Mối quan hệ giữa vợ chồng và nghĩa vụ của vợ chồng trong gia đình

Một phần của tài liệu Tìm hiểu gia đình trong nếp sống đạo của người Muslim (qua kinh Qur'an (Trang 51)

8. Kết cấu của luận văn

2.2. Mối quan hệ giữa vợ chồng và nghĩa vụ của vợ chồng trong gia đình

đình người muslim

Islam là một tôn giáo lớn và những tư tưởng trong kinh Qur’an có sức ảnh hưởng và lan tỏa rất mạnh mẽ đối với cộng đồng muslim trên toàn cầu. Vấn đề gia đình cũng là một trong nhiều vấn đề được Islam quan tâm. Với tư cách là một tôn giáo, bên cạnh việc chăm lo đời sống tinh thần cho những người theo đạo, thì những nguyên tắc, những tập tục và cả những mối quan hệ trong gia đình đã được viết ra trong kinh Qur’an hết sức rõ ràng, sâu sắc. Người muslim coi kinh Qur’an là nơi chứa đựng những nguyên tắc sống của mình, trong đó những nguyên tắc về các mối quan hệ trong gia đình luôn tồn tại để duy trì một trật tự cho Islam trên toàn cầu.

Gia đình từ lâu đã là một hiện tượng được quan tâm trong lịch sử loài người. Có một quan điểm chung cho rằng, gia đình là một thiết chế xã hội thu nhỏ mà trong đó tồn tại các mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau giữa các thành viên có cùng huyết thống. Vì vậy, khi xem xét và đánh giá về khái niệm gia đình thì có thể coi đây là một khái niệm mở, cần được nghiên cứu sâu hơn nữa. Đối với mỗi tôn giáo, gia đình là nơi đức tin được lưu giữ, phát triển và tồn tại mạnh mẽ. Điều này được chứng minh thông qua các tôn giáo lớn như: Phật giáo, Kitô giáo. Với đạo Islam, Giáo luật Islam và Thánh kinh Qur’an lại cho rằng gia đình chính là một thiết chế xã hội, nơi thực thi những nghi lễ, tập tục để hướng đến một Islam toàn vẹn. Và chính những nghi lễ, những tập tục đã tồn tại trong kinh Qur’an đã tạo nên nếp sống đạo riêng có của cộng đồng muslim trên thế giới.

Đối với mỗi muslim, tất cả những gì có trên đời đều này được Thượng Đế Allah tạo ra không bằng cách này thì cũng bằng cách khác. Vì vậy, ngay cả cuộc sống gia đình cũng được chính Allah ban cho như là một minh chứng trong sự hài hòa đối với mỗi con người muslim. Kinh Qur’an đề cập đến vấn đề gia đình và đàn bà một cách khá chi tiết. Điều đặc biệt là, đây là bộ kinh thể hiện khá đầy

đủ những quyền hạn mà một người phụ nữ được hưởng trong suốt cuộc đời của họ, trong đó tồn tại giai đoạn của cuộc sống gia đình.

Mỗi muslim đều biết rằng, tình trạng độc thân là không thể chấp nhận được trong xã hội Islam. Do vậy, khi đến tuổi lập gia đình, mỗi muslim phải thực hiện đúng đạo nghĩa của Islam. Gia đình được hình thành từ hôn nhân và Thượng Đế Allah đã phán trong kinh Qur’an rằng: “Và trong các dấu hiệu của Ngài có điều này: Ngài đã tạo ra từ bản thân của các người những người vợ cho các người để các người sống an lành với họ và Ngài đã đặt giữa các người tình thương và lòng bao dung. Quả thật, nơi sự việc đó là những dấu hiệu cho một số người biết nghĩ ngẫm” [surah 30; 21]. Do vậy, hôn nhân không chỉ đơn thuần là một quy luật tự nhiên gợi cảm cần thiết, mà thật sự đó là một dấu hiệu của Thượng Đế. Nó là mối giao cảm tương quan chính đáng và bắt buộc, là nền móng cho sự hình thành và phát triển cuộc sống gia đình, điều mà được Allah hiểu là nền móng cho sự chỉ đạo thiêng liêng nhất. Allah tạo ra và kết hợp nam và nữ để bổ xung cho nhau và trong Qur’an Ngài còn phán rõ một hệ thống luật pháp để hỗ trợ, cổ vũ cho hai giới được hài hòa và tương tác với nhau. Allah phán rằng: “…Họ là y phục của các ngươi và các ngươi là y phục của họ…” [surah 2; 187]. Quan điểm này thể hiện sự hài hòa tượng trợ lẫn nhau trong hôn nhân. Hai vợ chồng phải bảo vệ lẫn nhau và bỏ qua những lỗi lầm, khiếm khuyết, ân cần chăm sóc cho nhau, vun đắp tình yêu để tình vợ chồng ngày một thêm đằm thắm trong gia đình đạo đức, bình an và hạnh phúc.

