- Tác động kinh tế của KCMT đó đến hoạt động của công ty - Tác động môi trường gây bởi KCMT đó
- ...v...v...
Đó là phương pháp, còn kỹ thuật thì rất nhiều và tùy chọn, mỗi công ty/chuyên gia khác nhau sẽ có cách đánh giá khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể. Nếu bạn ở HN thì có thể liên hệ với tôi, tôi sẽ cho bạn mượn một số tài liệu.
2. Nếu như công ty muốn chứng nhận ISO 14001 đã từng áp dụng SXSH vậy thì công ty đó có những lợi thế gì? gì?
Công ty bạn sẽ có nhiều thuận lợi vì bạn có sẵn các số liệu kiểm toán năng lượng/tài nguyên... và đã/đang thực hiện các chương trình cải tiến về môi trường, đã có sẵn các mục tiêu cải tiến và các chỉ số đánh giá kết quả...
Đầu vào & đầu ra là thế này: xuất phát từ cá tác động môi trường tiêu cực được chia làm 2 loại:1. Làm cạn kiệt tài nguyên
2. Gây ô nhiễm
nên khi phân tích/đánh giá các KCMT người ta tách ra 2 loại riêng để đánh giá cho đúng với bản chất gây tác động môi trường của chúng:
1. Các KCMT tiêu thụ tài nguyên/năng lượng: thường là các đầu vào cần thiết cho các quá trình SX như điện, nước, gas, than.... điện, nước, gas, than....
2. Các KCMT gây ô nhiễm: tức là các phát thải (đầu ra) như khói, nước thải, CTR...
Việc lập bảng đánh giá đó là một trong những cách phân tích xem xuất phát điểm của doanh nghiệp có đáp ứng không (Gap Analysis) và cần phải bổ sung gì, việc này là không bắt buộc và thường được làm dựa trên các yêu cầu tiêu chuẩn ISO 14001. Thời mới vào nghề mình cũng có làm nhưng bây giờ quen rồi thì không dùng nữa.
Cách dùng bảng trên mạng thường chỉ phù hợp với các doanh nghiệp ở "tây" thôi vì nền tảng quản lý của họ thường hơn các DN ở VN mình nhiều. Các DN ở VN trước khi làm ISO 14001 thường chẳng có chính sách, mục tiêu hay KPI gì cả (bạn có thể thấy trong bảng câu hỏi thường bắt đầu với câu "DN đã có policy chưa???..."). Vì vậy mà Worker thường quan tâm tới các vấn đề khác khi đến doanh nghiệp như đã làm ĐTM chưa?, có monitoring định kỳ không? có quản lý chất thải nguy hại không? có các KPI không? vì nó phù hợp với thực tế VN hơn.
tượng kiểm soát: