. Phương pháp xử lý sinh học: Là phương pháp tiên tiến và hiện đại hiện nay trên thế
1. Công nghệ xử lý nhiệt phân rác đô thị (Công nghệ Entropic) của Công ty Entropic Energy:
Energy:
So với phương pháp chôn lấp và phương pháp đốt, phương pháp nhiệt phân với nhiệt độ thấp tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn như: cho ra sản phẩm chính là than tổng hợp có hàm lượng lưu huỳnh thấp có thể dùng làm nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, quy trình xử lý đơn giản, vì xử lý trong nhiệt độ thấp (khoảng 500C) nên tránh được các nguy cơ phản ứng sinh ra chất độc hại và hiệu quả xử lý rất cao. Công ty Entropic Energy cũng đề xuất một mô hình nhà máy xử lý rác phù hợp với thành phố Hồ Chí Minh với công suất xử lý 6400 tấn rác/ngày, sản phẩm chín thu được là 1.500 tấn than tổng hợp, nếu xây dựng luôn một nhà máy phát điện kèm theo sử dụng hết chỗ than này thì sẽ cho ra một lượng điện năng là 150 MW/ngày. Ngoài ra, còn có nhiều sản phẩm phụ khác như nhiên liệu tái sinh, nước, khí hydro, dầu nặng, nhẹ .... Đây là một trong những công nghệ tiên tiến của thế giới trong việc xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, nhưng còn ở quy mô lớn và là một trong những mục tiêu áp dụng phát triển bền vững cho các đô thị đông dân cư. Công nghệ này chưa áp dụng được ở các khu, cụm tuyến dân cư quy mô vừa và nhỏ.
2. Xử lý rác thải theo phương pháp 3 R ( viết tắt từ tiếng Anh, 3R là Reduce/ Giảm thiểu – Reuse/Tái sử dụng – Recycle/Tái chế): – Reuse/Tái sử dụng – Recycle/Tái chế):
Hà Nội đang sử dụng và chính thức trở thành 1 trong 4 thành phố ở châu Á triển khai. Trong vòng 3 năm (từ năm 2007 – 2009), cơ quan phát triển Nhật Bản (JICA) sẽ tài trợ 3 triệu USD cho Hà Nội để thực hiện dự án tại 4 quận nội thành: Ba Đình, Hoàn
Kiếm, Hai Bà trưng và Đống Đa, sau đó sẽ nhân rộng ra toàn thành phố. Theo tính toán của JICA, nếu thực hiện tốt mô hình 3R, mỗi tháng thành phố Hà Nội sẽ tiết kiệm được gần 4 tỷ đồng chi phí xử lý rác. Phương pháp thực hiện là rác sẽ được phân loại tại nguồn, rác vô cơ và rác hữu cơ được tách riêng và phấn đấu đến năm 2010 sẽ tận dụng được 30% rác. Những loại rác hữu cơ đã và đang được sử dụng làm phân bón. Các loại rác như nilon, bìa, giấy loại, nhựa... sẽ được tái chế dùng làm nguyên liệu. Còn các loại rác vô cơ khác được tái chế thành vật liệu xây dựng nhẹ cấp thấp dùng cho các công trình cảnh quan đô thị. Như vậy phần rác cần chôn lấp sẽ giảm đi.
Trên thế giới, việc tái chế và tận dụng nhiều loại nguyên vật liệu từ rác đã được làm từ lâu, mang lại hiệu quả cả về mặt môi trường lẫn kinh tế. Tại các nước phát triển, mỗi gia đình đều tự giác phân loại rác thải thành hữu cơ, vô cơ và rác tái chế ...theo quy định nhằm thuận lợi cho việc tái chế và xử lý. Tuy nhiên, ở Việt Nam, vấn đề tưởng chừng đơn giản này hầu như chưa được thực hiện.