công tác kế toán bán hàng và xac định kết quả tại công ty TNHH Chân Trời Xanh
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN I Lí LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP
I.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CễNG TY TNHH CHÂN TRỜI XANH 291 Quỏ trỡnh hỡnh thành và phỏt triển của Cụng ty 29
4.Đặc điểm chung về cụng tỏc kế toỏn của cụng ty 33
ii thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả tại công ty TNHH chân trời xanh
2.Thực trạng cụng tỏc kế toỏn xỏc định kết quả bỏn hàng 52
PHẦN III:CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIấN CễNG TÁC KẾ 54
Trang 2TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH CHÂN TRỜI XANH
I NHẬN XÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG
541.Kế toán bán hàng
2.Tình hình theo dõi công nợ
3.Về nghiệp vụ bán hàng, xác định doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
II.Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH Chân Trời Xanh
561.ý kiến về bộ máy kế toán và phân công trong bộ máy kế toán 562.Ý kiÕn vÒ hoµn thiÖn kÕ to¸n chi tiÕt hµng ho¸ 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước ta đang tiến hành cải cách nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Nền kinh tế đang có những chuyển biến lớn, cơ chế kinh tế mới đã khẳng định vai trò của hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ Để phát huy vai trò tất yếu của các doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lí, điều tiết của Nhà nước đòi hỏi các Doanh nghiệp không những tích luỹ vốn và kinh nghiệm cho mình mà còn tìm chỗ đứng trên thị trường để tăng thu nhập cho người lao động và góp phần nào vào ngân sách Nhà nước.
Trong quá trình hoạt động SXKD, hoạt động tài chính - kế toán là hoạt động không thể thiếu được đối với mỗi Doanh nghiệp, bởi kế toán tài chính là phương tiện hiệu quả nhất để thông tin và kiểm tra phân tích quá trình hoạt động sản xuất của Công ty Thông qua công tác kế toán tài chính mà khắc hoạ lên một bức tranh toàn cảnh về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty một cách toàn diện, đầy đủ và sâu sắc nhất.
Trang 3Sau một thời gian thực tập tại Công ty TNHH Chân Trời Xanh được sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo cùng các cán bộ phòng kế toán của Công ty, cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo Trần Mạnh Dũng - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Hà nội Em đã hoàn thành báo cáo thực tập về công tác kế toán bán hàng và xac định kết quả tại công ty TNHH Chân Trời Xanh.
tài này được chia làm 3 phần:
Phần 1: Lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp.
Trang 4- Giá trị chính là giá thành của hàng hoá nhập kho hay gía vốn của hàng hoá đem bán
b Bán hàng hoá là quá trình trao đổi để thực hiện giá trị của hàng hoá, tức là chuyển hoá vốn của doanh nghiệp từ hình thái hiện vật (hàng) sang hình thái tiền tệ (tiền).
-Để thực hiện được việc trao đổi hàng - tiền, Công ty phải bỏ ra những khoản chi gọi là chi phí bán hàng, tiền hàng gọi là doanh thu bán hàng Doanh thu bán hàng gồm doanh thu bán hàng ra ngoài và doanh thu bán hàng nội bộ.
- Thu nhập của Công ty: là số thu từ các hoạt động của Công ty Ngoài thu từ bán hàng (doanh thu bán hàng) tức là thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty còn có thu nhập từ hoạt động khác như: thu nhập hoạt động tài chính, thu nhập nghiệp vụ bất thường.
- Kết quả kinh doanh của Công ty trong một kỳ hạch toán bao gồm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả nghiệp vụ bất thường.
-Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định là số chênh lệch giữa doanh thu thuần (doanh thu bán hàng hoá, lao vụ, dịch vụ, sau khi loại trừ thuế chiết khấu bán hàng, giám giá hàng bán ) với trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
-Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập với chi phí của hoạt động tài chính.
-Kết quả kinh doanh của Công ty có thể lãi hoặc lỗ Lãi sẽ được phân phối cho những mục đích nhất định theo quy định của cơ chế tài chính như: làm nghĩa vụ với Nhà nước với hình thức nộp thuế lợi tức chia lãi cho các bên góp vốn, để lại doanh nghiệp hình thành các quỹ và bổ sung nguồn vốn.
1.2 Vai trò của tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá
Trang 5Bán hàng là một chức năng chủ yếu của doanh nghiệp, bên cạnh đó nó còn nhiều chức năng khác như mua hàng, dự trữ hàng Bất kỳ một doanh nghiệp thương mại nào cũng phải thực hiện hai chức năng mua và bán Hai chức năng này có sự liên hệ với nhau mua tốt sẽ tạo điều kiện cho bán tốt Để thực hiện tốt các nghiệp vụ trên đòi hỏi phải có sự tổ chức hợp lý các hoạt động, đồng thời tổ chức nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng Như vậy tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp về mặt tổ chức và nắm bắt nhu cầu của thị trường.
