Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác kế toán bán hàng đối với cácdoanh nghiệp thương mại, cùng với kiến thức đã học tập ở nhà trường và qua thời gian thực tập tại Công ty CP Dị
Trang 1TÓM LUỢC
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đã được công nhận là nền kinh tế thị trường.Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt, không chỉ cácdoanh nghiệp thương mại mới chịu sự ảnh hưởng của sự cạnh tranh đó mà ngay cảcác doanh nghiệp sản xuất cũng vậy
Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác kế toán bán hàng đối với cácdoanh nghiệp thương mại, cùng với kiến thức đã học tập ở nhà trường và qua thời
gian thực tập tại Công ty CP Dịch Vụ Ngoại Thương WCO, em đã chọn đề tài: “ Kế toán bán hàng thiết bị máy nông nghiệp tại công ty CP Dịch Vụ Ngoại Thương WCO”
Về lý luận, đề tài đã hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề cơ bản về kếtoán bán hàng theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng như yêu cầu củachế độ kế toán hiện hành
Về thực tiễn, luận văn đã làm rõ thực trạng kế toán bán hàng thiết bị máy nôngnghiệp tại công ty CP Dịch Vụ Ngoại Thương WCO với những nội dung sau: đặcđiểm và yêu cầu quản lý nghiệp vụ; tổ chức hạch toán ban đầu; vận dụng tài khoản và
tổ chức hệ thống sổ kế toán Trên cơ sở đó luận văn đã chỉ ra những ưu điểm cũngnhư hạn chế trong kế toán bán hàng của Công ty cần phải khắc phục Đối chiếu giữathực tế với lý luận, đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán bánhàng tại đơn vị thực tế Các giải pháp đề xuất là có tính khả thi, phù hợp với đặc điểmhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong hiện tại cũng như tương lai
Trang 2CP DV Ngoại Thương WCO đã nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ, tạo điều kiện thuận
lợi để hoàn thành khóa luận này
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh Viên Trần Thị Diệu Linh
MỤC LỤC
Trang 3TÓM LUỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ HÌNH VẼ v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG Ở TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 4
1.1.1.1 Khái niệm bán hàng 4
1.1.1.2 Khái niệm doanh thu 4
1.1.1.3 Khái niệm các khoản giảm trừ doanh thu 4
1.1.1.4 Các khái niệm liên quan về giá vốn hàng bán 4
1.1.2 Lý thuyết về kế toán bán hàng 5
1.1.2.1 Các phương thức bán hàng 5
1.1.2.2 Phương thức thanh toán 7
1.2 Nội dung kế toán bán hàng tại doanh nghiệp thương mại 8
1.2.1 Nội dung kế toán bán hàng tại doanh nghiệp thương mại theo chuẩn mực kế toán 8
1.2.1.1 Kế toán bán hàng tại doanh nghiệp thương mại theo chuẩn mực kế toán VAS 02 “ Hàng tồn kho” 8
1.2.1.2 Kế toán bán hàng tại doanh nghiệp thương mại theo chuẩn mực kế toán VAS14 “ Doanh thu và thu nhập khác” 10
1.2.1.3 Kế toán bán hàng tại doanh nghiệp thương mại theo chuẩn mực VAS 21 “Trình bày báo cáo tài chính” 12
1.2.2 Kế toán bán hàng tại các doanh nghiệp thương mại theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 12
1.2.2.1 Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ 12
1.2.2.2 Tài khoản sử dụng 13
1.2.3.Trình tự hạch toán các phương thức bán hàng chủ yếu theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 15
1.2.3.1 Kế toán bán buôn hàng hoá 15
1.2.3.2 Các trường hợp phát sinh trong quá trình bán buôn: 16
1.2.3.3 Kế toán bán lẻ hàng hoá 17
1.2.3.4 Kế toán nghiệp vụ bán đại lý 18
1.2.3.5 Kế toán bán hàng trả chậm trả góp 18
1.2.4 Sổ kế toán 19
Trang 4CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG THIẾT BỊ MÁY NÔNG
NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ NGOẠI THƯƠNG WCO 21
2.1 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán bán hàng tại công tu CP DV Ngoại Thương WCO 21
2.1.1 Đánh giá tổng quan tình hình 21
2.1.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường tới kế toán bán hàng tại công ty CP DV Ngoại Thương WCO 22
2.1.2.1 Nhóm các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 22
2.1.2.2 Nhóm các nhân tố bên trong doanh nghiệp 24
2.2 Thực trạng kế toán bán hàng thiết bị máy nông nghiệp tại công ty Cổ Phần Dịch Vụ Ngoại Thương WCO 25
2.2.1 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty 25
2.2.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán 25
2.2.1.2 Chính sách kế toán áp dụng 25
2.2.2 Thực trạng kế toán bán hàng thiết bị máy nông nghiệp tại công ty CP DV Ngoại Thương WCO 26
2.2.2.1 Đặc điểm bán hàng tại công ty 26
CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬT VÀ ĐỀ XUẤT VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG THIẾT BỊ MÁY NÔNG NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ NGOẠI THƯƠNG WCO 37
3.1 Các kết luận và hiện qua nghiên cứu 37
3.1.1 Những kết quả đạt được 37
3.1.2 Những mặt hạn chế 40
3.2 Các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng thiết bị máy nông nghiệp tại Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Ngoại Thương WCO 41
3.3 Điều kiện áp dụng 46
KẾT LUẬN 48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
PHỤ LỤC 50
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
Trang 5Phụ lục 2.1: Sơ đồ 2.1.Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Phụ lục 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức NKC áp dụng trên phần
mềm kế toán MISAPhụ lục 2.3: Hợp đồng mua bán số 20130305
Phụ lục 2.11: Trích sổ Chi tiết thanh toán với người mua
Phụ lục 2.12: Trích sổ Chi tiết vật tư hàng hóa
Phụ lục 2.13: Phiếu xuất kho số 00103
Phụ lục 2.19 Phiếu xuất kho số 00104
Phụ lục 3.1: Mẫu sổ chi tiết thanh toán với người mua
Phụ lục 3.2: Nhật ký bán hàng
Phụ lục 3.3: Nhật ký thu tiền
Phụ lục 3.4: Bảng tổng hợp công nợ phải thu khách hàng cuối niên độ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 6BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Tiêu thụ hàng hóa là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp nóichung và doanh nghiệp thương mại nói riêng Giải quyết tốt khâu tiêu thụ, doanhnghiệp thu hồi được vốn và phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh, thực hiện các mụctiêu kinh tế xã hội và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp nóichung và các doanh nghiệp thương mại nói riêng áp dụng các hình thức khác nhau đểthúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, quản lý tốt công tác tiêu thụ hàng hóa Một trong nhữngbiện pháp quan trọng và hiệu quả phải kể đến công tác kế toán bán hàng
Các thông tin kế toán bán hàng đưa ra giúp doanh nghiệp quản lý tốt về côngtác tiêu thụ hàng hóa, các báo cáo về tình hình số lượng hàng hóa bán ra được cậpnhật hàng ngày, tình hình doanh thu thu được trong ngày, tháng , các báo cáo về tìnhhình hàng hóa tồn kho, giúp doanh nghiệp nắm bắt tình hình chủ động trong công tácmua và bán
Kế toán bán hàng được nhà nước ban hành thông qua các việc ban hành cácluật kế toán, các thông tư hướng dẫn, chuẩn mực kế toán, và các văn bản pháp luậtkhác có liên quan Tuy nhiên do điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp có sự khác nhau, để phù hợp với từng hình thức trong doanh nghiệp màviệc hoạch toán của từng doanh nghiệp cũng có phần khác biệt Do đó việc hoạchtoán tại các doanh nghiệp không thể tránh được các sai sót, nhầm lẫn và có nhiềuvướng mắc cần đưa ra giải quyết, bàn bạc thêm để có thể phản ánh đúng bản chất củatừng nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong từng doanh nghiệp
Qua quá trình thực tập tại công ty Cổ Phần Dịch Vụ Ngoại Thương WCO, emđược nghiên cứu công tác kế toán tại công ty, trên cơ sở những kiến thức, những lýluận cơ bản về kế toán bán hàng đã được học Em nhận thấy thấy tầm quan trọngtrong kế toán bán hàng tại công ty, bên cạnh những ưu điểm còn có những hạn chếcần khắc phục và hoàn thiện Vì vậy em xin được chọn đề tài nghiên cứu của mình là
“Kế toán bán hàng thiết bị máy nông nghiệp tại công ty Cổ Phần Dịch Vụ NgoạiThương WCO”
Trang 8Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong bài khóa luận:
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm đạt hai mục tiêu chính sau:
- Một mặt, bài khóa luận sẽ hệ thống hóa những vấn đề mang tính lý luận liênquan đến kế toán bán hàng, các quy định của chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán hiệnhành; củng cố và giúp bản thân sinh viên hiểu sâu hơn, rõ hơn những kiến thức đãhọc
- Mặt khác, từ việc tìm hiểu và đánh giá thực trạng của kế toán bán hàng thiết
bị máy nông nghiệp tại công ty CP DV Ngoại Thương WCO, bài khóa luận sẽ chỉ rõ những hạn chế, những điểm còn chưa hợp lý trong kế toán bán hàng; đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng tại công ty
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Phạm vi về nội dung: Trong đề tài này, em nghiên cứu về kế toán bánhàng thiết bị máy nông nghiệp tại công ty CP DV Ngoại Thương WCO
- Phạm vi về không gian: Thực hiện khảo sát và nghiên cứu tại phòng kế toán củacông ty CP DV Ngoại Thương WCO số 35, ngõ 35, đường Kim Giang, quận HoàngMai, Hà Nội
- Phạm vi về thời gian và dữ liệu minh họa:
+ Thời gian nghiên cứu: từ ngày 7/1/ 2013 đến ngày 20/04/2013
+ Dữ liệu minh họa: số liệu sử dụng trong bài khóa luận em lấy số liệu củatháng 3 năm 2013 làm minh họa
Phương pháp thực hiện:
- Tìm hiểu lý luận chung về tổ chức kế toán bán hàng trong DNTM
- Tìm hiểu quy trình thực hiện của phần hành kế toán bán hàng thực tế tại côngty
- Thu thập dữ liệu, các số liệu cần thiết liên quan đến đề tài nghiên cứu
- Dựa vào sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn và các anh chị phòng kế toántiến hành phân tích các số liệu đã thu thập được để đánh giá quá trình thực hiện khâubán hàng cụ thể là nhóm hàng Thiết bị máy nông nghiệp tại công ty CP DV NgoạiThương WCO
- Đưa ra các ý kiến, nhận xét
Trang 9Kết cấu của bài khóa luận tốt nghiệp gồm 3 phần:
- Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán bán hàng ở trong doanh nghiệp thương mại.
