Nước ta với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cùng tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu về không gian xây dựng đô thị sẽ ngày một lớn và khiến nhu cầu về gạch xây dựng gia tăng theo. Xi măng là loại vật liệu được sử dụng rộng rãi trong mọi công trình xây dựng. Với tốc độ xây dựng tăng nhanh trong các năm gần đây, sản lượng tiêu thụ xi măng cũng không ngừng tăng theo. Dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên gần 90 triệu tấn.. Để đáp ứng được yêu cầu trên, hoạt động đầu tư xây dựng đang ngày càng phát triển, trong đó Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xi măng Mỹ Đức góp một phần quan trọng đối với quá trình xây dựng và phát triển vật liệu xây dựng. Được sự giúp đỡ, giảng dạy của các giảng viên trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, của quý thầy cô trong Khoa Quản lý dự án và sự hướng dẫn tận tình bởi Th.S Nguyễn Thị Thu Thủy và KS Nguyễn Thị Cúc đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thu thập thêm kiến thức, kinh nghiệm trong suốt những năm học và nay hoàn thành Đồ án tốt nghiệp này. Trong quá trình làm đồ án giúp em hiểu rộng hơn, nhìn nhận vấn đề thực tế hơn và biết cách vận dụng những kiến thức đã học của mình để lập nên một dự án đầu tư. Trong quá trình hoàn thành Đồ án, mặc dù em đã cố gắng rất nhiều nhưng chắc chắn không thể tránh được những thiếu sót nhất định. Mong thầy cô góp ý để Đồ án của được hoàn thiện tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA QUẢN LÝ DỰ ÁN
THUYẾT MINH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH NHÀ MÁY XI MĂNG MỸ ĐỨC, HÀ NỘI
ĐÀ NẴNG 2014
Trang 2LỜI TỰA
Nước ta với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cùng tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu
về không gian xây dựng đô thị sẽ ngày một lớn và khiến nhu cầu về gạch xây dựng giatăng theo Xi măng là loại vật liệu được sử dụng rộng rãi trong mọi công trình xâydựng Với tốc độ xây dựng tăng nhanh trong các năm gần đây, sản lượng tiêu thụ ximăng cũng không ngừng tăng theo Dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên gần 90 triệutấn Để đáp ứng được yêu cầu trên, hoạt động đầu tư xây dựng đang ngày càng pháttriển, trong đó Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xi măng Mỹ Đức góp một phần quantrọng đối với quá trình xây dựng và phát triển vật liệu xây dựng
Được sự giúp đỡ, giảng dạy của các giảng viên trường Đại học Bách Khoa ĐàNẵng, của quý thầy cô trong Khoa Quản lý dự án và sự hướng dẫn tận tình bởi Th.SNguyễn Thị Thu Thủy và KS Nguyễn Thị Cúc đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thuthập thêm kiến thức, kinh nghiệm trong suốt những năm học và nay hoàn thành Đồ ántốt nghiệp này
Trong quá trình làm đồ án giúp em hiểu rộng hơn, nhìn nhận vấn đề thực tế hơn
và biết cách vận dụng những kiến thức đã học của mình để lập nên một dự án đầu tư.Trong quá trình hoàn thành Đồ án, mặc dù em đã cố gắng rất nhiều nhưng chắc chắnkhông thể tránh được những thiếu sót nhất định Mong thầy cô góp ý để Đồ án củađược hoàn thiện tốt hơn
Em xin chân thành cảm ơn
Trang 3MỤC LỤC
LỜI TỰA 0
DANH MỤC BẢNG BIỂU 5
DANH MỤC HÌNH ẢNH 6
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT 7
PHẦN MỞ ĐẦU: 8
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ CHỦ ĐẦU TƯ 8
CHƯƠNG 1 SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ 11
1.1 PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN 11 1.1.1 Điều kiện tự nhiên 11
1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 13
1.1.3 Nhận xét chung 13
1.1.4 Định hướng phát triển của nhà nước với khu vực triển khai dự án và sản phẩm mà dự án cung cấp 13
1.2 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG VÀ DỰ BÁO NHU CẦU 14
1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Xi măng 14
1.2.2 Số liệu thống kê về sản lượng sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm Xi măng 16
1.2.3 Dự báo nhu cầu trong tương lai của sản phẩm Xi măng 17
1.2.4 Phân tích cạnh tranh 17
1.2.5 Kết luận về sự cần thiết đầu tư và nêu mục tiêu, nhiệm vụ đầu tư 19
CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT VÀ LỰA CHỌN CÔNG SUẤT DỰ ÁN .21
2.1 MÔ TẢ SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN 21
2.2 LỰA CHỌN HÌNH THỨC ĐẦU TƯ 23
2.3 XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT CỦA DỰ ÁN 23
2.3.1 Cơ sở lựa chon công suất của dự án 23
2.3.2 Lựa chọn công suất cho dự án 24
2.3.3 Xác định mức sản xuất dự kiến của dự án 24
2.4 XÁC ĐỊNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CHO DỰ ÁN 24
2.4.1 Định hướng trình độ hiện đại của công nghệ 24
2.4.2 Xác định dây chuyền công nghệ và lựa chọn máy móc thiết bị 25
2.4.3 Mô tả máy móc trang thiết bị và liệt kê trang thiết bị 26
2.5 NGUYÊN LIỆU ĐẦU VÀO 28
2.5.1 Lựa chọn, nguồn cung cấp nguyên liệu cho dự án 28
2.5.2 Định mức tiêu hao nguyên vật liệu 28
2.6 CƠ SỞ HẠ TẦNG 29
CHƯƠNG 3 LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN 30
