Đóng góp của dòng Tên trên một số lĩnh vực văn hóa – xã hội khác

Một phần của tài liệu Sự truyền giáo của dòng Tên ở Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII (Trang 69)

khác

Thứ nhất, dòng Tên góp phần làm phong phú hệ tƣ tƣởng của ngƣời Việt.

Xét về thế giới quan, Công giáo mà các giáo sỹ dòng Tên đƣa đến Việt Nam đã hoà vào đời sống ngƣời Việt trƣớc hết là ở tƣ tƣởng nền tảng, cũng là tín điều căn bản đầu tiên của đạo: Niềm tin vào Thiên Chúa và sự màu nhiệm của Thiên Chúa, tƣ tƣởng về sự sáng tạo ra thế giới, muôn vật và con ngƣời của Chúa Cha. Theo quan niệm của Công giáo, Thiên Chúa sáng tạo ra thế giới trong vòng sáu ngày: Ngày thứ nhất tạo nên sự sáng và sự tối, gọi sự sáng là ngày, sự tối là đêm; ngày thứ hai tạo ra không gian, còn gọi là trời; ngày thứ ba tạo ra đất, nƣớc, cây cỏ; ngày tứ tƣ tạo ra các vì tinh tú để phân biệt ngày và đêm, trong đó có hai vì tinh tú lớn nhất là mặt trời cai trị ban ngày và mặt trăng cai trị ban đêm; ngày thứ năm, Thiên Chúa tạo ra muôn vật nhƣ chim trên trời, cá dƣới nƣớc, muông thú ở trong rừng…; ngày thứ sáu, Thiên Chúa tạo ra con ngƣời; ngày thứ bảy, sau khi làm công

67

việc sáng thế xong, Chúa nghỉ ngơi nên còn gọi là ngày Chúa nhật (hay chủ nhật).

Những nội dung đó hoàn toàn mới mẻ đối với ngƣời Việt và có một sức hấp dẫn lớn bởi những ngƣời dân sống trong xã hội Nho giáo – một học thuyết chủ yếu phục vụ mục đích chính trị xã hội, ít bàn tới vấn đề bản nguyên của thế giới, hay vấn đề quyền lực vạn năng. Kể cả thuyết “mệnh trời” của Nho giáo cũng không thuộc lĩnh vực thế giới quan. Ngƣời Việt vốn có tính hiếu kì, lại thêm cuộc sống trong cảnh đất nƣớc loạn lạc, nội chiến liên miên, đầy những bất trắc, rủi ro, họ có niềm hy vọng vào một đấng toàn năng. Điều này khiến cho tín điều Công giáo dễ đi vào lòng ngƣời. Quan niệm về sự sáng thế của Công giáo có vẻ hơi kì bí, nhƣng lại dễ hiểu hơn Đạo của Đạo giáo, song nó cũng đủ yếu tố màu nhiệm để thu hút sự quan tâm của quần chúng. Phạm vi ảnh hƣởng của Công giáo dƣới thời giáo sỹ dòng Tên còn chƣa lớn, song phải khẳng định rằng nó cũng làm phong phú thêm cho hệ tƣ tƣởng của ngƣời Việt, bổ sung vào chỗ khuyết thiếu trong tƣ tƣởng của ngƣời Việt.

Xét về nhân sinh quan, Bài ca sáng thế trong Kinh Thánh Cựu ƣớc viết: Thiên Chúa sáng tạo con ngƣời theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con ngƣời có nam có nữ. Thiên Chúa ban cho con ngƣời hạt giống, trái cây, lƣơng thực, mọi ngƣời đều đƣợc hƣởng Ơn Thiên Chúa. Tinh thần bác ái của Thiên Chúa có nét tƣơng đồng với tinh thần từ bi hỷ xả của Phật Thích Ca Mâu Ni và rõ ràng rất phù hợp với tinh thần thƣơng yêu đồng loại mà ngƣời Việt luôn luôn trân trọng. Trong Mƣời điều răn của Chúa cũng thể hiện những tƣ tƣởng phù hợp với tƣ tƣởng ngƣời Việt nhƣ lòng hiếu thảo “hãy thờ cha kính mẹ” (điều răn số 4), tƣ tƣởng sống lƣơng thiện không giết ngƣời, không trộm cắp, không làm chứng gian hại ngƣời, không ham muốn nhà ngƣời, không ham muốn của cải của ngƣời khác (các điều răn số 5, 7, 8, 10), tƣ tƣởng về lòng thuỷ chung và bảo vệ hôn nhân, hạnh phúc gia đình “không ngoại tình, không ham muốn vợ ngƣời ta” (điều răn số 6, 9). Những tƣ tƣởng trên không hoàn toàn mới mẻ mà trái lại, rất