Trong chương này sẽ đưa ra những lý luận chung nhất về kế toán bán hàng,những định nghĩa, khái niệm, lý thuyết về kế toán bán hàng theo hệ thống chuẩnmực kế toán và CĐKT hiện hành
- Chương 2: Thực trạng kế toán bán hàng thiết bị máy nông nghiệp tại công ty CP DV Ngoại Thương WCO.
Làm rõ các đặc điểm sản xuất kinh doanh và công tác kể toán của công ty
CP DV Ngoại Thương Đồng thời đánh giá được mức độ ảnh hưởng của môitrường vĩ mô và vi mô tới việc tổ chức công tác kế toán bán hàng tại DN và qua đólàm rõ được thực trạng kế toán bán hàng tại DN
- Chương 3: Các kết luận và đề xuất về kế toán bán hàng thiết bị máy nông nghiệp tại công ty CP DV Ngoại Thương WCO.
Đưa ra các kết luận về vấn đề nghiên cứu đánh giá những ưu điểm và hạnchế cả mặt lý thuyết cũng như thực tế kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty CP
DV Ngoại Thương.Trên cơ sở đó đưa ra những dự báo triển vọng và đưa ra các đềxuất, kiến nghị và giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng thiết bị máy nông nghiệptại công ty CP DV Ngoại Thương WCO
Trang 10CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG Ở
TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1.1 Cơ sở lý luận chung về kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại.
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản.
1.1.1.1 Khái niệm bán hàng.
"Bán hàng là khâu cuối cùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpthương mại, nó chính là quá trình chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa từ tay ngườibán sang tay người mua để nhận quyền sở hữu về tiền tệ hoặc quyền được đòi tiền ởngười khác" (Kế toán thương mại và dịch vụ - Th.S Nguyễn Phú Giang)
1.1.1.2 Khái niệm doanh thu.
Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ
kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanhnghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu (Theo Chuẩn mực 14 - Doanh thu và thunhập khác)
Doanh thu bán hàng: Là toàn bộ số tiền bán sản phẩm, hàng hóa cho kháchhàng bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) Số tiền bán hàngđược ghi chép trên hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng hoặc thỏa thuận giữa ngườimua và người bán (Theo Chế độ kế toán Việt Nam)
1.1.1.3 Khái niệm các khoản giảm trừ doanh thu.
Theo Chuẩn mực 14 – “Doanh thu và thu nhập khác” ta có các khái niệm vềcác khoản giảm trừ doanh thu như sau:
- Chiết khấu thương mại: Là khoản DN bán giảm giá niêm yết cho khách hàngmua hàng với khối lượng lớn
- Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng kém phẩmchất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu
- Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêuthụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán
- Chiết khấu thanh toán: Là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, dongười mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng
1.1.1.4 Các khái niệm liên quan về giá vốn hàng bán
Trang 11Theo VAS 02 thì hàng tồn kho được hiểu là những tài sản:
- Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường
- Đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sảnxuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ
Như vậy, thì hàng tồn kho bao gồm:
- Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng hóa mua đang đi đường,hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến
- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán
- Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thànhchưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho gửi đi gia công chế biến
và đã mua đang đi đường
- Chi phí dịch vụ dở dang
Hàng tồn kho được tính theo giá gốc Giá gốc của hàng tồn kho bao gồm:Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để
có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại
Theo nguyên tắc phù hợp khi ghi nhận doanh thu và chi phí, khi ghi nhậndoanh thu đồng thời phải ghi nhận giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán: là giá gốccủa hàng xuất kho để bán
1.1.2 Lý thuyết về kế toán bán hàng
1.1.2.1 Các phương thức bán hàng.
Hiện nay các DNTM thường áp dụng các phương thức bán hàng sau:
Phương thức bán buôn hàng hóa: là phương thức bán hàng cho các đơn vịthương mại, các doanh nghiệp sản xuất để thực hiện bán ra hoặc gia công chế biến rồibán ra Trong bán buôn hàng hóa, thường có các phương thức sau đây:
- Phương thức bán buôn qua kho: là phương thức bán buôn hàng hóa mà trong
đó hàng bán phải được xuất ra từ kho bảo quản của doanh nghiệp Trong phương thứcnày có 2 hình thức:
Trang 12+ Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp tại kho: Theo hình thứcnày, khách hàng cử người mang giấy ủy nhiệm đến kho của doanh nghiệp trực tiếpnhận hàng và áp tải hàng về.
+ Bán buôn qua kho theo hình thức gửi hàng: Bên bán căn cứ hợp đồng kinh tế
đã ký kết, hoặc theo đơn đặt hàng của người mua xuất kho gửi hàng cho người muabằng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài
- Phương thức bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng: Là phương thức bánbuôn hàng hóa mà trong đó hàng hóa bán ra khi mua về từ nhà cung cấp không đem
về nhập kho của doanh nghiệp mà giao bán ngay hoặc bán ngay cho khách hàng
Phương thức này bao gồm hai hình thức sau :
+ Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp (Hình thứcgiao tay ba): Doanh nghiệp thương mại bán buôn sau khi nhận hàng từ nhà cung cấpcủa mình khi giao bán trực tiếp cho khách hàng của mình tại địa điểm do hai bên thỏathuận
+ Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức gửi hàng: Theo hình thức này,DNTM sau khi mua hàng, nhận hàng mua, dùng phương tiện vận tải của mình hoặcthuê ngoài để vận chuyển hàng đến giao cho bên mua tại địa điểm đã thỏa thuận
- Phương thức bán lẻ hàng hóa: Là phương thức bán hàng trực tiếp cho ngườitiêu dùng hoặc các tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tínhchất tiêu dùng nội bộ
Phương thức này bao gồm các hình thức sau:
+ Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung: Là hình thức bán hàng mà trong đó việcmua thu tiền ở người mua và giao hàng ở người mua tách rời nhau
+ Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp: Theo hình thức này nhân viên bán hàngtrực tiếp thu tiền của khách hàng và giao hàng cho khách
+ Hình thức bán lẻ tự phục vụ: Theo hình thức này, khách hàng tự chọn nhữnghàng hóa mà mình cần sau đó mang đến bộ phận thu tiền để thanh toán tiền hàng,nhân viên thu tiền và lập hóa đơn bán hàng
- Phương thức bán hàng trả góp, chậm trả: Là phương thức bán hàng mà doanhnghiệp thương mại dành cho người mua ưu đãi được trả tiền hàng trong nhiều kỳ.Doanh nghiệp thương mại được hưởng thêm khoản chênh lệch giữa giá bán trả góp
Trang 13và giá bán thông thường theo phương thức trả tiền ngay gọi là lãi trả góp Khi doanhnghiệp thương mại giao hàng cho người mua, hàng hóa được xác định là tiêu thụ Tuynhiên khoản lãi trả góp chưa được ghi nhận toàn bộ mà chỉ được phân bổ dần vàodoanh thu hoạt động tài chính vào nhiều kỳ sau giao dịch bán.
- Phương thức bán hàng đại lý: Là phương thức bán hàng mà trong đó doanhnghiệp thương mại giao hàng cho cơ sở nhận bán đại lý, ký gửi để các cơ sở này trựctiếp bán hàng Sau khi bán được hàng, cơ sở đại lý thanh toán tiền hàng cho doanhnghiệp thương mại và được hưởng một khoản tiền gọi là hoa hồng đại lý Số hàngchuyển giao cho các cơ sở đại lý vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thươngmại cho đến khi nào cơ sở đại lý thanh toán tiền bán hàng hoặc chấp nhận thanh toánthì nghiệp vụ bán hàng mới hoàn thành
1.1.2.2 Phương thức thanh toán
Hiện nay các doanh nghiệp thương mại thường áp dụng hai phương thức thanhtoán: Phương thức thanh toán chậm trả và phương thức thanh toán trực tiếp
- Phương thức thanh toán trực tiếp:
Là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ sẽ được chuyển từngười mua sang người bán ngay sau khi quyền sở hữu của hàng hóa bị chuyển giao.Thanh toán trực tiếp có thể bằng tiền mặt, Séc, ngân phiếu hoặc có thể bằng hàng hóa(nếu bán theo phương thức hàng đổi hàng)
Đặc điểm của phương thức này: Sự vận động của hàng hóa gắn liền với sự vậnđộng của tiền tệ
- Phương thức thanh toán chậm trả:
Là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ sẽ được chuyển giaosau một khoảng so với thời điểm chuyển quyền sở hữu về hàng hóa, do đó hình thànhkhoản công nợ phải thu khách hàng
Đặc điểm của hình thức này: Sự vận động của hàng hóa và tiền tệ có khoảngcách cả về không gian và thời gian