Chỉ có thông qua việc bán hàng - giá trị sản phẩm dịch vụ mới được thực hiện do đó mới có điều kiện để thực hiện mục đích của nền sản xuất hàng hoá và tái sản xuất kinh doanh không ngừng được mở rộng Doanh thu bán hàng sẽ bù đắp được các chi phí bỏ ra, đồng thời kết quả bán hàng sẽ quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Bán hàng tự thân nó không phải là một quá trình của sản xuất kinh doanh nhưng nó lại là một khâu cần thiết của tái sản xuất xã hội Vì vậy bán hàng góp phần nâng cao năng suất lao động, phục vụ sản xuất tiêu dùng và đời sống xã hội Nhờ có hoạt động bán hàng, hàng hoá sẽ được đưa đến tay người tiêu dùng và thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng về số lượng cơ cấu và chất lượng hàng hóa, việc tiêu thụ hàng hoá góp phần cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.
Kết quả cuối cùng tính bằng mức lưu chuyển hàng hoá mà việc mức lưu chuyền hàng hoá lại phụ thuộc vào mức bán hàng nhanh hay chậm Doanh nghiệp càng tiêu thụ được nhiều hàng hoá thì sức mạnh của doanh nghiệp càng tăng lên Như vậy bán hàng sẽ quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, có bán được hàng hoá thì doanh nghiệp mới có khả năng tái sản xuất.
Tiêu thụ hàng hoá có ý nghĩa trong nền quốc dân nói chung và với doanh nghiệp nói riêng:
Trang 6Nền kinh tế quốc dân thực hiện bán hàng là tiền đề cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa tiền - hàng trong lưu thông Đăc biệt là đảm bảo cân đối giữa các ngành, các khu vực trong nền kinh tế Các đơn vị trong nền kinh tế thị trường, không thể tồn tại và phát triển một cách độc lập mà giữa chúng có mối quan hệ qua lại khăng khít với nhau Quá trình bán sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ cân đối sản xuất giữa các ngành, các đơn vị với nhau nó tác động đến quan hệ cung cầu trên thị trường.
Bản thân doanh nghiệp, thực hiện tốt khâu bán hàng là phương pháp gián tiếp thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, tạo điều kiện mở rộng tái sản xuất.
Trong doanh nghiệp kế toán sử dụng như một công cụ sắc bén và có hiệu lực nhất để phản ánh khách quan và giám đốc toàn diện mọi hoạt động của SXKD của một đơn vị Kế toán bán hàng là một trong những nội dung chủ yếu của kế toán trong doanh nghiệp thương mại
Qua những điều trên ta thấy rằng bán hàng có vai trò vô cùng quan trọng Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều không thể thiếu đi chức năng này.
1.3 Yêu cầu quản lý về hàng hoá và bán hàng
a Sự cần thiết quản lý hàng hoá và các yêu cầu quản lý:
Việc quản lý hàng hoá trong doanh nghiệp ở tất cả các khâu như thu mua, bảo quản, dự trữ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạ thấp giá thành nhập kho của hàng hoá Để tổ chức tốt công tác quản lý hàng hoá đòi hỏi các doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phân loại từng chủng loại hàng hoá, sắp xếp trật tự gọn gàng có khoa học để thuận tiện cho việc nhập - xuất tồn kho được dễ dàng.
- Hệ thống kho tàng đầy đủ, phải được trang bị các phương tiện bảo quản, cân đong đo đếm cần thiết để hạn chế việc hao hụt mất mát hàng hoá trong toàn doanh nghiệp.
Trang 7- Phải quy định chế độ trách nhiệm vật chất cho việc quản lý hàng hoá toàn doanh nghiệp.
Kế toán nói chung và kế toán hàng hoá nói riêng là công cụ đắc lực để quản lý tài chính và quản lý hàng hoá Kế toán hàng hoá cung cấp kịp thời chính xác thông tin về tình hình mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng hàng hoá.
b Sự cần thiết quản lý bán hàng và yêu cầu quản lý:
Bán hàng là quá trình trao đổi để thực hiện giá trị hàng hoá, tức là chuyển hàng hoá vốn của doanh nghiệp từ hình thái hiện vật (hàng) sang hình thái tiền tệ (tiền).
Hàng được đem bán có thể là thành phẩm, hàng hoá vật tư hay lao vụ, dịch vụ cung cấp cho khách hàng Việc bán hàng có thể để thoả mãn nhu cầu của cá nhân đơn vị ngoài doanh nghiệp gọi là bán hàng ra ngoài Cũng có thể được cung cấp giữa các ca nhân đơn vị cùng công ty, một tập đoàn gọi là bán hàng nội bộ.
Quá trình bán hàng được coi là hoàn thành khi có đủ hai điều kiện:- Gửi hàng cho người mua.
- Người mua trả tiền hay chấp nhận trả tiền.
Tức là ngiệp vụ bán hàng chỉ xảy ra khi giao hàng xong, nhận được tiền hay giấy chấp nhận thanh toán của người mua Hai công việc này diễn ra đồng thời cùng một lúc với các đơn vị giao hàng trực tiếp Phần lớn việc giao tiền và nhận hàng tách rời nhau: Hàng có thể giao trước, tiền nhận sau hoặc tiền nhận trước hàng giao sau Từ đó dẫn đên doanh thu bán hàng và tiền bán hàng nhập quỹ không đồng thời.
Khi thực hiện việc trao đổi hàng tiền, doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản chi gọi là chi phí bán hàng Tiền bán hàng gọi là doanh thu bán hàng.
Doanh thu bán hàng bao gồm doanh thu bán hàng ra ngoài và doanh thu bán hàng nội bộ.