3.1 NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM 30
3.2 CÁC BƯỚC LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM 31
Trang 43.2.1 Chọn khu vực địa điểm 31
3.2.2 Mô tả địa điểm xây dựng nhà máy 33
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ TỔ CHỨC MẶT BẰNG SẢN XUẤT 35
4.1 LẬP PHƯƠNG ÁN MẶT BẰNG TỔNG THỂ 35
4.1.1 Giới thiệu tình hình địa điểm xây dựng 35
4.1.2 Giải pháp quy hoạch mặt bằng tổng thể công trình xây dựng của dự án 35 4.2 LẬP PHƯƠNG ÁN MẶT BẰNG PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT CHÍNH 37
4.2.1 Các thiết bị chính và phụ trợ của quá trình sản xuất 37
4.2.2 Thiết kế phân xưởng sản xuất chính 39
4.3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 40
4.3.1 Tác động môi trường của dự án 40
4.3.2 Các biện pháp khắc phục, giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án đến môi trường 42
CHƯƠNG 5 TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ NHÂN SỰ 44
5.1 LỰA CHỌN HÌNH THỨC TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN 44
5.1.1 Các hình thức quản lý dự án 44
5.1.2 Tổ chức thực hiện dự án 46
5.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH DỰ ÁN 47
5.2.1 Mục đích 47
5.2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý và vận hành dự án 47
5.3 D Ự KIẾN NHÂN SỰ VÀ CHI PHÍ NHÂN LỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 49
5.3.1 Dự kiến nhân lực và cơ cấu lao động 49
5.3.2 Chế độ làm việc của người lao động 51
5.3.3 Khuyến khích lao động, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 51
CHƯƠNG 6 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 52
6.1 DỰ TÍNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG 52
6.1.1 Căn cứ xác định tổng mức đầu tư 52
6.1.2 Dự tính tổng mức đầu tư 53
6.1.3 Dự kiến nguồn vốn đáp ứng 57
6.2 LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH DỰ KIẾN CHO TỪNG NĂM TRONG VÒNG ĐỜI DỰ ÁN VÀ XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN CỦA DỰ ÁN 59
6.2.1 Dự tính doanh thu từ hoạt động của dự án 59
6.2.2 Dự tính chi phí sản xuất 60
6.2.3 Khấu hao và chi phí phân bổ 61
6.2.4 Dự trù lãi lỗ 62
6.2.5 Xác định dòng tiền của dự án 62
6.3 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 62
6.3.1 Suất chiết khấu của dự án 62
6.3.2 Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính 62
6.4 PHÂN TÍCH DỰ ÁN TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ KHÁCH QUAN 65
6.4.1 NPV và IRR khi giá bán thay đổi 65
Trang 56.4.2 NPV và IRR khi chi phí nguyên vật liệu thay đổi 65
CHƯƠNG 7 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN 67
7.1 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 67
7.1.1 Giá trị gia tăng thuần NVA 67
7.1.2 Giá trị gia tăng bình quân cho một đồng vốn đầu tư 67
7.2 MỘT SỐ TÁC ĐỘNG VỀ MẶT XÃ HỘI 67
7.2.1 Mức thu hút lao động vào làm việc 67
7.2.2 Đóng góp ngân sách 67
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 69
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Tình hình sản xuất xi măng giai đoạn 2003-2014 16
Bảng 1.2 Tình hình tiêu thụ xi măng giai đoạn 2003-2014 16
Bảng 1.3 Nhu cầu xi măng của các khu vực lân cận đến năm 2020 18
Bảng 1.4 Năng lực sản xuất xi măng của các khu vực lân cận 18
Bảng 2.1 Các chỉ tiêu chất lượng của xi măng PCB40 21
Bảng 2.2 Các chỉ tiêu chất lượng của clinker CPC50 22
Bảng 2.3 Công suất dự kiến của dự án 24
Bảng 2.4 Danh sách máy móc thiết bị 27
Bảng 2.5 Nguyên liệu chính phục vụ cho sản xuất 28
Bảng 2.6 Định mức tiêu hao nguyên vật liệu và năng lượng 28
Bảng 3.1 So sánh các địa điểm thực hiện dự án 31
Bảng 4.1 Máy móc, thiết bị trong các công đoạn 37
Bảng 4.2 Phân tích lựa chọn dây chuyền sản xuất 40
Bảng 5.1 Dự kiến nhân sự và kế hoạch tiền lương của Công ty 50
Bảng 5.2 Chế độ làm việc 51
Bảng 6.1 Tính toán vốn lưu động 57
Bảng 6.2 Tổng mức đầu tư bao gồm lãi vay 57
Bảng 6.3 Tổng mức đầu tư bao gồm lãi vay 58
Bảng 6.4 Cơ cấu nguồn vốn 58
Bảng 6.5 Kế hoạch trả nợ 59
Bảng 6.6 Cơ cấu sản phẩm và giá thành dự kiến 59
Bảng 6.7 Doanh thu dự kiến 59
Bảng 6.8 Tổng hợp chi phí nguyên vật liệu và năng lượng 60
Bảng 6.9 Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa hàng năm 60
Bảng 6.10 NPV và IRR khi giá bán thay đổi 65
Bảng 6.11 NPV và IRR khi chi phí nguyên vật liệu thay đổi 66
Trang 7DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Biểu đồ thống kê sản lượng sản xuất và tiêu thụ xi măng trong giai đoạn 2003-2014 16 Hình 1.2 Biểu đồ dự báo sản lượng sản xuất và tiêu thụ xi măng giai đoạn 2015-2026 17 Hình 5.1 Sơ đồ tổ chức thực hiện dự án 46
Hình 5.2 Cơ cấu tổ chức quản lý và vận hành dự án 47
Trang 8DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ CHỦ ĐẦU TƯ
Giới thiệu về dự án
- Tên công trình : Dự án xây dựng nhà máy xi măng Mỹ Đức
- Chủ đầu tư : Công ty cổ phần xi măng Mỹ Đức
- Hình thức quản lý : Ban QLDA tổ chức quản lý
- Nguồn vốn : Vốn tự có và vốn vay thương mại
- Hình thức đầu tư : Xây dựng mới
- Địa điểm xây dựng : Đồi đất Văn Phú thuộc xã An Phú, huyện Mỹ Đức, HàNội
