Đề tài: HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VÀ THU HÚT VỐN ODA NHẬT BẢN VÀOPHÁT TRIỂN CẢNG BIỂN VIỆT NAM LỜI MỞ ĐẦU Hội nghị Nhóm tư vấn Các nhà tài trợ Việt Nam diễn ra tháng 11 năm 1993 tạiParis Pháp mở r
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
1 Chương 1: Tổng quan về ODA 6
1.1 Khái niệm 6
1.2 Đặc điểm của vốn đầu tư ODA 7
1.2.1 Ưu điểm: 7
1.2.2 Bất lợi khi nhận ODA 10
1.3 Vai trò của ODA đối với nền kinh tế Việt Nam 12
1.3.1 ODA là nguồn bổ sung vốn quan trọng cho đầu tư phát triển 12
1.3.2 ODA giúp cho việc tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực 13
1.3.3 ODA giúp cho việc điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế 13
1.3.4 ODA góp phần làm tăng khả năng thu hút ODA và tạo điều kiện để mở rộng đầu tư phát triển 14
1.4 Các hình thức của vốn đầu tư ODA 14
1.4.1 Theo phương thức hoàn trả: ODA có 3 loại 14
1.4.2 Theo nguồn cung cấp: ODA có 2 loại 15
1.4.3 Theo mục tiêu sử dụng: ODA có 4 loại 16
1.5 Quy trình thực hiện dự án ODA 16
1.5.1 Quy hoạch ODA 16
1.5.2 Vận động ODA 16
1.5.3 Chuẩn bị nội dung, các chương trình, dự án ODA 17
1.5.4 Thẩm định, phê duyệt chương trình, dự án ODA 17
1.5.5 Đàm phán, kí kết 17
1.5.6 Quản lí thực hiện 18
1.5.7 Đánh giá 19
1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA 19
Trang 21.6.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vốn ODA từ phía tài trợ 19
1.6.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vốn ODA từ phía nhận tài trợ 20
2 Chương 2: Tình hình viện trợ ODA của Nhật Bản vào phát triển cảng biển Việt Nam, tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam 21
2.1 Tình hình viện trợ nguồn vốn ODA của Nhật Bản vào các cảng biển Việt Nam.21 2.1.1 Dự án cảng Cái Lân, Quảng Ninh 23
2.1.2 Dự án cải tạo và nâng cấp cảng Hải Phòng giai đoạn 2 24
2.1.3 Dự án nâng cấp cảng Tiên Sa – Đà Nẵng giai đoạn 1 24
2.1.4 Dự án cảng quốc tế Cái Mép – Thị Vải, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 25
2.1.5 Dự án Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng 26
2.1.6 Dự án Xử lý chất thải Cảng cá Cát Lở - Vũng Tàu 28
2.1.7 Dự án chuyển giao hệ thống soi chiếu container tại cảng Tân Cảng – Cát Lái, thành phố Hồ Chí Minh 29
2.2 Hiệu quả của nguồn vốn ODA Nhật Bản đến phát triển cảng biển Việt Nam 30
2.3 Tồn tại trong thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản đến phát triển cảng biển Việt Nam và nguyên nhân 33
2.3.1 Tồn tại 33
2.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế khi thực hiện các dự án có vốn ODA Nhật Bản vào cảng biển Việt Nam 35
2.3.3 Bài học kinh nghiệm 38
3 Chương 3: Các giải pháp nhằm thu hút đầu tư và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA của Nhật Bản vào phát triển cảng biển Việt Nam 40
3.1 Các giải pháp về thu hút nguồn vốn ODA Nhật Bản vào phát triển cảng biển Việt Nam: 40 3.1.1 Tăng cường quan hệ đối tác với nhà tài trợ Nhật Bản 40
3.1.2 Cải thiện tình hình quản lí, sở hữu và khai thác cảng biển và nâng cao quan hệ hợp tác công tư (PPP) kết hợp vốn và công nghệ của tư nhân 40
3.1.3 Nâng cao nhận thức, năng lực của đội ngũ quản lý dự án ODA 41
3.1.4 Tổng kết, biên soạn các tài liệu hướng dẫn và đào tạo 42
Trang 33.2 Các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng vốn ODA của Nhật Bản vào
phát triển cảng biển Việt Nam trong thời gian tới 43
3.2.1 Hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý nguồn vốn ODA 43
3.2.2 Về tổ chức thực hiện dự án 45
3.2.3 Hài hòa thủ tục dự án 46
3.2.4 Giải quyết vốn đối ứng 47
3.2.5 Tiếp tục hoàn thiện chính sách đền bù, tái định cư 48
3.2.6 Công khai, minh bạch thông tin Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận thông tin 49
3.2.7 Tăng cường việc theo dõi và đánh giá các dự án ODA 49
KẾT THÚC 51
Trang 4Đề tài: HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VÀ THU HÚT VỐN ODA NHẬT BẢN VÀO
PHÁT TRIỂN CẢNG BIỂN VIỆT NAM
LỜI MỞ ĐẦU
Hội nghị Nhóm tư vấn Các nhà tài trợ Việt Nam diễn ra tháng 11 năm 1993 tạiParis (Pháp) mở ra một trang sử mới, một bước ngoặt trong quan hệ hợp tác phát triển củaViệt Nam với cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế (bao gồm các quốc gia và tổ chức) Kể từ
đó, nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance – ODA) đãtrở thành một nguồn lực quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế xã hội củađất nước ta Nguồn vốn ODA đã góp phần làm đổi thay diện mạo đất nước, cải thiện môitrường đầu tư và nâng cao nguồn nhân lực Từ đó, nước ta đã đạt được những thành công
ấn tượng Nếu như trước Đổi mới, nền kinh tế chúng ta yếu kém, lạm phát phi mã 800%/năm) thì nay sau 20 năm Đổi mới và mở cửa thu hút đầu tư, năm 2010 chúng ta đãthoát khỏi danh sách các nước có thu nhập thấp, gia nhập vào hàng ngũ các nước có thunhập trung bình thấp Mức tăng trưởng kinh tế hằng năm thuộc nhóm cao và là một trong
(700%-số ít các nước nhanh chóng vươt qua khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế Điều đó đã chứngminh đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, trong đó có chính sách thuhút vốn đầu tư và tiếp nhận vốn tài trợ ODA
Nguồn vốn ODA cam kết tính cả số vốn cam kết tại Hội nghị Nhóm tư vấn Cácnhà tài trợ 2010 diễn ra tháng 12 vừa qua lên tới 64 tỷ USD Đây là một con số khá ấntượng và đặc biệt hơn Nhật Bản vẫn là quốc gia có số vốn cam kết hỗ trợ lớn nhất VốnODA Nhật Bản đã vào Việt Nam từ năm 1992 và đến nay lượng vốn đó không ngừngtăng, Nhật Bản và Việt Nam đã có nhiều ký kết về vấn đề này để sự hợp tác ngày càng đạthiệu quả cao hơn Nhìn lại chặng đường gần 20 năm tiếp nhận vốn ODA từ Nhật Bản,chúng ta nhận thấy nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản đã góp phần rấtlớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam
Trang 5Thế kỷ 21 được coi là thế kỷ của biển, các quốc gia có biển đều xây dựng chiếnlược khai thác biển cho mình VN đã trở thành thành viên chính thức của WTO, vì vậychiến lược phát triển kinh tế biển của nước ta cần bao quát những vấn đề cơ bản để pháttriển cơ sở hạ tầng cảng biển cũng như thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từnước ngoài, đặc biệt là nguồn vốn ODA từ Nhật Bản đóng một vai trò quan trọng trong sự
phát triển ngành hàng hải Việt Nam Từ thực tiễn đó, em tiến hành thực hiện đề tài: “Hiệu quả đầu tư và thu hút vốn ODA Nhật Bản vào phát triển cảng biển Việt Nam”
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả đầu tư và thu hút vốn ODA vào pháttriển cảng biển Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: Tác động của ODA Nhật Bản tới sự phát triển kinh tế xã hội
là một vấn đề rộng, Bài nghiên cứu khoa học chỉ đi sâu vào một số vấn đề chính như: tácđộng của ODA Nhật Bản tới phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển, tăng cường hội nhậpngành hàng hải Việt Nam ra quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư trực tiếp và
mở rộng đầu tư nước ngoài…
Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều tổ chức quốc tế và các quốc gia khác,Việt Nam đã thu hút được nhiều nguồn vốn ODA quan trọng dưới nhiều hình thức đầu tư
và hợp tác góp phần quan trọng trong phát triển hạ tầng kinh tế xã hội Đặc biệt, Nhật Bản
là một nước sớm nối lại quan hệ và đầu tư vào Việt Nam (năm 1992), hơn thế nữa nguồn
Trang 6vốn ODA của Nhật Bản vào Việt Nam chiếm tới 30% tổng vốn ODA vào Việt Nam.Chính vì vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài là khoảng 10 năm trở lại đây.
