Gia đình và chức năng của gia đình người muslim

Một phần của tài liệu Tìm hiểu gia đình trong nếp sống đạo của người Muslim (qua kinh Qur'an (Trang 42)

8. Kết cấu của luận văn

2.1. Gia đình và chức năng của gia đình người muslim

Ngày nay, gia đình vẫn là một trong những vấn đề rất được quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Sự thay đổi của các hình thái ý thức xã hội trong lịch sử nhân loại cũng kéo theo sự thay đổi các quan niệm về “gia đình”. Gia đình hiện nay không chỉ là đối tượng của nhiều ngành khoa học mà còn là đối tượng đặc biệt được tôn giáo hướng tới. Nhìn chung, gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và quan hệ giáo dục. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Thực tế, gia đình có những ảnh hưởng và có những tác động mạnh mẽ đến xã hội. Trong gia đình tồn tại hàng loạt các mối quan hệ: quan hệ vợ - chồng, quan hệ cha mẹ với các con, quan hệ giữa những người thân trong gia đình. Bên cạnh đó, nếu xét từ khía cạnh các lĩnh vực hoạt động sống của gia đình, có thể nói đến mối quan hệ giữa lĩnh vực kinh tế với các lĩnh vực hoạt động sống của gia đình, có thể nói tới mối quan hệ giữa lĩnh vực kinh tế với các lĩnh vực của đời sống văn hóa tinh thần, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, sinh sản, tình cảm…

Khái quát những vấn đề cơ bản của gia đình để nhận thấy rằng, đây vẫn luôn là một vấn đề rộng lớn đối với các nhà khoa học. Trong xã hội, gia đình luôn là hạt nhân cơ bản, là nơi duy trì trật tự và ổn định xã hội. Đối với mỗi tôn giáo, gia đình là nơi lưu giữ những giá trị thiêng liêng của đức tin. Các mối quan hệ trong gia đình đôi khi không chỉ đơn thuần là quan hệ huyết thống mà còn có mối ràng buộc của đức tin tôn giáo.

Cũng giống như nhiều tôn giáo khác trên thế giới, Islam giáo rất coi trọng vấn đề gia đình. Cơ sở để tồn tại một gia đình Islam, điều quan trọng hơn cả

chính là lòng tin của tất cả các thành viên phải hướng về Thượng Đế Allah, thực hiện đầy đủ các “cốt đạo” và hãy thực hiện nếp sống đạo đã tồn tại trong kinh Qur’an. Trong một gia đình Islam, một đứa trẻ khi ra đời thì nghiễm nhiên nó thuộc về Islam và được Thượng Đế Allah che chở, được sống trong bầu không khí của đại gia đình muslim và được hưởng những quyền lợi từ cuốn kinh Qur’an thiêng liêng. Islam đối với mỗi người muslim như là một đại gia đình lớn và mỗi tín đồ luôn thấy một phần Đức tin của mình trong đó.

Cũng giống như sự tồn tại của gia đình trong các xã hội ngoài Islam, thì gia đình cũng là đơn vị căn bản của xã hội Islam. Nơi đây, tất cả mọi giá trị khác nhau đều được xây dựng dưới quyền năng của Allah. Cho nên gia đình không những là điểm tựa chính của xã hội, mà còn là cái nôi, nơi sản xuất là nền văn minh Islam. Gia đình trong Islam cũng gồm có người chồng, người vợ, các con và các thành viên khác nhau cùng chung huyết thống. Ở đó, cũng tồn tại những mối quan hệ ràng buộc như: quan hệ vợ - chồng; quan hệ giữa ông bà – các cháu, quan hệ giữa cha mẹ - các con…Kinh Qur’an đã quy định rằng, trong gia đình quyền lực thuộc về người đàn ông, tức là người chồng, người cha có vị trí, vai trò rất quan trọng trong gia đình. Kinh Qur’an viết: “Người đàn ông là trụ cột (của gia đình) trên đàn bà vì Allah ban cho người này sức lực hơn người kia và bởi vì họ chỉ dùng tài sản của họ vào việc cấp dưỡng gia đình” [surah 4; 34]. Chính vì vậy, người chồng thường được giao cho trách nhiệm nặng nề, bảo vệ gia đình, đi làm chu cấp mọi nhu cầu cần thiết cho gia đình và con cái. Người vợ có nghĩa vụ và trách nhiệm săn sóc nhà cửa, chăm lo chồng và các con. Ngoài trách nhiệm và bổn phận của mỗi người trong gia đình, Islam còn đưa ra những lề lối để cai quản gia đình. Người chồng phải luôn là người lãnh đạo và chịu trách nhiệm tất cả mọi việc trong nhà.

