Năm 2003, Luật kế toán Việt Nam ra đời là văn bản mang tính pháp lý cao nhất trong lĩnh vực kế toán. Để thống nhất quản lý kế toán, đảm bảo kế toán là một công cụ quản lý, chặt chẽ mọi hoạt động kinh tế, tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, kịp thời, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu quản lý điều hành của cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và các cá nhân. Do đó mọi nghiệp vụ liên quan tới hoạt động kế toán đều chịu sự chi phối của Luật này, từ các quy định chung về chứng từ, tài khoản, sổ kế toán đến việc lập các báo cáo tài chính. Trong đó các nghiệp vụ bán hàng cũng không phải là ngoại lệ, cụ thể nhất: Điều 21- Luật kế toán còn quy định rõ việc sử dụng hóa đơn bán hàng trong hoạt động bán hàng.
Ngoài ra, để thống nhất và tạo khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực kế toán, nâng cao chất lượng thông tin kế toán cung cấp trong nền kinh tế quốc dân, và phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng công tác kế toán, từ năm 2001 đến nay, Bộ trưởng BTC đã ban hành và công bố 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam cùng các Thông tư hướng dẫn kế toán thực hiện các chuẩn mực đó. Chuẩn mực kế toán có ảnh hưởng trực tiếp đến nghiệp vụ kế toán bán hàng. Ví dụ như trong VAS có quy định các nguyên tắc chung, nhưng nội dung về doanh thu, chi phí, các khoản giảm trừ, phương
pháp tính giá gốc hàng xuất kho, phương pháp ké toán bán hàng… bắt buộc kế toán bán hàng trong các DN phải tuân thủ theo.
Chế độ kế toán doanh ngiệp cũng là một nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới kế toán bán hàng. Chế độ kế toán doanh nghiệp được ban hàng dồng bộ cả chế độ chứng từ, sổ kế toán, tài khoản kế toán và báo cáo tài chính tạo điều kiện thuận lợi giúp cho kế toán nói chung và kế toán bán hàng nói riêng xử lý, phản ánh đúng bản chất của các hoạt động kinh tế phát sinh, làm cho thông tin kế toán cung cấp được chính xác, kịp thời và cho phép đánh giá thực trạng tài chính của DN ở mọi thời điểm.
Mặt khác, ta cũng phải cần xem xét tới sự thống nhất giữa Chế độ kế toán và Chuẩn mực kế toán vì nó cũng ảnh hưởng đến hoạt động của kế toán. Nếu giữa Chế độ kế toán và Chuẩn mực kế toán không có sự thống nhất sẽ làm cho những người làm kế toán lúng túng trong quá trình xử lý, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Từ đó có thể dẫn tới sự nhầm lẫn, sai sót và kết quả thông tin đưa ra sẽ không chính xác, không phản ánh đúng tình hình tài chính , tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến công tác kế toán của DN. Phần mềm kế toán chính là một minh chứng rõ ràng nhất. Việc sử dụng phần mềm kế toán sẽ giúp cho công việc kế toán của DN được thực hiện một cách nhanh chóng, khoa học và chính xác hơn. Điều này là rất quan trọng đối với việc quản lý chi phí và từ đó giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định phù hợp.
Đối với hoạt động bán hàng còn có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng nằm bên ngoài bản thân mỗi DN mà DN không thể cải tạo hay kiểm soát được, DN chỉ có thể thích nghi với nó như tình hình chính trị - xã hội, các chu kỳ khủng hoảng của cả thế giới, những tác động dây chuyền từ nền kinh tế thế giới mà nền kinh tế Việt Nam phải gánh chịu, sự biến động của thị trường tiền tệ khi giá trị đồng tiền thay đổi do lạm phát hay do sự thay đổi tỉ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ với đồng tiền trong nước… hoặc đơn thuần chỉ là xu thế tiêu dùng của người dân, thu nhập bình quân của người dân…Tất cả các nhân tố đó sẽ ảnh hưởng tới chi phí đầu ra, giá cả thị trường, từ đó ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng của các DN. Nhưng tất cả các DN trong cùng một nền kinh tế - trong đó có công ty CP DV Ngoại Thương WCO- đều chịu chung những ảnh hưởng
này. Vì thế mỗi DN phải tự biết khai thác triệt để các thời cơ, cơ hội mà mình nhận được từ đó sử dụng hiệu quả và phát huy tối đa nguồn lực nhằm tạo nên một vị trí vững chắc cho DN.