Trang 141.2 Nội dung kế toán bán hàng tại doanh nghiệp thương mại
1.2.1 Nội dung kế toán bán hàng tại doanh nghiệp thương mại theo chuẩn mực kế toán.
1.2.1.1 Kế toán bán hàng tại doanh nghiệp thương mại theo chuẩn mực kế toán VAS 02 “ Hàng tồn kho”.
Mục đích của chuẩn mực số 02 là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc,phương pháp kế toán hàng tồn kho gồm: Xác định giá trị và kế toán bán hàng tồn khovào chi phí, ghi giảm giá trị hàng tồn kho cho phù hợp với giá trị thuần có thể thựchiện được và phương pháp tính giá trị hàng tồn kho làm cơ sở ghi sổ kế toán và lậpbáo cáo tài chính
Theo chuẩn mực này thì giá trị hàng tồn kho được tính theo giá gốc Trườnghợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trịthuần có thể thực hiện được Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chếbiến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở thờiđiểm và trạng thái hiện tại
Đoạn 13 đến đoạn 17 trong VAS 02 có ghi: Việc tính giá trị hàng tồn kho được ápdụng theo một trong các phương pháp sau:
+ Phương pháp tính theo giá đích danh;
+ Phương pháp bình quân gia quyền;
+ Phương pháp nhập trước, xuất trước;
+ Phương pháp nhập sau xuất trước
- Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với DN có ít loại mặt hànghoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được
- Phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theogiá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng hàng tồn khođược mua và xản xuất trong kỳ Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vàomỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của DN
- Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồnkho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lạicuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ Theo phươngpháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời
Trang 15điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàngnhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho
- Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn khođược mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ
là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó Theo phương pháp này thì giá trịhàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhận sau hoặc gần sau cùng, giá trị củahàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồnkho
Còn về Giá trị thuần có thể thực hiện được và Lập dự phòng giảm giá hàng tốnkho thì Theo VAS 02 tại đoạn 18, 19, 20, 23 có ghi như sau:
- Giá trị hàng tồn kho không thu hồi khi hàng tồn kho bị hư hỏng, lỗi thời, giábán bị giảm, hoặc chi phí hoàn thiện, chi phí để bán hàng tăng lên Việc ghi giảm giágốc hàng tồn kho cho bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được là phù hợp vớinguyên tắc tài sản không được phản ánh lớn hơn giá trị thực hiện ước tính từ việc bánhay sử dụng chúng
- Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồnkho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Số dự phòng giảmgiá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồnkho lớn hơn giátrị thuần có thể thực hiện được của chúng Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn khođược thực hiện trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho Đối với dịch vụ cung cấp dở dang,việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính theo từng loại dịch vụ có mức giáriêng biệt
- Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho phải dựatrên bằng chứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính Việc ước tính này phảitính đến sự biến động của giá cả hoặc chi phí trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn
ra sau ngày kết thúc năm tài chính, mà các sự kiện này được xác nhận với các điềukiện có ở thời điểm ước tính
- Cuối kỳ kế toán năm tiếp theo phải thực hiện đánh giá mới về giá trị thuần cóthể thực hiện được của hàng tồn kho cuối năm đó Trường hợp cuối kỳ kế toán nămnay, nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập thấp hơn khoản dự phònggiảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn
Trang 16phải được hoàn nhập( Theo quy định ở đoạn 24) để đảm bảo cho giá trị của hàng tồnkho phản ánh trên báo cáo tài chính là theo giá gốc( nếu giá gốc nhỏ hơn giá trị thuần
có thể thể thực hiện được) hoặc theo giá trị thuần có thể thực hiện được( nếu giá gốclớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được)
1.2.1.2 Kế toán bán hàng tại doanh nghiệp thương mại theo chuẩn mực kế toán VAS14 “ Doanh thu và thu nhập khác”.
Mục đích của chuẩn mực số 14 là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc,phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác, gồm: các loại doanh thu, thời điểmghi nhận doanh thu, phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác làm cơ sở ghi
sổ kế toán và lập báo cáo tài chính
Theo chuẩn mực này thì bán hàng là bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất
ra và bán hàng hóa mua vào Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanhnghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanhthông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu
Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thuđược Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả 5 điều kiệnsau( Theo quy định ở đoạn 10 của VAS 14):
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sởhữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lí hàng hóa cũng như người sởhữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
Quy tắc xác định doanh thu.
( Theo quy định ở đoạn 5 đến đoạn 8 của VAS 14):
- Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thuđược
- Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanhnghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản Nó được xác định bằng giá trị hợp lý
Trang 17của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấuthương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.
- Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thìdoanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thuđược trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãisuất hiện hành Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trịdanh nghĩa sẽ thu được trong tương lai
- Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương
tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo radoanh thu
- Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ kháckhông tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu.Trường hợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch
vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặcthu thêm Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận vềthì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem traođổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm
Xác định dự phòng phải thu khó đòi.
Tại đoạn 14, VAS 14: Doanh thu bán hàng được ghi nhận chỉ khi đảm bảo là
DN nhận được lợi ích kinh tế từ giao dịch Trường hợp lợi ích kinh tế từ giao dịchbán hàng còn phụ thuộc yếu tố không chắc chắn thì chỉ ghi nhận doanh thu khi yếu tốkhông chắc chắn này đã xử lý song Nếu doanh thu đã được ghi nhận trong trườnghợp chưa thu được tiền thì khi xác định khoản tiền nợ phải thu này là không thu đượcthì phải hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ mà không được ghi giảmdoanh thu Khi xác định khoản phải thu là không chắc chắn thu được thì phải lập dựphòng nợ phải thu khó đòi mà không ghi giảm doanh thu Các khoản nợ phải thu khóđòi khi xác định thực sự là không đòi được thì bù đắp bằng nguồn dự phòng nợ phảithu khó đòi
Trang 181.2.1.3 Kế toán bán hàng tại doanh nghiệp thương mại theo chuẩn mực VAS 21
“Trình bày báo cáo tài chính”
Theo VAS 21 “Trình bày báo cáo tài chính”, trên Bảng cân đối kế toán phảiphân biệt tài sản (hoặc nợ phải trả) ngắn hạn, dài hạn Đoạn 37 đến đoạn 40 trongVAS 21 quy định:
- Trong Bảng cân đối kế toán mỗi DN phải trình bày riêng biệt các tài sản và
nợ phải trả thành ngắn hạn và dài hạn Trường hợp do tính chất hoạt động DN khôngthể phân biệt được giữa ngắn hạn và dài hạn, thì các tài sản và nợ phải trả phải đượctrình bày thứ tự theo tính thanh khoản giảm dần
- Với cả hai phương pháp trình bày, đối với từng khoản mục tài sản và nợ phảitrả, DN phải trình bày tổng số tiền dự tính được thu hồi hoặc thanh toán trong vòng
12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, số tiền được thu hồi hoặc thanh toán sau
12 tháng
- Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong một chu kỳ hoạt động cóthể xác định được việc phân loại riêng biệt các tài sản và nợ phải trả ngắn hạn và dàihạn trong Bảng cân đối kế toán sẽ cung cấp những thông tin hữu ích thông qua việcphân biệt giữa các tài sản thuần luân chuyển liên tục như vốn lưu động với các tài sảnthuần được sử dụng cho hoạt động dài hạn của DN Việc phân biệt này cũng làm rõtài sản sẽ được thu hồi trong kỳ hoạt động hiện tại và nợ phải trả đến hạn thanh toántrong kỳ hoạt động này
- Một tài sản được xếp vào loại tài sản ngắn hạn, khi tài sản này:
Được dự tính để bán hoặc sử dụng trong khuôn khổ của chu kỳ kinh doanhbình thường của DN; hoặc được nắm giữ chủ yếu cho mục đích thương mại hoặc chomục đích ngắn hạn và dự kiến thu hồi hoặc thanh toán trong vòng 12 tháng kể từngày kết thúc niên độ; hoặc là tiền hoặc tài sản tương đương tiền mà việc sử dụngkhông gặp một hạn chế nào
1.2.2 Kế toán bán hàng tại các doanh nghiệp thương mại theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006
1.2.2.1 Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động bán hàngcủa doanh nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán Chứng từ kế toán chỉ lập một lần
Trang 19cho một nghiệp vụ bán hàng phát sinh Nội dung chứng từ kế toán phải đầy đủ các chỉtiêu, rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế bán hàng phát sinh Chữ viếttrên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xóa, không viết tắt, số tiền phải khớp, đúng với
số tiền viết bằng số
* Chứng từ sử dụng cho kế toán bán hàng gồm có:
- Hóa đơn giá trị gia tăng (Mẫu số 01 – 3LL)
- Phiếu xuất kho(Mẫu số 02 - VT)
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu số 03PXK – 3LL)
- Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ(Mẫu số 06-GTGT)
- Phiếu thu(Mẫu số 01 - TT)
- Phiếu chi(Mẫu số 02 - TT)
* Trình tự luân chuyển chứng từ bao gồm các bước sau:
+ Lập chứng từ kế toán, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào chứng từ
+ Kiểm tra chứng từ kế toán
+ Ghi sổ kế toán
+ Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán
1.2.2.2 Tài khoản sử dụng.
(a) Tài khoản 511- “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
Tài khoản này phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanhnghiệp trong kỳ
Kết cấu của tài khoản 511:
Bên nợ:
- Thuế XK, thuế TTĐB của số hàng tiêu thụ
- Thuế GTGT phải nộp của DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
- Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ
- Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ
- Giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ
- Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần vào TK xác định kết quả
Bên có:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế phát sinh trong kỳ
Trang 20Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.