Bên cạnh các mối quan hệ cơ bản, thì Islam còn khuyến khích có những mối quan hệ lành mạnh với tất cả mọi người. Không nên có những suy nghĩ xấu về người khác. Islam cho rằng, hãy cố gắng giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn, từ kính trọng người già, yêu thương trẻ em, chăm sóc người bệnh tật, yểm trợ người

nghèo khó, thương cảm người hoạn nạn và khích lệ người thế cô. Islam không thích những kẻ tự kiêu, tự đại, lơ là với những người chung quanh mà khuyến khích mọi người với tư cách là một thành viên trong xã hội, có đức tin hướng về Allah với tấm lòng luôn yêu thương người đồng đạo.

Như vậy, trong xã hội Islam, gia đình là cơ sở nhỏ nhưng luôn tồn tại những niềm tin tôn giáo rất lớn. Hệ thống gia đình trong Islam cân bằng các giá trị của người chồng, người vợ, con cái và người thân, mặc dù người đàn ông vẫn có quyền lực cao nhất. Gia đình của người muslim là nơi nuôi dưỡng tình yêu, lòng tốt, sự khoan dung mà Allah đã gửi đến cho mỗi tín đồ thông qua cuốn kinh Qur’an. Sự ổn định trong gia đình muslim được đánh giá rất cẩn thận, bởi thông qua đó để phát triển đời sống tinh thần của các thành viên trong gia đình. Đối với người muslim, một trật tự xã hội cân đối được tạo ra bởi sự tồn tại của các gia đình được mở rộng và bởi những thế hệ tiếp sau luôn trân trọng và giữ gìn.

Ở một khía cạnh khác, người theo đạo Islam cho rằng, cơ sở tồn tại của gia đình là phải thực hiện 4 trụ cột sau:

Thứ nhất, cuộc sống gia đình như là nơi sinh của xã hội, cho một ngôi nhà bình yên, khỏe mạnh và ấm cúng cho cha mẹ và các con.

Thứ hai, cuộc sống gia đình như là nơi giám hộ cho những thèm muốn tình dục bẩm sinh của đàn ông và đàn bà, đưa những niềm thôi thúc mạnh mẽ này vào những suy nghĩ lành mạnh.

Thứ ba, cuộc sống gia đình như là nơi sinh ra các tình cảm của con người như: tình yêu, lòng tốt và khoan dung.

Thứ tư, cuộc sống gia đình như là nơi an toàn tránh được những rắc rối từ bên ngoài và bên trong.

Từ quan niệm trên có thể thấy, cuộc sống gia đình của người muslim không chỉ tăng cường về quan hệ máu mủ mà còn bao gồm gia đình của thế giới muslim và tình đồng đạo Islam. Đây là điều đã in sâu trong tâm thức những tín đồ Islam trên toàn thế giới.

Vậy chức năng của gia đình là như thế nào? Và đối với chức năng trong gia đình của người muslim có điều gì khác không? Nhìn từ khía cạnh khoa học, gia đình có hai chức năng cơ bản:

Một là, chức năng tái tạo ra một thế hệ mới bao gồm cả việc sinh đẻ và giáo dục đào tạo.

Hai là, chức năng nuôi dưỡng, chăm sóc các thành viên trong gia đình. Hai chức năng này chi phối toàn bộ các chức năng khác của gia đình như: chức năng kinh tế, chức năng giao tiếp tinh thần, chức năng đại diện, chức năng nghỉ ngơi, giải trí…

Đối với xã hội Islam, gia đình người muslim cũng tồn tại những chức năng cơ bản trên. Trong đó, chức năng sinh sản và giáo dục con cái là điều mà Thượng Đế Allah rất quan tâm và được ghi lại rất rõ trong kinh Qur’an. Đối với gia đình trong xã hội Islam, việc sinh con sau khi kết hôn là điều bắt buộc và được Allah quy định rất rõ ràng; những đứa con được tạo ra từ phép màu của Allah: “Ngài là Đấng nắn tạo các người trong dạ con (của các bà mẹ) theo cách nào tùy Ý Ngài muốn. Không có Thượng Đế nào khác cả chỉ có Ngài thôi, Đấng Toàn Năng, Đấng Rất Mực Sáng Suốt” [surah 3; 6]. Đồng thời “Và chắc chắn TA đã cử những Sứ Giả đến trước Ngươi và TA đã làm cho họ có vợ và con. Và không một Sứ Giả nào được phép mang đến một ayat (câu) nếu không có sự chấp thuận của Allah. Mỗi thời kỳ đều có một Kinh Sách” [surah 13; 38]. Đạo Islam nghiêm cấm những người có tư tưởng và đi theo chủ nghĩa độc thân, chế độ tu hành và triệt sản vì nhiều mục đích khác nhau. Trong quan niệm của các tín đồ Islam, nhà tiên tri Mohammed luôn khuyến khích các tín đồ lập gia đình, mà đặc biệt là hãy lấy những người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bởi vì, theo quan niệm của Ngài, việc đó sẽ giúp cho Islam được mở rộng hơn nữa và tất cả như là một gia đình với rất nhiều những thành viên khác nhau.