Trong quan niệm về cuộc sống gia đình của những tín đồ Islam còn tồn tại một quan điểm gây ra nhiều tranh cãi cho đến tận ngày nay. Đó là chế độ đa thê. Kinh Qur’an cho phép người đàn ông có thể lấy tối đa bốn vợ chính và số lượng không giới hạn những nàng hầu hay những nô lệ khác phái: “Nếu các ngươi sợ không thể đối xử công bằng với các con (gái) mồ côi, hãy cưới những người đàn bà khác mà các ngươi vừa ý hoặc hai, hoặc ba, hoặc bốn” [surah 4; 3].

Chế độ đa thê là điểm đặc biệt trong xã hội Islam từ xưa đến nay. Điều này đã được quy định rất rõ trong kinh Qur’an. Chế độ phụ quyền quy định đến

sức mạnh của người đàn ông trong xã hội Islam truyền thống. Đàn ông có quyền lấy bốn vợ, điều này một phần là do trong xã hội Islam trước kia thường xảy ra chiến tranh, đàn ông chết trận rất nhiều. Vì vậy, để quân bình đời sống giữa đàn ông và đàn bà, kinh Qur’an cho phép người đàn ông lấy nhiều vợ, từ đó điều này đã trở thành thói quen và tồn tại cho đến ngày nay. Qur’an còn nhấn mạnh đến trách nhiệm của người đàn ông trong việc tạo dựng một gia đình êm thắm, tạo một sự công bằng đối với các người vợ, bảo đảm một cuộc sống đầy đủ cho tất cả cùng với việc giáo dục nghiêm túc những đứa con của họ. Nếu không thực hiện được như trên, Qur’an quy định rằng chỉ nên một vợ là tốt hơn cả. Trong quyển Islam: The straight path của Esposito, J.L.1998, New York: Oxford University Press có đoạn: “Mặc dầu sự đa thê vẫn được tìm thấy trong các văn hóa và tôn giáo khác nhưng phải công nhận rằng nó được Islam nói đến và phân định rõ rệt hơn cả. Điều này chứng tỏ Qur’an và luật của tôn giáo này nắm vững, ổn định được chuyện vợ chồng, hơn là để cho nó bộc phát một cách bừa bãi vô luật pháp. Qur’an còn giới hạn cho người đàn ông ở con số bốn vợ, trong một xã hội mà vấn đề này được xem là có truyền thống vô giới hạn. Lại còn áp đặt trách nhiệm và nêu cách cư xử công bằng của người chồng đối với các bà vợ thì đây mới quả là điều không tưởng. Người muslim xem chỉ đạo này của Qur’an như là việc đề cao nhân phẩm người phụ nữ, một sự bảo đảm cho họ tránh được những sa ngã trước các cạm bẫy trong đời sống”.

Tóm lại, chế độ đa thê luôn là một “gánh nặng” cho những người đàn ông. Bởi vì họ luôn phải đảm bảo công bằng cho các bà vợ mà theo Thượng Đế Allah: “Và không bao giờ các ngươi có thể đối xử công bằng với các bà vợ mặc dầu các ngươi rất muốn. Bởi thế chớ hoàn toàn nghiêng hẳn (về một bà vợ và bỏ rơi bà khác) như là phạt treo bà ta” [surah 4; 129]. Việc đối xử công bằng với các bà vợ vừa là yêu cầu của Allah, vừa là điều mà người chồng cần thực thi để có cuộc sống hạnh phúc và đầm ấm. Mặc dù vậy thì rất khó để thực thi được sự công bằng này.

Cũng giống như kinh sách của nhiều tôn giáo khác, kinh Qur’an cũng đề cập đến rất nhiều vấn đề về thế giới, con người…Tuy nhiên, trong kinh Qur’an vấn đề gia đình và các mối quan hệ trong gia đình được bàn đến một cách rất chi tiết. Đây là điểm đặc biệt mà không có trong kinh sách của bất kỳ một tôn giáo nào khác.