TK 511 chi tiết làm 5 TK cấp 2:
+ TK 5111: “Doanh thu bán hàng hóa”
+ TK 5112: “Doanh thu bán thành phẩm
+ TK 5113: “Doanh thu cung cấp dịch vụ”
+ TK 5114: “Doanh thu trợ cấp, trợ giá”
+ TK 5117: “Doanh thu kinh doanh bất động sản”
(b) Tài khoản 632 - "Giá vốn hàng bán" :
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá thực tế của số sản phẩm hàng hóa, dịch
vụ đã được xác định tiêu thụ trong kỳ
Kết cấu của tài khoản 632:
Bên nợ:
- Phản ánh giá vốn của sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ
- Số trích lập chênh lệch dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm nay cao hơn năm trước
- Trị giá sản phẩm, hàng hóa hao hụt, mất mát sau khi trừ phần cá nhân bồi thường
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
(c) Tài khoản 131: - “ Phải thu khách hàng”
Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền mà doanh nghiệp phải thu của kháchhàng do bán chịu hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ và tình hình thanh toán các khoản phảithu của khách hàng Ngoài ra tài khoản 131 còn được sử dụng để phản ánh số tiềndoanh nghiệp nhận ứng trước của khách hàng
Kết cấu của tài khoản 131:
Trang 21- Số tiền doanh nghiệp nhận ứng trước của khách hàng
- Khoản giảm trừ tiền hàng cho khách sau khi đã xác định tiêu thụ (giảm giáhàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại)
- Chiết khấu thanh toán dành cho người mua
Số dư bên Nợ: Số tiền còn phải thu của khách hàng.
Số dư bên Có(nếu có): - Số tiền nhận ứng trước của khách hàng.
- Số tiền đã thu nhiều hơn số phải thu
Ngoài ra, kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại còn sử dụng một
số tài khoản sau:
+ Tài khoản 111 – Tiền mặt
+ Tài khoản 156 – Hàng hóa
+ Tài khoản 157 – Hàng gửi đi bán
+ Tài khoản 521 – Chiết khấu thương mại
+ Tài khoản 531 – Hàng bán bị trả lại
+ Tài khoản 532 – Giảm giá hàng bán
+ Tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước
1.2.3.Trình tự hạch toán các phương thức bán hàng chủ yếu theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006
Kế toán nghiệp vụ bán hàng ở DNTM tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
1.2.3.1 Kế toán bán buôn hàng hoá
- Khi xuất kho bán hàng hoá, căn cứ vào hóa đơn GTGT, kế toán ghi nợ TKtiền mặt (111) hoặc tiền gửi ngân hàng (112) hoặc phải thu khách hàng (131) theo giáthanh toán của hàng hoá; đồng thời ghi có TK doanh thu bán hàng (511) theo giá bánchưa có thuế GTGT và ghi có TK thuế GTGT phải nộp (3331) Lúc này kế toán cũng
Trang 22ghi nhận giá vốn hàng bán Căn cứ vào PXK, kế toán ghi nợ TK giá vốn hàng bán(632), ghi có TK hàng hoá (156) theo giá thực tế hàng xuất kho.
- Trong trường hợp xuất hàng gửi bán, căn cứ vào PXK, ghi nợ TK hàng gửibán (157) ghi Có TK hàng hoá (156) theo giá thực tế hàng xuất kho để phản ánh trịgiá thực tế của hàng gửi bán Đến khi hàng hoá được xác định là tiêu thụ thì kế toánghi nhận doanh thu tương tự trường hợp xuất kho bán hàng hoá Đồng thời phản ánhgiá vốn hàng bán bằng cách ghi Nợ TK giá vốn hàng bán (632) ghi Có TK hàng gửibán (157) theo giá thực tế xuất kho
1.2.3.2 Các trường hợp phát sinh trong quá trình bán buôn:
- Chiết khấu thanh toán:
Khi thanh toán có phát sinh khoản chiết khấu thanh toán cho khách hàng dothanh toán tiền sớm trước thời hạn ghi trong hợp đồng, phù hợp với chính sách bánhàng mà DN đã quy định thì kế toán ghi Nợ TK chi phí tài chính (635) số tiền chiếtkhấu cho khách hàng, ghi Nợ TK tiền mặt (111), hoặc ghi Nợ TK TGNH (112) sốtiền thực thu của khách hàng và ghi Có TK phải thu khách hàng (131) tổng số tiềnphải thu của khách hàng
- Chiết khấu thương mại
Khi bán buôn phát sinh CKTM giảm trừ cho khách hàng thì kế toán ghi Nợ
TK CKTM (521) theo số chiết khấu cho khách hàng, ghi Nợ TK thuế GTGT phải nộp(3331) tính trên khoản chiết khấu, ghi Có TK tiền mặt (111) hoặc TGNH (112), hoặc
TK Phải thu khách hàng (131) theo tổng số tiền phải giảm trừ
- Giảm giá hàng bán
Khi có chứng từ xác định khoản giảm giá hàng bán cho người mua về số lượnghàng đã bán ra do kém chất lượng, phẩm chất, sai quy cách ghi trong hợp đồng thì kếtoán ghi Nợ TK giảm giá hàng bán (532) theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi Nợ TKthuế GTGT (3331) tính trên trị giá hàng bị giảm giá, ghi Có TK tiền mặt (111) hoặcTGNH (112), hoặc phải thu khách hàng (131) theo giá thanh toán
- Hàng bán bị trả lại
Khi phát sinh hàng bán bị trả lại kế toán phản ánh doanh thu bán hàng bị trảlại, ghi Nợ TK hàng bán bị trả lại (531) theo giá bán lô hàng bị trả lại, ghi Nợ TKthuế GTGT (3331) tính trên trị giá hàng bị trả lại, ghi Có TK tiền mặt (111) hoặc
Trang 23TGNH (112), hoặc phải thu khách hàng (131) theo tổng giá thanh toán của lô hàng bịtrả lại.
Khi hàng bị trả lại đã được chuyển về nhập kho, kế toán ghi Nợ TK hàng hoá(156), ghi Có TK giá vốn hàng bán (632)
Nếu hàng bị trả lại chưa được chuyển về nhập kho thì kế toán ghi Nợ TK hànggửi bán (157), ghi Có TK giá vốn hàng bán (632) theo giá trị thực của hàng bán bị trảlại
- Kế toán hàng thừa, thiếu trong quá trình bán hàng
Khi phát sinh hàng thiếu trong quá trình gửi bán chưa rõ nguyên nhân kế toánchỉ phản ánh doanh thu theo số tiền mà bên mua chấp nhận thanh toán Số hàng thiếuchưa xác định nguyên nhân kế toán ghi Nợ TK hàng thiếu chưa xác định rõ nguyênnhân (1381), đồng thời ghi Có TK hàng gửi bán (157) theo trị giá hàng thiếu
Khi phát sinh hàng thừa trong quá trình gửi bán chưa xác định rõ nguyên nhân,
kế toán chỉ ghi nhận doanh thu theo hoá đơn GTGT mà bên mua đã chấp nhận thanhtoán, Số hàng thừa kế toán ghi Nợ TK hàng gửi bán (157), ghi Có TK hàng thừachưa xác định nguyên nhân (3381) theo trị giá hàng thừa
1.2.3.3 Kế toán bán lẻ hàng hoá
Hàng ngày hoặc định kỳ, khi nhận được bảng kê bán lẻ hàng hoá của mậu dịchviên Kế toán các định giá bán chưa thuế, thuế GTGT đầu ra của hàng hóa tiêu thụ.Trường hợp số tiền mậu dịch viên thực nộp phù hợp với doanh số bán ra thì kế toánghi Nợ TK tiền mặt (111) theo tổng giá thanh toán, ghi Có TK doanh thu (511) theogiá bán chưa thuế GTGT, ghi Có TK thuế GTGT phải nộp (3331)tính trên giá bán
Trường hợp mậu dịch viên thực nộp nhỏ hơn doanh số ghi trên bảng kê bán lẻhàng hoá thì mậu dịch viên phải bồi thường, kế toán ghi Nợ TK tiền mặt (111) số tiềnmậu dịch viên thực nộp, ghi Nợ TK phải thu khác (1388) số tiền nộp thiếu, ghi Có
TK doanh thu (511) theo giá bán chưa thuế GTGT ghi trên bảng kê, ghi Có TK thuếGTGT phải nộp (3331) tính trên doanh số bán
Trường hợp mậu dịch viên nộp lớn hơn doanh số ghi trên bảng kê bán lẻ hànghoá thì khoản thừa được hạch toán vào khoản thu nhập khác của doanh nghiệp, kếtoán ghi Nợ TK tiền mặt (111) theo số tiền thực tế mậu dịch viên thực nộp, ghi Có
Trang 24TK doanh thu theo giá bán chưa thuế GTGT (511), ghi Có TK thuế GTGT (3331),ghi Có TK thu nhập khác (711) theo số tiền thừa.