68

gần gũi với tâm thức ngƣời Việt. Tuy nhiên, theo những cách diễn giải độc đáo của hình thức tôn giáo mới, những tƣ tƣởng ấy lại trở nên hấp dẫn hơn và vẫn phù hợp tƣ duy ngƣời Việt.

Ngƣời Việt tìm thấy trong tín lý Công giáo điều họ cảm thấy cần thiết và phù hợp để giải thích những vấn đề nóng bỏng về thân phận con ngƣời, vấn đề thiên đƣờng vĩnh cửu, ngày phán xét cuối cùng, vấn đề bình đẳng giữa ngƣời với ngƣời. Đây mới là lĩnh vực mà tƣ tƣởng Công giáo bổ khuyết cho những thiếu hụt trong đời sống tƣ tƣởng của ngƣời Việt Nam.

Tƣ tƣởng về số phận con ngƣời: Giáo lý Công giáo giải quyết vấn đề số phận con ngƣời có sự khác biệt về nguyên tắc so với giáo lý đạo Phật (tôn giáo đã đƣợc ngƣời Việt tin theo từ trƣớc). Nếu Phật giáo đề cập tới sự trừng phạt nghiêm khắc đối với những ngƣời phạm tội, gây ra tâm lý sợ hãi, làm nảy sinh cảm giác bị trói buộc, mất tự do, căng thẳng do mối lo ngại bị trừng phạt; thì Công giáo lại đề cập tới lòng nhân từ của Chúa. Kẻ trót gây ra tội lỗi nếu biết hối cải và thành tâm cầu xin Chúa tha thứ và che chở, biết thú nhận tội lỗi và đƣợc tha thứ thì ngƣời đó sẽ trở lại trong sạch và bắt đầu mọi cái lại từ đầu. Ngƣợc lại, nếu không thành tâm thú tội, kẻ phạm tội sẽ bị ám ảnh về sự trừng phạt của Chúa bởi tội lỗi của mình gây ra, vì thế sẽ mất tự do.

Giáo lý Công giáo quy định hôn nhân một vợ một chồng. Quy định này là một tƣ tƣởng tiến bộ đƣợc du nhập vào xã hội Việt Nam còn đang giữ lệ đa thê. Quy định đó thể hiện tính nhân văn sâu sắc của Công giáo, quan tâm đến hạnh phúc của ngƣời phụ nữ. Về điều này, A. Rhodes kể lại trong “Lịch sử vƣơng quốc Đàng Ngoài” khá chi tiết. Ông cho biết chính bởi quy định này mà chúa Trịnh bất đồng và nổi giận với các giáo sỹ. Tuy nhiên, các giáo sỹ dòng Tên vẫn quyết tâm vì công cuộc cao cả của mình: “Chúng tôi vẫn tiếp tục nhƣ thƣờng lệ: Phấn đấu và lên án đa thê, không sợ đe dọa bị chết, vì đó là điều chúng tôi mong mỏi và vì là phần thƣởng vinh quang nhất về những việc nhỏ mọn chúng tôi làm” [25; 124]. Tín ngƣỡng và văn hóa truyền thống Việt Nam trọng yếu tố âm, đất, mẹ. Song ngƣợc

69

lại, thời bấy giờ, trong hôn nhân, địa vị của ngƣời phụ nữ lại bị hạ thấp. Ngƣời đàn ông đƣợc lấy nhiều vợ, còn phụ nữ lại phải chịu cảnh tam tòng do ảnh hƣởng Nho giáo. Bởi thế, tƣ tƣởng một vợ một chồng là một tƣ tƣởng hoàn toàn mới, ngƣợc hoàn toàn với nếp cũ của ngƣời Việt Nam. Giáo sỹ dòng Tên là những ngƣời đầu tiên đƣa quan niệm hôn nhân mới đó vào Việt Nam, đó cũng là sự du nhập một nếp sống mới đầy tính nhân văn.

