Xử lý rác thải bằng công nghệ vi sinh: Giải pháp tối ưu cho môi trường

Một phần của tài liệu Danh mục chất thải nguy hại (Trang 28 - 35)

pháp tối ưu cho môi trường

Cùng với sự phát triển rất nhanh cả về số lượng và chất lượng các đô thị, rác thải đang trở thành thách thức lớn cho mục tiêu phát triển bền vững. Hiện tượng rác thải bị ứ đọng ở một số thành phố từ lâu đã là vấn đề đáng báo động.

var mydate=new Date() var

year=mydate.getYear() if (year < 1000) year+=1900 var day=mydate.getDay() var month=mydate.getMonth() var

daym=mydate.getDate() if (daym<10) daym="0"+daym var dayarray=new

Array("Ch&#7911; nh&#7853;t","Th&#7913; hai","Th&#7913; ba","Th&#7913;

t&#432;","Th&#7913; n&#259;m","Th&#7913; sáu","Th&#7913; b&#7849;y") var

montharray=new

09","10","11","12")

document.write("<small>"+dayarray[day]+", "+daym+"/"+montharray[month]

+"/"+year+"</small>") Thứ bẩy, 26/06/2010 Xử lý rác thải bằng công nghệ vi sinh: Giải pháp tối ưu cho môi trường

Cùng với sự phát triển rất nhanh cả về số lượng và chất lượng các đô thị, rác thải đang trở thành thách thức lớn cho mục tiêu phát triển bền vững. Hiện tượng rác thải bị ứ đọng ở một số thành

phố từ lâu đã là vấn đề đáng báo động.

Hà Nội là một trong những đô thị đang phải đối mặt với các vấn đề ô nhiễm môi trường, nhất là tình trạng ô nhiễm do rác thải gây nên. Giải quyết vấn đề này không đơn thuần là công việc của các cơ quan chức năng, mà rất cẩn sự đồng thuận của cộng đồng. Cùng với hàng ngàn tấn chất thải từ sản xuất công nghiệp, bệnh viện, lượng rác thải sinh hoạt trên toàn Tp. Hà Nội đã lên đến trên 2000 tấn/ngày, riêng nội thành có khoảng 1.368 tấn rác/ngày. Mặc dù thành phố đã cố gắng nâng cao năng lực thu gom và xử lý, nhưng tỷ lệ thu gom chỉ đạt khoảng 70% và tỷ lệ tái chế, tái sử dụng khoảng 20%.

Tại Hà Nội, 90% chất thải rắn hiện đang phải xử lý bằng phương pháp chôn lấp, trong khi tất cả các bãi rác theo quy hoạch đã trong tình trạng quá tải. Nhiều khu vực ven nội đang hình thành những bãi rác tự phát ngay cạnh các khu dân cư, môi trường sống của người dân xung quanh các bãi rác ngày một xấu đi. Nguồn nước ngầm ở nhiều khu vực có bãi chôn lấp rác đang bị ô nhiễm nặng...

Tìm giải pháp xử lý

Theo thống kê của các cơ quan chức năng, hiện tại phần lớn rác ở nước ta đang được xử lý theo phương pháp chôn lấp, vừa gây ô nhiễm không khí xung quanh khu vực, vừa gây cứng hóa nguồn nước. Không những thế, phương pháp này còn gây lãng phí về diện tích đất vốn đã rất khan hiếm, nhất là ở các đô thị. Mặc dù chi phí rẻ và thời gian xử lý ngắn, nhưng về lâu dài, phương pháp này không thể chấp nhận. Một cách làm khác cũng được tính đến-đó là xử lý rác bằng công nghệ thiêu hủy. Đây là giải pháp đang được các nước tiên tiến áp dụng. Mặc dù đó là công nghệ hiện đại, nhưng điều kiện kinh tế nước ta chưa cho phép, vì chi phí quá đắt.

Để khắc phục những nhược điểm trên, các chuyên gia môi trường nước ta đã chọn giải pháp xử lý rác bằng công nghệ sinh học với vai trò của vi sinh vật. Quy trình xử lý rác này bắt đầu được ứng dụng ở nước ta cách đây khoảng 2 thập kỷ nhưng mấy năm gần đây mới thực sự được chú trọng. Thực chất việc xử lí rác bằng công nghệ sinh học là một quy trình sản xuất khép kín. Rác thải sinh hoạt sau khi thu gom sẽ được đưa vào băng tải để phân loại. Rác hữu cơ được tách riêng, sau đó nghiền nhỏ và trộn với các loại chất thải có chứa nhiều vi sinh vật rồi đem ủ. Trong khoảng 10-12 ngày sẽ diễn ra quá trình lên men sinh học kỵ khí và hiếu khí. Theo phương pháp này, rác trở thành nguồn tài nguyên quý giá: khí sinh học và phân vi sinh.