Đồng thời kế toán xác định giá vốn hàng bán trong kỳ và ghi Nợ TK giá vốnhàng bán (632), ghi Có TK hàng hoá (156)
1.2.3.4 Kế toán nghiệp vụ bán đại lý
- Đối với đơn vị giao hàng hóa cho cơ sở nhận đại lý
Khi xuất kho giao hàng cho đơn vị nhận đại lý kế toán ghi Nợ TK hàng gửibán(157) và ghi Có TK hàng hoá(156)
Khi hàng gửi bán được xác định là đã bán được, kế toán phản ánh doanh thu,giá vốn tương tự trường hợp bán buôn
Kế toán phản ánh số tiền hoa hồng phải trả cho bên nhận đại lý ghi Nợ TK chiphí bán hàng (641) theo số hoa hồng đại lý chưa có thuế GTGT, ghi Nợ TK thuếGTGT đầu ra (1331), ghi Có TK tiền mặt (111) hoặc tiền gửi ngân hàng(112) theotổng giá thanh toán
- Đối với bên nhận đại lý
Khi nhận được hàng hoá do cơ sở giao đại lý chuyển đến, căn cứ vào biên bảngiao nhận ghi Nợ TK hàng hoá nhận bán hộ (003)
Khi hàng hoá bán được, căn cứ vào hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng vàcác chứng từ liên quan, kế toán phản ánh số tiền phải trả bên giao đại lý: ghi Nợ TKtiền mặt(111) hoặc tiền gửi ngân hàng(112), ghi Có TK phải trả người bán (331) Khitính và thanh toán hoa hồng đại lý, kế toán ghi Nợ TK tiền mặt(111), tiền gửi ngânhàng(112), ghi Có TK doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113), theo số hoahồng đại lý chưa có thuế GTGT, ghi Có TK thuế GTGT phải nộp (3331), đồng thời
kế toán ghi Có TK hàng hóa nhận bán hộ (003) Khi thanh toán tiền cho bên đại lý kếtoán ghi Nợ TK phải trả người bán(331), ghi Có TK tiền mặt (111) hoặc tiền gửi ngânhàng (112)
1.2.3.5 Kế toán bán hàng trả chậm trả góp
Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo số tiền trả ngay chưa có thuếGTGT: ghi Nợ TK phải thu khách hàng(131) số tiền còn phải thu, ghi Nợ TK tiềnmặt (111) hoặc tiền gửi ngân hàng (112) số tiền trả lần đầu, ghi Có TK doanh thu
Trang 25(511) theo giá bán trả ngay chưa có thuế, ghi Có TK thuế GTGT phải nộp (3331), ghi
Có TK doanh thu chưa thực hiện (3387) phần lãi trả góp
Kế toán xác định giá vốn hàng hoá đã bán trả góp, ghi Nợ TK giá vốn(632),ghi Có TK hàng hoá(156) theo trị giá vốn hàng xuất bán
Định kỳ thu nợ của khách hàng kế toán ghi Nợ TK tiền mặt(111), tiền gửingân hàng(112), ghi Có TK phải thu khách hàng(131) số tiền thu từng kỳ Đồng thờighi nhận lãi trả góp cho kỳ vào doanh thu hoạt động tài chính: ghi Nợ TK doanh thuchưa thực hiện (3387), ghi Có TK doanh thu tài chính (515) theo số lãi từng kỳ
1.2.4 Sổ kế toán
Doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống Chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán củaNhà nước, căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độnghiệp vụ của cán bộ kế toán cũng như trang thiết bị tính toán, xử lý thông tin mà lựachọn, vận dụng hình thức kế toán phù hợp nhằm cung cấp thông tin kế toán đầy đủ,kịp thời, chính xác và nâng cao hiệu quả công tác kế toán.Việc áp dụng hình thức ghi
sổ phải được thống nhất trong năm tài chính, mọi việc thay đổi liên quan đến hìnhthức ghi sổ kế toán phải được nêu rõ trong báo cáo tài chính năm Hiện nay theo QĐ15/2006/QĐ-BTC, DN có thể vận dụng một trong các hình thức sau:
+ Hình thức nhật ký chung: bao gồm: sổ nhật ký chung, sổ nhật ký bán hàng,nhật ký mua hàng, sổ nhật ký thu tiền, sổ nhật ký chi tiền, sổ cái TK 511, 111, 112,
131, 333, 632, 156, 157…, các sổ, thẻ kế toán chi tiết ( sổ chi tiết thanh toán ngườimua sổ chi tiết theo dõi doanh thu )
+ Hình thức chứng từ ghi sổ: bao gồm: sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, các sổ, thẻ
kế toán chi tiết TK 156, 511, 521,531, 532, 632, 155, 131, 111, 112…Sổ cái TK 156,
511, 632, 155, 131, 3331, 111, 112…
+ Hình thức nhật ký sổ cái: Căn cứ vào chứng từ kế toán, kế toán lập sổ quỹ,
sổ nhật ký - sổ cái, các sổ, thẻ kế toán chi tiết như sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiếtthanh toán với người mua…và vào sổ nhật ký sổ cái
+ Hình thức Nhật ký - Chứng từ: Hình thức Nhật ký chứng từ sử dụng cácloại sổ sau cho nghiệp vụ bán hàng: Nhật ký chứng từ số 8, bảng kê số 1, 2, 8, 10,
11, sổ cái các TK 131, 156, 511…, hoặc các thẻ kế toán chi tiết như sổ chi tiết bánhàng, sổ chi tiết thanh toán với người mua
Trang 26+ Hình thức kế toán máy.
Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ : Hoá đơn GTGT, giấy báo nợ, giấybáo có, Bảng tổng hợp biên lai thu tiền mặt, …Sau khi các chứng từ được kiểm tra,
kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định TK Nợ (632, 521,111, 131,…), TK ghi Có (
TK 5113, 33311, 131, 154,…) để nhập vào máy vi tính theo các bảng biểu được thiết
kế sẵn trên phần mềm kế toán
Theo qui trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào Sổ
kế toán tổng hợp ( Sổ Cái TK 511, 632,154, 521, 33311, 111, 112, 131… hoặc Nhật
ký – Sổ cái hoặc Nhật ký chung hoặc vào Nhật ký chứng từ số 08) và các sổ, thẻ kếtoán chi tiết liên quan( Sổ chi tiết TK 511, 33311, 632, 131, 111….)
Trang 27CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG THIẾT BỊ MÁY NÔNG NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ NGOẠI THƯƠNG WCO 2.1 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán bán hàng tại công tu CP DV Ngoại Thương WCO
2.1.1 Đánh giá tổng quan tình hình
Trong nền kinh tế thị trường đang phát triển như Việt Nam hiện nay, khi mànhững giao dịch hàng hóa vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất thì hầu hết các doanh nghiệp –nhất là DNTM- đều thấy rõ tầm quan trọng của khâu tiêu thụ hàng hóa trong nhữnghoạt động kinh doanh của mình Bởi khi hàng hóa được tiêu thụ sẽ tạo ra doanh thu lànguồn thu hồi vốn kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp Vì vậy để quản
lý tốt nghiệp vụ bán hàng, kế toán bán hàng cần được hoàn thiện về cả hai mặt: kếtoán tài chính quản lý về mặt giá trị hàng hóa và kế toán quản trị quản lý về mặt sốlượng, hình thức của hàng hóa Sau khi tìm hiểu các công trình nghiên cứu về kế toánbán hàng trong các DN của những năm trước em thấy rằng:
Nhìn chung các bài viết đều đề cập đến kế toán tiêu thụ trong DN SXCN, emthấy hầu hết các luận văn, chuyên đề của các khoá trước viết về đề tài này đều tập trungnghiên cứu kỹ việc vận dụng chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành về xác định doanhthu và thời điểm ghi nhận doanh thu, việc hạch toán các trường hợp ghi nhận doanh thu
và đặc biệt về thực trạng kế toán tiêu thụ, cụ thể là nội dung, phương pháp và trình tự
kế toán tại đơn vị thực tập Bên cạnh đó, các tác giả cũng chỉ ra những hạn chế trong tổchức công tác kế toán tiêu thụ ở đơn vị thực tập, như công tác tổ chức bộ máy kế toán;công tác lập, lưu chuyển và quản lý chứng từ, công tác xác định doanh thu… từ đó làmcăn cứ để đưa ra các giải pháp hoàn thiện kế toán tiêu thụ sản phẩm
Bài viết “Vận dụng nguyên tắc thực hiện đối với ghi nhận doanh thu trong kếtoán” được đăng tải trên trang web: http://tapchiketoan.com của TS Lê Văn Liên vàThS Nguyễn Thị Hồng Vân đã đề cập và đi sâu hơn về vấn đề thời điểm ghi nhậndoanh thu và vận dụng nguyên tắc thực hiện đối với việc ghi nhận doanh thu trongmột số trường hợp đặc biệt
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, kế toán bán hàng vẫn còn tồn tại một số vấn đềcần được khắc phục, giải quyết như vấn đề về chiết khấu thương mại trong web
Trang 28www.tapchiketoan.com cũng có bài luận về vấn đề này: “Hướng dẫn kế toán chiết khấuthương mại” của Ths Lê Thuý Hằng (Giảng viên khoa Kinh tế - QTKD Đại học Hà Tĩnh);
Ngoài ra còn có ý kiến của PGS, TS Nguyễn Văn Công (Trường Đại Học Kinh TếQuốc Dân) trên Tạp Chí Kinh Tế và Phát Triển “ Bàn về kế toán bán hàng đại lý , ký gửi”.Trong đó tác giả có phản ánh về cách thức ghi chép nghiệp vụ kế toán bán hàng đại lýđúng giá hưởng hoa hồng tại DN nhận bán đại lý Đó là việc lồng ghép các nghiệp vụriêng biệt với chứng từ phản ánh khác nhau ( lồng nghiệp vụ bán hàng đại lý và nghiệp vụghi nhận hoa hồng đại lý được hưởng) vào trong một bút toán ghi sổ Khi mà việc ghi chépnày chỉ được thực hiện trên bảng tổng hợp chứng từ cùng loại
Nhìn chung DN còn gặp nhiều lúng túng trong việc vận dụng VAS 14, VAS 02vào trong ghi nhận doanh thu và xác định doanh thu cũng như giá vốn hàng bán
2.1.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường tới kế toán bán hàng tại công ty CP
DV Ngoại Thương WCO