Mục tiêu đầu tư :
Khai thác nguồn nguyên liệu thiên nhiên sẵn có: Đá vôi mỏ Nam Hợp Tiến, đásét mỏ Văn Phú huyện Mỹ Đức, bazan mỏ Hòa Thạch huyện Quốc Oai và cácnguồn nguyên liệu khác để sản xuất xi măng chất lượng cao
Cung cấp xi măng cho thị trường khu vực đồng bằng sông Hồng, chủ yếu là thịtrường Hà Nội, Hòa Bình và một số tỉnh lân cận
Xây dựng cơ sở kinh tế quy mô lớn, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước vàviệc làm cho người lao động góp phần phát triển nền công nghiệp cả nước nóichung và Hà Nội nói riêng
Giới thiệu về chủ đầu tư
- Chủ đầu tư dự án : Công ty cổ phần xi măng Mỹ Đức
Trang 10 Các căn cứ pháp lý hình thành dự án
Văn bản pháp lý của nhà nước và chính phủ
- Luật đầu tư của Quốc hội nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam 59-2205-QH11 ngày29/11/2005
- Quyết định số 108/2005/QĐ-TTg ngày 16/5/2005 của Thủ Tướng chính phủ vềphê duyệt “Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 vàđịnh hướng đến năm 2020”
- Văn bản số 295/TTg-CN ngày 23/03/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc chophép đầu tư Dự án nhà máy xi măng Mỹ Đức
- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chấtlượng công trình xây dựng
- Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự ánđầu tư xây dựng công trình
- Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 19/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi bổsung một số điều của ND16
- Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của chính phủ về quản lí chi phí đầu
tư xây dựng công trình
Văn bản pháp lý của Bộ, Ngành có liên quan
- Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15/07/2005 của bộ xây dựng về việc hướngdẫn một số nội dung về quản lí chất lượng công trình xây dựng và điều kiện, năng lực
tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng
- Thông tư 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Bộ xây dựng hướngdẫn lập và quản lí chi phí đầu tư xây dựng công trình
- Văn bản số 2729/VHTT-BTBT ngày 24/6/2003 của bộ văn hóa – thông tin gửiUBND tỉnh Hà Tây về việc xây dựng và khai thác nguyên liệu nhà máy xi măng tại
Mỹ Đức
- Văn bản số 136/CHK-QLHDB ngày 28/01/2004 của cục Hàng không Việt Nam
về “Thỏa thuận tuyến đường dây và vị trí trạm 110kV cấp điện cho nhà máy xi măng
Trang 11- Công văn số 2178/TCT-KHDT ngày 11/11/2003 của Tổng công ty xây dựng HàNội thông báo kết luận của Thứ trưởng Tống Văn Nga về phương án lựa chọn địađiểm xây dựng nhà máy xi măng Mỹ Đức (theo điều kiện dịa hình, địa chất công trình)
- Văn bản số 02602/2005/TCB về việc thu xếp cho vay vốn của Techcombankngày 30/11/2005
- Hợp đồng kinh tế 1784/TCT-KHĐT, ngày 03/10/2003 về việc lập dự án đầu tưxây dựng Nhà máy xi măng Mỹ Đức
- Văn bản số 119/CT-KHKT ngày 05/11/2007 của Công ty cổ phần xi măng MỹĐức về việc “Chỉnh sửa bổ sung một số nội dung báo cáo dự án đầu tư nhà máy ximăng Mỹ Đức”
- Văn bản số 125/CT-KHKT ngày 13/11/2007 của Công ty cổ phần xi măng MỹĐức về việc “Cung cấp bảng tiến độ và bản chào của ngân hàng cho CCMM”
- Văn bản số 129/CT-KHKT ngày 17/11/2007 của Công ty cổ phần xi măng MỹĐức về việc “Xem xét điều chỉnh một số nội dung trong báo cáo dự án đầu tư Nhàmáy xi măng Mỹ Đức”
Trang 12CHƯƠNG 1
SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
1.1 PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí
Huyện Mỹ Đức nằm phía tây nam Hà Nội, phía đông giáp huyện Ứng Hòa, ranhgiới là con sông Đáy, phía bắc giáp huyện Chương Mỹ phía tây giáp các huyện củatỉnh Hòa Bình: Lương Sơn (ở phía tây Bắc), Kim Bôi (ở phía chính Tây), Lạc Thủy (ởphía Tây Nam), phía Đông Nam giáp huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam
Nhà máy được xây dựng ở xã An Phú nằm ở phía Tây Nam huyện Mỹ Đức Xã
An Phú cũng nằm tiếp giáp với an toàn khu ATK thuộc tỉnh Hòa Bình, có đường HCM
và Quốc lộ 21A chạy qua xã
Từ đó ta thấy khu vực xây dựng nhà máy có có vị trí quan trọng về an ninh, cóđiều kiện giao thông thuận lợi, có tiềm năng kinh tế trong tương lai
Địa chất công trình
Căn cứ vào điều kiện địa chất trong báo cáo khảo sát địa chất công trình tại mặtbằng Nhà máy xi măng Mỹ Đức, do công ty khảo sát và Bộ Xây dựng lập tháng2/2013, kết quả khảo sát địa chất công trình khu tram đập và tuyến vận chuyển băngtải đá vôi do Công ty TNHH nhà nước MTV Khảo sát và Xây dựng lập tháng 05/2013
và tải trọng của các hạng mục công trình, địa hình khu vực xây dựng nhà máy tươngđối thuận lợi
Có thể lợi dụng địa hình và đặc điểm của các hạng mục công trình để có giải phápsan nền và xử lý móng cho các hạng mục một cách thuận lợi
Thủy văn
Đoạn sông Đáy từ đập Đáy đến Mai Lĩnh dài 32km Chiều rộng của sông giữa 2
đê trên dưới là 3000m Lòng dẫn chủ yếu của sông là dòng chảy tràn giữa hai đê Đoạn
Trang 13từ Mai Lĩnh đến Ba Thái dài 27km, khoảng cách giữa hai đê còn khá rộng, nơi rộngnhất tới 4000m, hẹp nhất cũng tới 700m Theo thống kê nhiều năm gần đây, mực nướctại các cửa tiêu chính của sông Đáy ít biến động.
