Dòng Tên và quá trình hình thành chữ Quốc ngữ

Một phần của tài liệu Sự truyền giáo của dòng Tên ở Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII (Trang 45)

Chữ viết là một phƣơng tiện truyền tải thông tin rất quan trọng, nó lƣu giữ và truyền qua các thế hệ những nét văn hoá của một cộng đồng, một dân tộc. Từ trƣớc khi các giáo sỹ Công giáo đến truyền đạo, ở Việt Nam đã có chữ viết, đó là chữ Hán. Sau một nghìn năm Bắc thuộc, với cuộc đấu tranh của hai quá trình Hán hóa và chống Hán hóa, có những yếu tố văn hóa của kẻ xâm lƣợc bị đẩy lùi, song cũng còn lại những yếu tố đƣợc giữ lại để phục vụ cho công cuộc kiến thiết một nhà nƣớc phong kiến Việt Nam non trẻ. Chữ Hán và quy tắc Nho giáo đƣợc áp dụng vào công cuộc này. Trên cơ sở đã tiếp thu chữ Hán, ngƣời Việt lại sáng tạo ra chữ Nôm của ngƣời Việt. Các giáo sỹ đến Việt Nam buổi đầu truyền giáo, khi học tiếng Việt và tìm cách truyền tải nội dung tôn giáo của mình đã phải sử dụng thứ chữ nói trên. Sau một thời gian vài chục năm, chữ Quốc ngữ theo mẫu tự Latinh mới dần đƣợc hình thành.

Việc sử dụng các chữ cái thuộc ngữ hệ Latinh để ghi âm tiếng Việt không phải đến các giáo sỹ dòng Tên mới thực hiện, trƣớc đó, các giáo sỹ thuộc các dòng Dominicain, Franciscain để phục vụ mục đích truyền đạo cũng đã tìm cách học tiếng Việt và ghi lại những âm tiết tiếng Việt bằng ngữ hệ Latinh, nhƣng những ghi kí ban đầu đó chỉ là sản phẩm mang tính chất cá nhân, mang màu sắc riêng của ngƣời sáng tạo. Đến các giáo sỹ

43

dòng Tên, việc ghi lại âm tiếng Việt bằng chữ Latinh mới đƣợc phổ biến trong hàng giáo sỹ. Năm 1651, việc xuất bản cuốn từ điển Việt - Bồ Đào Nha - La đầu tiên do giáo sỹ Alexandre de Rhodes biên soạn, trở thành mốc hoàn thành cơ bản quá trình hình thành chữ Quốc ngữ. Mặc dù ngƣời có đóng góp lớn nhất đối với việc hoàn thiện chữ Quốc ngữ là Alexandre de Rhodes, nhƣng không thể không kể đến vai trò của những giáo sỹ Buzomi, Pina, Amaral, Borri, và một số giáo sỹ khác, cũng không thể không đánh giá một số yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình hoàn thiện việc sử dụng ngữ hệ Latinh để ghi âm tiếng Việt nhƣ: Sự chuẩn bị phôi thai ít nhiều từ trƣớc năm 1615; ảnh hƣởng của việc Latinh hoá tiếng Nhật, tiếng Hoa tác động đến sự hình thành chữ Quốc ngữ của Việt Nam.

Ý tƣởng Latinh hoá một số ngôn ngữ Á Đông đã manh nha từ các thế kỉ XVI – XVII và thực sự đƣợc các giáo sỹ tiến hành ở Nhật Bản và Trung Hoa trƣớc khi tiến hành ở Việt Nam. Ở Nhật Bản, nhà truyền giáo Francesco Xavie là ngƣời tích cực trong hoạt động này. Tuy giáo sỹ Xavie phải cần đến thông ngôn trong hoạt động giảng đạo, nhƣng ngƣời thông ngôn của ông đã có sử dụng các tài liệu ghi âm tiếng Nhật bằng mẫu tự Latinh. Chữ Nhật đƣợc Latinh hoá đƣợc gọi là chữ Romaji. Năm 1591, dòng Tên đã có nhà in tại Amacusa xuất bản sách bằng chữ Romaji, do Jean Baptiste làm chuyên viên ấn loát. Nhiều cuốn sách viết bằng tiếng Romaji đáng lƣu ý thời kì này là sách giáo lý Kitô, Từ điển La-Bồ Đào Nha-Nhật (năm 1595), Ngữ pháp tiếng Nhật… Mặc dầu vậy, việc Latinh hóa tiếng Nhật về sau không thu đƣợc kết quả lớn lao gì, chữ Nhật tƣợng hình vẫn đƣợc bảo vệ mạnh mẽ bởi lẽ giới chức cầm quyền Nhật Bản sớm thi hành những biện pháp nhằm hạn chế ảnh hƣởng của Công giáo ở đất nƣớc này. Cấm Công giáo đồng nghĩa với việc cấm phổ biến việc Latinh hóa tiếng Nhật.