Trang 8Tiền bán hàng nhập quỹ phản ánh toàn bộ số tiền mua hàng mà người mua đã trả cho doang nghiệp.
Phân biệt được doanh thu bán hàng và tiền bán hàng nhập quỹ giúp doanh nghiệp xác định chính xác thời điểm kết thúc quá trình bán hàng, giúp bộ phận quản lý tìm ra phương thức thanh toán hợp lý và có hiệu quả, chủ động sử dụng nguồn vốn đem lại nguồn lợi lớn nhất cho doanh nghiệp.
Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp được ghi nhận khi hàng hoá được chuyển cho người mua và thu được tiền bán hàng ngay hoặc chấp nhần trả tiền tuỳ theo phương thức thanh toán:
+ Trường hợp thu ngay được tiền khi giao hàng: Doanh thu bán hàng chính là tiền bán hàng thu được.
+ Trường hợp nhận được chấp nhận thanh toán gồm:
- Hàng hoá xuất cho người mua được chấp nhận thanh toán đến khi hết thời hạn thanh toán chưa thu được tiền về vẫn được coi là kết thúc nghiệp vụ bán hàng Doanh thu bán hàng trong trường hợp này được tính cho kỳ này nhưng kỳ sau mới có tiền nhập quỹ.
- Trường hợp giữa khách hàng và doanh nghiệp có áp dụng phương thức thanh toán theo kế hoạch thì khi gửi hàng hoá cho người mua, số tiền bán hàng gửi bán được chấp nhận là doanh thu bán hàng.
Từ những phân tích trên đây ta thấy rằng thực hiên tốt công tác bán hàng thu doanh thu về cho doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, do vậy trong công tác quản lý nghiệp vụ bán hàng cần phải nắm bắt, theo dõi chặt chẽ từng phương thức bán hàng, từng thể thức thanh toán, từng khách hàng và từng loại hàng hoá bán ra Đôn đốc thanh toán, thu hồi đầy đủ kịp thời tiền vốn của doanh nghiệp.
Để tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất kinh doanh,kế toán thực sự là công cụ quản lý sắc bén, có hiệu lực, thì kế toán bán hàng phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
Trang 9- Tổ chức theo dõi, phản ánh chính xác đầy đủ, kịp thời và giám đốc chặt chẽ về tình hình có và sự biến động (nhập - xuất) của từng loại hàng hoá trên cả hai mặt hiện vật và giá trị
- Theo dõi, phản ánh và giám đốc chặt chẽ quá trình bán hàng, ghi chép kịp thời, đầy đủ các khoản chi phí, thu nhập bán hàng, xác định kết quả kinh doanh thông qua doanh thu bán hàng một cách chính xác.
- Cung cấp những thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan, đồng thời định kỳ có tiến hành phân tích kinh tế đối với hoạt động bán hàng và xác định kết quả.
1.4 Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp
- Tổ chức theo dõi phản ánh chính xác đầy đủ kịp thời và giám đốc chặt chẽ về tình hình hiện có và sự biến động (nhập, xuất) của từng loại thành phẩm, hàng hoá trên cả hai mặt: vật và giá trị.
- Theo dõi phản ánh và giám đốc chặt chẽ quá trình tiêu thụ ghi chép kịp thời, đầy đủ các khoản chi phí bán hàng thu nhập bán hàng và các khoản thu nhập khác.
- Xác định chính xác kết quả của từng loại hoạt động trong doanh nghiệp, phản ánh và giám sát tình hình phân phối kết quả đôn đốc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
- Cung cấp những thông tin kinh tế định kỳ cho bộ phận liên quan Đồng thời phân tích kinh tế định kỳ đối với các hoạt động lưu chuyển hàng hoá và phân phối kết quả của Công ty.
1.5 Các phương thức tiêu thụ
a Bán hàng theo phương thức gửi hàng
Theo phương thức này, định kỳ doanh nghiệp gửi hàng cho khách hàng trên cơ sở của thoả thuận trong hợp đồng mua bán hàng giữa hai bên và giao hàng tại địa điểm đã quy ước trong hợp đồng Khi xuất kho gửi đi, hàng vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, chỉ khi nào khách hàng đã
Trang 10trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán thì khi ấy hàng mới chuyền quyền sở hữu và được ghi nhận doanh thu bán hàng.
b Bán hàng và kế toán bán hàng theo phương pháp giao hàng trực tiếp
Theo phương thức này bên khách hàng uỷ quyền cho cán bộ nghiệp vụ đến nhận hàng tại kho của doanh nghiệp bán hoặc giao nhận hàng tay ba Người nhận hàng sau khi ký vào chứng từ bán hàng của doanh nghiệp thì hàng hoá được xác định là bán (hàng đã chuyển quyền sở hữu)
2.Công tác bán hàng2.1 Đánh giá thực tế
Trong Công ty kế toán sử dụng đánh giá theo giá thực tế.Đánh giá thực tế:
Trị giá hàng hoá phản ánh trong kế toán tổng hợp (phản ánh trên tài khoản, sổ tổng hợp ) phải được đánh giá theo giá trị thực tế (đối với hàng hoá còn gọi là giá vốn thực tế của hàng hoá nhập vào được xác định phù hợp với từng nguồn nhập).