2.1.2.1 Nhóm các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Năm 2003, Luật kế toán Việt Nam ra đời là văn bản mang tính pháp lý cao nhất trong lĩnh vực kế toán Để thống nhất quản lý kế toán, đảm bảo kế toán là một công cụ quản lý, chặt chẽ mọi hoạt động kinh tế, tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ,trung thực, kịp thời, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu quản lý điều hành của cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và các cá nhân Do đó mọi nghiệp vụ liên quan tới hoạt động kế toán đều chịu sự chi phối của Luật này, từ các quy định chung
về chứng từ, tài khoản, sổ kế toán đến việc lập các báo cáo tài chính Trong đó các nghiệp vụ bán hàng cũng không phải là ngoại lệ, cụ thể nhất: Điều 21- Luật kế toán còn quy định rõ việc sử dụng hóa đơn bán hàng trong hoạt động bán hàng
Ngoài ra, để thống nhất và tạo khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực kế toán, nâng cao chất lượng thông tin kế toán cung cấp trong nền kinh tế quốc dân, và phục vụ chocông tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng công tác kế toán, từ năm 2001 đến nay, Bộ trưởng BTC đã ban hành và công bố 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam cùng các Thông tư hướng dẫn kế toán thực hiện các chuẩn mực đó Chuẩn mực kế toán có ảnh hưởng trực tiếp đến nghiệp vụ kế toán bán hàng Ví dụ như trong VAS có quy định các nguyên tắc chung, nhưng nội dung về doanh thu, chi phí, các khoản giảm trừ,
Trang 29phương pháp tính giá gốc hàng xuất kho, phương pháp ké toán bán hàng… bắt buộc
kế toán bán hàng trong các DN phải tuân thủ theo
Chế độ kế toán doanh ngiệp cũng là một nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới kế toán bán hàng Chế độ kế toán doanh nghiệp được ban hàng dồng bộ cả chế độ chứng
từ, sổ kế toán, tài khoản kế toán và báo cáo tài chính tạo điều kiện thuận lợi giúp cho
kế toán nói chung và kế toán bán hàng nói riêng xử lý, phản ánh đúng bản chất của các hoạt động kinh tế phát sinh, làm cho thông tin kế toán cung cấp được chính xác, kịp thời và cho phép đánh giá thực trạng tài chính của DN ở mọi thời điểm
Mặt khác, ta cũng phải cần xem xét tới sự thống nhất giữa Chế độ kế toán và Chuẩn mực kế toán vì nó cũng ảnh hưởng đến hoạt động của kế toán Nếu giữa Chế
độ kế toán và Chuẩn mực kế toán không có sự thống nhất sẽ làm cho những người làm kế toán lúng túng trong quá trình xử lý, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Từ đó có thể dẫn tới sự nhầm lẫn, sai sót và kết quả thông tin đưa ra sẽ không chính xác, không phản ánh đúng tình hình tài chính , tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Bên cạnh đó, trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến công tác kế toán của DN Phần mềm kế toán chính là một minhchứng rõ ràng nhất Việc sử dụng phần mềm kế toán sẽ giúp cho công việc kế toán của DN được thực hiện một cách nhanh chóng, khoa học và chính xác hơn Điều này
là rất quan trọng đối với việc quản lý chi phí và từ đó giúp các nhà quản trị đưa ra cácquyết định phù hợp
Đối với hoạt động bán hàng còn có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng nằm bên ngoài bản thân mỗi DN mà DN không thể cải tạo hay kiểm soát được, DN chỉ có thể thích nghi với nó như tình hình chính trị - xã hội, các chu kỳ khủng hoảng của cả thế giới, những tác động dây chuyền từ nền kinh tế thế giới mà nền kinh tế Việt Nam phải gánh chịu, sự biến động của thị trường tiền tệ khi giá trị đồng tiền thay đổi do lạm phát hay do sự thay đổi tỉ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ với đồng tiền trong nước… hoặc đơn thuần chỉ là xu thế tiêu dùng của người dân, thu nhập bình quân củangười dân…Tất cả các nhân tố đó sẽ ảnh hưởng tới chi phí đầu ra, giá cả thị trường,
từ đó ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng của các DN Nhưng tất cả các DN trong cùngmột nền kinh tế - trong đó có công ty CP DV Ngoại Thương WCO- đều chịu chung
Trang 30những ảnh hưởng này Vì thế mỗi DN phải tự biết khai thác triệt để các thời cơ, cơ hội mà mình nhận được từ đó sử dụng hiệu quả và phát huy tối đa nguồn lực nhằm tạo nên một vị trí vững chắc cho DN.
2.1.2.2 Nhóm các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Hiện nay, Công ty CP DV Ngoại Thương WCO tổ chức công tác kế toán theo
mô hình tập trung Toàn bộ công ty có một phòng kế toán duy nhất làm nhiệm vụhạch toán tổng hợp, chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình kinhdoanh của đơn vị, lập báo cáo kế toán, báo cáo tài chính theo quy định hiện hành.Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán bán hàng tại công ty trong việctổng hợp các thông tin một cách chính xác
Nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến công tác kế toán bán hàng của công ty đó làtrình độ nghiệp vụ của nhân viên kế toán Nếu trình độ nhân viên kế toán cao, nắmbắt tốt các nghiệp vụ bán hàng tại công ty thì công việc kế toán sẽ thuận lợi hơn, giảiquyết các nghiệp vụ phát sinh chính xác và nhanh chóng Ngược lại, nếu trình độnhân viên kế toán không cao thì sẽ gây khó khăn trong việc hạch toán kế toán tạicông ty Các nghiệp vụ phát sinh không được hạch toán chính xác, đầy đủ tạo gâykhó khăn trong công việc quản trị tại công ty
Nhóm nhân tố vi mô gồm toàn bộ các yếu tố nội tại của DN: quản trị DN, côngnghệ kỹ thuật, trình độ chuyên môn nhìn chung gộp lại thành 2 nhóm nhân tố:
- Nhóm thứ nhất là nhóm nhân tố liên quan đến con người Trình độ, chuyênmôn của con người quyết định đến việc xác định thời điểm ghi nhận doanh thu, yêucầu nhà quản trị DN và các nhân viên kinh doanh, kế toán phải có trình độ chuyênmôn vững chắc Công ty phải quan tâm hơn nữa đến việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũcán bộ công nhân viên, đặc biệt là các cán bộ làm công tác tài chính kế toán Có chínhsách khuyến khích và hỗ trợ đối với các cán bộ có điều kiện tự đào tạo nâng cao nănglực chuyên môn
- Nhóm thứ hai là nhóm nhân tố liên quan đến công nghệ; việc vận dụng côngnghệ kỹ thuật tiên tiến giúp cho con người giảm bớt các công việc chân tay để conngười có thể dùng trí óc để làm nhiều việc khác góp phần tăng doanh thu
Tóm lại, các nhân tố vi mô cũng như vĩ mô ảnh hưởng đến kế toán tiêu thụ sảnphẩm một cách sâu sắc
Trang 312.2 Thực trạng kế toán bán hàng thiết bị máy nông nghiệp tại công ty Cổ Phần Dịch Vụ Ngoại Thương WCO
2.2.1 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty.
2.2.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Phòng kế toán của công ty CP DV Ngoại Thương WCO gồm 6 người, được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung Phòng kế toán được đặt dưới sự lãnh đạo của giám đốc công ty và toàn bộ nhân viên kế toán được đặt dưới sự lãnh đạo của kế toán trưởng Để đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất và chuyên môn hóa của nhân viên kế toán, bộ phận kế toán của công ty được tổ chức theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1.Tổ chức bộ máy kế toán của công ty( Phụ lục 2.1)
Bộ máy kế toán của Công ty CP Dịch Vụ Ngoại Thương WCO được tổ chức khá gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo khối lượng công việc được xử lý kịp thời, đầy đủ nhiệm vụ của từng bộ phận cụ thể như sau:
- Kế toán trưởng : Là người đứng đầu bộ máy trong doanh nghiệp, có trách nhiệm
giúp ban giám đốc công ty trong công tác quản lý tài chính Có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra toàn bộ công tác kế toán tại công ty
- Kế toán tổng hợp: Theo dõi phần hành kế toán nói chung, tổng hợp toàn bộ chi
phí phát sinh trong kì kế toán, xác định kết quả hoạt động kinh doanh cuối kỳ
- Kế toán tiền lương, thanh toán: tổng hợp toàn bộ số liệu về thời gian làm việc
của cán bộ trong công ty, tính toán phân bổ tiền lương cũng như các khoản trích theo lương kiểm tra hạch toán tiền lương BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, thanh toán lương và các khoản phụ cấp cho công nhân viên
- Kế toán vốn bằng tiền, công nợ: theo dõi công nợ và thanh toán với nhà cung
cấp, khách hàng
- Kế toán hàng hóa, TSCĐ: theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho hàng hóa đồng
thời theo dõi các biến động về TSCĐ cũng như trích khấu hao Tính toán, phân bổ các chi phí tính vào chi phí trong kỳ
- Thủ quỹ: làm nhiệm vụ thu chi tiền khi có phiếu thu, phiếu chi Cuối tháng thủ
quỹ đối chiếu tiền tồn két với kế toán thanh toán
2.2.1.2 Chính sách kế toán áp dụng
- Chế độ kế toán áp dụng: Áp dụng theo QĐ15/2006/QĐ – BTC ngày
Trang 3220/03/2006 của Bộ trưởng BTC.