Tƣ tƣởng của Công giáo về thiên đƣờng hạnh phúc có giá trị định hƣớng hành vi con ngƣời. Trong quan niệm của Phật giáo, thiên đƣờng là “Niết bàn” có thể hiểu theo hai cách: Cách hiểu thứ nhất, “Niết bàn” là một cảnh giới tốt đẹp, hạnh phúc, ở đó con ngƣời đƣợc thoát khỏi vòng luân hồi; cách hiểu thứ hai, “Niết bàn” là một trạng thái đạt đƣợc ở ngƣời tu luyện gian khổ. Không phức tạp và khó nhận biết nhƣ Phật giáo trong quan niệm thiên đƣờng, Công giáo quan niệm đơn giản Thiên đƣờng là nơi hạnh phúc vĩnh viễn sau cái chết. Những tín đồ ngoan đạo, những ngƣời lƣơng thiện sau ngày phán xét cuối cùng, với tình yêu của Đức Chúa cha, sẽ đƣợc lên thiên đƣờng. Trái lại, những kẻ phạm tội nặng bị sa hoả ngục chịu các cực hình, vĩnh viễn không đƣợc lên thiên đƣờng hoặc phạm tội nhẹ thì sẽ phải chịu đau khổ ở nơi luyện ngục. Ngƣời nghèo khổ dễ lên thiên đƣờng còn kẻ giàu thì lên thiên đƣờng “khó hơn con lạc đà chui qua lỗ kim”. Trong tƣơng quan so sánh với quan niệm của Phật giáo về Thiên đƣờng, có thể thấy rằng Công giáo tạo ra cho tín đồ của mình niềm tin về khả năng đến đích dễ dàng hơn, tạo nên tính hấp dẫn về mặt tâm linh đối với tín đồ, an ủi những ngƣời nghèo về hạnh phúc sau khi chết.

Tƣ tƣởng về vấn đề bình đẳng giữa mọi ngƣời không phân biệt giàu nghèo, sang hèn. Khi đến Việt Nam truyền đạo, giáo sỹ dòng Tên tiếp cận với một xã hội duy trì trật tự lễ giáo phong kiến Nho giáo với tam cƣơng, ngũ thƣờng quy định chặt chẽ vị thế của các thành viên trong xã hội. Những quy định hà khắc về sự bất bình đẳng đó giúp giai cấp thống trị phong kiến củng cố trật tự chính trị xã hội, song nhiều khi cũng là một áp lực đối với quần chúng, khiến tâm lý một số bộ phận dân chúng có khi bất

70

bình. Giáo lý Công giáo có một quan niệm khác về địa vị con ngƣời: Trƣớc Chúa, mọi ngƣời đều bình đẳng với nhau, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn. Điều đó là một nội dung mới mẻ đối với quần chúng bình dân ngƣời Việt, đem lại cho họ cảm giác đƣợc tôn trọng và đƣợc bảo vệ trong quyền năng vô biên của Chúa. Nội dung này, một mặt khiến cho Công giáo bị nhà cầm quyền phong kiến Việt Nam cấm đoán, song mặt khác lại có khả năng giúp cho Công giáo thâm nhập vào làng xã và tạo nên một sức sống âm ỉ không dễ gì dập tắt, nhất là trong bối cảnh nhân dân đang mất niềm tin vào trật tự xã hội cũ vì sự khủng hoảng của thời cuộc.

Ngoài những nội dung “hấp dẫn” kể trên, toàn bộ hệ thống giáo lý chặt chẽ và giàu tính nhân văn của Công giáo đƣợc các giáo sỹ dòng Tên truyền bá theo cách thẩm thấu dần vào văn hoá Việt Nam. Trƣớc các giáo sỹ dòng Tên, các giáo sỹ dòng Dominicain, Franciscain… đến Việt Nam truyền đạo đã không phổ biến đƣợc giáo lý của đức tin mới đó, hoạt động của họ chỉ là những bƣớc khai phá đầu tiên. Chỉ đến các giáo sỹ dòng Tên, hệ thống giáo lý ấy mới tồn tại đƣợc trong lòng dân chúng, bằng cách đó, giáo sỹ dòng Tên là những ngƣời đặt những viên gạch đầu tiên cho toà nhà giáo hội Việt Nam, góp sức vào công cuộc làm phong phú đời sống tâm linh của ngƣời Việt.