Phương pháp nghiên cứu:
Bài nghiên cứu sử dụng hệ thống phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác Lê-nin, cụthể là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp tổng hợp so sánh
và phương pháp thống kê số liệu để xử lý số liệu
Bố cục đề án
Từ những mục tiêu và phạm vi nghiên cứu nói trên, để giải quyết tốt các nhiệm vụ
đề ra, đề án được trình bày gồm ba chương:
CHƯƠNG 1: Tổng quan về ODA.
CHƯƠNG 2: Tình hình viện trợ ODA của Nhật Bản vào phát triển cảng biển Việt Nam, tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam.
CHƯƠNG 3: Các giải pháp nhằm thu hút đầu tư và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA của Nhật Bản vào phát triển cảng biển Việt Nam
1 Chương 1: Tổng quan về ODA.
1.1 Khái niệm
ODA là các gọi tắt của Official Development Assistance, có nghĩa là Viện trợ pháttriển chính thức
Hỗ trợ phát triển chính thức là một hình thức đầu tư nước ngoài Gọi là Hỗ trợ bởi
vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp vớithời gian vay dài Đôi khi còn gọi là viện trợ Gọi là Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa củacác khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư Gọi làChính thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA đã ra đời và hình thành trong một thời giandài và có nhiều đóng góp tích cực cho phát triển của nhiều quốc gia và khu vực trên thế
Trang 7của tổ chức DAC nhưng cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất nguồn vốnODA Mỗi tổ chức, mỗi quốc gia lại có những định nghĩa khác nhau về nguồn vốn này:
- Theo Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng Thế giới (WB) xuất bản tháng6/1999 có đưa ra định nghĩa về ODA như sau: ODA là một phần của tài chính phát triểnchính thức ODF (Tài trợ phát triển chính thức Offcial Development Finance, viết tắt làODF) là tất cả các nguồn tài chính mà chính phủ các nước phát triển và các tổ chức đaphương dành cho các nước đang phát triển), trong đó có yếu tố viện trợ không hoàn lạicộng với cho vay ưu đãi và phải chiếm ít nhất 25% trong tổng viện trợ thì gọi là ODA
- Tại Việt Nam, theo Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chínhthức ban hành kèm theo Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính Phủ thìODA được định nghĩa như sau: “Hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA) được hiểu
là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính Phủ nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam với Nhà tài trợ là Chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương
và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ”
Vì vậy, có thể hiểu một cách chung nhất: Viện trợ phát triển chính thức (ODA) làtất cả các khoản viện trợ không hoàn lại và các khoản tín dụng ưu đãi của chính phủ, các
tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức của Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ dànhcho nước nhận viện trợ nhằm hỗ trợ sự phát triển của nước này
1.2 Đặc điểm của vốn đầu tư ODA
1.2.1 Ưu điểm:
1.2.1.1 Vốn ODA mang tính chất ưu đãi:
- Khối lượng vốn vay lớn từ hàng chục đến hàng trăm triệu USD Theo công hàmtrao đổi giữa Đại sứ quán Nhật Bản và Bộ Kế hoạch - Đầu tư, trong nửa đầu năm tài khóa
2009 (năm tài khóa 2009 kéo dài từ 01/04/2009 đến 31/03/2010), Nhật Bản cung cấp choViệt Nam nguồn vốn vay phát triển chính thức (ODA) trị giá 65 tỷ yên, tương đương với
650 triệu USD)
Trang 8- Các khoản vay thường có lãi suất thấp, thậm chí không có lãi suất Lãi suất giaođộng từ 0,5% đến 5%/năm (trong khi lãi suất vay trên thị trường tài chính quốc tế là trên7%/năm và hàng năm phải thoả thuận lại lãi suất giữa hai bên).
Lãi suất của ODA Nhật bản dành cho Việt Nam thông thường là dưới 1%, và lãisuất 0,2% là mức ưu đãi đặc biệt, ngoài ra còn có các mức lãi suất như 1,1%, 1,3%,0,75%,…
- Vốn ODA có thời gian cho vay (hoàn trả vốn) dài, có thời gian ân hạn dài (25-40năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn 8-10 năm) Chẳng hạn, vốn ODA của WB,ADB, JBIC có thời gian hoàn trả là 40 năm và thời gian ân hạn là 10 năm Năm 2009,Nhật Bản cung cấp nguồn vốn ODA cho dự án tăng cường năng lượng hiệu quả của ViệtNam với lãi suất 0,25%, thời hạn 40 năm và 10 năm ân hạn
- Trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại, thấp nhất là 25%của tổng số vốn ODA Đây cũng chính là điểm phân biệt giữa viện trợ và cho vay thươngmại Thành tố cho không được xác định dựa vào thời gian cho vay, thời gian ân hạn và sosánh lãi suất viện trợ với mức lãi suất tín dụng thương mại Sự ưu đãi ở đây là so sánh vớitập quán thương mại quốc tế
Sự ưu đãi còn thể hiện ở chỗ vốn ODA chỉ dành riêng cho các nước đang và chậmphát triển, vì mục tiêu phát triển Có hai điều kiện cơ bản nhất để các nước đang và chậmphát triển có thể nhận được ODA là:
- Điều kiện thứ nhất: tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người là thấp.Nước có GDP bình quân đầu người càng thấp thì thường được tỷ lệ viện trợ không hoànlại của ODA càng lớn và khả năng vay với lãi suất thấp và thời hạn ưu đãi càng lớn
- Điều kiện thứ hai: Mục tiêu sử dụng vốn ODA của các nước này phải phù hợp vớichính sách và phương hướng ưu tiên xem xét trong mối quan hệ giữa bên cấp và bên nhậnODA Thông thường các nước cung cấp ODA đều có những chính sách và ưu tiên riêngcủa mình, tập trung vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay có khả năng kỹ thuật và tưvấn Đồng thời, đối tượng ưu tiên của các nước cung cấp ODA cũng có thể thay đổi theo
Trang 9từng giai đoạn cụ thể Vì vậy, nắm bắt được xu hướng ưu tiên và tiềm năng của các nước,các tổ chức cung cấp ODA là rất cần thiết
Về thực chất, ODA là sự chuyển giao có hoàn lại hoặc không hoàn lại trong nhữngđiều kiện nhất định một phần tổng sản phẩm quốc dân từ các nước phát triển sang cácnước đang phát triển Do vậy, ODA rất nhạy cảm về mặt xã hội và chịu sự điều chỉnh của
