8. Kết cấu của luận văn
2.3. Mối quan hệ giữa cha mẹ và các con trong gia đình người muslim
Bên cạnh mối quan hệ giữa vợ - chồng trong nếp sống đạo của gia đình người muslim, kinh Qur’an cũng nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa cha mẹ và các con trong nếp sống đạo đó.
Phật giáo cho rằng, mối quan hệ cha mẹ và con cái là thiêng liêng nhất. Sự thiêng liêng không chỉ đơn thuần nằm ở mối quan hệ di truyền và huyết thống, mà đó còn là tất cả tình người, tính giáo dục, đạo đức của hai thế hệ trước và sau, thế hệ sinh và thế hệ được sinh ra. Một người con phá vỡ mối quan hệ thiêng liêng này đối với cha mẹ, nghĩa là bất hiếu, báo đời, hại cha mẹ, làm mất thanh danh và truyền thống tốt đẹp của gia tộc, làm các việc phạm pháp… thì người con đó không còn là một người con đúng nghĩa, mà chỉ là một người tội lỗi và đáng trách. Trái lại, cha mẹ không làm tròn bổn phận của mình, chẳng hạn như giáo dục con cái trưởng thành về thể chất, thể trí, tự lập trong đời sống chân chính thì cha mẹ đó cũng không xứng đáng là các bậc cha mẹ. Cả hai hạng cha mẹ và con cái như vậy đều được xem là không tương thích trong tinh thần giáo pháp của đức Phật.
Đối với kinh Qur’an việc lập gia đình cũng là để sinh sản và nuôi dạy con cái. Đây vừa là trách nhiệm nặng nề nhưng cũng là nghĩa vụ vinh quang đối với cha mẹ. Con cái được ví như là niềm đam mê, những tài sản quý báu nhất trên đời, những thú vui và sự hưởng thụ cao cả nhất của cuộc sống trần tục: “Nhân loại thường đam mê những thú vui từ phụ nữ, và con cái, và kho tàng vàng bạc chất đống, và giống ngựa tốt, và cả gia súc, và đất đai trồng tốt. Đó là sự hưởng thụ của đời sống trần tục này” [Surah 3; 14]. Đây là điểm mà Allah cần những tín đồ của mình thực hiện một cách nghiêm túc với đức tin cao nhất của mình.
Con cái là món quà vô giá đối với cha mẹ. Con cái mang lại sự vinh quang, mang lại quyền uy cho người mẹ được thực hiện thiên chức của mình, con cái là tài sản quý báu, là niềm vui và hạnh phúc của cha mẹ. Cùng với tư tưởng đó, kinh Qur’an cũng cho rằng con cái không phải là gánh nặng đối với cha mẹ, mà là sự an lành, là ân huệ Allah ban cho “Ngài ban con gái cho người nào Ngài muốn và con trai cho người nào Ngài muốn” [surah 42; 49]. Chính vì vậy, vai trò giáo dục của cha mẹ với con cái trong gia đình được kinh Qur’an đặc biệt đề cao. Phật giáo cho rằng, nhắc đến nếp sống đạo trong mối quan hệ cha mẹ đối với con cái là nói đến tinh thần trách nhiệm và bổn phận của các bậc cha mẹ đối
với một phần máu thịt mà mình đã sinh ra. Theo lời Phật dạy, cha mẹ sinh con cái không phải để thỏa mãn dục tính mà là thể hiện tình thương yêu đối với một phần máu mủ và sự sống của chính mình. Ở đây, chúng ta thấy đạo Phật đã nhấn mạnh đến đạo đức trong mối quan hệ giới tính của các bậc cha mẹ. Chính do tính chất đạo đức này mà các bậc cha mẹ cảm thấy cần phải có trách nhiệm đạo đức về việc nuôi nấng cho con cái trưởng thành và có lợi ích cho xã hội. Mối quan hệ của cha mẹ như vậy được xem là nền tảng ban đầu, là cơ sở phát sinh các mối quan hệ đạo đức xã hội về sau. Do đó, “các bậc cha mẹ cần phải làm những việc sau: Một là, ngăn chặn con cái làm việc ác; Hai là, khuyên dạy con cái làm việc thiện, Ba là, tạo dựng nghề nghiệp cho con cái, Bốn là, tạo dựng gia thất cho con cái, và Năm là, truyền trao gia tài cho con cái đúng thời” [72; tr. 542].