- Niên độ kế toán: Năm tài chính là từ ngày 01/01 đến 31/12 tính theo năm
dương lịch
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: VNĐ để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên
- Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Phương pháp xác định trị giá vốn hàng xuất kho: theo phương pháp thực tế
đích danh
- Khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng
- Hình thức kế toán áp dụng: Công ty ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung và
sử dụng hình thức kế toán máy với phần mềm kế toán MISA (Phụ lục 2.2)
2.2.2 Thực trạng kế toán bán hàng thiết bị máy nông nghiệp tại công ty CP DV Ngoại Thương WCO
2.2.2.1 Đặc điểm bán hàng tại công ty
Công ty CP DV Ngoại Thương WCO được thành lập vào ngày 15/03/2009theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0104515003 do Sở kế hoạch và đầu tưthành phố Hà Nội cấp.Công ty kinh doanh rất nhiều mặt hàng trong đó có mặt hàngthiết bị máy nông nghiệp Công ty đã nỗ lực hết mình thích ứng điều kiện môi trườngkinh doanh trong nền kinh tế thị trường không ngừng nâng cao, đẩy mạnh hoạt độngkinh doanh, mở rộng thị trường và tăng cường quan hệ ngoại giao cũng như quan hệbạn hàng với các thành phần kinh tế khác Bởi vậy, trong những năm qua công ty đãthực hiện tốt chức năng cung cấp hàng hóa đến tận tay khách hàng, sản phẩm củacông ty được nhiều bạn hàng biết đến
Trong điều kiện kinh tế thị trường và với sự cạnh tranh của nhiều công tythương mại khác, để nâng cao lợi nhuận và uy tín của mình trên thị trường đòi hỏi cácphương thức bán hàng của công ty vừa phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàngđồng thời cũng phải phù hợp với nghành nghề kinh doanh của công ty Để làm đượcđiều đó công ty phải đa dạng hóa phương thức bán hàng và thanh toán tiền hàng
Hiện nay công ty CP DV Ngoại Thương WCO áp dụng hai phương thức bánhàng chủ yếu là bán buôn và bán lẻ Công ty có quan hệ với nhiều đối tượng kháchhàng bán buôn và bán lẻ chủ yếu là bán qua đơn đặt hàng của từng khách hàng Với
Trang 33những khách hàng có giao dịch thường xuyên, có sự tin cậy công ty cho phép thanhtoán chậm, với những khách hàng mua hàng với số lượng lớn, khách hàng thanh toánngay, công ty có chính sách chiết khấu, giảm giá cho họ
Về hình thức thanh toán công ty áp dụng các hình thức: tiền mặt, séc ủynhiệm chi qua ngân hàng…
Trong quá trình bán hàng, trừ những khách hàng nhận hàng hóa tại kho công
ty và tự bố trí vận chuyển còn những khách hàng có nhu cầu vận chuyển công ty sẽcung cấp và hạch toán như một khoản chi phí bán hàng Nhờ thực hiện chính sáchtrên mà uy tín của công ty ngày càng cao hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc pháttriển quy mô kinh doanh của công ty
2.2.2.2 Thực trạng kế toán bán hàng thiết bị máy nông nghiệp tại công ty CP
DV Ngoại Thương WCO
(a) Chứng từ sử dụng
Để phục vụ cho công tác bán hàng tại công ty CP DV Ngoại Thương WCO,công ty sử dụng những chứng từ sau:
- Phiếu xuất kho(MS 02-VT):
Được dùng làm căn cứ cho thủ kho xuất hàng và lập hóa đơn GTGT chokhách Giá trên phiếu xuất kho phản ánh giá vốn hàng bán Số lượng hàng bán trênphiếu xuất kho và hóa đơn GTGT phải trùng nhau để thuận tiện cho việc kiểm tra đốichiếu
- Hóa đơn GTGT(MS 01 GTGT-3LL):
Khi bán hàng thì kế toán lập hóa đơn GTGT căn cứ vào hợp đồng kinh tế vàphiếu xuất kho Trên hóa đơn GTGT ghi: Tên hàng hóa, đơn vị tính, số lượng, đơngiá, thành tiền Có dòng ghi tổng tiền hàng, một dòng ghi tổng tiền thuế GTGT Dòngtổng tiền thanh toán ghi bằng cả chữ và số Hóa đơn GTGT lập thành 3 liên, viết mộtlần qua giấy than:
+ Liên 1 (Màu tím): Được lưu trên gốc quyển hóa đơn GTGT
+ Liên 2 (Màu đỏ): Giao cho khách hàng
+ Liên 3 (Màu xanh): Được dùng làm chứng từ kế toán, lưu giữ tại công ty
- Phiếu thu(Mẫu số 01-TT)::
Trang 34Kế toán lập nhằm xác định số tiền mặt thực tế nhập quỹ, làm căn cứ để thủ quỹghi tiền, ghi sổ quỹ, hạch toán các khoản liên quan.
- Phiếu chi(Mẫu số 02 - TT):
Kế toán lập nhằm xác định số tiền mặt thực tế chi khi phát sinh các khoản phảichi liên quan đến bán hàng Là căn cứ xác định chi phí bán hàng
- Giấy báo có của Ngân hàng:
Là chứng từ được gửi từ Ngân hàng để xác nhận khoản tiền thanh toán củakhách hàng đã chuyển vào tài khoản của công ty
Quy định chung của Công ty về lập và luân chuyển chứng từ:
Đối với nghiệp vụ bán hàng theo hợp đồng, khi nhận được biên bản giao nhận,đối chiếu với hợp đồng kinh tế đã ký kết và phiếu xuất kho, kế toán lập hóa đơnGTGT ghi nhận số lượng hàng hóa đã tiêu thụ
Căn cứ vào hóa đơn GTGT, phòng kinh doanh ghi vào “Bảng kê chi tiết hàng hóabán ra” cho từng tháng và cuối tháng lập “Bảng tổng hợp hàng hóa bán ra”
- TK 521: Chiết khấu thương mại
- TK 531: Hàng bán bị trả lại
- TK 532: Giảm giá hàng bán
- TK 156: Hàng hoá Chi tiết cho từng thiết bị
+ TK 1561: Máy gặt liên hợp Yanmar+ TK 1562: Mày cày Yanmar
- TK 632: Giá vốn hàng bán (chi tiết cho từng loại hàng hóa)
- TK 333: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
TK 33311: Thuế GTGT đầu ra
Trang 35- TK 131: Phải thu khách hàng( chi tiết cho từng khách hàng).
kế toán ghi vào sổ nhật ký chung, sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết TK 131
Căn cứ vào sổ nhật ký chung, kế toán ghi vào sổ Cái tài khoản 511, 131
Kế toán hạch toán nghiệp vụ như sau:
Nợ TK 111, 112, 131: Số tiền cần phải thanh toán
Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 333 (3331): Thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng bán
Kế toán ghi nhận doanh thu: ghi tăng TK doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ theo giá chưa thuế của số sản phẩm đã bán, và ghi tăng TK 3331 - số thuế GTGTphải nộp của số hàng bán Vì đây là hình thức bán buôn, nên khách hàng thường chỉthanh toán trước 50% giá trị hợp đồng theo hợp đồng đã ký với công ty nên kế toánghi tăng số tiền mặt (TK 111) hoặc tiền gửi ngân hàng (TK 112) và số phải thu kháchhàng (số tiền chưa thanh toán) - chi tiết cho từng khách hàng
Đồng thời, căn cứ vào hóa đơn GTGT, kế toán kê vào Bảng kê hóa đơn bán ra
để cuối tháng lập Tờ khai thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Căn cứ vào các chứng từ, kế toán ghi vào các sổ chi tiết như sổ Chi tiết bánhàng, sổ chi tiết TK phải thu khách hàng( TK 131)
Đồng thời, căn cứ vào các chứng từ , kế toán ghi vào các chứng từ ghi sổ và làcăn cứ để ghi vào sổ Cái TK 511, TK 131
- Theo hình thức bán lẻ
Trang 36Công ty bán hàng cho các cá nhân trình tự hạch toán cũng như bán buôn Vì ởhình thức bán lẻ, khách hàng sẽ thanh toán tiền ngay khi mua hàng nên ghi nhậndoanh thu kế toán sẽ ghi tăng số tiền mặt thu được thay vì ghi tăng khoản phải thukhách hàng.