dư luận xã hội từ phía nước cung cấp cũng như từ phía nước tiếp nhận ODA
1.2.1.2 Vốn ODA mang yếu tố chính trị.
Các nước viện trợ nói chung đều không quên dành được lợi ích cho mình, vừa gâyảnh hưởng chính trị, vừa thực hiện xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tư vấn vào nước tiếpnhận viện trợ Chẳng hạn, Bỉ, Đức và Đan Mạch yêu cầu khoảng 50% viện trợ phải muahàng hoá dịch vụ của nước mình Canada yêu cầu tới 65% Nhìn chung 22% viện trợ củaDAC phải được sử dụng để mua hàng hoá và dịch vụ của các quốc gia viện trợ
Kể từ khi ra đời cho tới nay, viện trợ luôn chứa đựng hai mục tiêu cùng tồn tạisong song Mục tiêu thứ nhất là thúc đẩy tăng trưởng bền vững và giảm nghèo ở các nướcđang phát triển Động cơ nào đã thúc đẩy các nhà tài trợ đề ra mục tiêu này? Bản thân cácnước phát triển nhìn thấy lợi ích của mình trong việc hỗ trợ, giúp đỡ các nước đang pháttriển để mở mang thị trường tiêu thụ sản phẩm và thị trường đầu tư Viện trợ thường gắnvới các điều kiện kinh tế xét về lâu dài, các nhà tài trợ sẽ có lợi về mặt an ninh, kinh tế,chính trị khi kinh tế các nước nghèo tăng trưởng Mục tiêu mang tính cá nhân này đượckết hợp với tinh thần nhân đạo, tính cộng đồng Vì một số vấn đề mang tính toàn cầu như
sự bùng nổ dân số thế giới, bảo vệ môi trường sống, bình đẳng giới, phòng chống dịchbệnh, giải quyết các xung đột sắc tộc, tôn giáo v.v đòi hỏi sự hợp tác, nỗ lực của cả cộngđồng quốc tế không phân biệt nước giàu, nước nghèo Mục tiêu thứ hai là tăng cường vịthế chính trị của các nước tài trợ Các nước phát triển sử dụng ODA như một công cụchính trị: xác định vị thế và ảnh hưởng của mình tại các nước và khu vực tiếp nhận ODA
Ví dụ, Nhật Bản hiện là nhà tài trợ hàng đầu thế giới và cũng là nhà tài trợ đã sử dụngODA như một công cụ đa năng về chính trị và kinh tế ODA của Nhật không chỉ đưa lại
Trang 10lợi ích cho nước nhận mà còn mang lại lợi ích cho chính họ Trong những năm cuối thập
kỷ 90, khi phải đối phó với những suy thoái nặng nề trong khu vực, Nhật Bản đã quyếtđịnh trợ giúp tài chính rất lớn cho các nước Đông nam á là nơi chiếm tỷ trọng tương đốilớn về mậu dịch và đầu tư của Nhật Bản, Nhật đã dành 15 tỷ USD tiền mặt cho các nhucầu vốn ngắn hạn chủ yếu là lãi suất thấp và tính bằng đồng Yên và dành 15 tỷ USD chomậu dịch và đầu tư có nhân nhượng trong vòng 3 năm Các khoản cho vay tính bằng đồngYên và gắn với những dự án có các công ty Nhật tham gia
Viện trợ của các nước phát triển không chỉ đơn thuần là việc trợ giúp hữu nghị màcòn là một công cụ lợi hại để thiết lập và duy trì lợi ích kinh tế và vị thế chính trị cho cácnước tài trợ Những nước cấp tài trợ đòi hỏi nước tiếp nhận phải thay đổi chính sách pháttriển cho phù hợp vơí lợi ích của bên tài trợ Khi nhận viện trợ các nước nhận cần cânnhắc kỹ lưỡng những điều kiện của các nhà tài trợ không vì lợi ích trước mắt mà đánh mấtnhững quyền lợi lâu dài Quan hệ hỗ trợ phát triển phải đảm bảo tôn trọng toàn vẹn lãnhthổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi
1.2.2 Bất lợi khi nhận ODA
Các nước giàu khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi ích và chiến lược như mởrộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về an ninh - quốcphòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị Vì vậy, họ đều có chính sách riêng hướng vàomột số lĩnh vực mà họ quan tâm hay họ có lợi thế (những mục tiêu ưu tiên này thay đổicùng với tình hình phát triển kinh tế - chính trị - xã hội trong nước, khu vực và trên thếgiới)
1.2.2.1 Vốn ODA mang tính chất ràng buộc:
- Nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ cácngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ Nướctiếp nhận ODA cũng được yêu cầu từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho những danhmục hàng hoá mới của nước tài trợ; yêu cầu có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực
Trang 11tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lờicao.
- Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo cũng thường gắnvới việc mua các sản phẩm từ các nước này mà không hoàn toàn phù hợp, thậm chí làkhông cần thiết đối với các nước nghèo Ví như các dự án ODA trong lĩnh vực đào tạo,lập dự án và tư vấn kỹ thuật, phần trả cho các chuyên gia nước ngoài thường chiếm đếnhơn 90% (bên nước tài trợ ODA thường yêu cầu trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự
án của họ quá cao so với chi phí thực tế cần thuê chuyên gia như vậy trên thị trường laođộng thế giới)
- Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhậpkhẩu tối đa các sản phẩm của họ Cụ thể là nước cấp ODA buộc nước tiếp nhận ODAphải chấp nhận một khoản ODA là hàng hoá, dịch vụ do họ sản xuất
- Nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng thôngthường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước viện trợ,
dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhàthầu hoặc hỗ trợ chuyên gia
- Tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA phải hoàn lạităng lên
1.2.2.2 ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ:
Khi tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA do tính chất ưu đãi nên gánh nặng nợthường chưa xuất hiện Một số nước do không sử dụng hiệu quả ODA có thể tạo nên sựtăng trưởng nhất thời nhưng sau một thời gian lại lâm vào vòng nợ nần do không có khảnăng trả nợ Ngoài ra, tình trạng thất thoát, lãng phí; xây dựng chiến lược, quy hoạch thuhút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; trình độ quản lý thấp, thiếu kinhnghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự án… khiến cho hiệu quả
và chất lượng các công trình đầu tư bằng nguồn vốn này còn thấp, có thể đẩy nước tiếpnhận ODA vào tình trạng nợ nần
Trang 12Vấn đề ở chỗ, vốn ODA không có khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất, nhất làcho xuất khẩu trong khi việc trả nợ lại dựa vào xuất khẩu thu ngoại tệ Bên cạnh đó nếukhông có những chính sách quản lý, sử dụng hợp lý, kích thích tiến độ và đảm bảo chấtlượng cho các dự án thì sẽ dẫn đến chất lượng của các dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗtrợ này kém hiệu quả, lợi ích mang lại thấp Do đó, có thể khiến các nước tiếp nhận nguồnvốn rơi vào tình trạng nợ nần Hơn thế, khối lượng vốn vay tuy có tính ưu đãi (lãi suấtthấp), nhưng tỷ giá giữa đồng tiền nước viện trợ và nước tiếp nhận viện trợ có thể tăng lênkhiến nước tiếp nhận viện trợ phải chịu thêm cả phần chênh lệch giữa tỷ giá hai nước.
Theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá tính chéo của VND so với JPY ápdụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 21/8 đến 31/8/2010 là
1 JPY = 221,48 VND Trong khi đó, mức áp dụng tại thời điểm cuối năm 2009 (từ ngày21/12 đến 31/12/2009) là 200,70 VND Như vậy, tỷ giá tính chéo này đã tăng tới 10,35%trong khoảng thời gian so sánh nói trên, góp phần làm tăng giá trị nợ thực của Việt Namvới Nhật Bản(10)
Ở Việt Nam, tỷ lệ vay nợ so với thế giới còn thấp nhưng lại kém an toàn: tỷ lệ vay
nợ nước ngoài của Việt Nam chiếm 40% GDP (sắp vượt ngưỡng an toàn của Ngân hàngThế giới khuyến cáo là dưới 50% GDP)
Từ những phân tích về các đặc điểm của nguồn vốn ODA ở trên, ta có thế thấynguồn vốn ODA vừa mang tính nhân đạo - xã hội do có phần viện trợ không hoàn lại, tínhkinh tế do có phần lãi suất ưu đãi và tính chính trị do kèm theo các điều kiện ràng buộc.Đồng thời ODA cũng không phải là một nguồn vốn cho không, mà là một một dạng vốncho vay có ưu đãi và phải trả nợ
1.3 Vai trò của ODA đối với nền kinh tế Việt Nam
1.3.1 ODA là nguồn bổ sung vốn quan trọng cho đầu tư phát triển.
Sự nghiệp CNH, HĐH mà Việt Nam đang thực hiện đòi hỏi một khối lượng vốnđầu tư rất lớn mà nếu chỉ huy động trong nước thì không thể đáp ứng được Do đó, ODA
Trang 13triển Trải qua hai cuộc chiến tranh những cơ sở hạ tầng kỹ thuật của chúng ta vốn đã lạchậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề hầu như không còn gì, nhưng cho đến nay hệ thốngkết cấu hạ tầng đã được phát triển tương đối hiện đại với mạng lưới điện, bưu chính viễnthông được phủ khắp tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhiều tuyến đường giaothông được làm mới, nâng cấp, nhiều cảng biển, cụm cảng hàng không cũng được xâymới, mở rộng và đặc biệt là sự ra đời của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu côngnghệ cao đã tạo ra một môi trường hết sức thuận lợi cho sự hoạt động của các doanhnghiệp trong và ngoài nước Bên cạnh đầu tư cho phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế
kỹ thuật một lượng lớn vốn ODA đã được sử dụng để đầu tư cho việc phát triển ngànhgiáo dục, y tế, hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp …
ODA của Nhật Bản vẫn được coi là một nguồn vốn hết sức quý giá cho tiến trìnhthực hiện công cuộc đổ mới kinh tế Việt Nam Chính sách ODA của Nhật Bản trongkhoảng một thập kỷ qua về cơ bản là đáp ứng được sự mong muốn của Chính phủ vànhân dân Việt Nam và nó đã hỗ trợ tích cực cho sự hợp tác lâu dài giữa Việt Nam và NhậtBản, đặc biệt trong các quan hệ ngoại giao và hợp tác kinh tế
1.3.2 ODA giúp cho việc tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại và
phát triển nguồn nhân lực.
Một trong những yếu tố quan trọng góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước đó là yếu tố khoa học công nghệ và khả năng tiếp thu những thành tựu khoa học tiêntiến của đội ngũ lao động Thông qua các dự án ODA các nhà tài trợ có những hoạt động nhằm giúp Việt Nam nâng cao trình độ khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực như: cung cấp các tài liệu kỹ thuật, tổ chức các buổi hội thảo với sự tham gia của những chuyên gia nước ngoài, cử các cán bộ Việt Nam đi học ở nước ngoài, tổ chức các chương trình tham quan học tập kinh nghiệm ở những nước phát triển, cử trực tiếp chuyên gia sang Việt Nam hỗ trợ dự án và trực tiếp cung cấp những thiết bị kỹ thuật, dây chuyền công nghệ hiện đại cho các chương trình, dự án Thông qua những hoạt động này các nhà tài trợ sẽ góp phần đáng kể vào việc nâng cao trình độ khoa học, công nghệ và phát triển
Trang 14nguồn nhân lực của Việt Nam và đây mới chính là lợi ích căn bản, lâu dài đối với chúng ta.
1.3.3 ODA giúp cho việc điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế.
Các dự án ODA mà các nhà tài trợ dành cho Việt Nam thường ưu tiên vào pháttriển cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực tạo điều kiện thuận lợi choviệc phát triển cân đối giữa các ngành, các vùng khác nhau trong cả nước Bên cạnh đócòn có một số dự án giúp Việt Nam thực hiện cải cách hành chính nâng cao hiệu quả hoạtđộng của các cơ quan quản lý nhà nước Tất cả những điều đó góp phần vào việc điềuchỉnh cơ cấu kinh tế ở Việt Nam
1.3.4 ODA góp phần làm tăng khả năng thu hút ODA và tạo điều kiện để mở rộng
đầu tư phát triển.
Các nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định bỏ vốn đầu tư vào một nước, trước hết
họ quan tâm tới khả năng sinh lợi của vốn đầu tư tại nước đó Do đó, một cơ sở hạ tầngyếu kém như hệ thống giao thông chưa hoàn chỉnh, phương tiện thông tin liên lạc thiếuthốn và lạc hậu, hệ thống cung cấp năng lượng không đủ cho nhu cầu sẽ làm nản lòng cácnhà đầu tư vì những phí tổn mà họ phải trả cho việc sử dụng các tiện nghi hạ tầng sẽ lêncao Một hệ thống ngân hàng lạc hậu cũng là lý do làm cho các nhà đầu tư e ngại, vìnhững chậm trễ, ách tắc trong hệ thống thanh toán và sự thiếu thốn các dịch vụ ngân hàng
hỗ trợ cho đầu tư sẽ làm phí tổn đầu tư gia tăng dẫn tới hiệu quả đầu tư giảm sút
Như vậy, đầu tư của chính phủ vào việc nâng cấp, cải thiện và xây mới các cơ sở
hạ tầng, hệ thống tài chính, ngân hàng đều hết sức cần thiết nhằm làm cho môi trường đầu
tư trở nên hấp dẫn hơn Nhưng vốn đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng là rất lớn vànếu chỉ dựa vào vốn đầu tư trong nước thì không thể tiến hành được do đó ODA sẽ lànguồn vốn bổ sung hết sức quan trọng cho ngân sách nhà nước Một khi môi trường đầu
tư được cải thiện sẽ làm tăng sức hút dòng vốn ODA Mặt khác, việc sử dụng vốn ODA
để đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước tập trungđầu tư vào các công trình sản xuất kinh doanh có khả năng mang lại lợi nhuận
Trang 15Rõ ràng là ODA ngoài việc bản thân nó là một nguồn vốn bổ sung quan trọng chophát triển, nó còn có tác dụng nâng cao trình độ khoa học, công nghệ, điều chỉnh cơ cấukinh tế và làm tăng khả năng thu hút vốn từ nguồn ODA góp phần quan trọng vào việcthực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
1.4 Các hình thức của vốn đầu tư ODA
Các hình thức của ODA được chia làm 3 loại chính, trong mỗi loại lại được chiathành nhiều loại nhỏ