Hàng mua vào được đánh giá theo trị giá (giá vốn) thực tế bao gồm: giá mua và chi phí mua Nếu hàng mua vào phải qua sơ chế bán thì giá vốn thực tế còn bao gồm cả chi phí chế biến sơ chế.
Đối với hàng hoá xuất kho cũng đánh giá theo giá thực tế Vì hàng hoá nhập kho có thể theo những giá thực tế khác nhau ở từng thời điểm trong kỳ khi nhập Vì vậy việc tính toán chính xác, xác định giá thực tế hàng hoá xuất kho, Công ty áp dụng trong các phương pháp sau:
+ Tính theo giá trị thực tế từng loại hàng hoá theo từng lần nhập.+ Tính theo giá thực tế nhập trước, xuất trước.
Xác định giá thực tế hàng hoá:- Giá thực tế nhập kho.
Đối với hàng mua ngoài thì giá thực tế là giá mua ghi trên hoá đơn (bao gồm cả các khoản thuế nhập khẩu, thuế khác nếu có) cộng (+) với các
Trang 11chi phí mua thực tế (bao gồm chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, tiền phạt, tiền bồi thường chi phí nhân viên ) trừ (-) các khoản triết khấu giảm giá (nếu có).
- Giá thực tế xuất kho:
Việc tính giá thực tế của hàng hoá xuất kho Công ty tính theo phương pháp sau:
+ Tính theo giá thực tế đích danh: Giá thực tế vật liệu xuất kho được căn cứ vào đơn giá thực tế vật liệu nhập kho theo từng lô hàng, từng lần nhập và số liệu xuất khi theo từng lần.
+ Tính theo giá trị thực tế nhập trước xuất trước.
Theo phương pháp này Công ty xác định được đơn giá thực tế nhập kho của từng lần nhập Sau đó căn cứ vào số lượng xuất tính ra giá thực tế xuất kho theo nguyên tắc Tính theo đơn giá thực tế nhập trước đối với lượng xuất kho thuộc lần nhập trước, được tính theo đơn giá thực tế các lần nhập sau Như vậy giá thực tế của hàng tồn kho cuối kỳ chính là giá thực tế của hàng nhập kho thuộc các lần vào sau cùng.
2.2 Kế toán nhập xuất kho hàng hoá
Để phục vụ công tác kế toán nói chung và kế toán chi tiết hàng hoá việc hạch toán ở phòng kế toán được tiến hành đồng thơì trên sổ chứng từ.
Theo quyết định số 15/2006/QD-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ tài chính chứng từ kế toán cần thiết cho bán hàng gồm:
- Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho (mẫu 02 - BH)- Hoá đơn bán hàng (mẫu 01a,b - BH)
- Phiếu xuất kho (mẫu 01 - VT)- Phiếu xuất kho (mẫu 02 - VT)
- Biên bản kiểm kê hàng hoá (mẫu 03 - VT)
Những chứng từ mang tính bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy định của Nhà nước Công ty có thể sử dụng thêm các chứng từ kế toán tuỳ theo đặc điểm tình hình cụ thể của doanh nghiệp với các chứng từ kế
Trang 12toán thống nhất, bắt buộc phải được lập kịp thời đầy đủ theo quy định về biểu mẫu, nội dung, phương pháp lập, người lập phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu trong việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế.
Mọi chứng từ kế toán vật liệu phải được tổ chức luân chuyển theo trình tự và thời gian do kế toán trưởng quy định.
2.2.1 Sổ kế toán chi tiết hàng hoá
Để phục vụ công tác kế toán chi tiết hàng hoá, tuy thuộc vào phương pháp hạch toán chi tiết áp dụng trong Công ty mà sử dụng các sổ (thẻ) kế toán chi tiết sau:
- Sổ (thẻ) kho
- Sổ kế toán chi tiết hàng hoá
Sổ (thẻ) kho (mẫu 06 - VT) được sử dụng để theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn kho của từng thứ hàng hoá Số (thẻ) kho không phân biệt hạch toán chi tiết hàng hoá theo phương pháp nào.
Sổ kế toán chi tiết hàng hoá được sử dụng để hạch toán từng lần nhập xuất hàng về mặt lượng và giá trị phụ thuộc vào phương pháp kế toán chi tiết mà Công ty áp dụng.
Ngoài ra sổ kế toán chi tiết trên còn có thể sử dụng các bảng kê nhập xuất tồn kho hàng hoá phục vụ cho việc ghi sổ kế toán được giản đơn, nhanh chóng, kịp thời.
Phương pháp kế toán chi tiết hàng hoá theo phương pháp thẻ song song.
- Nguyên tắc hạch toán.
Ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ (thẻ) kế toán chi tiết thành phẩm, hàng hoá để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn theo chi tiết hiện vật và giá trị.
Cơ sở để ghi sổ chi tiết hàng hoá là căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất sau khi cũng đã được kiểm tra và hoàn chỉnh đầy đủ.
Trang 13Cuối tháng kế toán cộng sổ chi tiết và tiến hành kiểm tra đối chiếu với sổ kho Ngoài ra để có số liệu đối chiếu với kế toán tổng hợp, cần phải có tổng hợp số liệu kế toán chi tiết từ các số chi tiết hàng hoá vào bảng kê nhập, xuất, tồn kho hàng hoá theo từng nhóm.