* Kế toán các trường hợp giảm trừ doanh thu:
Công ty CP DV Ngoại Thương sử dụng các chính sách bán hàng như chínhsách Chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán cho khách hàng của mình Khi cókhách hàng quen, có quan hệ mua bán với công ty lâu năm và mua với số lượng lớnthì công ty cũng thực hiện việc chiết khấu cho khách hàng đó
- Chiết khấu thanh toán:
Đối với khách hàng thanh toán tiền hàng trước thời hạn hợp đồng (tùy theotừng hợp đồng cụ thể) khách hàng sẽ được hưởng 2% chiết khấu thanh toán, khoảnchiết khấu thanh toán này công ty hạch toán vào chi phí tài chính đúng như hướngdẫn trong các văn bản pháp luật, khoản chiết khấu này không làm giảm doanh thu bánhàng
Khi phát sinh các khoản chiết khấu thanh toán, kế toán không được ghi giảmgiá bán trên hóa đơn GTGT Công ty lập phiếu chi hoặc gửi tiền qua ngân hàng để trảkhoản tiền chiết khấu Căn cứ vào chứng từ chi tiền và Giấy báo Nợ của ngân hàng kếtoán tiến hành định khoản:
Nợ 635: Số tiền thực tế được chiết khấu
Có TK 111: TM
Có TK 112: TGNH
- Chiết khấu thương mại
Khi khách hàng mua với số lượng lớn thì được hưởng chiết khấu thương mại( ví dụ với hợp đồng mua thiết bị máy nông nghiệp có trị giá từ 400 triệu đồng trởlên, khách hàng sẽ được hưởng 2%chiết khấu thương mại)
Với những đơn hàng khi phát sinh khoản chiết khấu thương mại, thì khoảnchiết khấu được phản ánh trên hóa đơn GTGT, trên hóa đơn GTGT phải ghi rõ tỷ lệ
% hoặc mức giảm giá, giá bán chưa có thuế GTGT( giá bán đã giảm giá), thuếGTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT thì kế toán căn cứ vào hóa đơn GTGTtiến hành định khoản như sau:
Trang 37Nợ TK 521: CKTM (theo số chiết khấu cho khách hàng)
Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
Có TK 111, TK 112: Nếu công ty trả bằng tiền
Có TK 131: Nếu công ty trừ vào nợ của khách hàng
- Giảm giá hàng bán
Khi người mua phản ánh về số lượng hàng đã bán ra do kém chất lượng, phẩmchất, sai quy cách ghi trong hợp đồng và yêu cầu bên bán giảm giá thì bên mua cầnlập giấy đề nghị giảm giá hàng bán Căn cứ vào giấy đề nghị giảm giá của bên muathì hai bên bán và mua lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ số lượng,quy cách hàng hóa, mức giá giảm theo hóa đơn GTGT( số, ký hiệu, ngày, tháng, củahóa đơn, thời gian), lý do giảm giá, đồng thời bên bán lập hóa đơn điều chỉnh mức giáđược điều chỉnh Hóa đơn ghi rõ điều chình giá cho hàng hóa tại đơn số, ký hiệu…Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh giá, bên bán sẽ kê khai điều chỉnh doanh số bán, thuếđầu ra Căn cứ vào các chứng từ giảm giá kế toán tiến hành định khoản:
Nợ TK 532: Giảm giá hàng bán (theo giá bán chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 3331: Thuế GTGT (tính trên trị giá hàng bị giảm giá)
Có TK 111 - Tiền mặt
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 131- Phải thu khách hàng (theo tổng giá thanh toán)
- Hàng bán bị trả lại
Khi công ty đã xuất hóa đơn GTGT, bên mua đã nhận được hàng, nhưng sau
đó bên mua phát hiện hàng hóa không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộhay một phần hàng hóa, khi xuất hàng trở lại cho công ty, bên mua sẽ phải lập hóađơn GTGT gửi cho công ty, trên hóa đơn ghi rõ hàng hóa trả lại công ty do khôngđúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT
Căn cứ vào hóa đơn GTGT mà bên mua xuất trả, công ty điều chỉnh doanh sốbán, số thuế GTGT đã kê khai
Khi công ty chấp nhận thanh toán với người mua hàng về số tiền của hàng bán
bị trả lại, kế toán vào sổ Nhật ký chung, ghi tăng tài khoản 531 theo giá bán chưa cóthuế GTGT, ghi giảm số thuế GTGT phải nộp (số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại)cuối tháng kế toán lập Tờ khai điều chỉnh thuế GTGT và điều chỉnh trên Tờ khai thuế
Trang 38GTGT (theo số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại) để nộp cho Cơ quan thuế Kháchhàng được thanh toán theo các hình thức khác nhau hoặc bằng tiền mặt, séc hoặc trừvào số tiền mà khách hàng còn nợ công ty tùy theo việc thỏa thuận giữa khách hàng
và công ty Căn cứ vào các chứng từ hàng hóa bị trả lại kế toán tiến hành định khoảnnhư sau:
Nợ TK 531: Hàng bán bị trả lại theo giá bán lô hàng bị trả lại
Nợ TK 3331: Thuế GTGT tính trên trị giá hàng bị trả lại
Có TK 111: Tiền mặt
Có TK 112: tiền gửi ngân hàng
Có TK 131: Tổng giá thanh toán của lô hàng bị trả lại
Đồng thời, khi nhận lại số hàng hóa bị trả lại, thủ kho kiểm tra và kế toán lậpphiếu Nhập kho hàng hóa Căn cứ vào Phiếu nhập kho kế toán ghi:
Nợ TK 156: Giá trị hàng hóa bị trả lại
Có TK632: Hàng bán bị trả lại
Căn cứ vào các chứng từ phát sinh, kế toán sẽ vào sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết
TK 156
Từ sổ Nhật ký chung, kế toán sẽ vào sổ Cái các tài khoản 531
Cuối kỳ kết chuyển khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và chiết khấuthương mại để xác định doanh thu thuần kế toán ghi giảm TK doanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụ đồng thời ghi tăng TK hàng bán bị trả lại, TK giảm giá hàng bán và
TK chiết khấu thương mại:
Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 531: Hàng bán bị trả lại
Có TK 532: Giảm giá hàng bán
Có TK 521: Chiết khấu thương mại
Do đặc điểm của mặt hàng thiết bị máy nông nghiệp có các thông số kỹ thuậtrất rõ ràng, khách hàng cũng rất dễ tìm các thông số này qua các phương tiện truyềnthông Mặt khác, trước khi nhập kho cũng như xuất kho, các thiết bị máy nông nghiệpđược kiểm tra kỹ càng để luôn đảm bảo chất lượng hàng hóa cung cấp, nhằm tạo lòngtin cho khách hàng Vì vậy, trong công ty rất hiếm khi xảy ra trường hợp giảm giáhàng bán, hàng bán bị trả lại do hàng kém chất lượng và sai quy cách chủng loại
Trang 39Có TK 156 - Giá trị hàng hóa xuất kho
Sau đó ghi vào sổ Cái tài khoản 632 và các sổ Cái tài khoản có liên quan.Cuối kỳ, kế toán kết chuyển giá vốn của hàng đã bán kế toán ghi tăng TK 911- Xác định kết quả kinh doanh, đồng thời ghi giảm TK 632-Giá vốn hàng bán
* Kế toán công nợ phải thu khách hàng
Đối với nợ phải thu khách hàng căn cứ vào hóa đơn GTGT và các chứng từthanh toán, kế toán vào sổ chi tiết TK 131 theo từng khách hàng và theo từng ngày.Cuối kỳ, căn cứ vào sổ chi tiết TK 131 theo từng khách hàng lập bảng tổng hợp công
nợ phải thu khách hàng Số liệu trên bảng tổng hợp này được đối chiếu với TK 131trên sổ Cái và là căn cứ để ghi vào chỉ tiêu nợ phải thu khách hàng – loại A trên bảngcân đối kế toán mà không phân biệt thành nợ ngắn hạn và dài hạn
Khi bán hàng, khách hàng chưa thanh toán tiền mua hàng, kế toán phản ánhvào sổ: ghi tăng khoản phải thu khách hàng ( Nợ TK 131), đồng thời ghi sổ chi tiếtthanh toán với người mua (chi tiết cho từng khách hàng) sổ cái TK 131 và các sổ liênquan khác
Khi khách hàng thanh toán tiền còn nợ, kế toán ghi vào sổ; ghi tăng TK tiền(Nợ TK 111,112 ), ghi giảm các khoản phải thu khách hàng, phản ánh vào sổ chi tiếtthanh toán với người mua, sau đó là căn cứ để ghi vào sổ cái TK 131
* Kế toán thuế GTGT phải nộp
Vào 10 ngày đầu tiên của mỗi tháng, căn cứ vào các Hóa đơn GTGT mua vào,bán ra kế toán tập hợp vào Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào, bán
ra, kế toán tiến hành tính thuế GTGT phải nộp và thuế GTGT còn phải nộp sau khi
Trang 40khấu trừ cho tháng vừa qua và lập một bộ hồ sơ thuế GTGT Bộ hồ sơ này bao gồm:
Tờ khai thuế GTGT, Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào; Bảng kêhóa đơn chứng từ, hàng hóa, dịch vụ bán ra; Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tàichính
Kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ, hạch toán như sau:
Nợ TK 333 “Thuế và các khoản nộp Nhà nước” (3331)
Có TK133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Khi nộp thuế GTGT vào Ngân sách Nhà nước, hạch toán như sau ghi giảm khoảnthuế GTGT đầu ra phải nộp đồng thời ghi giảm TK tiền mặt (111) nếu như nộp bằngtiền mặt, hoặc ghi giảm TK tiền gửi ngân hàng (112) nếu như nộp bằng tiền gửi ngânhàng
Doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán MISA và ghi sổ theo hình thức Nhật
Ký chung do vậy khi các nghiệp vụ bán hàng phát sinh sẽ được ghi vào các sổ:
Sổ nhật ký chung
Sổ chi tiết bán hàng
Sổ chi tiết tài khoản 131
Sổ chi tiết tài khoản 511
Sổ chi tiết tài khoản 632
Số liệu trên sổ Nhật ký chung sẽ được phần mềm tự động ghi chép vào các sổCái các TK 511, TK 632, TK 131…
Sổ cái tài khoản 511
Sổ cái tài khoản 632
Sổ cái tài khoản 131
Sổ cái tài khoản 111
Sổ cái tài khoản 3331
(e) Số liệu minh họa về thực trạng kế toán bán hàng thiết bị máy nông nghiệptại công ty CP DV Ngoại Thương WCO
Do sự hạn chế của bài khóa luận nên em xin phép trình bày số liệu các nghiệp
vụ phát sinh trong một tháng cụ thể em xin lấy số liệu của tháng 3/ 2013 làm số liệuminh họa cho các nghiệp vụ sau:
- Kế toán bán buôn