1.4.1 Theo phương thức hoàn trả: ODA có 3 loại.
Viện trợ không hoàn lại
Bên nước ngoài cung cấp viện trợ (mà bên nhận không phải hoàn lại) để bên nhậnthực hiện các chương trình, dự án theo sự thoả thuận trước giữa các bên
Viện trợ không hoàn lại thường được thực hiện dưới các dạng:
- Hỗ trợ kỹ thuật
- Viện trợ nhân đạo bằng hiện vật
Viện trợ có hoàn lại
Nhà tài trợ cho nước cần vốn vay một khoản tiền (tuỳ theo một quy mô và mụcđích đầu tư) với mức lãi suất ưu đãi và thời gian trả nợ thích hợp
Những điều kiện ưu đãi thường là:
- Lãi suất thấp (tuỳ thuộc vào mục tiêu vay và nước vay)
- Thời hạn vay nợ dài (từ 20 - 30 năm)
- Có thời gian ân hạn (từ 10 - 12 năm)
ODA cho vay hỗn hợp
Là các khoản ODA kết hợp một phần ODA không hoàn lại và một phần tín dụngthương mại theo các điều kiện của tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển
1.4.2 Theo nguồn cung cấp: ODA có 2 loại
ODA song phương
Trang 16Là các khoản viện trợ trực tiếp từ nước này đến nước kia thông qua hiệp định được
ký kết giữa hai Chính phủ
ODA đa phương
Là viện trợ chính thức của một tổ chức quốc tế (IMF, WB1 ) hay tổ chức khu vực(ADB, EU, ) hoặc của một Chính phủ của một nước dành cho Chính phủ của một nướcnào đó, nhưng có thể được thực hiện thông qua các tổ chức đa phương như UNDP(Chương trình phát triển Liên hiệp quốc), UNICEF (quĩ nhi đồng Liên Hiệp quốc) cóthể không
Các tổ chức tài chính quốc tế cung cấp ODA chủ yếu:
- Ngân hàng thế giới (WB)
- Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF)
- Ngân hàng phát triển Châu á (ADB)
1.4.3 Theo mục tiêu sử dụng: ODA có 4 loại.
Hỗ trợ cán cân thanh toán: Gồm các khoản ODA cung cấp để hỗ trợ ngân sách
của Chính phủ, thường được thực hiện thông qua các dạng: chuyển giao trực tiếp chonước nhận ODA hay hỗ trợ nhập khẩu (viện trợ hàng hoá)
Tín dụng thương nghiệp: Tương tự như viện trợ hàng hoá nhưng có kèm theo
điều kiện ràng buộc
Viện trợ chương trình (viện trợ phi dự án): Nước viện trợ và nước nhận viện trợ
kế hiệp định cho một mục đích tổng quát mà không cần xác định tính chính xác khoảnviện trợ sẽ được sử dụng như thế nào
Viện trợ dự án: Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn thực hiện ODA Điều
kiện được nhận viện trợ dự án là "phải có dự án cụ thể, chi tiết về các hạng mục sẽ sửdụng ODA"
Trang 171.5 Quy trình thực hiện dự án ODA
Mỗi quốc gia có những quy định riêng đối với các cách quản lý và điều hànhnguồn vốn này Dưới đây là một số nội dung về quy định của pháp luật Việt Nam liênquan đến các vấn đề xung quanh các hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA
1.5.1 Quy hoạch ODA
Bộ kế hoạch - Đầu tư căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạchtổng thể và kế hoạch hàng năm chủ trì việc điều phối với các Bộ, các cơ quan ngang Bộ,các cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan để nghiên cứu chủ trương và phương hướngvận động ODA, soạn thảo quy hoạch ODA và lập các danh mục chương trình, dự án ưutiên sử dụng ODa trình Chính phủ phê duyệt
1.5.2 Vận động ODA
Sau khi quy hoạch ODA và các danh mục các chương trình dự án ưu tiên sử dụngODA được Chính phủ phê duyệt; Bộ Kế hoạch - Đầu tư phối hợp với các cơ quan liênquan chuẩn bị và tổ chức các hoạt động vận động ODA thông qua:
- Hội nghị nhóm tư vấn hàng năm
- Các hội nghị điều phối viện trợ ngành
- Các cuộc trao đổi ý kiến về hợp tác phát triển với các nhà tài trợ
Trước khi tiến hành vận động ODA, các cơ quan, địa phương liên quan cần phảitrao đổi ý kiến với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chính sách, khả năng và thế mạnh của cácnhà tài trợ liên quan
1.5.3 Chuẩn bị nội dung, các chương trình, dự án ODA
Sau khi đạt được sự cam kết hỗ trợ của các nhà tài trợ đối với các chương trình, dự
án cụ thể, Bộ Kế hoạch - Đầu tư sẽ phối hợp cùng các đối tác tiến hành chuẩn bị nội dungcác chương trình, dự án ODA bao gồm lập đề án, lập báo cáo tiền khả thi, báo cáo khảthi
1.5.4 Thẩm định, phê duyệt chương trình, dự án ODA
Việc thẩm định và phê duyệt các dự án sử dụng nguồn ODA như sau:
Trang 18- Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản phải thực hiện theo quy định của Điều lệ quản
lý xây dựng cơ bản hiện hành (Nghị định 52/CP, 12/CP và các văn bản hướng dẫn thuộclĩnh vực này)
Đối với các dự án hỗ trợ ngân sách, đào tạo, tăng cường thể chế Bộ Kế hoạch Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tiến hành thẩm định,trình Thủ tướng Chính phủ quyết định Trong quá trình thẩm định có đề cập tới ý kiếntham gia của các bên cung cấp ODA
Các dự án của các tổ chức phi Chính phủ thực hiện theo Quyết định số 80/CT ngày28/3/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là thủ tướng Chính phủ)
1.5.5 Đàm phán, kí kết
Sau khi nội dung đàm phán với bên nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ phêduyệt, Bộ Kế hoạch – Đầu tư chủ trì với sự tham gia của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tàichính, Bộ Ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan tiến hànhđàm phán với bên nước ngoài
Trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ chỉ định một cơ quan khác chủ trì đàmphán với các bên nước ngoài thì cơ quan này phải thống nhất ý kiến với Bộ Kế hoạch –Đầu tư về nội dung đàm phán và với Bộ Tài chính về hạn mức và điều kiện vay trả (nếu làODA hoàn lại)
Kết thúc đàm phán, nếu đạt được các thỏa thuận với bên nước ngoài thì cơ quanchủ trì đàm phán phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ về nội dung làm việc, kết quả đàmphán và những ý kiến đề xuất có liên quan
Nếu văn bản ODA ký với bên nước ngoài là Nghị định thư, Hiệp định hoặc vănkiện khác về ODA cấp Chính phủ thì cơ quan được Thủ tướng Chính phủ chỉ định đàmphán phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ nội dung văn bản dự định ký kết và các đề xuấtngười thay mặt Chính phủ ký các văn bản đó Văn bản trình Thủ tướng Chính phủ phảikèm theo ý kiến chính thức bằng văn bản của Bộ Kế hoạch – Đầu tư (trường hợp cơ quankhác trình Thủ tướng Chính phủ), Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính
Trang 19Trong trường hợp Nghị định thư và Hiệp định hoặc các văn bản khác về ODA yêucầu phải ký kết với danh nghĩa Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ Kếhoạch – Đầu tư (hoặc cơ quan khác với Chính phủ chỉ định đàm phán) phải báo cáo vớivăn phòng Chủ tịch nước ngay từ khi bắt đầu đàm phán với bên nước ngoài về nội dungcác văn kiện dự định ký kết, đồng thời thực hiện các thủ tục Quy định tài điều 6, khoản 3,điều 7 và điều 8 của Nghị định 182/HĐBT ngày 28/5/1992 của Chính phủ.