Có thể khái quát nội dung, trình tự hạch toán chi tiết hàng hoá theo phương pháp thẻ song song theo sơ đồ sau:
Sơ đồ hạch toán hàng hoá theo phương pháp thẻ song song
Ghi chú:
Ghi hàng ngày hoặc định kỳGhi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
2.2.2.Kế toán các khoản hao hụt mất mát hàng tồn kho
- Căn cứ vào biên bản về mất mát ,hao hụt hàng tồn kho,kế toán phản ánh giá trị hàng tồn kho,mất mát hao hụt ,ghi;
Nợ TK 1381
Có TK 151,152,153,154,155,156Sổ (thẻ) kho
Bảng tổng hợp
Nhập - xuất - tồn hàng hoá
Sổ chi tiết hàng hoá
Trang 14- Căn cứ vào biên bản sử lý về hàng tồn kho hao hụt, mất mát,kế toán ghi:
Nợ TK 111,134…Nợ TK 632
Có TK 1381
2.2.3.Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Cuối kỳ kế toán năm,khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
- Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn được lập thêm ghi:
Nợ TK 632 Có TK 159
- Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi:
Nợ TK 159 Có TK 632
II - KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG
1.Kế toán bán hàng
1.1 Doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh
- Doanh thu bán là tổng hợp giá trị thực hiện do tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, cung cấp lao vụ dịch vụ cho khách hàng.
- Doanh thu bán hàng thường được phân biệt cho từng loại hàng doanh thu bán hàng hoá, doanh thu bán thành phẩm, doanh thu cung cấp
Trang 15dịch vụ Ta còn phân biệt doanh thu theo từng phương thức tiêu thụ gồm doanh thu bán hàng ra ngoài và doanh thu bán hàng nội bộ.
- Thuế tiêu thụ là nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước về hoạt động tiêu thụ hàng hoá, cung cấp lao vụ, dịch vụ Thuế tiêu thụ có thể có các loại cụ thể như: Thuế doanh thu (VAT), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu.
Thuế tiêu thụ được tính trừ vào tổng doanh thu bán hàng.
- Các khoản làm giảm doanh thu bán hàng gồm có khoản doanh thu bị chiết khấu (gọi là khoản chiết khấu bán hàng) khoản doanh thu bị giảm giá (giảm giá hàng bán) và doanh thu của hàng hoá bị khách hàng trả lại.
1.1.1 Chứng từ và tài khoản kế toán a Chứng từ kế toán
Doanh thu bán hàng, thuế tiêu thụ và các khoản chiết khấu giảm giá, hàng bị trả lại được phản ánh trong các chứng từ và tài liệu có liên quan như:
+ Hoá đơn bán hàng
+ Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho+ Chứng từ tính thuế
+ Chứng từ trả tiền, trả hàng
b Tài khoản kế toán sử dụng
- TK 511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ".
Tài khoản này được dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động SXKD từ các giao dịch và nghiệp vụ sau :
- Bán hàng:Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và hàng hoá mua vào;
- Cung cấp dịch vụ:Thực hiện công việc đã thoả thuận theo hợp đòng trong một kỳ,hoạc nhiều kỳ kế toán như cung cấp dịch vụ vận tải ,du lịch, cho thuê TSCĐ theo phương thức cho thuê hoạt động…
Trang 16Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được, hoặc sẽ thu đượctừ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm,hàng hoá,cung cấp dịnh vụ cho khác hàng bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có).
Trong trường hợp doanh nghiệp có doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bằn ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán có thể thấp hơn doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ban đầu do các nguyên nhân:Doanh nghiệp chiết khấu thương mại ,giảm giá hàng đã bán cho khách hàng hoặc hàng bán bị trả lại(do không đảm bảo điều kiện về quy cách,phẩm chất ghi trong hợp đồng kinh tế) và doanh nghiệp phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu ,thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp được tính trên doanh thu bán hàngvà cung cấp dịch vụ thực tế mà doanh nghiệp đã thực hiện trong một kỳ kế toán.
Kết cấu và nội dung của TK511Bên nợ:
+ Số thuế phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và được xác định là tiêu thụ.
+ Doanh số của hàng bán bị trả lại
+ Khoản chiết khấu hàng bán thực tế phát sinh trong kỳ hạch toán.+ Khoản giảm giá hàng bán.
+ Kết chuyển doanh thu thuần vào TK911 Xác định kết quả
Bên có: Doanh thu bán hàng hoá, cung cấp lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ hạch toán.
Trang 17TK511 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 511 có năm tài khoản cấp 2.TK5111 - Doanh thu bán hàng hoá TK5112 - Doanh thu bán thành phẩmTK5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ TK5114 - Doanh thu trợ cấp,trợ giá
TK5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tưTK333 - "Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước"
Tài khoản này được sử dụng giữa doanh nghiệp với Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp Nhà nước trong kỳ hạch toán.
Kết cấu và nội dung của TK333.
Bên nợ: Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác đã nộp Nhà nước Bên có: Thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp Nhà nước.
Dư có: Thuế, phí, lệ phí và các khoản còn phải nộp Nhà nước.Trong TK 333 có các TK cấp 2 về thuế tiêu thụ.