Kết quả phân tích thành phần rác thải sinh hoạt cho thấy, thành phần rác hữu cơ của ta chiếm khoảng 45-55%, là tỉ lệ cao nên rất thích hợp với phương pháp xử lý bằng công nghệ sinh học. Với việc ứng dụng công nghệ này, một số nhà máy ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đã cho kết quả

đáng khích lệ: mỗi tấn rác thải hữu cơ sau khi xử lý sẽ thu được khoảng 300 kg phân vi sinh và 5m3 khí sinh học. Khí sinh học được sử dụng chạy động cơ phát điện hoặc phục vụ cho chính quá trình xử lí rác. Theo tính toán, một nhà máy với công nghệ trung bình, có thể tự túc được 40-50% năng lượng điện. Còn phân vi sinh được bán ra thị trường phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nhờ xử lí bằng công nghệ sinh học, bước đầu rác đã đem lại hiệu quả kinh tế. Theo tính toán của các nhà chuyên môn năm 2020, tổng lượng rác thải mà 3 Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng sẽ thải ra vào khoảng 3.318.823 tấn/năm. Lượng rác này sẽ cho khoảng 9.719.600 m

khi mỗi mét khối khí tạo ra được 1,27 kWh điện và 5.600 kcal nhiệt.

Sản phẩm của các nhà máy xử lý rác bằng công nghệ vi sinh đã được bán ra thị trường. Chỉ riêng Nhà máy xử lí rác Cầu Diễn mỗi năm cho xuất xưởng khoảng 7.500 tấn phân vi sinh.

Hơn nữa, xử lý rác bằng công nghệ vi sinh có thể khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường không khí và ô nhiễm nguồn nước, đồng thời tiết kiệm được diện tích đất. Bằng công nghệ này, chắc chắn trong tương lai không xa, chúng ta sẽ khai thác thêm được một nguồn năng lượng mới phục vụ sản xuất, đồng thời giải quyết được tình trạng ứ đọng rác thải, góp phần làm sạch môi trường sinh thái. Nhưng, để công nghệ này đem lại hiệu quả tốt hơn, ngoài sự đầu tư của Nhà nước, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, rất cần có sự đồng thuận của cả cộng đồng trong việc phân loại rác tại nguồn phát thải.

Tuy nhiên, "mỗi ngày nơi đây vẫn xuất ra đến hàng tấn hạt nhựa, loại kém chất lượng dùng sản xuất túi xốp màu đen, dây nhựa, loại cao cấp dùng để chế tạo thìa, cốc, hộp đựng thức ăn..." chủ cơ sở cho biết.

Theo Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cơ chế gây độc của nhựa tái chế bao gồm hóa chất tham gia trong quá trình tái chế và các tạp chất không được xử lý trong nguyên liệu.

Cụ thể, nhà sản xuất khi pha chế thường cho đến 20% chất canxi cacbonat, tuy không độc hại nhưng chất này lại mang theo các chất độc vào sản phẩm. Ngoài ra, tạp chất hữu cơ, hàm lượng chì và Cadimi chứa trong nhựa tái chế còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh cho người sử dụng. Còn theo ông Trần Văn Sung, Viện trưởng Viện Công nghệ Hoá học Việt Nam, độc tố chì có nguy gây ung thư cao đối với con người, còn Cadimi là nguyên tố độc hơn cả chì, gây ung thư và tác động lên hệ thần kinh.

Không chỉ mất vệ sinh trong cách chế tạo sản phẩm, các cơ sở tái chế nhựa còn là thủ phạm chính gây ô nhiễm môi trường. Nhiều hộ dân sống cạnh các cơ sở tái chế nhựa ở quận Bình Tân cho biết, họ chưa bao giờ có được bữa ăn ngon miệng vì mùi hôi thối từ bãi chứa rác lẫn mùi nhựa bị đốt chảy bốc lên.

nghiề n và hồ chứa nước rửa rác đỏ ngòm.

Tiến sĩ Lê Văn Khoa, cán bộ nghiên cứu môi trường, Giám đốc Quỹ Tái chế, Sở Tài nguyên - Môi trường TP HCM, cho biết, mùi và nước thải của quá trình tái chế nhựa có chứa Amoniac, Nitrit... trực tiếp gây ô nhiễm cho nguồn nước.

Đặc biệt, nồng độ khí CO cao gấp nhiều lần so với bình thường dễ gây các bệnh tai mũi họng và các bệnh về đường hô hấp.