Đối với tiếng Hoa, việc sử dụng mẫu tự của chữ châu Âu để phiên âm cũng đƣợc thực hiện từ sớm. Những nhà truyền giáo có đóng góp nổi bật trong lĩnh vực này là Ricci, Ruggieri với việc soạn những cuốn từ điển, hay

44

Trigault với cuốn Âm vận kinh (năm 1626) viết bằng tiếng Hoa đƣợc Latinh hoá. Nhƣng cũng nhƣ ở Nhật Bản, tiếng Hoa ghi bằng mẫu tự Latinh cũng không thay thế đƣợc chữ Hán. Chỉ có ở Việt Nam, kết quả của sự sáng tạo chữ tiếng Việt theo mẫu tự Latinh mới thu đƣợc kết quả bất ngờ, vƣợt lên trên cả sự mong đợi của tầng lớp giáo sỹ sáng tạo cũng nhƣ những giáo sỹ hết sức phổ biến thứ chữ này vào trong xã hội Việt Nam.

Việc các giáo sỹ dòng Tên sáng tạo ra chữ Quốc ngữ là một điều phù hợp xu thế chung đang phổ biến trong hoạt động truyền giáo lúc bấy giờ. Theo đánh giá của nhà nghiên cứu ngôn ngữ Hoàng Xuân Việt: “Vào thế kỉ 17, những địa điểm nhƣ Goa, Macao vốn là nơi dừng chân, liên lạc, tập trung, xuất phát của số đông các nhà truyền giáo. Tuy hoạt động của họ có tính cách độc lập cho từng giáo đoàn, có tính đặc thù cá nhân, nhƣng họ lại thống nhất chặt chẽ về tinh thần và đƣờng lối. Do đó, những sách báo, tƣ liệu quan trọng chắc chắn phải đƣợc truyền thông cho nhau để nghiên cứu học tập. Vì vậy, nếu cho rằng việc chế tác chữ Quốc ngữ ở Việt Nam có chịu ảnh hƣởng việc Latinh hoá chữ Nhật, chữ Hoa thì cũng là điều hoàn toàn hợp lý” [35; tr.111].

Ở Việt Nam, nhà truyền giáo nƣớc ngoài của dòng Tên đầu tiên nổi danh về tiếng Việt là giáo sỹ Francesco de Pina. Ông có thể giảng đạo trực tiếp bằng tiếng Việt mà không cần thông ngôn. Linh mục Prancesco de Pina ngƣời Italia. Với bốn năm học tiếng Việt, Pina là ngƣời thông thạo tiếng Việt duy nhất trong số các giáo sỹ truyền giáo ở Việt Nam lúc bấy giờ. Ông đến Việt Nam năm 1616 để giúp Buzomi trong công cuộc truyền giáo và hoạt động sôi nổi ở Đàng Trong. Là học trò của Buzomi về môn thần học, nhƣng do khả năng nói tiếng Việt tốt hơn, giáo sỹ Pina có nhiều thuận lợi hơn khi truyền giáo. Đầu tiên ông đến Đà Nẵng, song đến giữa năm 1616, do bị săn đuổi, Pina đã về Hội An, đƣợc giáo hữu ngƣời Nhật ở đây che giấu đến đầu năm sau mới đi Quy Nhơn.