TK3331 - Thuế doanh thu (VAT)TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt TK 3333 - Thuế xuất nhập khẩu
Và còn có nội dung, kết cấu của những tài khoản có liên quan đến như:
- TK515 “Doanh thu hoạt động tài chính”- TK512 “Doanh thu nội bộ”
- TK521 “Chiết khấu thương mại”- TK531 “Hàng bán bị trả lại”- TK532 "Giảm giá hàng bán"
1.1.2 Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu có thể sơ lược qua sơ đồ sau:
Sơ đồ kế toán doanh thu bán hàng, thuế tiêu thụ và các khoản
làm giảm doanh thu
Trang 18TK 333 TK 511, 512 TK 111,112,131 Thuế GTGT phải nộp Doanh thu bỏn hàng thu được
tiền ngay hoặc cho nợ
Kết chuyển hàng bỏn bị trả lại
Trị giá hàng hoá mua vào bao gồm:
- Đối với doanh nghiệp thuộc đối tợng nộp thuế GTGT theo phơng pháp khấu trừ thuế, giá trị hàng hoá mua vào là giá mua thực tế không có thuế GTGT đầu vào+ chi phí thu mua thực tế.
- Đối với doanh nghiệp thuộc đối tợng nộp thuế GTGT theo phơng pháp trực tiếp trên GTGT và cơ sở kinh doanh không thuộc đối tợng chịu
Trang 19thuế GTGT, giá trị hàng hoá mua vào là tổng gia thanh toán(bao gồm cả thuế GTGT đầu vào) + chi phí thu mua thực tế.
- Trờng hợp doanh nghiệp mua hàng hoá về bán nhng cấn phải qua sơ chế phân loại, chọn lọc thì giá mua của hàng hoá bao gồm giá mua + chi phí gia công sơ chế.
Đối với hàng hoá xuất kho cũng đợc tính theo giá vốn thực tế Tuỳ theo đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp mà áp dụng một trong các phơng pháp sau:
* Giá thực tế bình quân gia quyền:
Trang 20Theo phơng pháp này kế toán phải ghi sổ kế toán chi tiết mở cho từng thứ hàng cả về số lợng, đơn giá và số tiền của từng lần nhập, xuất kho hàng hoá.
Giá thực tế xuất kho = Đơn giá thực tế hàng hoá tồn đầu kỳ nhân Số lợng hàng hoá sản suất trong kỳ
1.2.2 Đánh giá theo giá hạch toán
Doanh nghiệp có thể sử dụng giá hạch toán để ghi chép kịp thời tình hình biến động hàng ngày của hàng hoá một cách ổn định Giá có thể chọn hoặc làm cơ sở xây dựng giá hạch toán là giá kế hoạch hay là giá nhập kho, hệ số giữa giá thực tế với giá hạch toán làm cơ sở tính giá thực tế hàng hoá xuất kho trong kỳ.
Công thức tính:
= Giá hạch toán hàng hoá xuất trong kỳ x
Hệ số giá đợc tính cho từng loại, từng nhóm, từng thứ hàng hoá tuỳ thuộc vào yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp
1.3 Kế toán chi phí bán hàng1.3.1 Nội dung chi phí bán hàng
Trong quá trình tiêu thụ hàng hoá Công ty phải chi ra các khoản chi cho khâu bán hàng.
Chi phí bán hàng là chi phí lu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hoá, lao vụ, dịch vụ Chi phí bán hàng phát sinh trong giao dịch, giao bàn, đóng gói
Trang 21Theo quy định hiện hành, chi phí bán hàng đợc chia ra thành các loại sau:
- Chi phí nhân viên: là phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản hàng hoá bao gồm tiền lơng tiền công và các khoản phụ cấp, trích BHXH, BHYT, KPCĐ.
- Chi phí vật liệu bao bì: các chi phí vật liệu bao bì dùng để đóng gói, bảo quản hàng hoá cho sửa chữa, bảo quản TSCĐ.
- Chi phí dụng cụ đồ dùng: chi phí về công cụ, dụng cụ, đồ dùng đo ờng, tính toán làm việc trong quá trình tiêu thụ hàng hoá.
l Chi phí khấu hao TSCĐ: chi phí khấu hao TSCĐ dùng trong khâu tiêu thụ hàng hoá nh: nhà kho, cửa hàng, bến bãi, phơng tiện bốc dỡ, vận chuyển, phơng tiện tính toán đo lờng kiểm nghiệm chất lợng
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: các chi phí về dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bán hàng nh: chi phí thuê ngoài TSCĐ, tiền thuê bãi, tiền thuê bốc vác, vận chuyển
- Chi phí bằng tiền khác: các chi phí bằng tiền phát sinh trong khâu bán hàng, ngoài các chi phí kể trên nh: chi phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng, chi phí giới thiệu hàng hoá, chi phí hội nghị khách hàng
Các chi phí phát sinh trong khâu bán hàng cần thiết đợc phân loại và tổng hợp theo đúng nội dung quy định Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh doanh Trờng hợp những hoạt động có chu kỳ kinh doanh dài, trong kỳ có ít hàng hoá tiêu thụ thì cuối kỳ hạch toán kế toán kết chuyển toàn bộ hoặc một phần chi phí bán hàng sang theo dõi ở loại "chi phí chờ kết chuyển".
1.3.2 Tài khoản sử dụng chủ yếu.
- TK 641 "Chi phí bán hàng".
Tài khoản này đợc dùng để phản ánh tập hợp và kết chuyển các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hoá, lao vụ gồm các khoản chi phí nh đã nêu ở trên.
