Tăng cường việc theo dõi và đánh giá các dự án ODA.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VÀ THU HÚT VỐN ODA NHẬT BẢN VÀO PHÁT TRIỂN CẢNG BIỂN VIỆT NAM (Trang 48)

3 Chương : Các giải pháp nhằm thu hút đầu tư và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA của Nhật Bản vào phát triển cảng biển Việt Nam

3.2.7 Tăng cường việc theo dõi và đánh giá các dự án ODA.

Việc vẫn còn tồn tại những bất cập, nạn tham nhũng trong các dự án ODA là do công tác theo dõi đánh giá chưa chặt chẽ, thống nhất. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả và tính bền vững của các chương trình, dự án chúng ta cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau: xây dựng kho dữ liệu chính thức về các chương trình, dự án ODA phục vụ công tác theo dõi, đánh giá và phân tích việc sử dụng nguồn vốn này; Thể chế hoá công tác theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA trong các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 131/2006/NĐ-CP về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA; Xây dựng cơ chế đảm bảo việc theo dõi và giám sát từ phía cộng đồng, góp phần thực hiện các biện pháp phòng chống thất thoát, lãng phí và tham nhũng .

Một trong những hoạt động đánh giá chung nổi bật và thành công nhất theo đúng tinh thần của Tuyên bố Pari và Cam kết Hà Nội về hiệu quả viện trợ là Chương trình đánh giá chung Việt Nam - Nhật Bản do JICA, Bộ KH&ĐT và các cơ quan liên quan phía Việt Nam phối hợp thực hiện. Trong đó, dự án nâng cấp cảng Đà Nẵng là 1 trong 3 dự án được đánh giá đạt yêu cầu với mức xếp hạng do JICA đề ra. Những lợi ích mang lại từ hoạt động đánh giá chung này bao gồm một quy trình đánh giá chuẩn mực được xây dựng, các đối tượng thụ hưởng được huy động tham gia rộng rãi và năng lực của đánh giá của Việt

Nam được nâng cao,… và điều này đã giúp cho các bên có được những báo cáo đánh giá chất lượng cao với những bài học kinh nghiệm và khuyến nghị quý báu đối với Chính phủ hai nước Việt Nam và Nhật Bản cho các dự án ODA cho phát triển cảng biển tương tự trong tương lai.

Trên đây là một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản vào phát triển cảng biển Việt Nam và trong mỗi dự án cụ thể, từng giai đoạn khác nhau chúng ta cần áp dụng những biện pháp cụ thể, kịp thời để ODA Nhật Bản thật sự trở thành nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài có ý nghĩa trong sự phát triển của lĩnh vực kinh tế mũi nhọn này.

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản)

KẾT THÚC

Quan hệ kinh tế Nhật Bản – Việt Nam đã thực sự đi vào thế ổn định và phát triển từ năm 1992 và có nhiều triển vọng tốt đẹp, bao gồm cả thương mại, đầu tư và viện trợ, mang trong đó nhiều đặc trưng mới với những chuyển biến gắn bó không những về mặt kinh tế mà còn cả về ngoại giao và chính trị của hai nước.

Xu thế hòa nhập, hợp tác của khu vực và thế giới là điều kiện hết sức quan trọng để khởi động thúc đẩy và củng cố quan hệ Việt – Nhật. Do vậy, nguồn vốn ODA của Nhật Bản vào Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này, đặc biệt trong xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cảng biển, lĩnh vực được ưu tiên sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi theo Nghị định về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ vừa được Chính phủ ban hành. Nhật Bản đã trở thành một đối tác lớn và quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và sự phát triển cảng biển Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, về tình hình thu hút vốn đầu tư ODA trong thời gian sắp tới, chính sách viện trợ của các đối tác phát triển cho Việt Nam sẽ có những thay đổi để phù hợp với bối cảnh Việt Nam đã thuộc nhóm nước có mức thu nhập trung bình thấp. Theo đó, một số nhà tài trợ song phương (trong đó có Nhật Bản) sẽ chuyển đổi hình thức quan hệ hợp tác phát triển chính thức với Việt Nam sang hỗ trợ trực tiếp để phát triển quan hệ hợp tác giữa các đối tác, như quan hệ trực tiếp giữa các trường đại học, các viện, các trung tâm nghiên cứu, hoặc giữa các tổ chức của hai bên...

Do những thay đổi đó, thời gian tới, nguồn vốn viện trợ không hoàn lại sẽ giảm, trong khi vốn vay ưu đãi có chiều hướng tăng lên. Chính vì vậy, cần có cách tiếp cận linh hoạt theo hướng sử dụng tối đa các khoản vay ODA với các điều kiện ưu đãi, đặc biệt trong giai đoạn 2011 – 2015. Để sử dụng hiệu quả vốn ODA Nhật Bản trong phát triển cảng biển Việt Nam, Chính phủ Việt Nam cần nỗ lực hoàn thiện hơn nữa khung thể chế, pháp lý về ODA theo hướng đơn giản hóa, hài hòa hóa và tinh giản quy trình thủ tục, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Bài viết đã cố gắng làm sáng tỏ vai trò của viện trợ chính thức ODA Nhật Bản vào quá trình phát triển cảng biển Việt Nam. Đồng thời nêu lên những thành tựu cũng như chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA từ Nhật Bản. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn viện trợ của Nhật Bản hơn nữa trong tương lai.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VÀ THU HÚT VỐN ODA NHẬT BẢN VÀO PHÁT TRIỂN CẢNG BIỂN VIỆT NAM (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w