Hoạt động ở Quy Nhơn khoảng 3 năm, đầu năm 1620, sau khi quan trấn Quy Nhơn, một ngƣời có lòng thiện cảm với đạo chết, không còn một

45

ngƣời có quyền lực ở bản địa nâng đỡ, Pina phải quay về Hội An. Ở Hội An, Pina – ngƣời thông thạo tiếng Việt, cùng với linh mục Pedro Marquez – ngƣời thông thạo tiếng Nhật, đã làm cho công cuộc truyền giáo cho giáo hữu Nhật Bản và cho ngƣời dân bản địa đƣợc tiến triển tốt đẹp. Sau hai năm, ông lại đi Quảng Nam. Pina thƣờng xuyên có mặt ở chốn cung đình, giảng dạy đạo cho giới quý tộc. Những ngƣời có địa vị trong hoàng tộc, quan lại theo đạo là điểm tựa vững chắc cho các giáo sỹ, trong số đó, một nhân vật đƣợc nhắc đến với tên thánh là Maria Madalena đƣợc Pina rửa tội. Bà đƣợc coi là rƣờng cột của cộng đồng Công giáo ở Đàng Trong lúc bấy giờ. Bà Maria có lẽ là vƣơng phi Minh Đức của chúa tiên Nguyễn Hoàng, là mẹ của quận công Nguyễn Phúc Khê. Uy tín của bà Minh Đức rất lớn, bà sống qua bốn đời chúa Nguyễn: là vƣơng phi của Nguyễn Hoàng (chúa đầu tiên), sống qua thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Phúc Lan, Nguyễn Phúc Tần. Cả ba vị chúa sau đều nể trọng bà. Bà thọ 81 tuổi. Bà đƣợc tiếp xúc và có cảm tình với các giáo sỹ sau những lần nghe Buzomi hay Pina giảng đạo hay tranh luận những kiến thức khoa học với giới trí thức trong triều đình. Giáo sỹ Pina đã tranh thủ đƣợc sự ủng hộ đạo của bà. Tƣ dinh của bà Minh Đức trở thành nơi đi lại sinh hoạt tôn giáo của nhiều giáo dân. Có lần, giáo sỹ Pina đã gây đƣợc cảm tình trong triều đình khi dự đoán nguyệt thực. Dịp ấy, ngƣời dân Đàng Trong đang chờ đón nguyệt thực, hiện tƣợng đƣợc giới trí thức của triều đình dự đoán trƣớc. Một một hoàng tử mà trong tƣ liệu dòng Tên gọi là “unque” (tức ông nghè) tiếp xúc với cha Pina, đã hỏi cha về nguyệt thực. Pina đã đƣa ra lời dự đoán rất rành mạch, nhanh nhẹn về tháng, ngày, giờ khiến cho ông nghè rất ngạc nhiên. Lời dự đoán của cha Pina nói rằng nguyệt thực sẽ xảy ra chậm hơn dự đoán của nhà thiên văn trong triều đình. Kết quả là Pina dự đoán chính xác. Điều đó khiến cho ông nghè rất khâm phục, uy tín của giáo sỹ đƣợc nâng cao. Khi Alexandre de Rhodes đến Việt Nam và cộng tác với Pina, thì Pina là thầy dạy tiếng Việt, một ngƣời bạn lớn của Alexandre de Rhodes. Ngày 13-12- 1625, Pina chết trong một vụ đắm thuyền ở Đà Nẵng. Nhà nghiên cứu

46

ngƣời Pháp Roland Jacques đã có nhận xét: “Từ bƣớc khởi đầu của giáo đoàn dòng Tên ở Việt Nam, việc học tiếng Việt của những ngƣời mới đến đƣợc đặt ra. Vấn đề đó đƣợc bàn đến một cách rõ ràng trong bức thƣ đầu năm 1623 của Francisco de Pina mà tôi đã nêu lên ở trên: Ông đề nghị nên nhờ các thầy giáo Việt Nam, nhƣng cũng cần tới sự hƣớng dẫn ban đầu của một ngƣời châu Âu đã thạo tiếng Việt. Ông viết: “Về phần tôi, tôi đã soạn một chuyên khảo nhỏ về chính tả và các thanh của ngôn ngữ này và tôi đang bắt tay vào việc viết về ngữ pháp” [58; tr.25].