Người muslim luôn cho rằng, con cái là hồng phúc mà Thượng Đế Allah ban cho chúng ta. Như Allah đã phán: “Và Allah đã tạo từ bản thân của các người các bà vợ cho các người và từ các bà vợ của các người đã tạo cho các

người con cái và cháu chắt và cung cấp lương thực tốt cho các người. Phải chăng họ tin tưởng nơi điều giả dối và phủ nhận các ân huệ của Allah?” [surah 16; 72]. Và “Của cải và con cái là những món trang hoàng của đời sống trần tục này. (Chúng sẽ tiêu tan) trong lúc chỉ có việc làm phúc đức mới tồn tại. Đối với Allah việc làm phúc đức là tốt nhất về phương diện tưởng thưởng và hy vọng” [surah 18; 46].

Đối với mỗi người muslim, chỉ có Allah là Đấng Cung Cấp đích thực cho mọi nhu cầu của nhân loại. Nếu như chúng ta luôn tuân theo những gì mà Allah đã chỉ thị, Allah sẽ ban cho chúng ta tất cả những gì mà chúng ta mong ước. Allah đã nghiêm cấm chúng ta giết hại con cái chỉ vì lo sợ sự nghèo nàn túng thiếu trong cuộc sống. Allah phán rằng: “Hãy bảo họ: Đến đây, để Ta đọc cho các ngươi điều lệnh mà Rabb của các ngươi cấm đối với các ngươi: chớ bao giờ tổ hợp bất cứ cái gì với Ngài và hãy ăn ở tử tế với cha mẹ của các ngươi; và chớ vì sợ nghèo mà giết con cái của các ngươi. TA cung dưỡng các ngươi và cả chúng nữa. Và chớ đến gần những điều thô bỉ dù điều đó công khai hay kín đáo; và chớ giết sinh mạng (của con người) mà Allah đã làm cho linh thiêng trừ phi vì lý do chính đáng (của công lý và luật pháp). Đó là điều Ngài chỉ thị cho các ngươi để cho các ngươi hiểu” [surah 6; 151]. Rằng: “Và chớ vì sợ nghèo mà giết con của các người. TA cung cấp lộc ăn cho chúng và cho cả các người nữa. Chắc chắn việc giết con là một trọng tội” [surah 17; 31].

Do vậy, đối với người muslim chân chính sẽ không được phép nạo phá thai hoặc giết con cái của mình chỉ vì sợ phải sống trong cảnh nghèo nàn đói khổ. Không một ai được phép sửa đổi hoặc bổ sung Chỉ Thị của Allah nhằm hạn chế tự do sinh đẻ của các cặp vợ chồng. Giáo luật của Islam còn nghiêm cấm những đôi vợ chồng thực hiện phương pháp triệt sản như là cắt ống dẫn tinh, hay cắt bỏ bộ phận sinh dục; trong khi vẫn còn khả năng sinh đẻ.

Tuy nhiên, đạo Islam cho phép làm chủ khoảng cách thời gian sẽ mang thai và sinh đẻ giữa những đứa con hoặc là lùi lại thời gian mang thai và sinh đẻ

vào một khoảng thời gian phù hợp nhất với cuộc sống và công việc của chúng ta. Bởi vì điều này không gây hại và cũng không ngăn cản việc phụ nữ có thai.

Như vậy, đối với chức năng sinh sản, đạo Islam với tôn chỉ của Thượng Đế Allah luôn cho rằng đây là vấn đề quan trọng. Sinh sản không chỉ duy trì nòi giống mà còn giúp các thành viên trong gia đình gắn kết với nhau hơn. Đồng thời, sự sinh sôi nảy nở cũng là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của Islam trên toàn thế giới.