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK641.
Trang 22Bên nợ: Chi phí bán hàng trực tiếp phát sinh trong kỳBên có:
+ Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng
+ Kết chuyển chi phí bán hàng để tính kết quả kinh doanh hoặc để chờ kết chuyển kinh doanh.
Tài khoản 641 không có số d cuối kỳ.
1.3.3 Phơng pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu đợc hạch toán theo sơ đồ sau:
chi phớ bỏn hàng trong
Trang 23Chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm nhiều khoản cụ thể, được phân chia thành các loại sau:
a Chi phí nhân viên quản lý: Gồm các chi phí về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn
b Chi phí vật liệu quản lý: Giá trị vật liệu, nhiên liệu xuất dùng cho công việc quản lý doanh nghiệp, cho sửa chữa TSCĐ, công cụ, dụng cụ
c Chi phí khấu hao TSCĐ: Khấu hao TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp như: nhà cửa, vật kiến trúc, phương tiện chuyền dẫn
e Thuế phí và lệ phí: Chi phí và thuế như thuế môn bài, thu trên vốn, thuế nhà đất và các khoản phí, lệ phí khác.
g Chi phí dự phòng: Các khoản trích dự phòng, giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi.
h Chi phí dịch vụ mua ngoài: Các khoản chi về dịch vụ mua ngoài thuê ngoài như: tiền điện, tiền nước, điện thoại, thuê sản xuất TSCĐ chung của toàn doanh nghiệp.
Trang 24i Chi phí bằng tiền khác: Các khoản chi bằng tiền khác phát sinh cho nhu cầu quản lý doanh nghiệp, ngoài các chi phí kể trên như chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, đào tạo cán bộ
Chi phí quản lý doanh nghiệp cần được dự tính và quản lý chi tiêu tiết kiệm hợp lý Chi phí quản lý doanh nghiệp liên quan đến hoạt động trong doanh nghiệp do vậy cuối kỳ cần được kết chuyển và xác định kết quả, trường hợp doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất dài, trong kỳ không có sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ thì cuồi kỳ chi phí quản lý doanh nghiệp được kết chuyển sang theo dõi ở loại "chi phí chờ kết chuyển".
1.4.2 Tài khoản và trình tự kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
1.4.2.1 Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 642 "Chi phí quản lý doanh nghiệp".
Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí chung của doanh nghiệp gồm các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và chi phí chung khác liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp.
Kết cấu và nội dung phản ánh TK642.Bên Nợ:
Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ.Bên Có:
+ Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Số chi phí quản lý doanh nghiệp được kết chuyển sang TK911 XĐkết quả hay TK142 - chi phí trả trước.
Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ.
1.4.2.2 Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu có thể sơ lược qua sơ đồ sau:
Trang 25Sơ đồ kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí chờ kết chuyển còn lại cuối kỳ
QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG
KỲ
Trang 26Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của doanh nghiệp sau một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ.
Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành, cách xác định và nội dung của từng loại kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nh sau:
+ Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với trị giá vốn hàng bán (của hàng hoá, lao vụ, dịch vụ) chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập bất thờng với các khoản chi phí bất thờng.
2.2 Tài khoản sử dụng:
- Tài khoản 911 "Xác định kết quả"Bên nợ:
Trị giá vốn của hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ+ Chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất thờng+ Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp + Số lãi trớc thuế của doanh nghiệp trong kỳ (kết chuyển).Bên có:
+ Doanh thu thuần của hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ+ Thu nhập thuần hoạt động tài chính và thu nhập bất thờng.+ Giá vốn hàng hoá bị trả lại
+ Thực lỗ về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ.Tài khoản 911 không có số d.
- Tài khoản 421 "Lãi cha phân phối" Bên nợ:
+ Số lỗ về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ+ Phân phối tiền lãi
Bên có:
+ Số thực lói về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ.
+ Số lói cấp dưới nộp lờn, số lỗ được cấp trờn bự.
Trang 27+ Xử lý các khoản lỗ về kinh doanh Dư Có: Số lãi chưa phân phối sử dụng Tài khoản 421 có hai tài khoản cấp 2.TK4211: Lãi năm trước
TK4212: Lãi năm nay
TK 515,711Cuối kỳ K/C chi phí hoạt động
tài chính, chi phí bất thường
Cuối kỳ K/C thu nhập HĐTCthu nhập bất thường
K/C chi phí bán hàng,chi phí QLDN kỳ trước
K/C lãi kinh doanh
TK 421K/C lỗ kinh doanh
Trang 28THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNGVÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH
CHÂN TRỜI XANH
I – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH CHÂN TRỜI XANH
1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Trong những ngày đầu của năm 2002 do thấy được nước ta ngày càng phát triển và nhu cầu về hàng hoá tiêu dùng ngày càng tăng nên ông Nguyễn Viết Hoành và bà Bùi Thu Chung đã quyết định cùng nhau thành lập công ty THHH Chân Trời Xanh Công ty TNHH Chân Trời Xanh được thành lập vào ngày 11/ 06/ 2002
- Giấy phép thành lập số 2291/ QĐUB do UBND thành phố Hà Nội cấp.
- Giấy phép ĐKKP số 044991 do UBND thành phố Hà Nội cấpCông ty TNHH Chân Trời Xanh được thành lập với nguồn vốn đóng góp chủ yếu của:
- Ông Nguyễn Viết Hoành :1.000.000.000 Giám đốc Công ty.- Bà Bùi Thu Chung : 500.000.000 Phó Giám đốc Công ty.