Đối với kinh Qur’an cũng vậy, tất cả đều hướng về Thượng Đế Allah, cha mẹ chính là bề tôi của Allah và được nhận ân sủng của Allah, được Allah giao cho trọng trách phải luôn sống đúng mực, nhân nghĩa để làm gương cho con cái: “Ngươi chỉ là một bề tôi của Allah. Allah ban ân cho ngươi và lấy ngươi làm một gương cho con cháu của ngươi” [surah 43; 59]. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng luôn cầu xin cho con cái của mình được Allah để ý, và hướng con của mình đến những điều mà Allah đã dạy bảo: “Và những ai cầu nguyện, thưa: Lạy Rabb của chúng tôi! Xin Ngài làm cho vợ và con của chúng tôi thành một nguồn vui cho cặp mắt của chúng tôi và làm cho chúng tôi thành người lãnh đạo cho những người Muttaqun (sợ và yêu Allah)” [surah 25; 74].
Tuy nhiên, vấn đề sinh con trai hay con gái trong gia đình được kinh Qur’an đề cập đến rất cụ thể. Kinh Qur’an cho rằng ở người phụ nữ việc sinh con trai hay con gái là như nhau, sự ra đời của con gái cũng là một ân sủng của Allah. Mohammed đặt câu hỏi: “Hoặc phải chăng Ngài (Allah) chỉ có con gái còn các ngươi thì con trai?” [surah 52; 39].
Trước kỷ nguyên Islam, xã hội Ả rập có tục lệ chôn sống bé gái ngay từ lúc sơ sinh do hủ tục trong nam khinh nữ. Kinh Qur’an đã chống lại tập quán này. Qur’an cực lực chỉ trích hủ tục cực kỳ tàn ác đó: Phải nói rằng hành động
độc ác này đã có thể không dừng lại ở Ả rập, nó không dành cho sức mạnh của các từ ngữ nghiêm khắc mà Qur’an đã dùng để chỉ trích hủ tục này. Điều này được ghi chép trong các đoạn [surah 16; 58 - 59]; [surah 43; 17]; [surah 81; 8 - 9].
Hơn nữa, Qur’an không phân biệt giữa bé trai và bé gái. Qur’an coi sự ra đời của bé gái là một món quà và ân huệ từ Thượng Đế, giống như sự ra đời của bé trai. “Y nhục nhã lẩn trốn thiên hạ vì hung tin vừa mới nhận. Y phải giữ nó (đứa bé gái) lại trong tủi nhục hay phải chôn sống nó dưới đất? Ôi xót xa thay điều mà y quyết định” [surah 16; 59].
Qur’an thậm chí còn nhắc đến món quà của sự ra đời bé gái đầu tiên: “Allah nắm quyền thống trị các tầng trời và trái đất. Ngài tạo hóa vật gì Ngài muốn. Ngài ban con gái cho người nào Ngài muốn và con trai cho người nào Ngài muốn” [surah 42; 49].
Dù là con gái hay con trai, cho dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, cha mẹ cũng không có quyền làm tổn hại đến con cái. Sự sống chết của con cái là ở Allah quyết định. Nếu cha mẹ vì bất kỳ một lý do nào đó mà giết con cái thì đó bị coi là một trọng tội rất nặng và đáng bị trừng phạt: “Chớ sợ vì nghèo mà giết con của các ngươi, Allah cung cấp lộc ăn cho chúng và cho cả các ngươi nữa. Chắc chắn việc giết con là một trọng tội” [surah 17; 31].
Do đặc thù của đời sống kinh tế - xã hội trên bán đảo Ả rập và sự thống trị của thiết chế gia đình phụ quyền vai trò của đàn ông trội hơn đàn bà, đàn ông là chủ gia đình, nên các bậc cha mẹ thường mong muốn có con trai hơn có con gái. Kinh Qur’an đưa ra những quy định bắt buộc cha mẹ phải đối xử công bằng với các con, không phân biệt trai, gái. Đây là điểm có phần tiến bộ hơn so với xã hội Ả rập trước khi Islam ra đời. Một mặt, người nam giới được giao trọng trách lo toan về kinh tế trong gia đình nên “Allah lệnh cho các ngươi về việc con cái của các ngươi hưởng gia tài (như sau): Phần của con trai bằng hai phần của con gái. Nhưng nếu chỉ có con gái và số con gái nhiều hơn hai, thì phần tất cả các con gái là hai phần ba (2/3) của gia tài để lại; và nếu chỉ có một đứa con gái thì phần của