1.5.6 Quản lí thực hiện
Bộ Kế hoạch - Đầu tư phối hợp cùng với Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam lập kế hoạch bố trí vốn đối ứng trong kế hoạch Ngân sách nhà nước và thựchiện cấp phát theo đúng cam kết tại các Điều ước Quốc tế về ODA đã ký và các quyếtđịnh phê duyệt chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA Đồng thời có trách nhiệmtheo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện, xử lý những vấn đề liên quan thuộc thẩm quyềntrong quá trình thực hiện và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định cácbiện pháp xử lý, báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện các chương trình, dự án sử dụngvốn ODA
Bộ Tài chính được xác định là đại diện chính thức cho “người vay” hoặc là Nhànước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các điều ước quốc
tế cụ thể về ODA cho vay, có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng
cơ chế quản lý tài chính (cấp phát, cho vay, thu hồi vốn…) đối với các chương trình, dự
án ODA
Trong quá trình thực hiện, ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm phối hợp với BộTài chính chỉ định các ngân hàng thương mại để ủy quyền thực hiện việc cho vay lại từvốn ODA như đã nêu tại điều khoản 3, điều 14 của Quy chế về quản lý và sử dụng ODAban hành kèm theo Nghị định 87/Chính phủ ngày 5/8/1997 của Chính phủ, thu hồi vốn trả
nợ ngân sách, đồng thời tổng hợp theo định kỳ thông báo cho Bộ Tài chính và cơ quanliên quan tình hình thực tế về rút vốn, thanh toán…thông qua hệ thống tài khoản được mởtại ngân hàng của các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA
Trang 20Trong quá trình thực hiện chương trình, dự án ODA…tùy theo quy định và thỏathuận với bên nước ngoài, các chủ trương, dự án chịu trách nhiệm tổ chức các cuộc kiểmtra định kỳ hoặc đột suất Đại diện của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Ngoạigiao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, văn phòng Chính phủ là đại diện của Chính phủ tạicác cuộc kiểm điểm này.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương và cácchủ chương trình, dự án lập báo cáo 6 tháng gửi về Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính,Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Ngoại giao và Văn phòng Chính phủ
sẽ ảnh hưởng đến quốc gia tiếp nhận về cả cơ cấu nguồn vốn ODA và cơ chế chính sáchquản lý
Tình hình kinh tế, chính trị cũng như các biến động bất thường có thể xảy ra ở phíanhà tài trợ Khi có những biến động bất thường thì chính sách và các quy định về quản lýODA cũng có thể thay đổi, dựa vào những đánh giá về các khoản ODA đã được thực hiệntrong thời gian qua của từng nhà tài trợ
Bầu không khí quốc tế và sự phát triển các mỗi quan hệ kinh tế, chính trị giữa haiphía tài trợ và nhận tài trợ Nếu bầu không khí và mối quan hệ này mang tính tích cực thì
Trang 21sẽ tạo thuận lợi cho việc giữ vững và mở rộng quy mô nguồn vốn ODA và cả đối với việchài hòa thủ tục giữa hai bên và ngược lại.
1.6.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vốn ODA từ phía nhận tài trợ
Sự ổn định của thể chế chính trị Thực tế đã chỉ ra ra rằng, nếu thể chế chính trị ổnđịnh sẽ tạo điều kiện cho việc thu hút và quản lý tốt nguồn vốn ODA
Mức ổn định kinh tế vĩ mô trong từng giai đoạn phát triển kinh tế, đặc biệt là chínhsách tài chính, thuế mức độ mở cửa của nền kinh tế…cũng có ảnh hưởng rất lớn đến côngtác quản lý Nếu các chính sách này ổn định trong thời gian dài và hợp lý sẽ góp phần choquản lý nguồn vốn ODA tốt và ngược lại, sẽ gây ảnh hưởng đến việc quản lý nguồn vốnnày
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức quản lý, sử dụngnguồn vốn ODA Nếu các văn bản này ổn định và phù hợp sẽ góp phần cho công tác quản
lý tốt nguồn vốn ODA và ngược lại, sẽ làm ảnh hướng rất nhiều đến công tác quản lýnguồn vốn này theo chiều hướng không tốt
Trình độ phát triển kinh tế (đặc biệt là trình độ phát triển hệ thống thể chế kinh tế),các điều kiện có liên quan đến năng lực quản ly của đội ngũ cán bộ hay tốc độ tăng trưởngkinh tế qua từng thời kỳ Nhận thức của cán bộ lãnh đạo, đội ngũ quản lý và cả người dân
về nguồn vốn ODA mà trước hết là các ngành, các cấp, các địa phương, các cơ sở thụhưởng trực tiếp…cũng đóng vai trò là các nhân tố có ảnh hưởng rất nhiều đến công tácquản lý nc ODA này của bên nhận tài trợ
Ngoài ra còn có các nhân tố đặc thù liên quan đến lĩnh vực xây dựng kết cấu hạtầng Các nhân tố này thể hiện ở điều kiện và trình độ phát triển kinh tế - xã hội
Trang 222 Chương 2: Tình hình viện trợ ODA của Nhật Bản vào phát triển cảng biển Việt Nam, tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam.