Vốn của Công ty trong những ngày đầu hoạt động là 1.500.000.000 VNĐ
Để đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường Ngành nghề chính của Công ty là mua bán, ký gửi hàng hoá và bán buôn hàng tiêu dùng Đặc biệt phát triển việc phân phối lưu chuyển các sản phẩm bột ngũ cốc,trà đào ,trà chanh của singapore và các sản phẩm đồ uống hoa quả của thái lan
Trang 29- Về tổ chức lao động: với trên 20 lao động có năng khiếu phù hợp luân chuyển theo từng nhóm hàng.
- Về việc phân phối lưu chuyển hàng hoá công việc có phần phát triển song bên cạnh đó cũng không ít những khó khăn và thuận lợi của Công ty.
* Khó khăn:
Hiện nay trên thị trường về hàng tiêu dùng có rất nhiều hãng cạnh tranh nên năm đầu tiên khi thành lập Công ty công việc kinh doanh đạt hiệu quả thấp.
* Thuận lợi:
Chỉ sau hai năm có năng lực, phát huy sự năng động và sáng tạo trong công việc phân phối hàng hoá bằng những chương trình khuyến mại, quảng cáo Công ty làm ăn đã có hiệu quả, có uy tín và hiện nay Công ty ký hợp đồng độc quyền phân phối các sản phẩm đã nêu trên
Từ những khó khăn thuận lợi trên do có sự năng động sáng tạo trong công tác kinh doanh, do vậy ta thấy Công ty TNHH Chân Trời Xanht đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường và đạt hiệu quả cụ thể là:
Đơn vị tính :1000 đồng
1 Doanh thu bán hàng 1,933,223,124 2,210,411,654 2,944,803,4342 Giá vốn hàng bán 1,610,636,314 1,807,691,888 2,491,167,0913 Thu nhập thuần 9,172,162 24,972,726 39,624,620
Nhìn vào số liệu trên ta thấy công ty THHH Chân Trời Xanh đã hoạt động khá có hiệu quả.Doanh thu và lợi nhuận sau thuế ngày càng tăng.tuy nhiên hiện tại công ty vẫn đang cố gắng giảm tới mức tối đa chi phí bán hàng để có thể giảm giá hàng bán từ đó cạnh tranh với các công ty
Trang 30khác.Ngoài ra công ty còn phấn đấu nâng cao trình độ quản lý cũng như năng lực làm việc của nhân viên kinh doanh ,đáp ứng đầy đủ nhu cầu đời sống cho nhân viên để họ yên tâm công tác.Với nhưng thành tich đạt được công ty vẫn đã và đang cố gắng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước.
2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Công ty đặt trụ sở tại số A20 Tập thể Hà Thuỷ Hoàng Cầu - Đống - Đa Hà Nội
- Cửa hàng Chi nhánh đặt tại các tỉnh là: Sơn Tây,Thái Nguyên,Hải Phòng,Việt Trì,Bắc Ninh…
Công ty TNHH Chân Trời Xanh tổ chức các bộ phận để đảm nhận tất cả các phần việc, bán hàng, phân phối lưu chuyển hàng hoá đứng đầu là giám đốc
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng kế toán tài vụ
Phòng Kinh doanh
Trang 31- Phòng Giám đốc Công ty: Phụ trách chung, chỉ đạo trực tiếp bộ phận xuất nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng
- Phòng phó Giám đốc Công ty :Là phòng giúp việc cho Giám đốc Công ty phu trách việc giao dịch với các công ty nước ngoài
- Phòng kế toán tài vụ: do đặc thù là quá trình lưu chuyển phân phối hàng hoá nên Công ty tổ chức bộ máy kế toán đảm bảo linh hoạt đáp ứng được nhu cầu quản lý.
+ Cấp vốn cho lĩnh vực chuyển hàng hoá + Quản lý được tài chính và chi phí + Hạch toán kế toán kịp thời, chính xác.
+ Thực hiện đúng chính sách của Nhà nước về quản lý tài chính hạch toán kế toán văn phòng Công ty.
-Phòng kinh doanh:có nhiệm vụ tiêu thụ toàn bộ sản phẩm mà công ty nhập từ nước ngoài về,quản lý mạng lưới các đại lý ở các tỉnh,nghiên cứu thị trường….
3 Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh :
Là một doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH Chân Trời Xanh tổ chức quản lý theo một cấp : Đứng đầu là Ban giám đốc công ty, có nhiệm vụ chỉ đạo trực tiếp đến các phòng ban, cửa hàng.
- Giám đốc Công ty là người trực tiếp lãnh đạo điều hành mọi hoạt động của Công ty thông qua bộ máy lãnh đạo trong Công ty.
- Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Công ty trong quan hệ đối nội, đối ngoại và kết quả hoạt động của Công ty.
- Giúp việc cho Ban giám đốc là các phòng ban chức năng :
+Phòng kinh doanh : có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh đáp ứng yêu cầu hoạt động của Công ty.
+Phòng kế toán : chịu trách nhiệm quản lý tài sản, hạch toán kinh tế theo chế độ kế toán Nhà nước qui định, theo qui chế của Công ty Chịu