nữ là phần nửa (1/2) gia tài để lại” [surah 4; 11]. Cha mẹ không chỉ có trách nhiệm chăm lo nuôi dạy con cái, giáo dục con cái trưởng thành mà còn phải tạo dựng đức tin cho con cái. Để con cái thực sự trở thành triều thiên cha mẹ đội trên đầu, Allah mong muốn cha mẹ phải quan tâm nuôi dưỡng cả thể xác lẫn tinh thần cho con cái “Và những ai có đức tin và con cái của họ cùng theo họ trong Đức tin, Allah sẽ cho con cái của họ đoàn tụ với họ (trong Thiên Đàng)” [surah 52; 21]. Cha mẹ là người định hướng niềm tin cho con cái nên Qur’an nghiêm cấm việc cha mẹ cho con cái kết hôn với người đa thần giáo: “Và chớ kết hôn với các phụ nữ thờ đa thần cho đến khi nào họ có đức tin (nơi Allah) bởi vì một người phụ nữ nô lệ có đức tin tốt hơn một người phụ nữ đa thần dẫu rằng họ quyến rũ các ngươi. Và chớ kết hôn (con gái của các ngươi) cho những người đàn ông thờ đa thần cho đến khi nào chúng có đức tin (nơi Allah) bởi vì một người nô lệ nam có đức tin tốt hơn một người đàn ông thờ đa thần dẫu rằng chúng quyến rũ các ngươi” [surah 2; 221]. Bởi việc kết hôn này sẽ tạo ra nguy cơ chống lại Allah, làm mất đi sự thuần khiết trong đời sống tôn giáo cũng như trong xã hội. Nếu con cái không nghe lời cha mẹ, đi ngược lại chính đạo, tức là chống đối lại mệnh lệnh của Allah, tin theo tà thần thì lúc đó cha mẹ có thể khai trừ đứa con hư hỏng đó ra khỏi gia đình. Allah cho rằng: “Ngươi sẽ không tìm thấy một đám người nào có đức tin nơi Allah và Ngày (Phán xử) Cuối cùng lại kết thân với ai là người chống đối Allah và Sứ Giả của Ngài dẫu rằng đó là cha mẹ, con cái, an hem hay bà con ruột thịt của họ đi nữa” [surah 58; 22].
Tiếp nữa, cha mẹ muốn được hưởng hồng phúc của con cái thì luôn phải quán xuyến chúng, bắt buộc chúng thi hành nhiệm vụ của một người muslim tức bắt chúng hành lễ Salah, nhịn chay... Có nhiều người cha chỉ biết đi Masjid một mình, hành đạo một mình, trong khi con cái thì mặc chúng đi lông bông ngoài đường mặc dù chúng cũng đã đến tuổi phải hành lễ Salah và bắt buộc phải hành đạo như anh ta. Đây là vấn đề mà Allah rất quan tâm. Bởi việc hành lễ hay đi lễ cùng với gia đình không chỉ giúp con cái hiểu về Allah, tôn thờ Allah mà còn giúp nếp sống trong gia đình luôn được gìn giữ bởi một thứ tình cảm mà tất cả
đều tôn thờ, đó là tình cảm luôn hướng về Islam, hướng về Thượng Đế Allah, bên cạnh tình cảm gia đình mà Allah đã ban cho các muslim.
Ngày nay, khi mà xã hội ngày càng phát triển, kinh tế gần như chi phối mọi mặt của đời sống gia đình, ai cũng lao vào kiếm tiền mà nhiều khi quên đi nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với con cái. Allah đã nhắc rất rõ ràng trong kinh Qur’an rằng: “…Hãy bảo họ: Những kẻ mất mát bản thân (linh hồn) và gia đình của mình vào Ngày Phán Xử Cuối Cùng. Đó thực sự là một sự mất mát rõ ràng!” [surah 39; 15]. Đây là điều mà Allah cảnh báo nhằm hướng những người làm cha, làm mẹ hãy đừng làm điều gì có tội để đánh mất chính mình và cả gia đình mình trong ngày trọng đại. Hãy sống vì mình và gia đình, hãy bỏ thời gian để giáo dục con cái nên người và cúi đầu tạ ơn Allah đã ban cho họ hưởng được hồng phúc này.
Như vậy, trong quan niệm của kinh Qur’an, cha mẹ ngoài nghĩa vụ chăm lo, nuôi nấng, dạy dỗ con cái trưởng thành thì bổn phận quan trọng của cha mẹ vẫn là định hướng đức tin cho con cái. Nếp sống đạo được thể hiện ở việc người cha, người mẹ dẫn dắt những đứa con của mình hướng theo thiên chúa Allah và thực hành đức tin thông qua kinh Qur’an. Bên cạnh những quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của cha mẹ với con cái, kinh Qur’an cũng đề cao truyền thống đạo hiếu. Trong gia đình muslim, vấn đề hiếu thảo với cha mẹ là điều bắt buộc, vì Allah đã phán với ý nghĩa như sau: “Và Rabb (Allah) của Ngươi (Mohammed) quyết định rằng, các người chỉ thờ phụng riêng Ngài, và ăn ở tử tế với cha mẹ. Nếu một trong hai người (cha mẹ) hoặc cả hai người (cha mẹ) sống với ngươi đến tuổi già, chớ nói tiếng “uff” vô lễ với hai người (cha mẹ), và chớ xua đuổi hai người (cha mẹ), mà phải ăn nói với hai người (cha mẹ) lời lẽ tôn kính” [surah 17; 23]. “Và hãy nhân từ đối xử khiêm nhường với cha mẹ và (cầu nguyện) thưa: - Lạy Rabb của bề tôi! Xin Ngài rủ lòng thương cha mẹ của bề tôi giống như hai người đã thương yêu, chăm sóc bề tôi lúc hãy còn bé” [surah 17; 24].