Thứ hai, các giáo sỹ dòng Tên là những ngƣời chuyển tải những kiến thức khoa học sơ giản từ văn minh phƣơng Tây vào Việt Nam.

Phƣơng Đông là cái nôi của văn minh nhân loại, song tốc độ phát triển của nền văn minh phƣơng Đông lại tỏ ra chậm chạp hơn so với nền văn minh phƣơng Tây. Trong khi các quốc gia phƣơng Tây sau khi trải qua đêm trƣờng Trung cổ đã vƣơn lên phát triển mọi mặt văn hoá, xã hội, khoa học và đạt đƣợc nhiều thành tựu, thì ở phƣơng Đông, các quốc gia vẫn chƣa thoát khỏi trình độ thấp kém, lực lƣợng sản xuất lạc hậu hơn nhiều so với phƣơng Tây. Chủ nghĩa tƣ bản với tính cách là một hình thái kinh tế xã hội tiến bộ hơn hẳn hình thái kinh tế xã hội phong kiến hình thành trƣớc tiên ở phƣơng Tây là minh chứng cho sự trì trệ trong phát triển xã hội ở

71

phƣơng Đông. Bởi thế, việc thông thƣơng buôn bán giữa phƣơng Đông với phƣơng Tây mở ra cơ hội để các quốc gia phƣơng Đông đƣợc tiếp xúc với một nền văn minh mới tiến bộ hơn.

Những ngƣời phƣơng Tây đầu tiên đến Việt Nam thuộc một trong hai thành phần thƣơng nhân hoặc giáo sỹ truyền giáo. Thƣơng nhân là những ngƣời chỉ quan tâm đến lợi nhuận và hoạt động buôn bán của họ. Chỉ có giáo sỹ phần nhiều là những ngƣời có kiến thức: “Các giáo sỹ đến truyền giáo ở nƣớc ta buổi đầu đều xuất thân từ các nƣớc châu Âu lúc đó đã có trình độ phát triển cao. Nhiều ngƣời trong số họ đƣợc đào tạo chính quy trong các chủng viện Công giáo, các dòng tu. Hơn nữa, khi cử đi truyền giáo, các dòng tu muốn đƣa những ngƣời có tài năng để mong có nhiều kết quả, còn các thuyền buôn muốn có những giáo sỹ tài ba đi cùng không chỉ lo “phần hồn” cho họ trong những ngày dài lênh đênh trong biển cả mà còn có thể giúp họ dự báo thời tiết, chữa bệnh, tìm hiểu đất nƣớc, con ngƣời – nơi họ đến trao đổi buôn bán hàng hoá. Chính vì vậy trong đội ngũ các nhà truyền giáo đến Việt Nam có một số ngƣời uyên thâm trên nhiều lĩnh vực khoa học, họ là những ngƣời đầu tiên giới thiệu những tiến bộ văn minh của thế giới phƣơng Tây với Việt Nam” [55; tr.56]. Họ có thời gian sống, sinh hoạt cùng ngƣời dân bản địa, họ tiếp xúc với dân cƣ bản địa thuộc nhiều tầng lớp, từ vua chúa, quan lại quý tộc cho đến tầng lớp bình dân. Bởi thế chính đội ngũ giáo sỹ mới là những ngƣời có điều kiện truyền tải các kiến thức thuộc các lĩnh vực nhƣ y học, toán học, vật lý, thiên văn học, địa lý… đó là những kiến thức còn mới mẻ và có sức cuốn hút đối với ngƣời Việt vẫn đang ở trong tình trạng khoa học kém phát triển.

