Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng thiết bị máy nông nghiệp tại công ty CP Dịch Vụ Ngoại Thương WCO (Trang 44 - 45)

- Về cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán: Vì được tổ chức theo mô hình trực tuyến nên có sự quản lý và trao đổi trực tiếp giữa kế toán trưởng và các kế toán phần hành,

3.1.2. Những mặt hạn chế

Bên cạnh những kết quả mà công ty đã đạt được, còn có những tồn tại mà công ty CP DV Ngoại Thương WCO cần hoàn thiện để đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu trong công tác quản lý của Công ty:

Thứ nhất: Về chứng từ ban đầu: Chứng từ sử dụng được luân chuyển đúng quy định và có sự quy định trách nhiệm rõ ràng. Nhưng tại phòng kế toán, mọi chứng từ tập hợp về lại chưa có công tác phân loại (theo từng nội dung). Bộ chứng từ cho nghiệp vụ bán hàng phát sinh được nhân viên kế toán lưu chung thành một tập gồm: Hoá đơn bán hàng (HĐGTGT), phiếu thu, phiếu chi...Như vậy, khi muốn đối chiếu số liệu sẽ gây khó khăn và tốn thời gian đặc biệt khi sử dụng chứng từ gốc làm căn cứ để ghi các sổ liên quan, lập chứng từ ghi sổ hoặc khi cơ quan chức năng (Thuế) đến kiểm tra.

Thứ hai: Về kế toán chi tiết hàng tồn kho: Do chủng loại, số lượng hàng hóa của công ty không nhiều nên kế toán không có hệ thống danh mục hàng hóa cho từng mặt hàng. Việc này sẽ gây khó khăn khi cần đối chiếu số liệu hay có sự cố sảy ra. Nếu công ty xây dựng được hệ thống danh mục hàng hóa thống nhất toàn công ty sẽ giảm được khối lượng công việc cho thủ kho, kế toán, công việc quản lý kho sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Thứ ba: Về sử dụng tài khoản và phương pháp hạch toán

+Về lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Do hình thức kinh doanh thực tế tại Công ty nhiều khi phải mua hàng về kho để chuẩn bị cho hoạt động bán hàng, vì vậy việc này không tránh khỏi sự giảm giá của hàng hóa trong kho. Việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho vẫn chưa được tiến hành nên nó gây ảnh hưởng đến việc bảo toàn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

+Về lập dự phòng khoản phải thu khó đòi: Do đặc điểm kinh doanh của Công ty có kinh doanh những mặt hàng có giá trị, khách hàng chỉ phải trả trước 50% giá trị các đơn hàng lớn. Tuy nhiên, kế toán Công ty không tiến hành trích khoản dự phòng

phải thu khó đòi, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc hoàn vốn và xác định kết quả tiêu thụ.

Thứ tư: Về hệ thống sổ kế toán:

+ Đối với sổ kế toán tổng hợp: Công ty áp dụng phù hợp với hình thức kế toán NKC. Theo hình thức này Công ty chưa mở các sổ nhật ký đặc biệt phục vụ cho việc cung cấp thông tin như: Sổ Nhật ký mua bán hàng, Sổ Nhật ký thu tiền,... , điều này làm cho công ty gặp khó khăn trong việc theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng nhất là trong hình thức bán hàng thu tiền sau.

+ Đối với sổ kế toán chi tiết: Hiện tại, ngoài việc sử dụng sổ chi tiết thanh toán với người mua, thẻ kho kiêm sổ chi tiết hàng hóa, báo cáo bán hàng và báo cáo nhập xuất tồn để theo dõi chi tiết nghiệp vụ bán hàng thì DN không sử dụng thêm sổ chi tiết nào cho nghiệp vụ bán hàng nữa. Báo cáo bán hàng và báo cáo nhập xuất tồn mặc dù được lập cho từng loại máy, phản ánh được doanh thu và giá vốn của từng loại, nhưng nó lại được lập vào cuối tháng và chỉ có thể kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ vào cuối tháng, do đó nếu DN muốn theo dõi chi tiết các nghiệp vụ hàng ngày thì sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, đây có thể coi là một thiếu sót trong DN.

Công ty phải thiết kế lại nội dung ghi chép trên sổ chi tiết thanh toán với người bán để phục vụ thông tin lập báo cáo tài chính.

Bên cạnh đó, công ty chưa lập bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với người mua nên rất khó khăn trong việc đối chiếu với sổ tổng hợp.

3.2. Các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng thiết bị máy nôngnghiệp tại Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Ngoại Thương WCO

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng thiết bị máy nông nghiệp tại công ty CP Dịch Vụ Ngoại Thương WCO (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w