Khi cha mẹ đã về già, sức khỏe trở nên yếu đuối, đôi khi tính tình có sự thay đổi hơi khó tính, nhưng bổn phận làm con phải cố gắng chịu đựng và nhẫn
nại, phải hết lòng lo lắng và chăm sóc họ như họ đã chăm sóc cho con cái khi còn bé. Địa vị của cha mẹ đã được Allah nói đến rất nhiều trong thiên kinh Qur’an, nếu ai đó bất hiếu với cha mẹ hoặc làm cho họ buồn, thì Allah sẽ không tha thứ cho họ.
Khi cha mẹ đã về già hay đã qua đời thì bổn phận của con cái lúc nào cũng có thể cầu xin với Allah cho họ. Cầu xin Allah tha thứ và ban sự tốt lành cho họ, đó cũng là điều hữu ích mà bổn phận làm con phải hiếu thảo với cha mẹ. Vấn đề hiếu thảo với cha mẹ cũng được Islam coi trọng, xếp vào hàng thứ nhì sau việc Cầu nguyện, đứng trước thánh chiến hay hy sinh trên con đường phục vụ đạo giáo vì Allah (tử vì đạo hay việc làm có phúc đức khác…) cho nên sự hiếu thảo với cha mẹ là điều rất quan trọng trong Islam mà người muslim phải tuân theo.
Theo quan niệm của kinh Qur’an, hiếu thảo là một trong những hành đạo rất quan trọng, phúc lộc của nó rất nhiều và sẽ được Allah ban cho ở trên đời này cũng như ngày sau. Ngược lại những người bất hiếu với cha mẹ, Allah sẽ cho họ thấy sự trừng phạt của Allah đối với họ trên thế gian này và ở ngày sau, vì đó là một trọng tội.
Đối với mỗi dân tộc, tôn giáo khác nhau trên toàn thế giới thì vấn đề đạo hiếu với cha mẹ là điều rất thiêng liêng. Lịch sử thế giới trải qua nhiều hình thái ý thức xã hội khác nhau, song quan niệm về chữ “hiếu” trong gia đình luôn là điều rất được quan tâm. Hiếu thảo với cha mẹ chính là nghĩa vụ, vừa mang tính luân lý đạo đức những cũng là nghĩa vụ pháp lý đối với mỗi người trong xã hội. Kinh Qur’an cho rằng bổn phận của con cái là làm vui lòng cha mẹ và hiếu thảo với họ chính là làm hài lòng Allah, sẽ được Allah ban ân phúc, ngược lại những người nào đó bất hiếu và làm cho cha mẹ buồn phiền thì Allah sẽ trừng phạt người đó. Bởi vì, nếu Allah không tạo ra cha mẹ chúng ta, thì sẽ không có chúng ta. Những người bất hiếu và không kính trọng cha mẹ sẽ bị Allah cho về Địa ngục, đó là con đường trả giá cho sự bất hiếu của họ.
Allah cũng quy định con cái phải hiếu thảo với cha mẹ dù cha hay mẹ là người ngoại đạo như Do Thái, Kitô hay những tôn giáo khác. Vì Allah phán với ý nghĩa: “Và Ta đã truyền lệnh cho con người về việc hiếu thảo với cha mẹ. Mẹ của y cưu mang y từ đau yếu (gian khổ) này lên đau yếu khác, và cho y bú và dứt sữa y trong vòng hai năm; bởi thế, hãy tạ ơn của Ta “Allah” và biết ơn cha mẹ của ngươi, cuối cùng nhà ngươi sẽ trở về lại gặp Ta”. “Và nếu cha mẹ của ngươi đấu tranh bắt ngươi gán ghép với Ta những kẻ (vật, điều) mà ngươi không hề biết đến thì chớ nghe lời hai người, nhưng ăn ở tử tế với hai người ở đời này” [surah 31; 14-15].
Con cái phải hiếu thảo với cha mẹ vì người mẹ đã “mang nặng đẻ đau”, gánh vác từ khổ cực này đến khổ cực khác, từ ngày mới có mang cho đến khi sinh thành, người cha thì “dầm mưa dãi nắng” lao động vất vả nuôi gia đình. Sau