Nói về mối quan hệ vợ chồng trong gia đình, Phật giáo quan niệm rằng, để có được một cuộc hôn nhân hạnh phúc thì cần phải nắm bắt được chữ Duyên. Duyên đó nằm trong tay của mỗi người và đòi hỏi cả hai vợ chồng đều phải nỗ lực thực hiện được những bổn phận và vai trò của mình. Vai trò và bổn phận đó bắt buộc hai vợ chồng luôn trau dồi đạo đức, học cách gieo và làm nhiều điều tốt lành, phải có trách nhiệm với các con và cần phải siêng năng cho mình, đồng thời biết thông cảm với người khác. Trong Thánh Kinh Qur’an cũng cho rằng: nếp sống trong gia đình Muslim luôn đặt trên căn bản tình thương và nghĩa vụ phù trợ “Ngài đã tạo từ bản thân của các ngươi tình yêu thương và lòng bao dung. Quả thật, nơi sự việc đó là những dấu hiệu cho một số người biết ngẫm nghĩ” [surah 30; 21]. Tuy vậy, ngay từ khi hình thành và tồn tại Islam, vị trí của người đàn ông hay người chồng, người cha trong gia đình đã được Allah nêu rõ trong kinh Qur’an. Hình thức gia trưởng vẫn được kinh Qur’an duy trì theo truyền thống văn hóa Ả rập, nhưng cũng đưa ra nhiều đòi hỏi luân lý để đảm bảo một sự hài hòa nhất định trong cuộc sống gia đình. Bởi yếu tố đặc thù mà Thượng Đế đã tạo ra giữa người nam và người nữ, nên Ngài đã trao cho “…Đàn ông (có trách nhiệm) trội hơn người đàn bà một bậc; bởi vì Allah Toàn Năng, Rất Mực Sáng Suốt (khi quy định quyền hạn giữa nam và nữ)” [surah 2; 228]. Như vậy, nếp sống Islam đã quy định “Người đàn ông là trụ cột (của gia đình) trên đàn bà vì Allah ban cho người này sức lực hơn người kia và bởi vì họ chỉ dung tài sản của họ vào việc cấp dưỡng gia đình. Do đó, người đàn bà đức hạnh nên phục tùng chồng và coi (nhà cửa) trong lúc chồng vắng mặt với sự giúp đỡ và trông chừng của Allah” [surah 4; 34].

Có thể thấy rằng, trong bất kỳ xã hội nào hay các giai đoạn lịch sử đã qua, cuộc sống vợ chồng, mối quan hệ vợ chồng luôn là đề tài được quan tâm nhiều. Đối với xã hội Islam, với “quyền năng” được Allah ban cho, người chồng trong gia đình luôn có trách nhiệm và nghĩa vụ hết sức lớn lao đối với người vợ và các con của mình. Vì vậy, nếp sống đạo trong mối quan hệ vợ chồng được thể hiện rất rõ qua nghĩa vụ của người chồng đối với người vợ và ngược lại. Điều này được quy định rất rõ qua kinh Qur’an.

Thứ nhất là nghĩa vụ đồng cư: Người chồng bắt buộc phải sống chung

với vợ. Khi đã đưa vợ đến ngụ tại cơ sở hôn nhân, người chồng không được phép bỏ người vợ cô độc mà đi xa lâu ngày. Nếu người chồng vắng mặt luôn, người vợ có quyền khiếu nại và có thể cho đó là nguyên cớ chính đáng để xin ly hôn, dù rằng trong thời gian vắng mặt này, người chồng hoặc gia đình chồng vẫn chu cấp đầy đủ. Tuy vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế nghĩa vụ đồng cư được. Trong cuộc sống đồng cư, người đàn ông phải làm “phận sự người chồng” của mình. Nếu khiếm khuyết điều này, do lỗi của người chồng, như bị bất lực chẳng hạn, người vợ có thể xin ly hôn, trong trường hợp không được biết sự bất lực này khi cưới nhau. Tuy nhiên, nếu sự bất lực do tai nạn hoặc xem có thể sẽ chữa khỏi, thì người chồng được ban cho thời hạn một năm. Qua một năm đó, nếu người vợ xét thấy vẫn còn trinh tiết, sự bất lực của người chồng bị xem là nguyên nhân chính đáng để ly hôn.

Trong trường hợp lúc làm đám cưới, người vợ không còn trinh tiết như trường hợp người đàn bà tái giá chẳng hạn, thì sau thời hạn một năm kể trên, người ta áp dụng thể thức “thề”. Nếu người chồng chịu thề rằng mình có đi lại với vợ như người thường, người vợ sẽ không được xin ly hôn nữa. Nhưng nếu người chồng không chịu thề thì lời thề sẽ thuộc về người vợ và sau lời thề này, sự bất lực của người chồng bị xem là có thật. Có điều đặc biệt trong giáo luật Islam, người đàn ông có quyền lấy bốn vợ, nên nghĩa vụ trung thành không được ấn định nơi người chồng và người đàn bà không có quyền đòi hỏi người chồng trung thành với mình.

Thứ hai là nghĩa vụ chia đều các đêm ngủ: Đây là trường hợp có nhiều vợ và sự chia đều ở đây tính trên thời gian người chồng dành cho người vợ và cả những cử chỉ âu yếm giữa vợ chồng, không phân biệt người nào cả. Tuy vậy, cũng có một vài ngoại lệ.