Đặc điểm thủy văn ở đoạn giáp đường Hồ Chí Minh: Đoạn này đi vuông góc vớinhánh sông nhỏ phụ lưu cấp 1 đổ vào sông Đáy, cách sông Đáy khoảng 10km Mựcnước thủy văn dọc tuyến chỉ phụ thuộc vào mưa úng nội đồng
Đặc điểm thủy văn đoạn giáp đường QL21A: Tuyến đi cao, men theo sườn núinên chế độ thủy văn dọc tuyến chủ yếu phụ thuộc vào chế độ lũ do mưa ròa trên cáclưu vực nhỏ, hiện tại trên tuyến đã bố trí các cống qua đường
Đặc điểm thủy văn ở đây tương đối thuận lợi, đã có các công trình thủy lợi tiêunước, không có tình trạng ngập lụt, thuận lợi cho việc xây dựng nhà máy
- Nhiệt độ trung bình năm là 23,3 °C,
- Độ ẩm tương đối trung bình hằng năm khoảng 84%
- Lượng mưa ngày lớn nhất đo được tại trạm Phủ Lý là 333.1mm
- Khu vực nằm trong vùng có số giờ nắng ở mức độ trung bình trên lãnh thổ ViệtNam
Khí hậu ở đây tương đối thuận lợi, ít có các dạng thời tiết cực đoan ảnh hưởngđến đến việc xây dựng cũng như vận hành nhà máy
Tài nguyên khoáng sản
- Khu vực Mỹ Đức, gần địa điểm xây dựng nhà máy có là khu vực có trữ lượng đávôi ở các mỏ như sau:Mỏ đá vôi An Tiến thuộc xã An Phú huyện Mỹ Đức với thànhphần hóa học như sau: CaO 52 – 53%, MgO 1,42%, SiO2 1,06%, Mỏ đá vôi Nam HợpTiến thuộc xã An Phú huyện Mỹ Đức với thành phần hóa học như sau: CaO 49 – 54%,MgO 1,66%, SiO2 2,19%
- Mỏ đá bazan tại núi Trán Voi thuộc xã Hòa Thạch và Phú Mãn huyện Quốc Oai,
đá có màu xám đen, cấu tạo thành khối, kiến trúc hạt nhỏ, mịn, chắc, thành phần hóahọc như sau: SiO2 48,95%, Al2O3 13,42%, Fe2O3 13.43%
- Trên địa bàn huyện Mỹ Đức có 2 mỏ poluzan với trữ lượng 3,202 triệu tấn m3
Do đó phần nào cung cấp nguồn nguyên vật liệu cho nhà máy, có mỏ đá vôi thuậntiện cho việc mở rộng nhà máy sau này
Trang 141.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân số 6,936,000 người (2013), mật độ dân số 2,087 người/km2 (theo Niên giámthống kê tỉnh Hà Nội tháng 6-2013) Dân số độ tuổi lao động: 3,500,000 người
Do đó có nguồn nhân lực dồi dào phục vụ cho dự án
Năm 2012, với dân số chiếm 7,84% cả nước, thành phố Hà Nội đã đóng góp10,06% GDP, 9% kim ngạch xuất khẩu, 13,5% giá trị sản xuất công nghiệp, 23,5%vốn đầu tư phát triển, 19,73% thu ngân sách và 23,5% tổng vốn đầu tư toàn xãhội.Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm
2011, Hà Nội xếp ở vị trí thứ 36/63 tỉnh thành Năm 2012, Chỉ số năng lực cạnh tranhcấp tỉnh của Hà Nội xếp thứ 51/63 tỉnh thành Công nghiệp vật liệu vẫn là một trong 5lĩnh vực chính trong việc phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội
Công nghệ vật liệu vẫn là ngành trọng điểm, do đó sẽ có nhiều chính sách ưu đãiđầu tư và phát triển
1.1.3 Nhận xét chung.
Từ những phân tích trên, chủ đầu tư nhận thấy rằng khu đất xây dựng dự án rấtthuận lợi để tiến hành thực hiện Thứ nhất là gần các nguồn vật liệu có thể sản xuất,khu khai thác mỏ để giảm chi phí vận chuyển vật liệu đầu vào Thứ hai là hệ thốnggiao thông rất thuận lợi nên có thể bán được hàng ngay sau khi ra thành phẩm Thứ ba
là ở vùng ngoại ô, xa dân cư như vậy sẽ tránh được các tranh chấp không cần thiết cóthể xảy ra
1.1.4 Định hướng phát triển của nhà nước với khu vực triển khai dự án và sản
phẩm mà dự án cung cấp
Căn cứ Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầmnhìn đến năm 2035
- Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chính về ngành sản xuất vật liệuxây dựng như sau:
- Phát triển khoa học công nghệ, đưa công nghệ mới và thiết bị hiện đại vào sảnxuất vật liệu xây dựng nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, tăng sứccạnh tranh trên thị trường
- Lựa chọn quy mô đầu tư hợp lý, tiếp tục phát triển sản xuất các sản phẩm có khảnăng cạnh tranh ở thị trường trong nước và xuất khẩu
- Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành sản xuất vật liệu xây dựng giaiđoạn đến năm 2020 đạt 8 - 9% và giai đoạn đến năm 2030 đạt 6 - 7%
Trang 15- Năm 2020 tỷ trọng ngành sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 5 - 6% và năm 2030chiếm 4 - 5% trong cơ cấu ngành công nghiệp; đáp ứng khoảng 90% nhu cầu thịtrường trong nước về các sản phẩm xây dựng thông thường, năm 2030 đáp ứng 95 -100%.
