Trong nền kinh tế thị trường đang phát triển như Việt Nam hiện nay, khi mà những giao dịch hàng hóa vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất thì hầu hết các doanh nghiệp – nhất là DNTM- đều thấy rõ tầm quan trọng của khâu tiêu thụ hàng hóa trong những hoạt động kinh doanh của mình. Bởi khi hàng hóa được tiêu thụ sẽ tạo ra doanh thu là nguồn thu hồi vốn kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy để quản lý tốt nghiệp vụ bán hàng, kế toán bán hàng cần được hoàn thiện về cả hai mặt: kế toán tài chính quản lý về mặt giá trị hàng hóa và kế toán quản trị quản lý về mặt số lượng, hình thức của hàng hóa. Sau khi tìm hiểu các công trình nghiên cứu về kế toán bán hàng trong các DN của những năm trước em thấy rằng:
Nhìn chung các bài viết đều đề cập đến kế toán tiêu thụ trong DN SXCN, em thấy hầu hết các luận văn, chuyên đề của các khoá trước viết về đề tài này đều tập trung nghiên cứu kỹ việc vận dụng chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành về xác định doanh thu và thời điểm ghi nhận doanh thu, việc hạch toán các trường hợp ghi nhận doanh thu và đặc biệt về thực trạng kế toán tiêu thụ, cụ thể là nội dung, phương pháp và trình tự kế toán tại đơn vị thực tập. Bên cạnh đó, các tác giả cũng chỉ ra những hạn chế trong tổ chức công tác kế toán tiêu thụ ở đơn vị thực tập, như công tác tổ chức bộ máy kế toán; công tác lập, lưu chuyển và quản lý chứng từ, công tác xác định doanh thu… từ đó làm căn cứ để đưa ra các giải pháp hoàn thiện kế toán tiêu thụ sản phẩm.
Bài viết “Vận dụng nguyên tắc thực hiện đối với ghi nhận doanh thu trong kế toán” được đăng tải trên trang web: http://tapchiketoan.com của TS Lê Văn Liên và ThS Nguyễn Thị Hồng Vân đã đề cập và đi sâu hơn về vấn đề thời điểm ghi nhận doanh thu và vận dụng nguyên tắc thực hiện đối với việc ghi nhận doanh thu trong một số trường hợp đặc biệt.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, kế toán bán hàng vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần được khắc phục, giải quyết như vấn đề về chiết khấu thương mại trong web
www.tapchiketoan.com cũng có bài luận về vấn đề này: “Hướng dẫn kế toán chiết khấu thương mại” của Ths. Lê Thuý Hằng (Giảng viên khoa Kinh tế - QTKD Đại học Hà Tĩnh);
Ngoài ra còn có ý kiến của PGS, TS Nguyễn Văn Công (Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân) trên Tạp Chí Kinh Tế và Phát Triển “ Bàn về kế toán bán hàng đại lý , ký gửi”. Trong đó tác giả có phản ánh về cách thức ghi chép nghiệp vụ kế toán bán hàng đại lý đúng giá hưởng hoa hồng tại DN nhận bán đại lý. Đó là việc lồng ghép các nghiệp vụ riêng biệt với chứng từ phản ánh khác nhau ( lồng nghiệp vụ bán hàng đại lý và nghiệp vụ ghi nhận hoa hồng đại lý được hưởng) vào trong một bút toán ghi sổ. Khi mà việc ghi chép này chỉ được thực hiện trên bảng tổng hợp chứng từ cùng loại.
Nhìn chung DN còn gặp nhiều lúng túng trong việc vận dụng VAS 14, VAS 02 vào trong ghi nhận doanh thu và xác định doanh thu cũng như giá vốn hàng bán.
2.1.2. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường tới kế toán bán hàng tại công ty CP DVNgoại Thương WCO