2.1 Tình hình viện trợ nguồn vốn ODA của Nhật Bản vào các cảng biển Việt Nam
Cuối năm 1992, Nhật Bản bắt đầu hỗ trợ ODA dành cho Việt Nam và đến nay vừatròn 20 năm Tiếp theo Nhật Bản, vào năm 1993 các tổ chức quốc tế và các nước kháccũng bắt đầu hỗ trợ ODA cho Việt Nam, và Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho ViệtNam (Hội nghị CG) đã được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 10 năm 1993, và Hội nghị CGtháng 12 năm 2012 là hội nghị lần thứ 20
Nhờ triển khai chính sách đổi mới kể từ cuối những năm 1980, hợp tác hỗ trợ củaquốc tế và gia tăng đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế nhanhchóng trong vòng 20 năm qua Hội nghị CG với tính chất là nơi tập hợp nguồn vốn ODAđược tổ chức lần cuối cùng vào năm 2012 và kể từ năm 2013 trở đi Việt Nam dự kiến sẽ
tổ chức “Diễn đàn quan hệ đối tác phát triển Việt Nam” là nơi sẽ thảo luận các vấn đề vềphát triển với các thành phần tham dự được mở rộng hơn có thể có cả khu vực tư nhân.Đây là biểu hiện của việc Việt Nam đã thoái khỏi vị trí là nước nghèo và gia nhập nhómcác nước có thu nhập trung bình và trong thời gian tới sẽ hướng đến phát triển với mức
độ cao hơn
Trong 20 năm qua, Nhật Bản luôn là nước viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam.Với tư cách là cơ quan thực hiện ODA của Chính phủ Nhật Bản, JICA đã và đang triểnkhai hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam Chúng tôi tự hào vì đã góp phần vào sựphát triển kinh tế xã hội của Việt Nam và nâng cao điều kiện sống cho người dân ViệtNam
Kết quả hợp tác trong 20 năm như sau:
Hợp tác về vốn
Vốn vay ODA Viện trợ không
hoàn lại Tổng cộng
Trang 23Năm tài khóa 2008 83,2 tỷ yên 1,4 tỷ yên 84,6 tỷ yên
Năm tài khóa 2009 145,6 tỷ yên 3,5 tỷ yên 149,1 tỷ yên
Năm tài khóa 2010 86,6 tỷ yên 3,5 tỷ yên 90,1 tỷ yên
Năm tài khóa 2011 270 tỷ yên 5,4 tỷ yên 275,4 tỷ yên
Tổng kinh phí trong
20 năm 1.836 tỷ yên 83,4 tỷ yên 1914,9 tỷ yên
Hợp tác kỹ thuật (Tổng số trong 20 năm)
- Phái cử chuyên gia Nhật Bản: khoảng 5.000 người
- Tình nguyện viên Nhật Bản: khoảng 500 người
- Đào tạo tại Nhật Bản: khoảng 18.000 người
(Nguồn: Theo Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản)
Trong hợp tác ODA Nhật Bản hỗ trợ cho các nước đang phát triển trên thế giới, thìhợp tác với Việt nam có qui mô lớn nhất và Việt Nam cũng là đối tác quan trọng nhất củaNhật Bản về ODA Đặc biệt là trong vòng 4 năm gần đây, thì nguồn vốn ODA của NhậtBản dành cho Việt Nam đã tăng gấp nhiều lần, vượt ngưỡng 200 tỷ yên Nhiều kỹ sư,chuyên gia Nhật Bản hiện đang làm việc trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng như vậntải, cảng biển…
Với lợi thế về vị trí địa lý, vận tải biển là lĩnh vực phát triển mạnh mẽ nhất trong sốlĩnh vực vận tải công nghiệp ở Việt Nam Từ nhiều năm nay, lượng hàng hóa thông quacảng biển tăng trưởng bình quân đạt tốc độ 15%/năm Kim ngạch xuất nhập khẩu chủ yếuthông qua đường biển tăng trưởng đạt mức trên dưới 20% là điều khẳng định vai trò củavận tải biển đối với sự phát triển thương mại của đất nước Vì vậy, Việt Nam đang đẩymạnh xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển, kêu gọi các nguồn vốn đầu tư nướcngoài để hợp tác thi công các dự án, công trình cảng biển và các dịch vụ hàng hải, đặc biệt
là từ nguồn vốn ODA của Nhật Bản đang đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triểncủa Việt Nam trong giai đoạn này
Bên cạnh đó, Nhật Bản đã tài trợ vốn cho các dự án cảng nước sâu Việt Nam và rấtquan tâm đến các dự án thuộc lĩnh vực này Các doanh nghiệp Nhật Bản có kinh nghiệm
Trang 24khai thác cảng và công nghệ khai thác vào loại hiện đại nhất thế giới, vì vậy Nhật Bản rấtquan tâm đến việc hợp tác đầu tư xây dựng cũng như khai thác các cảng nước sâu tại ViệtNam Các doanh nghiệp Nhật Bản cũng có ý định khảo sát tham gia đấu thầu cung cấpthiết bị, đấu thầu khai thác bến cảng sau khi đã được xây dựng xong.
Một số dự án cảng biển điển hình tại Việt Nam có vốn đầu tư ODA của Nhật Bản:
2.1.1 Dự án cảng Cái Lân, Quảng Ninh.
Cảng Cái Lân là một cảng nước sâu thuộc cụm cảng Hòn Gai tỉnh Quảng Ninh,đang được xây dựng và mở rộng thành một trong những cảng lớn nhất Việt Nam
Cảng Cái Lân được khởi công xây dựng từ tháng 10-1999, bằng nguồn vốn ODAcủa Chính phủ Nhật Bản Giai đoạn I của dự án xây dựng mở rộng cảng Cái Lân gồm 3bến (số 5, 6, 7) với tổng chiều dài cầu tàu 680m, độ sâu trước bến 12m đáp ứng cho tàu cótrọng tải đến 40.000 DWT vào làm hàng, trong đó có bến số 7 chuyên dùng cho container.Đầu tư cho cơ sở hạ tầng, cảng gồm 8 cầu tàu, 2 bến bốc xếp công te nơ và 2 bến nghiêng;kho có diện tích 10.000 m², bãi chứa hàng có diện tích 17.000 m²; thiết bị bốc dỡ: 1 cẩu
20 tấn, 2 cẩu 30 tấn, 2 cẩu 50 tấn di động, 3 cẩu 70 tấn và một số cẩu di động từ 8 đến 10tấn khác; khả năng cập tàu: Tàu từ 1 đến 5 vạn tấn có thể cặp bến; khả năng xếp dỡ: từ 5đến 8 triệu tấn/năm
Cùng với việc kiến tạo cầu tàu, kho bãi, Cảng được đầu tư lắp đặt hệ thống cẩugiàn và cẩu khung ôm bánh lốp, cẩu chân đế vào dạng tiên tiến trên thế giới hiện nay.Cảng chính thức đi vào hoạt động từ 20-4-2004 theo mô hình thí điểm Nhà nước cho thuê
cơ sở hạ tầng khai thác
2.1.2 Dự án cải tạo và nâng cấp cảng Hải Phòng giai đoạn 2.
Đây là dự án ODA lớn nhất tại Hải Phòng với tổng số vốn khoảng 1.800 tỷ đồngđược khởi công vào ngày 24/4/2004, do Ban quản lý Dự án cải tạo, nâng cấp cảng HảiPhòng ký kết với Công ty Tư vấn quốc tế Nippon Koei (Nhật Bản), được hoàn thành vàbàn giao vào cuối năm 2006 Gần một nửa số vốn này được giành cho gói thầu nạo vét,
Trang 25nâng cấp luồng tàu ra vào cảng dài hơn 40km Đây là phần việc quan trọng, quyết định tới
sự thành công của toàn dự án
Dự án này sẽ tập trung giải quyết vấn đề độ sâu luồng vào cảng và xây dựng mởrộng bến container Chùa Vẽ (thuộc cảng Hải Phòng) thành một bến container hoàn chỉnh,đạt tiêu chuẩn quốc tế, với đầy đủ trang thiết bị chuyên dùng, có năng lực thông quakhoảng 500 ngàn TEU/năm Giai đoạn II gồm các gói thầu chính như cải tạo luồng tàuvào cảng và mở rộng bến container Chùa Vẽ; thiết bị xếp dỡ và hệ thống quản lý bếncontainer; tàu nạo vét Trong đó, gói thầu số 1 do Liên danh nhà thầu PENTA-TOA(Nhật Bản) thực hiện có giá trị lớn nhất với trên 60 triệu USD và thời gian thực hiện dàinhất là 28 tháng Gói thầu này có tính quyết định tiến độ chung của toàn dự án cải tạonâng cấp cảng Hải Phòng giai đoạn 2