- Đến năm 2020
Đẩy mạnh phát triển các nhà máy sản xuất vật liệu không nung
Hoàn thành việc chuyển đổi công nghệ các nhà máy sản xuất xi măng lò đứngsang lò quay trước năm 2016 Cân đối năng lực đồng bộ giữa nghiền xi măng vớisản xuất clinker, giữa các vùng với mức cao nhất
Nâng công suất sản xuất gạch ốp lát, sứ vệ sinh đáp ứng nhu cầu của thị trườngtrong nước và một phần cho xuất khẩu
Tạm dừng đầu tư xây dựng mới các nhà máy sản xuất kính xây dựng thôngthường, tập trung vào nghiên cứu sản xuất các sản phẩm kính đặc biệt, có giá trị sửdụng cao, đáp ứng nhu cầu cho các công trình kiến trúc hiện đại
Tiếp tục triển khai các dự án mở rộng giai đoạn 2 và một số dự án mới theo Quyhoạch của ngành sản xuất vật liệu xây dựng đã được phê duyệt
Riêng khu vực Mỹ Đức – Hà Nội được xem là khu vực có triển vọng phát triển ximăng thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, đồng thời cũng là khu gần thị trường tiêu thụđược đánh giá là lớn nhất trong toàn quốc Ngoài việc có khả năng sản xuất và đáp ứngđầy đủ nhu cầu xi măng trong vùng và còn vận chuyển clinker vào khu vực phía nam
để tiến hành nghiền, cung cấp cho khu vực phía Nam
1.2 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG VÀ DỰ BÁO NHU CẦU
1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Xi măng
và xi măng tăng trưởng tích cực
Tại Thái Lan, tình trạng bất ổn chính trị đang ảnh hưởng xấu đến ngành côngnghiệp xi măng của nước này Siam Cement Plc - nhà sản xuất xi măng lớn nhất tại
Trang 16Thái Lan cho biết, nhu cầu tăng trưởng xi măng trong nước của Thái Lan năm nay sẽthấp hơn 7%, con số tăng trưởng của năm 2013
Tiêu thụ xi măng tại Indonesia dự kiến sẽ tăng trong năm 2014 với tốc độ tương
tự như trong năm 2013 Mặc dù giá xi măng tăng được các nhà sản xuất trong ngành
dự tính nhằm bù đắp chi phí giá điện cao và kế hoạch tăng trưởng doanh thu thấp hơnmong đợi Tuy nhiên, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Indonesia Widodo Santoso đã dựđoán rằng, tiêu thụ xi măng của Indonesia sẽ tăng 6-7% trong năm nay
Theo dự báo từ Cemex, Tập đoàn hàng đầu trong ngành xi măng của Philippines,tăng trưởng bền vững dự kiến ở Philippines trong năm nay đã giúp Chính phủ tăngcường các hoạt động xây dựng và tăng ngân sách cho các chương trình hạ tầng và nhà
ở Thêm vào đó, các dự án xây dựng tái thiết đất nước do hậu quả của cơn bão Haiyanđang được thực hiện Cemex Philippines cũng đang có kế hoạch phân bổ khoảng 80triệu USD để tài trợ nâng cấp nhà máy Naga Kinh phí sẽ giúp nâng công suất thêmkhoảng 1,5 triệu tấn và phát triển các đại lý, các đơn vị phân phối cho Cemex
Trong Chương trình chuyển đổi kinh tế kế hoạch Malaysia lần thứ 10 (ETP),Ngân hàng Đầu tư CIMB của Malaysia đã chỉ ra rằng, sản lượng tăng trưởng trongngành công nghiệp xi măng được dự kiến từ 4 - 5% trong năm 2014 Điều này đã đượckhẳng định bởi Lafarge Malaysia BHD, đơn vị sản xuất xi măng lớn nhất của đất nướcnày Công ty dự kiến sẽ tăng trưởng ổn định trong hoạt động xây dựng do Malaysiatiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Chính vì vậy, Lafarge đã dành 3 triệu RM vàoviệc xây dựng một phòng thí nghiệm phát triển xây dựng ở Petaling Jaya, Selangor
Xi măng Việt Nam
Theo Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), lượng xi măng tiêu thụ 8 tháng đầunăm 2014 là 42,53 triệu tấn, bằng 108% so với cùng kỳ và đạt 68,6% kế hoạch năm2014
Tiêu thụ nội địa 8 tháng 2014 ước đạt 32,85 triệu tấn, bằng 107% so với cùng kỳnăm 2013 Xuất khẩu xi măng trong 8 tháng qua cũng vẫn giữ được mức tăng trưởng
ổn định với mức 9,68 triệu tấn, bằng 109% so với 8 tháng năm 2013
Cụ thể, lượng xi măng tiêu thụ trong tháng 8/2014 ước đạt khoảng 5,29 triệu tấn,bằng 102% so tháng 7/2014 và bằng 103% so với cùng kỳ năm trước Trong đó, tiêuthụ trên thị trường nội địa ước đạt 4,19 triệu tấn, bằng mức tiêu thụ như tháng 7/2014
và tăng 9% so với cùng kỳ Đáng chú ý là xi măng xuất khẩu trong tháng 8 đạt kết quảkhá ấn tượng, ước đạt 1,10 triệu tấn, tăng 12% so với tháng 7/2014
Vụ Vật liệu Xây dựng cho biết, hiện giá bán xi măng cuối nguồn tháng 8 vẫntương đối ổn định, không có biến động nhiều Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm xi
Trang 17măng ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu cho thấy thị trường này vẫn phát đi nhữngtín hiệu khả quan do tác động tích cực của nền kinh tế và thị trường bất động sản.
