Tồn tại trong thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản đến phát triển cảng biển Việt Nam và nguyên nhân.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VÀ THU HÚT VỐN ODA NHẬT BẢN VÀO PHÁT TRIỂN CẢNG BIỂN VIỆT NAM (Trang 32)

cảng biển Việt Nam và nguyên nhân.

2.3.1 Tồn tại

Bên cạnh những hiệu quả nêu trên, việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản cho phát triển cảng biển Việt Nam còn nhiều mặt hạn chế và bất cập:

Thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà làm chậm việc lên kế hoạch dự án và phê duyệt dự án: từ khâu đề xuất ý tưởng dự án cho đến khi ký kết điều ước quốc tế cụ thể về ODA, những thủ tục về đấu thầu, đền bù, giải phóng mặt bằng… vẫn mất rất nhiều thời gian. Cụ thể, khi có kế hoạch chuẩn bị đầu tư hoặc triển khai thực hiện dự án, các sở, ngành, ban quản lý dự án địa phương lại ngồi chờ thông báo, hướng dẫn của các bộ, ngành. Những công đoạn về thủ tục trình, phê duyệt không ăn khớp nhau đã kéo dài quá trình đầu tư, thực hiện các dự án ODA, thường kéo dài tử 2-3 năm. Ví dụ như dự án Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng được khởi công sau 9 năm chuẩn bị, bao gồm 4 năm nghiên cứu hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết, 3 năm nghiên cứu lập, thẩm định, phê duyệt dự án và 2 năm thực hiện công tác thiết kế chi tiết, đấu thầu.

Chất lượng của một số văn kiện chương trình, dự án ODA chưa đáp ứng được yêu cầu và chưa phù hợp với những điều kiện cụ thể của Việt Nam. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA còn thiếu đồng bộ, chưa nhất quán, thậm chí có nhiều điểm chồng chéo, mâu thuẫn, chưa phù hợp với các thông lệ quốc tế đã làm phát sinh những khó khăn và vướng mắc ảnh hưởng tới tiến độ chuẩn bị và thực hiện các chương trình, dự án ODA, dẫn tới tình trạng nội dung dự án phải bổ sung và điều chỉnh nhiều lần, thậm chí có trường hợp phải hủy bỏ dự án.

Sự trì trệ trong việc triển khai dự án khiến dự án kéo dài, chậm phát huy hiệu quả: Mặc dù đã có chủ trương, chính sách và những định hướng về thu hút và sử dụng ODA ở tầm vĩ mô, song một số Bộ, ngành và địa phương còn chậm triển khai thành các chương trình, dự án cụ thể nên thường bị động và chưa phát huy hết vai trò làm chủ trong hợp tác với nhà tài trợ. Việc phối hợp vốn ODA với các nguồn vốn khác trên phạm vi cả nước cũng như trên địa bàn lãnh thổ chưa tốt, làm giảm hiệu quả sử dụng ODA. Việc thực hiện

chương trình, dự án ODA xây dựng hạ tầng cảng biển chậm làm cho tình hình giải ngân vốn ODA chậm được cải thiện. Tỷ lệ giải ngân vốn ODA của Việt Nam hiện nay thấp hơn tỷ lệ bình quân giải ngân nguồn vốn này trong khu vực và thế giới. Do giải ngân chậm nên hiệu quả và hiệu suất của nguồn vốn ODA đối với nhiều chương trình và dự án bị giảm sút, và trong một số trường hợp Chính phủ phải trả phí cam kết cho số vốn chưa giải ngân.

Năng lực quản lý, tổ chức các dự án chưa đáp ứng yêu cầu và thiếu tính chuyên nghiệp.

Năng lực các nhà thầu, nhà tư vấn trong nước còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng để hỗ trợ việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA. Một số chuyên gia tư vấn nước ngoài phía Nhật Bản thiếu kinh nghiệm và am hiểu tình hình thực tế Việt Nam, năng lực tuyển chọn và quản lý hợp đồng đối với các nhà thầu và tư vấn nước ngoài còn yếu.

Thông tin về nguồn vốn ODA và cách tiếp cận đến nguồn vốn này chưa rõ ràng gây khó khăn cho việc khai thác và sử dụng.

Tồn tại nhiều bất cập và khó khăn trong việc đề xuất và thực hiện các dự án cảng biển thí điểm áp dụng PPP – quan hệ hợp tác công tư kết hợp vốn và công nghệ của tư nhân, một nội dung quan trọng mà các doanh nghiệp Nhật Bản cũng như Việt Nam đang rất quan tâm trong giai đoạn này. Tình trạng quản lý, sở hữu, khai thác cảng biển của Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu về khung thể chế mạnh và sự phối hợp chặt chẽ giữa hệ thống quy định, đầu tư công và đầu tư tư nhân cũng như môi trường pháp lý phải ổn định và có hiệu lực cao, cần có cơ quan nhà nước có thẩm quyền đủ khả năng thực hiện các cam kết theo hợp đồng PPP. Cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng PPP với nhà đầu tư thiếu điều kiện để trở thành đối tác tin cậy, thiếu khả năng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu hợp lý của họ; Môi trường chính sách còn chưa thuận lợi. Nghị định 71 về thực hiện thí điểm mô hình PPP ở Việt Nam chưa có hướng dẫn thực hiện, một số quy định chưa phù hợp khi áp dụng với cảng biển như quy định về vốn nhà nước không quá 30% khi tham gia dự án PPP là khó áp dụng với cảng biển bởi đầu tư vào hạ tầng công cộng chiếm tỷ trọng lớn trong các dự án xây dựng mới, trong khi tư nhân thường sẽ chỉ muốn tham

gia đầu tư vào hạ tầng bến; Còn thiếu các quy định, hướng dẫn cụ thể về quy trình thực hiện dự án PPP đối với cảng biển. Điều này thể hiện rõ qua tình trạng nhóm cảng biển Đông Nam Bộ, dự án khai thác khu vực Cái Mép – Thị Vải, khu vực Lạch Huyện – Hải Phòng hiện nay vẫn còn rất nhiều bất cập kể trên. Vì vậy chưa tạo ra một môi trường hấp dẫn nhà đầu tư theo hình thức này.

Công tác theo dõi và đánh giá ODA còn hạn chế: công tác theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA, hoạt động của các Ban quản lý dự án chưa được quan tâm đúng mức; chế độ báo cáo, thanh quyết toán tài chính chưa được thực hiện nghiêm túc và thiếu các chế tài cần thiết. Đó chính là lí do vẫn còn tồn tại các vụ tham nhũng, hối lộ trong các dự án ODA như: vụ PMU-18(năm 2006) và vụ hối lộ quan chức của công ty PCI Nhật Bản (năm 2008). Điều này khiến cho Nhật Bản giảm nguồn vốn đầu tư ODA vào Việt nam và đã từng ngừng cung cấp vốn ODA cho Việt Nam năm 2008.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VÀ THU HÚT VỐN ODA NHẬT BẢN VÀO PHÁT TRIỂN CẢNG BIỂN VIỆT NAM (Trang 32)