo đã giúp công ty từng bước gặt hái được những thành công trong những năm gần đây, cho dù có phải đối mặt với những khó khăn của nền kinh tế, doanh thu và lợi nhuận của công ty vẫn liên tục tăng. Trong các năm qua đứng trước khó khăn và thách thức của nền kinh tế nhưng công ty luôn làm ăn có lãi và từng bước đề ra chỉ tiêu ổn định lợi nhuận của công ty qua các năm. Việc công ty làm ăn có lãi là một lợi thế rất lớn trong việc tạo

ra nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động đầu tư, đặc biệt là đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty nói riêng. Nó cũng khẳng định rằng, những phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ mà công ty đề ra trong thời gian qua là hoàn toàn hợp lí và cần phải được tiếp tục phát huy, bổ sung và hoàn thiện hơn nữa trong thời gian tới.

Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây (2005 – 2007)

Số TT

Các chỉ tiêu chủ yếu ĐV tính

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

1 Vốn điều lệ Tr.đ 5.724,7 5.724,7 5.724,7 2 Sản lượng sản xuất - Đá các loại M3 1.078.244,6 1.511.448,5 1.503.130,2 - Đất sét các loại Tấn 44.752,5 50.438,3 16.136,8 3 Giá trị sản xuất C.nghiệp Tr.đ 56.910,7 80.211,4 83.075,6 4 Doanh thu Tr.đ 54.253,6 75.734,7 103.802,5 5 Nộp ngân sách Tr.đ 1.670,7 3.506,8 9.003,5

6 Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 1.862,4 2.205,0 7.749,0

7 Trích lập các quỹ Tr.đ 639,7 490,9 1.379,7

8 Tổng số lao động Người 433 430 434

9 Thu nhập bình quân Tr.đ/ng /tháng

1,5 1,7 4,35

Nguồn: Phòng kế toán tài vụ – Công ty cổ phần khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương

Nhìn vào các số liệu báo cáo ở trên cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là tương đối tốt. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động của nhà máy có sự tăng đều qua các năm.

Biểu đồ 2.1: Doanh thu và lợi nhuận của công ty từ 2005 -2007

Và để dẫn đến kết quả kinh doanh như trên ta có thể thấy những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm báo cáo.

Những thuận lợi công ty có được:

- Từ doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang Công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Nhà nước, Công ty được tiếp nhận cơ sở vật chất - kỹ thuật, mặt bằng sản xuất và nguồn tài nguyên khoáng sản đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường có trữ lượng tương đối lớn, chất lượng ổn định, đáp ứng yêu cầu của khách hàng là chủ đầu tư các công trình lớn và quan trọng, yêu cầu vật liệu phải đảm bảo chất lượng kỹ thuật cao.

- Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật chuyên sâu được đúc kết kinh nghiệm của một đơn vị có bề dầy trên 50 năm hoạt động về lĩnh vực khai thác, chế biến đá. Có truyền thống đoàn kết thống nhất, biết khắc phục khó khăn, nhiệt tình trong lao động sản xuất và có ý thức xây dựng công ty ổn định, phát triển.

Bên cạnh đó công ty vẫn gặp phải không ít những khó khăn:

- Vùng tài nguyên khoáng sản của công ty bị thu hẹp do Nhà nước đã thu hồi 2005 2006 2007

một số mỏ đá vôi có trữ lượng lớn như: Họng Hàn, Nhẫm Dương, Núi Công bàn giao cho Công ty xi măng Hoàng Thạch, Công ty xi măng Phúc Sơn, Công ty xi măng Trung Hải. Số lượng các mỏ còn lại có trữ lượng thấp, điều kiện khai thác khó khăn, chủ yếu là khai thác tận thu như: mỏ Núi Sẻ, mỏ Phúc Sơn, Tân Sơn, Bắc Tân Sơn.

Đối với mỏ Sét Chí Linh do trữ lượng còn lại thấp, chất lượng không cao, Công ty đã dừng sản xuất và giải thể Xí nghiệp sét từ tháng 8/2008, đến tháng 12/2009 Công ty đã tổ chức bán đấu giá toàn bộ Xí nghiệp Sét Chí Linh.

- Từ tháng 01/2006, thực hiện nghị định số: 137/2005/NĐ-CP của Chính phủ Công ty phải nộp phí bảo vệ môi trường theo mức giá: 2.000 đ/m3 đá sản phẩm tiêu thụ. Bên cạnh đó trong những năm qua, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra cuối năm 2007 dẫn đến biến động tăng giá VLNCN, vật tư, nhiên liệu làm cho chi phí sản xuất đầu vào tăng trong khi giá bán sản phẩm chưa được thị trường chấp nhận tăng lên, sản phẩm của Công ty đã nhiều lúc gặp khó khăn trong tiêu thụ. Đồng thời Công ty luôn chịu sự cạnh tranh không lành mạnh của các tổ chức, cá nhân cùng khai thác, chế biến đá trong khu vực.

- Nhà nước thực hiện tiết giảm điện từ tháng 3 đến tháng 7 hàng năm (điện năng cung cấp chỉ đáp ứng từ 50 - 70% công suất) do vậy hoạt động sản xuất của Công ty đã bị ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt thời gian này là thời điểm tiêu thụ sản phẩm tốt.

- Một số khoản nợ khó đòi của một số khách hàng mua sản phẩm của Công ty trước thời điểm cổ phần hoá chuyển sang, đến nay chưa thu hồi được dẫn đến khó khăn về vốn sản xuất của Công ty.

Trước những khó khăn và thuận lợi trên, với truyền thống đoàn kết thống nhất, biết khắc phục khó khăn, nhiệt tình trong lao động sản xuất của tập thể cán bộ công nhân - lao động Công ty và sự quan tâm đóng góp ý kiến xây dựng của các cổ đông, đã đảm bảo cho Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao và thực hiện tốt các mặt công tác khác trong nhiệm kỳ qua.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương thực trạng và giải pháp (Trang 28)