Ngƣời thứ hai có công lớn trong việc sáng tạo ra chữ Quốc ngữ là giáo sỹ Gaspar de Amaral. Ông sinh năm 1592 tại Bồ Đào Nha. Lần đầu tiên ông đến Việt Nam là vào tháng 10-1629, ông tới Đàng Ngoài cùng một giáo sỹ ngƣời Nhật Bản. Nhƣng đƣợc nửa năm thì rời Đàng Ngoài về Macao, đến khoảng đầu tháng 3-1631, ông mới trở lại Đàng Ngoài truyền giáo với tƣ cách là bề trên giáo đoàn. Ông hoạt động tại đây đƣợc bảy năm thì đƣợc điều về Macao, giữ chức viện trƣởng Học viện Madre de Deus (Mẹ đức Chúa trời) của dòng Tên. Sau ba năm, ông giữ chức phó giám tỉnh dòng Tên tỉnh dòng Nhật Bản (bao gồm các nƣớc Nhật Bản, Việt Nam – Đàng Trong, Đàng Ngoài, Cam Bốt – Campuchia, Xiêm – Thái Lan, đất Macao và hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc). Khoảng cuối năm 1645 đến đầu năm 1646, G. Amaral bị chết đuối trên con tàu đi từ Macao đến Đàng Ngoài truyền giáo, tàu chƣa đến nơi, đến gần đảo Hải Nam thì gặp nạn.

Trong thời gian hoạt động ở Việt Nam, giáo sỹ G. Amaral ý thức rất rõ tầm quan trọng của việc ghi lại âm tiếng Việt sử dụng ngữ hệ Latinh. Những tài liệu viết tay của ông từ năm 1632 đã có rất nhiều từ đƣợc ghi bằng “chữ Quốc ngữ” rành hơn nhiều so với tài liệu viết tay của Alexandre de Rhodes viết năm 1636. Việc ghi kí thanh âm tiếng Việt của giáo sỹ G. Amaral về sau càng giống với chữ Quốc ngữ hoàn chỉnh ngày nay, chẳng hạn trong tài liệu tiếng Bồ Đào Nha Đào Nha viết tay của G. Amaral ngày 25-3-1637 “tƣờng thuật về các thầy giảng của giáo đoàn Đàng Ngoài và về

47

cách thức tiến hành của họ” gửi cho cha Manoel Dias, giám sát dòng Tên Nhật Bản và Trung Hoa. Trong đó có một số từ rất rõ nhƣ thầy, lạy, Đàng Ngoài, già, Kẻ Chợ, Đức, Định, Chúa Thanh Đô, Tri, Bùi, Nghệ An…[Dẫn theo 6, tr. 86-88]. G. Amaral cùng với giáo sỹ Antonio Barbosa (đến Việt Nam năm 1636) đã soạn ra từ điển Annam - Bồ Đào Nha và từ điển Bồ Đào Nha - Annam (viết tay), đây là hai tài liệu tham khảo để sau này Alexandre de Rhodes kế thừa viết cuốn từ điển của mình. Trong “Lời tựa” cuốn “Lịch sử chữ quốc ngữ 1620 – 1659, linh mục Đỗ Quang Chính viết: “Đọc qua những phần đó (tức tập “Lịch sử nƣớc Annam” do Bento Thiện viết – ngƣời viết), nhờ chứng cớ cụ thể, bạn đọc sẽ thấy rõ, linh mục Gaspar d’Amaral viết chữ Việt ngày nay giỏi hơn linh mục Đắc Lộ nhiều” [6; tr. 7]

Những đóng góp của Pina, Amaral, và một số giáo sỹ cùng thời khác mang tính chất bƣớc đệm cho sự chính thức hình thành chữ Quốc ngữ. Dấu mốc khai sinh thứ chữ này là vào năm 1651, Thánh bộ truyền giáo cho xuất bản từ điển Việt - Bồ Đào Nha - La do Alexandre de Rhodes viết trên cơ sở học hỏi, kế thừa kết quả học tiếng Việt và sáng tạo cách thức ghi âm tiếng Việt của các giáo sỹ trƣớc ông.

Alexandre de Rhodes sinh ngày 13-3-1591 ở Avignon. Ông gia nhập dòng Tên năm 18 tuổi, sau đó trở thành linh mục và đến Việt Nam truyền giáo từ năm 1624 ở Đàng Trong. Năm 1626, ông đƣợc bề trên gọi về Macao, tránh nghi ngờ của chúa Trịnh, Nguyễn, để đến năm 1627 đến truyền giáo ở Đàng Ngoài. A. Rhodes có năng khiếu học ngoại ngữ và giao tiếp với ngƣời bản xứ nên khá thành công trong việc giảng đạo ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Trƣớc khi cuốn từ điển của A. Rhodes đƣợc ra đời thì ông đã học tiếng Việt với giáo sỹ F. Pina và một em nhỏ ngƣời Việt theo đạo, có tên thánh là Raphael. Ông cũng đƣợc tiếp cận với 2 cuốn từ điển viết tay do G. Amaral cùng đồng sự là Antonio Barbosa viết. Sau nhiều năm biên soạn và chỉnh lý, A. Rhodes đã đƣợc xuất bản cuốn từ điển của mình, đánh dấu mốc cho sự hình thành chữ Quốc ngữ giai đoạn đầu.