1.2.2 Số liệu thống kê về sản lượng sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm Xi
Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tiêu thụ 47 50,26 51 51.5 54 63,7
Nguồn: Hiệp hội Xi Măng Việt Nam
Hình 1.1 Biểu đồ thống kê sản lượng sản xuất và tiêu thụ xi măng trong giai đoạn
2003-2014
1.2.3 Dự báo nhu cầu trong tương lai của sản phẩm Xi măng
Qua thu thập số liệu ta thấy dãy số liệu điều tra không đều, do đó chọn phương pháp dự báo bình phương bé nhất để dự báo cho giai đoạn 2015 – 2026
Trang 18Với hàm dự báo của:
Xi măng Mỹ Đức chưa có thương hiệu trên thị trường
Dự án nằm trong khu vực có nhiều nhà máy sản xuất xi măng với tổng công suấtlên tới 21 triệu tấn/năm vào năm 2020 nên khả năng cạnh tranh rất lớn về địa bàntiêu thụ Một số sản phẩm xi măng như Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Bút Sơn,Chinfon…đã có thương hiệu trên thị trường được nhiều người dung biết đến trongnhiều năm qua
- Yếu tố thuận lợi:
Thiết bị công nghệ chính của châu Âu và các nước phát triển
Các mỏ nguyên liệu chính nằm gần nhà máy
Được hưởng ưu đãi đầu tư của tỉnh Hà Nội
Trang 19 Địa điểm nhà máy nằm gần thị trường lớn về tiêu thụ xi măng là Hà Nội, có lợithế về chi phí vận tải so với các nhà máy khác trong khu vực.
Về đường giao thông Hồ Chí Minh đi qua khu vực Nhà máy xi măng nối với cácđường QL6,21,32, thuận lợi cho việc vận chuyển tới các tỉnh và huyện miền núi dọctheo tuyến đường như Hòa Bình, vùng Tây Bắc…
Công ty cổ phần xi măng Mỹ Đức mà các thành viên trong công ty là các đơn vịchuyên doanh xây lắp nên nhu cầu xi măng hàng năm cho xây dựng các công trìnhrất lớn Có khả năng bao tiêu sản phẩm của nhà máy
Các đối thủ tiềm tàng, khả năng cạnh tranh của dự án
Căn cứ vào “Dự án điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Namđến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,
dự báo tốc độ tăng trưởng và nhu cầu xi măng các tỉnh trong khu vực nghiên cứu đếnnăm 2020 như sau:
Bảng 1.3 Nhu cầu xi măng của các khu vực lân cận đến năm 2020
Nguồn: Hiệp hội Xi Măng Việt Nam
Bảng 1.4 Năng lực sản xuất xi măng của các khu vực lân cận
TT Tên nhà máy Tên tỉnh CS thiết kế đến 2020
A Các nhà máy xi măng hiện có (1000 tấn)
B Nhà máy theo quy hoạch
Nguồn: Hiệp hội Xi Măng Việt Nam
Theo bảng phân tích trên cơ sở năng lực sản xuất của khu vực ở trên và khả năngtiêu thụ sản phẩm trong tỉnh, trong các điều kiện nhà máy xi măng đều phát huy 100%
Trang 20công suất thiết kế thì vẫn không đáp ứng đủ được Tuy nhiên trong khu vực đồng bằngsông Hồng đã có sản phẩm của nhiều nhà máy xi măng lò quay công suất lớn như ximăng Hải Phòng, Hoàng Trạch, Bút Sơn, Bỉm Sơn…Các sản phẩm trên đã có thươnghiệu và chiếm được long tin người tiêu dùng Nhưng những năm gần đây xuất hiệnthêm các sản phẩm xi măng của một số nhà máy vừa mới đưa vào sản xuất như TamĐiệp và sắp tới là hàng loạt các sản phẩm xi măng từ các nhà máy có công suất lớnnhư Duyên Hà, Phúc Sơn, Thái Nguyên… và một số có nhà máy có công suất trungbình, ngòai ra còn có sản phẩm xi măng lò đứng ở địa phương cũng cạnh tranh với ưuthế giá rẻ.