Cũng theo ông Khoa, quá trình nấu chảy nhựa và nước thải từ hoạt động xay, rửa phế liệu sẽ sinh ra khí clo, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, phá vỡ hoocmon, gây rối loạn các chức năng tiêu hoá, gây ung thư...thậm chí gây ngộ độc cấp tính nếu hít quá nhiều. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thống kê của Sở Tài nguyên - Môi trường, TP HCM cho thấy, hiện có khoảng 2.000 cơ sở thu mua phế liệu, tái chế và kinh doanh nhựa với lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 6.500 tấn một ngày, trong đó thành phần nhựa và nilong chiếm 20-30%. Có đến 97% cơ sở không có cán bộ chuyên trách về môi trường và chỉ có trên 13% đóng phí môi trường.

"Tình hình chỉ được cải thiện khi TP HCM xây dựng khu tái chế nhựa đạt chuẩn kỹ thuật và cách xa khu dân cư. Tuy nhiên tất cả vẫn còn là dự án", tiến sĩ Khoa nói.

Xử lý rác thải đô thị bằng phương pháp ướt Cập nhật lúc :10:32 AM, 13/05/2009

Ông Trịnh Văn Thiềm, 63 tuổi, một giáo viên về hưu ở quận Lê Chân, TP Hải Phòng nghiên cứu thành công dây chuyền xử lý rác thải đô thị bằng phương pháp ướt.

>> Lời giải cho nạn đổ trộm phế thải xây dựng

>> 10 thách thức môi trường của nhân loại

>> Đo không hết ô nhiễm từ phương tiện giao thông

>> Ba xu thế ô nhiễm môi trường làng nghề

>> Đo ô nhiễm lòng sông bằng cá điện tử

Nghiên cứu này đã được Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ) cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Và đã được áp dụng hiệu quả xử lý rác tại Thị trấn An Lão, huyện An Lão, Hải Phòng.

Ông Trịnh Văn Thiềm cho biết sau khi xử lý, phân loại ban đầu, rác thải sẽ được phân thành ba loại chính: rác nổi, lơ lửng và chìm. Nhóm rác nổi chủ yếu là xenlulo và polyme được băm làm chất độn sản xuất gỗ; chế biến làm phân bón; làm keo polyme ép gỗ và chế biến nhựa tái sinh.

Ông Thiềm giới thiệu hóa chất dùng để xử lý rác thải. Ảnh: Đức Huy

Đối với nhóm rác lơ lửng là huyền phù (các hạt rắn lơ lửng trong môi trường phân tán lỏng), nhũ tương (chất không hòa tan) được sử dụng sản xuất phân bón. Riêng nhóm rác chìm được tách cát phục vụ xây dựng, tách kim loại tái chế; cát sỏi, gạch vỡ... được tách, nghiền nhỏ đóng gạch.

Dây chuyền xử lý rác bằng phương pháp ướt đã được Công ty Trách nhiệm hữu hạn Môi trường Hà Vũ áp dụng tại thị trấn An Lão, huyện An Lão, Hải Phòng. Nhà máy xử lý rác thải mini này có công suất 15 tấn ngày.

Sau bốn tháng sản xuất thử nghiệm, toàn bộ lượng rác cả cũ và mới của thị trấn An Lão đã được xử lý triệt để, không để lại mùi hôi thối. Tuy nhiên, đây mới chỉ được xử lý ở quy mô nhỏ, công suất xử lý lớn nhất có thể lên đến 100 tấn mỗi ngày tùy theo lắp đặt dây chuyền công nghệ thiết bị. Trong điều kiện có nguồn rác đầu vào thường xuyên, máy có thể vận hành liên tục và mang tính tuần hoàn, khép kín.

Phương pháp xử lý rác thải của ông Thiềm đã được ứng dụng trong thực tế.

Ảnh: Đức Huy

Hiện giá thành dây chuyền của ông Thiềm khoảng 100 triệu đồng. Sở dĩ giá thành thấp như vậy vì các thiết bị cơ khí lắp đặt, chế tạo công nghệ, phụ gia, hóa chất khử mùi, diệt trùng... đều có sẵn trong nước. Dù ở nước ta có nhiều cách xử lý rác bằng các phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, giải pháp xử lý rác bằng phương pháp ướt đã mang lại hiệu quả cao mà giá thành lại thấp và khá phù hợp với các thị trấn, thị tứ, nơi có lượng rác thải nhỏ.

Quá trình xử lý rác bằng phương pháp ướt được tiến hành theo cách: rác đô thị được đổ vào bể xử lý phun chất khử mùi hôi thối rồi được xối ngập nước. Rác qua hệ thống lu lô để rửa rác và vận chuyển rác nổi về cuối bể. Băng tải sẽ vớt rác nổi ra ngoài. Hệ thống cửa mở để nước rửa rác chảy tràn vào từng bể, lắng đọng thu hồi huyền phù, nhũ tương, các chất hoà tan cơ giới. Sau đó qua cửa số 8 đưa nước hồi lưu đã lắng trong về hồ chứa. Tiếp đến cửa số 11 sẽ mở cho nước trong đẩy lên bể chứa tiếp tục thực hiện chu trình vòng tròn khép kín quá trình xử lý rác.