Đối với người vợ ngỗ nghịch, người chồng có thể trừng phạt, để “nằm một mình”: “Đối với các bà (vợ) mà các người sợ họ thất tiết và bướng bỉnh, (trước hết) hãy cảnh cáo họ, (kế đó) từ chối ăn nằm với họ và cuối cùng đánh họ (nhẹ tay)” [surah 4; 34].

Khi cưới thêm một người vợ mới, người chồng được nghỉ bảy đêm liên tiếp chung phòng với người vợ mới này, nếu cô gái đó còn trinh tiết. Ngược lại thì chỉ có ba đêm mà thôi.

Khi phải đi xa, không thể đem theo tất cả các bà vợ đi cùng, người chồng có thể chọn một trong các bà vợ của mình.

Một người vợ có thể nhường “đêm ngủ” của mình cho một người vợ khác. Mặc dù trên giáo luật là như vậy, nhưng trên thực tế thường người vợ cả và nhất là người vợ đã sinh con trai, luôn được chiều chuộng hơn.

Thứ ba là nghĩa vụ cấp dưỡng và đối xử tử tế: Trong gia đình, người

chồng có địa vị chủ yếu, nên phải đảm đương mọi chi tiêu và không được bắt buộc người vợ phải làm để nuôi mình.

Nghĩa vụ này được miễn trong trường hợp người chồng quá nghèo khổ, không việc làm nhưng với điều kiện là sự nghèo khổ này có trước đám cưới và người vợ biết rõ là như vậy.

Trong trường hợp bình thường, nghĩa vụ cấp dưỡng này được tiếp tục trong thời gian hai vợ chồng còn chung sống với nhau.

Nếu người vợ bị bỏ thì trong thời kỳ ở vậy, bắt buộc người chồng vẫn phải cung cấp chổ ở và thực phẩm như bình thường: “Và những ai trong các ngươi chết bỏ vợ ở lại (trần gian) thì nên lập di chúc cho các quả phụ bằng một năm cấp dưỡng và không được trục xuất họ ra khỏi nhà” [surah 2; 240]. Sự chu cấp này sẽ không có, nếu việc bị bỏ là do lỗi của người đàn bà. Người vợ bị ruồng rẫy có

quyền đòi hỏi sự cấp dưỡng của người chồng trong thời gian cho con bú, dĩ nhiên là đứa con này phải là của chung hai người. Thượng Đế Allah đã phán rằng: “Hãy cho các bà (vợ) ở ngụ nơi nào mà các ngươi đang ở tùy theo phương tiện của các ngươi nhưng chớ đày đọa họ để ép họ. Và nếu họ mang thai thì hãy chỉ dùng họ cho đến khi hạ sinh. Và nếu họ cho con bú thì hãy trang trải cho họ; và hãy tham khảo ý kiến lẫn nhau như một cách biết điều” [surah 65; 6].

Khiếm khuyết nghĩa vụ cấp dưỡng trong trường hợp bình thường, người chồng có thể bị người vợ xin ly hôn. Bên cạnh nghĩa vụ cấp dưỡng, người chồng không được quyền đối xử thậm tệ như đánh đập vợ.

Thánh kinh Qur’an đã khuyên nên đối xử nhân đạo với người đàn bà: “Việc ly dị chỉ được phép (tuyên bố) hai lần. Sau đó (chồng) giữ (vợ) lại một cách tử tế hoặc trả tự do (cho vợ) một cách tốt đẹp. Và các ngươi không được phép lấy lại bất cứ tiền cưới nào mà các ngươi đã tặng cho vợ” [surah 2; 229]. Hay “Và nếu các ngươi muốn lấy người vợ sau thay cho người vợ trước và các ngươi đã cho mỗi bà một dóng vàng (làm quà cưới) thì các ngươi không được phép lấy lại một tí nào cả” [surah 4; 23]. Hadith đã ghi lại những quy định về trách nhiệm của người chồng đối với người vợ.

Sự bạo hành quá đáng của người chồng cũng có thể là nguyên nhân chính đáng cho người vợ xin ly hôn.

Trong thời ký tiền Islam, địa vị người đàn bà Ả rập rất thấp kém, khi người chồng chết, góa phụ thuộc quyền sở hữu của người thừa kế gần nhất và người thừa kế này có quyền lấy người góa phụ làm vợ hoặc gả cho người khác. Sau này Giáo luật đã thay đổi nhiều về quyền hành của người phụ nữ, mặc dù Qur’an vẫn cho người đàn ông hơn quyền người đàn bà trong gia đình.

Mặt khác, kinh Qur’an cũng đưa ra nếp sống của người vợ đối với người

Một phần của tài liệu Tìm hiểu gia đình trong nếp sống đạo của người Muslim (qua kinh Qur'an (Trang 51)