Khi đƣa đến cho ngƣời Việt những kiến thức khoa học Tây phƣơng, các giáo sỹ dòng Tên không chỉ dùng lời nói suông, họ phát huy thế mạnh của những sự vật hiện tƣợng trực quan để giảng giải nên những kiến thức của họ vừa có sức thuyết phục, vừa dễ hiểu và hấp dẫn, lôi cuốn ngƣời nghe. Chẳng hạn, khi đến Đàng Ngoài truyền đạo, Alexandre de Rhodes đã dâng lên Trịnh Tráng cuốn bản đồ địa lý đƣợc chú thích bằng tiếng Hán do

72

thừa sai ngƣời Âu tên là Ricci (nhà truyền giáo ở Trung Quốc) vẽ lại và soạn ra cùng với chiếc đồng hồ quả lắc tự động. Alexandre de Rhodes giảng về trái đất hình cầu chứ không phải hình vuông nhƣ trong quan niệm dân gian của ngƣời Việt. Chiếc đồng hồ mà giáo sỹ đem tặng Trịnh Tráng đã khiến cho Chúa Trịnh rất thích thú: “Không tin cứ đến giờ là đồng hồ tự động đánh, Trịnh Tráng muốn xem thực hƣ thế nào. Đang khi chờ đợi, sai đem cuốn bản đồ chữ Hán ra để các cha tiếp tục giải thích cho nghe. Lúc cát chảy hết thì đồng hồ tự động đánh giờ thực, Trịnh Tráng lấy làm bỡ ngỡ. Một quan lớn trong triều, đƣợc Trịnh Tráng kính nể lắm, đến xem chiếc đồng hồ cũng tấm tắc khen là một vật kì lạ, một lễ vật xứng đáng với ngôi báu” [15; tr.105]. Kiến thức thiên văn học của các giáo sỹ cũng đƣợc vận dụng để trình bày, giải thích hiện tƣợng nhật thực, nguyệt thực. Chính sự kiểm chứng bằng thực tế đúng với dự đoán của các giáo sỹ đã đem lại uy tín cho họ, khiến cho họ gặp thuận lợi trong việc thu phục lòng tin của ngƣời dân để bƣớc đầu tiến hành truyền đạo để đi đến cải giáo cho những ngƣời gia nhập đạo mới.

Về y học, các giáo sỹ dòng Tên đến truyền giáo cũng là những ngƣời có hiểu biết sâu sắc. Khả năng chữa bệnh của họ đem lại uy tín lớn cho Công giáo. Ngƣời dân Việt Nam thời đó cho rằng bệnh tật là do tà ma gây nên. Đó là quan niệm ấu trĩ, lạc hậu. Các giáo sỹ dòng Tên đã đánh vào tâm lý ngƣời dân vào điểm yếu này, họ làm phép Thánh chữa bệnh. Nhiều ngƣời đã đƣợc chữa khỏi bệnh. Nếu lột bỏ vẻ ngoài tôn giáo đó, mặc dù đến nay, vẫn chƣa có tài liệu nào công bố về cách thức chữa bệnh của các giáo sỹ, song phải khẳng định rằng các giáo sỹ dòng Tên có hiểu biết nhất định về y thuật, thậm chí nhiều vị còn tài giỏi trong lĩnh vực này. Các chúa Nguyễn thƣờng trọng dụng các vị giáo sỹ có khả năng về y thuật, phong cho họ các chức quan, phục vụ trong triều đình, làm việc trong Thái Y Viện. Những giáo sỹ giỏi y thuật nhƣ Bartolomeu d’Acosta làm việc trong Thái Y Viện thời chúa Nguyễn Phƣớc Tần, rồi đến đời con là chúa Nguyễn Phƣớc Trăn cũng giữ vị giáo sỹ này. Hiền Vƣơng Nguyễn Phƣớc Tần cần

73

ông tới mức khi ông theo lệnh Tòa Thánh, rời Đàng Trong năm 1682, chúa đòi các thƣơng gia Bồ Đào Nha phải tìm cho đƣợc giáo sỹ - thái y Acosta, nếu không, tàu thuyền, hàng hóa của họ sẽ bị tịch thu. Khi giáo sỹ này trở lại Đàng Trong năm 1688, thì chúa đã lìa đời. Con trai Hiền Vƣơng là Ngãi

Một phần của tài liệu Sự truyền giáo của dòng Tên ở Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)