Lời giải cho nạn đổ trộm phế thải xây dựng Cập nhật lúc :8:18 AM, 27/04/2009

Nghiền nát phế thải xây dựng rồi trộn phụ gia sẽ tạo ra loại bê tông mới, vừa giảm chi phí đầu vào và đầu ra trong sản xuất bê tông, vừa có thể giải quyết vấn nạn đổ trộm rác thải xây dựng.

>> Bê tông hóa vỉa hè rước ngập úng cho thành phố

>> Trang bị 'áo' cát chống sạt lở cho sông

Viện Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) vừa hoàn thành công trình nghiên cứu, sử dụng phế thải phá dỡ công trình làm bê tông và vữa xây dựng. Kết quả nghiên cứu này đang được Công ty Cổ phần công nghệ môi trường và sinh thái (Hà Nội) đầu tư dây chuyền sản xuất với tổng vốn 12 tỷ đồng, công suất 50 tấn mỗi giờ..

Lợi cả đôi đường

Công trình nghiên cứu, sản xuất bê tông từ phế thải phá dỡ công trình do thạc sĩ Lê Việt Hùng phối hợp với thạc sĩ Vũ Hải Nam và kỹ sư Vũ Hồng Phong thực hiện trong hai năm 2007-2008. Loại phế thải xây dựng được lựa chọn có nguồn gốc từ kết cấu bê tông, bê tông cốt thép và loại phế thải xây dựng có nguồn gốc từ kết cấu xây, lát. Các mẫu phế thải xây dựng gồm: hỗn hợp phế thải xây dựng, mảnh vụn kết cấu bê tông và mảnh vụn từ phá dỡ tường gạch… được nghiền nhỏ đến kích thước 25mm để đánh giá mức độ ứng dụng của nguyên liệu này.

Kiểm tra độ chịu lực của gạch bê tông được làm từ phế thải xây dựng. Ảnh: QM

Kết quả thử nghiệm cho thấy khi tái chế phế thải xây dựng sẽ thu được lượng cốt liệu khoảng 60%-80%, dùng cốt liệu này trộn với phụ gia sẽ tạo ra bê tông. Ngoài ra có thể sử dụng 100% cốt liệu tái chế để sản xuất gạch bê tông bằng công nghệ rung ép.

Kết quả kiểm chứng cho thấy, sản phẩm gạch thu được có độ chịu lực tương đương với sử dụng cốt liệu tự nhiên. Còn sử dụng cốt liệu tái chế để sản xuất vữa xây dựng thì hỗn hợp vữa tươi đảm bảo tính kết dính tốt.

Thạc sĩ Lê Việt Hùng cho biết: "Loại vật liệu mới này không những giảm đáng kể chi phí vận chuyển, xử lý, chôn lấp mà giá thành bê tông và vữa xây dựng còn giảm khoảng 20% so với nguyên liệu đá, xi măng thông thường. Sản phẩm thu được có thể sử dụng rộng rãi để xây dựng cơ sở hạ tầng, lát đường, gạch block xây tường hoặc sản xuất vữa khô”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sẽ có sản phẩm vào năm 2010

Theo khảo sát của nhóm tác giả đề tài, chỉ tính riêng Hà Nội, có khoảng gần một triệu mét vuông sàn của các khu chung cư thuộc diện cần cải tạo. TP HCM cũng có khoảng 70 khu chung cư cũ đã xuống cấp nghiêm trọng cần phá dỡ xây mới.

Còn theo thông kê của Công ty môi trường đô thị Hà Nội, hàng ngày các công ty này tiếp nhận khoảng 1.000 tấn rác thải và phế thải xây dựng tương đương trên 300.000 tấn mỗi năm. Còn TP HCM cũng phải tiếp nhận và xử lý khoảng 2000 tấn rác thải và phế thải mỗi ngày. Một phần không nhỏ phế thải xây dựng bị đổ bừa bãi tại các khu vực công cộng. Vậy mà, ở Việt Nam vẫn chưa có nhà máy nào ứng dụng công nghệ tái chế phế thải xây dựng.

Trước mắt, nhóm nghiên cứu cùng Công ty Cổ phần công nghệ môi trường và sinh thái lắp đặt một dây chuyền sản xuất với công suất 50.000 tấn phế thải mỗi giờ. Dây chuyền này tập trung sản xuất bê tông và sản xuất vữa xây dựng. Sản phẩm dự kiến sẽ đưa ra thị trường vào năm 2010

Phương pháp xư lý sinh học rác thải và nước thải

Viết bởi Administrator

Thứ bảy, 11 Tháng 7 2009 03:06

Một phần của tài liệu Danh mục chất thải nguy hại (Trang 28 - 35)