2.1.3 Dự án nâng cấp cảng Tiên Sa – Đà Nẵng giai đoạn 1.
Dự án nâng cấp cảng Tiên Sa giai đoạn 1 đã được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốnvay ODA Nhật Bản Dự án sau khi hoàn thành và đưa vào khai thác đã phát huy tốt hiệuquả đầu tư với sản lượng hàng hóa container và khách du lịch thông qua cảng Tiên Satăng trưởng liên tục khoảng 21%/năm, và dự kiến con số 5,5 triệu tấn thông qua cảng sẽđạt được vào năm 2015
Dự án này đã được JICA đánh giá là một trong những công trình đầu tư có hiệuquả bằng vốn vay của chính phủ Nhật Bản Với tốc độ tăng trưởng của lượng hàng thôngqua cảng như hiện nay thì cơ sở vật chất hiện tại sẽ khó đáp ứng được yêu cầu thực tế Dovậy, việc triển khai đầu tư dự án nâng cấp mở rộng cảng Tiên Sa giai đoạn 2 theo quyhoạch được duyệt để đảm bảo năng lực tiếp nhận hàng hóa và hành khách thông qua cảng
là hết sức cần thiết
Với năng lực hiện có cũng như khả năng, triển vọng đầu tư mới của Cảng, nhất làhoàn thành đầu tư trong cả hai giai đoạn, Cảng Đà Nẵng hoàn toàn có thể đáp ứng đượcnhu cầu ngày càng cao của khách hàng, của hàng hóa, nhất là hàng container thông quacảng ngày càng tăng Cảng Đà Nẵng phấn đấu đến năm 2015, sản lượng hàng hóa thông
Trang 26qua cảng đạt 6 triệu tấn, trong đó, hàng container đạt 250.000 TEUs, quan trọng hơn làhoàn thành mục tiêu xây dựng Cảng Đà Nẵng thành cảng container hiện đại của khu vực,góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố cũng như khu vực miềnTrung – Tây Nguyên, đồng thời phát huy vai trò của Đà Nẵng là điểm cuối trên tuyếnHành lang kinh tế Đông – Tây.
2.1.4 Dự án cảng quốc tế Cái Mép – Thị Vải, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Khởi công vào cuối năm 2008, và lễ khánh thành đã diễn ra vào ngày 28 tháng 1năm 2013, nằm trong cụm cảng Cái Mép – Thị Vải tại huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu sau 4 năm thi công, được đầu tư bởi nguồn vốn vay ODA Nhật Bản Công trìnhđược đầu tư hiện đại, đồng bộ bao gồm luồng chạy tàu, hệ thống cầu tàu, bến bãi, đườngvận chuyển, bốc xếp hàng hóa cũng như các dịch vụ hậu cần khác Trong dự án này,ngoài việc xây dựng cảng container Cái Mép cho tàu 100.000 tấn và cảng hàng tổng hợpThị Vải cho tàu 50.000 tấn lưu thông (cùng hệ thống kho bãi, nhà xưởng), luồng Cái Mép– Thị Vải dài 37,3 km cũng được nạo vét sâu xuống từ 12 – 14 m Bên cạnh đó, nhằm bảođảm cho việc vận chuyển hàng hóa dễ dàng, Ban Quản lý dự án 85 còn xây dựng cầu vàđường nối từ Quốc lộ 51 đến cảng Cái Mép (dài 8,5 km)
Dự án cảng quốc tế Cái Mép – Thị Vải có tổng mức đầu tư 12.891 tỉ đồng từnguồn vốn vay của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) Việc đưa vào sử dụngcảng Cái Mép – Thị Vải đưa vào hoạt động sẽ đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hóabằng đường biển đang tăng trưởng nhanh ở khu vực phía Nam, đồng thời giúp đẩy nhanhtiến độ di dời các cảng biển trên sông Sài Gòn ra khỏi nội đô TPHCM; góp phần thu hútvốn đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng vàvùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ nói chung Đây sẽ là một khu cảng quốc tế với cáctuyến hải hành trực tiếp từ Việt Nam đến nhiều nước trên thế giới, được kỳ vọng sẽ đóngvai trò là cửa ngõ quốc tế của khu vực sông Mê Kông bao gồm cả Campuchia và TháiLan, thông qua hành lang kinh tế phía Nam Sau khi công trình đi vào hoạt động, hàng
Trang 27hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ đi trực tiếp đến các cảng châu Âu, Bắc Mỹ màkhông phải qua các cảng trung chuyển.
(Nguồn: Số liệu dựa trên báo Diễn đàn doanh nghiệp).
2.1.5 Dự án Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng.
Dự án Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng là dự án thí điểm theo hình thức hợp táccông tư (PPP) đầu tiên giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản Cơ quan Hợptác Quốc tế Nhật Bản, gọi tắt là JICA, sẽ cùng một số công ty Nhật Bản xây dựng cảngLạch Huyện với tổng mức đầu tư trị giá 25000 tỷ đồng, gồm 2 hợp phần:
Hợp phần A gồm: Xây dựng cơ sở hạ tầng dùng chung cho cảng trong các giaiđoạn (luồng tàu, vũng quay tàu, đê chắn sóng dài 3.230 m với cao trình đỉnh đê +6,5 CD,
đê chắn cát dài 7.600 m với cao trình đỉnh đê +2,0 CD, đường ngoài cảng, tôn tạo xử lýnền đất yếu) Ngoài ra còn có bến công vụ, đường bãi khu vực hành chính, cơ quan quản
lý nhà nước… Tổng mức đầu tư khoảng 18.627 tỷ đồng Chủ đầu tư là Cục Hàng hải ViệtNam
Hợp phần B gồm: Đầu tư 2 bến tổng chiều dài 750 m, trang thiết bị khai thác, xếp
dỡ, cho tàu container trọng tải đến 100.000 tấn Tổng mức đầu tư khoảng 6.572 tỷ đồng.Chủ đầu tư là Công ty TNHH Cảng container quốc tế Hải Phòng
Dự án này huy động nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức ODA của chính phủNhật phối hợp với vốn đầu tư từ các công ty tư nhân Nhật Bản gồm tập đoàn Itochu,Nippon Yusen KK, và Mitsui OSK Lines Ltd.Phía Nhật Bản sẽ hợp tác với Tổng Công tyHàng hải Việt Nam, tức Vinalines, trong công tác xây dựng cảng Theo quy hoạch, Cảngcửa ngõ quốc tế Hải Phòng được xây dựng ở phía Nam cửa Lạch Huyện, dọc theo luồngvào cảng hiện tại với tổng chiều dài bến khoảng 8.000 m; chiều dài toàn bộ tuyến luồng
khoảng 18 km Dự án sẽ áp dụng khoản vay theo điều khoản đặc biệt dành cho các đối tác
kinh tế nhằm rút ngắn thời gian thực hiện và nâng cao an toàn bằng việc sử dụng côngnghệ Nhật Bản Thời gian hoàn thành dự án dự kiến vào cuối năm 2016 (thời gian bắt đầukhai thác hai bến)