Vì vậy để tiếp cận và tiêu thụ được sản phẩm ở khu vực này thì sản phẩm ximăng Mỹ Đức cần phải đạt được các tiêu chí về chất lượng tốt, giá rẻ hơn và tổ chứcbán hàng rộng rãi, thực hiện chiến dịch khuyến mãi về sản phẩm của mình để từngbước tiếp cận thị trường, tang dẫn mức tiêu thụ sản phẩm
1.2.5 Kết luận về sự cần thiết đầu tư và nêu mục tiêu, nhiệm vụ đầu tư
Mục tiêu, nhiệm vụ đầu tư
Khai thác nguồn nguyên liệu thiên nhiên sẵn có: Đá vôi mỏ Nam Hợp Tiến, Đásét mỏ Văn Phú và các nguồn nguyên liệu khác để sản xuất xi măng chất lượng caoCung cấp xi măng cho thị trường khu vực đồng bằng sông Hồng, chủ yếu là thịtrường Hà Nội, Hòa Bình và một số tỉnh lân cận
Xây dựng cơ sở kinh tế quy mô lớn, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước vàviệc làm cho người lao động góp phần phát triển nền công nghiệp cả nước nói chung
và Hà Nội nói riêng
Kết luận về sự cần thiết đầu tư
Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong 10 năm nữa là tập trungvào việc đưa nền kinh tế vượt qua những thách thức gay gắt, giữ được nhịp độ tăngtrưởng khá và ổn định theo hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện đổi mới cơ bản về cơcấu kinh tế, cơ cấu và trình độ công nghệ tiên tiến theo hướng xây dựng nền tảng côngnghiệp hóa, hiện đại hóa và đinh hình cơ chế thị trường, hội nhập thành công với cácthể chế khu vực và quốc tế…
Để thực hiện được đường lối trên, công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế nước
ta trong giai đoạn tới sẽ có bước phát triển mạnh và đồng bộ trên mọi lĩnh vực và điều
đó sẽ làm cho nhu cầu xi măng tăng lên đáng kể, có thể nói Việt Nam là một thị trườngtiêu thụ xi măng đầy tiềm năng Việc xây dựng hạ tầng cơ sở, xây dựng các khu côngnghiệp, các đô thị, các công trình công cộng và nhà ở của các tầng lớp dân cư sẽ đòihỏi một khối lượng xi măng ngày càng lớn
Trang 21Theo số liệu báo cáo của Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ thì sau thờigian khủng hoảng kinh tế dẫn đến thị trường xi măng bị trì trệ thì đến nay qua 8 thángđầu năm 2014 thị trường xi măng đã có bước tăng đáng kể
Về các khu công nghiệp có khả năng phát triển công nghiệp xi măng ở nước ta,
dự án quy hoạch đã nhận định: nguồn nguyên liệu làm từ xi măng rất phong phúnhưng không phân bố đồng đều trên lãnh thổ, chỉ tập trung chủ yếu ở các vùng: ĐôngBắc, Tây Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, các vùng khác chỉ có một vàikhu vực có đá vôi nhưng trữ lượng cũng hạn chế
Như vậy sản xuất xi măng tập trung ở miền Bắc, trong khi khu vực phía Nam từ
Đà Nẵng trở vào có ít nguyên liệu để sản xuất xi măng lại có nhu cầu tiêu thụ xi măngkhá cao Do đó lường vận tải xi măng từ Bắc vào Nam với khối lượng ngày càng lớn.Đứng trước thực tế đó các nhà máy xi măng có điều kiện thuận lợi cho việc vậnchuyển xi măng vào Nam sẽ điều tiết khối lượng này để tạo điều kiện thuận lợi choviệc đầu tư xây mới và cải tạo mở rộng các nhà máy vừa và nhỏ tại khu vực
Do vậy việc đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất xi măng tại vùng có nguyênliệu là cần thiết phù hợp với quy hoạch phát triển xi măng Việt Nam theo Quyết định108/2005/QĐ-TTg Riêng khu vực Mỹ Đức được xem là khu vực có triển vọng pháttriển xi măng thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, đồng thời cũng là khu vực gần thịtrường tiêu thụ được đánh giá là lớn nhất toàn quốc Ngoài việc có khả năng sản xuất
và đáp ứng nhu cầu xi măng trong vùng mà còn có thể huy động cho các vùng khác.Với những phân tích ở trên, việc đầu tư xây dựng nhà máy xi măng lò quay tại
Mỹ Đức là hết sức cần thiết, không những phù hợp với định hướng phát triển các vùngkinh tế và tinh thần quyết định 108/2005/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ mà cònmang lại lợi ích và sự phát triển kinh tế cho đất nước
Trang 22CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT VÀ LỰA CHỌN CÔNG SUẤT DỰ ÁN
2.1 MÔ TẢ SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN
Các chỉ tiêu chất lượng xi măng PCB40
Bảng 2.1 Các chỉ tiêu chất lượng của xi măng PCB40
2 Thời gian đông kết (phút)
- Bắt đầu, phút, không nhỏ hơn
- Kết thúc, giờ, không lớn hơn
45420
3 Độ nghiền mịn
- Phần còn lại trên sàng 0,09mm, %, không lớn hơn
- Bề mặt riêng, xác định theo phương pháp Blaine, cm2/g
không nhỏ hơn
102800
4 Độ ổn định thể tích, xác định theo phương pháp
5 Hàm lượng anhydric sunphuric (SO3),%, không lớn hơn 3,5
Đặc điểm xi măng PCB40
- PCB là ký hiệu qui ước cho xi măng poóclăng hỗn hợp
- Trị số 40 là giới hạn cường độ chịu nén của mẫu vữa xi măng sau 28 ngày dưỡng
hộ tính bằng N/mm2
Độ mịn cao
Màu sắc xanh xám - đen
Thời gian ninh kết: Bắt đầu khoảng 110 ÷ 140 phút
Trang 23- Chất lượng sản phẩm đảm bảo đủ các TCVN, chứng chỉ quản lý hệ thống chấtlượng ISO.