Bên cạnh chức năng sinh sản là vấn đề về dạy dỗ cho các con. Ở đây, là phần trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái. “Và những ai có đức tin và con của họ cùng theo họ trong đức tin (Islam), TA sẽ cho con của họ đoàn tụ với họ (trong Thiên Đàng). Và TA sẽ thưởng họ không thiếu một thứ gì về những việc làm (tốt) của họ. Mỗi người là một bảo chứng cho những điều mà họ đã làm ra” [surah 52; 21].

Nói chung các bậc phụ huynh đều quan tâm, lo lắng đến việc giáo huấn con cái. Thế nhưng bên cạnh đó vẫn có những người chểnh mảng, nếu không muốn nói là xem thường đến điều bắt buộc phải có này đối với con cái của họ.

Quan tâm đến việc giáo dục trẻ em trong gia đình là trách nhiệm không thể thiếu vì đó là điều giúp cho những đứa con có được niềm vui, hạnh phúc và hướng tới tương lai tốt đẹp. Trong một gia đình nề nếp, biết giáo dục con cái, chắc hẳn chúng sẽ lễ phép, biết kính trên, nhường dưới, biết vâng lời ông bà cha mẹ…thấm nhuần thế nào là bổn phận của một đứa con ngoan đối với bậc sinh thành. Đây là trách nhiệm rất quan trọng mà Allah đã giao phó cho những người cha, người mẹ trong gia đình của xã hội Islam. Điều đó cho thấy: “Những người mất mát thực sự là những ai đã đánh mất bản thân (linh hồn) và gia đình của mình vào Ngày Phán Xử Cuối Cùng” [surah 42; 45].Và Thiên Sứ Mohammed đã dạy: “Hãy thành kính và hiếu thảo đối với cha mẹ, con cái sẽ nhìn vào đó mà đối xử với các người”.

Đối với mỗi gia đình muslim, sự ra đời của một đứa con phải được tiếp nhận như một tin mừng, một niềm vui lớn. Với ước mơ đã thành sự thật ấy, bậc

làm cha mẹ phải cung kính tỏ lòng biết ơn sâu xa của mình hướng về Thượng Đế Allah và cũng từ đấy bắt đầu một ý thức trách nhiệm không thể thiếu đối với sự thuần khiết, trong sáng, của đứa bé vừa chào đời. Hãy luôn biết yêu thương, chăm sóc, che chở và dạy dỗ các con một cách tốt nhất. Đó là điều mà Thượng Đế Allah đã truyền cho những người làm cha, làm mẹ, bởi đó cũng là cách tốt nhất để duy trì một nếp sống đạo của Islam và là một nét đẹp trong cuộc sống của người muslim.

Từ những phân tích trên, có thể nhận thấy rằng, gia đình Islam không chỉ tồn tại đơn thuần với ý tưởng là một gia đình đơn lẻ mà ý đồ của Thượng Đế Allah là xây dựng cho Islam như một đại gia đình lớn trên thế giới. Đạo Islam không những lớn mạnh về số lượng tín đồ mà còn lớn mạnh về mặt đức tin. Mục đích lớn lao của Allah là xây dựng một cộng đồng muslim đoàn kết, yêu thương lẫn nhau. Ở đó, ai cũng như đang sống trong gia đình của mình. Islam là nơi mà mỗi tín đồ được trải nghiệm tình yêu thương, sự tin tưởng, tính kỷ luật và hơn hết được sống trong “nếp sống đạo” đã tồn tại từ hàng nghìn năm nay. Tất cả những quy định để hình thành nên nếp sống đạo trong gia đình đều được ghi lại rất rõ ràng trong kinh Qur’an. Cuốn kinh không đơn thuần là giáo lý cho các tín đồ mà còn là bộ luật với rất nhiều điều cấm kỵ. Trong đó, vấn đề gia đình, những chuẩn mực, các mối quan hệ của các thành viên luôn được ghi lại rất rõ ràng. Nghiên cứu và tìm hiểu gia đình Islam qua kinh Qur’an, chúng ta có thể nhận thấy tính kỷ luật, tình yêu thương, sự quan tâm mà Thượng Đế Allah ban cho những tín đồ muslim chân chính. Kinh Qur’an là sợi dây liên kết cộng đồng Islam trên toàn thế giới. Bởi ở đó, mỗi tín đồ đều thấy được mình trong đó, thấy được những chỉ dẫn của Allah về cuộc sống, về tình yêu, sự công bằng …và niềm tin vào cuộc sống.

Ý nghĩa lớn lao mà gia đình trong quan niệm của Islam quy định là phải

Một phần của tài liệu Tìm hiểu gia đình trong nếp sống đạo của người Muslim (qua kinh Qur'an (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)