48

Linh mục Nguyễn Hồng đánh giá: “Cuốn tự vị của cha không phải chỉ là một cuốn ngữ vựng mà còn có giá trị gần nhƣ một cuốn bách khoa toàn thƣ trong đó chúng ta tìm đƣợc rất nhiều tài liệu về địa dƣ, sử ký, phong tục, tôn giáo, xã hội nƣớc Việt thời đó. Về phƣơng diện ngữ học, nó còn là một tài liệu quý giá về tiếng Việt thƣợng bán thế kỉ XVII” [15; tr.273].

Cuốn từ điển Việt - Bồ Đào Nha - Latinh của Alexandre de Rhodes có tựa đề chính xác là “Dictionarium Anamiticum Lusitanum et Latinum”, xuất bản ở Rôma năm 1651, dày 645 trang. Cuốn từ điển bao gồm các phần: Sáu trang đầu là đầu đề và đề tặng, rồi bài tựa. Phần chính cuốn sách là phần ngữ pháp tiếng Việt viết bằng tiếng Bồ Đào Nha để cho ngƣời Bồ Đào Nha học tiếng Việt và từ điển. Phần từ điển đƣợc chia làm hai cột. Phần chữ tiếng Việt in chữ đứng, phần giải nghĩa tiếng Bồ Đào Nha in chữ nghiêng, rồi tiếng Latinh in chữ đứng. Thực ra, ban đầu A. Rhodes chỉ ghi từ điển tiếng Việt và tiếng Bồ Đào Nha, nhƣng có lẽ sau này, theo yêu cầu của Tòa Thánh, ông viết thêm phần chú thích bằng tiếng Latinh. Cuối sách có thêm bản Index Latini sermoni (không đánh số trang nhƣng đếm đƣợc gần 200 trang) sắp xếp các từ La ngữ theo vần a, b, c, chia thêm số cột để tìm nghĩa bằng tiếng Việt. Mục đích Alexandre de Rhodes viết cuốn từ điển là để giúp các giáo sỹ tƣơng lai của nƣớc Việt học tiếng nói của ngƣời dân, cũng là để giúp ngƣời Việt muốn học La ngữ để tiếp xúc trực tiếp với đạo, với giáo sỹ và hƣớng đến Toà Thánh. Ngoài cuốn từ điển Việt - Bồ Đào Nha - Latinh, Alexandre de Rhodes còn viết một số tác phẩm bằng chữ Quốc ngữ đáng chú ý nhƣ Phép giảng tám ngày, là một cuốn giáo lý sơ lƣợc, cuốn văn phạm phân tích những đặc tính căn bản của tiếng Việt. Cũng giống nhƣ các giáo sỹ dòng Tên, Alexandre de Rhodes từ đầu không có ý đồ dùng chữ Quốc ngữ để thay thế theo cách loại bỏ hoàn toàn chữ Nôm, chữ Hán.

Thực tế là từ khi chữ Quốc ngữ ra đời (năm 1651) cho đến tận thế kỉ XIX, chữ Nôm và chữ Hán vẫn đƣợc sử dụng trong giáo hội ở Việt Nam, thậm chí còn nhiều hơn chữ Quốc ngữ. Ngƣời thông thạo tiếng Việt và chữ

49

Nôm hơn cả là giáo sỹ ngƣời Ý Girolamo Majorica (1591 – 1656). Ông hoạt động ở cả hai miền đất nƣớc. Ở Đàng Ngoài, sau khi G. Amaral chết, G. Majorica thay thế ông, làm bề trên giáo đoàn Đàng Ngoài. Giỏi tiếng Việt và chữ Nôm, ông viết tới 48 sách đạo bằng thứ chữ này. Trong đó có

Một phần của tài liệu Sự truyền giáo của dòng Tên ở Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII (Trang 45)