- Xi măng phải đảm bảo đặc tính về màu sắc phù hợp với thị hiếu tiêu dung (khipha trộn với cát vẫn nổi được màu xanh đen của xi măng)
- Xi măng phải đảm bảo độ dẻo, dễ dàng thi công, tiết kiệm nguyên liệu, thuận tiệncho các nhóm thợ thực hiện
Các chỉ tiêu chất lượng clinker PC50
Bảng 2.2 Các chỉ tiêu chất lượng của clinker PC50
II Hoạt tính cường độ (kiểm tra khi cần):
Trang 24- Bao bì thể hiện được chức năng bảo quản và xúc tiến sản phẩm…
- Bao bì mang đặc trưng của nhãn hiệu, dễ nhận biết, tạo sự khác biệt với nhãnhiệu cạnh tranh
2.2 LỰA CHỌN HÌNH THỨC ĐẦU TƯ
Dựa vào quy mô và mục tiêu của dự án mà chủ đầu tư sẽ chọn một hình thức mộttrong các hình thức đầu tư dưới đây cho phù hợp:
Đầu tư mới: Tức là đầu tư xây dựng mới, mua sắm thiết bị và máy móc mới toàn
bộ
Đầu tư cải tạo và mở rộng: Trên cơ sở công trình, nhà máy xí nghiệp đã có sẵn,
chỉ đầu tư để cải tạo hoặc thay thế các loại tài sản cố định hiện đã lạc hậu, hoặc mởrộng hoạt động sản xuất của nhà máy, xí nghiệp với quy mô lớn hơn
Hình thức đầu tư mở rộng còn được phân ra làm hai loại là: Đầu tư theo chiềurộng và đầu tư theo chiều sâu
Đầu tư theo chiều rộng là đầu tư để mở rộng sản xuất bằng kỹ thuật mà côngnghệ lặp lại như cũ
Đầu tư theo chiều sâu là đầu tư mở rộng sản xuất với công nghệ tiến bộ và hiệuquả hơn
Áp dụng vào Dự án xây dựng nhà máy sản xuất xi măng Mỹ Đức đặt tại Đồi đấtVăn Phú thuộc xã An Phú, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Nội, hiện khu đất là đất trống chưađược sử dụng Dự án đầu tư mới, xây dựng một công trình cấp 1 mới hoàn toàn vớitrang thiết bị được trang bị mới toàn bộ
2.3 XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT CỦA DỰ ÁN
2.3.1 Cơ sở lựa chon công suất của dự án
Quy mô đầu tư của dự án được xác định trên cơ sở nhu cầu thị trường khu vực,khả năng điều phối clinker trong tổng công ty, khả năng cung cấp phụ gia puzzalanhoạt tính, thạch cao
Các phân tích dự báo thị trường xi măng Việt Nam, đặc biệt là thị trường xungquanh khu vực nhà máy
Quy hoạch phát triển điều chỉnh xi măng Việt Nam đến năm 2020 và định hướngđến năm 2030
Các điều kiện cơ sở hạ tầng, vận tải, cung cấp nguyên liệu, năng lượng cũng nhưcác dịch vụ cần thiết khác, đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và lưu thông sản phẩm trênthị trường của địa điểm đầu tư
Dựa vào quy mô đầu tư và khả năng mở rộng của dự án phương án vận chuyểnvật liệu bằng dây chuyền tự động hay bằng vận chuyển ô tô thông thường cũng đượcxem xét nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho dự án
Trang 252.3.2 Lựa chọn công suất cho dự án
Dựa vào cơ sở trên, căn cứ vào điều kiện của dự án nên lựa chọn công suất chonhà máy như sau:
Bảng 2.3 Công suất dự kiến của dự án
TT Sản phẩm Công suất (Tấn/năm) Ghi chú
2 Tính theo xi măng PCB40 2.403.000
2.3.3 Xác định mức sản xuất dự kiến của dự án
Thời gian nhà máy bắt đầu sản xuất từ tháng 1 năm 2016 Dựa vào hiệu suất máymóc, tình hình nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm xi măng, dự án sẽ cungcấp cho thị trường 3 loại sản phẩm là:
- Xi măng PCB40 bao và Xi măng PCB40
- Clinker PC50
Với mức sản xuất dự kiến như sau:
2.4 XÁC ĐỊNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CHO DỰ ÁN
2.4.1 Định hướng trình độ hiện đại của công nghệ
Dây chuyền sản xuất nhà máy xi măng Mỹ Đức được lựa chọn với thiết bị tiêntiến và hiện đại, công nghệ sản xuất xi măng lò quay theo phương pháp khô với tháptrao đổi nhiệt và buồng phân hủy Thiết bị công nghệ được trang bị đồng bộ cùng với
hệ thống kiểm tra đo lường, điều chỉnh và điều khiển tự động ở mức tiên tiến trên thếgiới, cho phép mở rộng phạm vi sử dụng nguyên, nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng, tao
ra các sản phẩm công nghệ cao và ổn định, đồng thời đảm bảo trong quá trình sảnxuất, vệ sinh công nghiệp và môi trường thiên nhiên
Khâu tiếp nguyên liệu, nhiên liệu và vận chuyển về các kho chứa hoàn toàn được
cơ giới hóa
Lựa chọn hệ thống đồng nhất bột liệu theo kiểu nạp và tháo liên tục nhằm tangkhả năng đồng nhất, hợp lý về thời gian dự trữ và tiết kiệm cho phí xây dựng silochứa
Nghiền xi măng được thực hiện trong hệ thống máy nghiền gồm máy nghiền conlăn đứng tích hợp với thiết bị phân ly hiệu suất cao và lọc bụi túi, đảm bảo độ mịn sảnphẩm theo tiêu chuẩn TCVN 6260:1997 và tính tối ưu trong quá trình sản xuất
Trang 26Sử dụng máy đóng bao 8 vòi kiểu quay với thiết bị nạp bao tự động và hệ thốngcân điện tử có độ chính xác cao, hệ thống làm sạch bao và tự động phá bao khi bao ximăng có trọng ượng không đạt yêu cầu, có trang thiết bị tự động in số lô trên vỏ bao.Các thiết bị vận chuyển trong dây chuyền sản xuất được lựa chọn phù hợp vớitính chất và cự ly vận chuyển nhằm giảm chi phí đầu tư, tiết kiệm nawng lượng,antoàn trong vận hành, bảo dưỡng thuận lợi.
Dây chuyền được trang bị hệ thống tự động hóa khâu kiểm tra, đo lường xử lýthông tin
Điều chỉnh và điều khiển dây chuyền nhằm tối ưu hóa quá trình công nghệ sảnxuất
2.4.2 Xác định dây chuyền công nghệ và lựa chọn máy móc thiết bị
Dây chuyền sản xuất nhà máy xi măng Mỹ Đức được lựa chọn với thiết bị tiêntiến và hiện đại, công nghiệ sản xuất xi măng lò quay theo phương pháp khô và tháptrao đổi nhiệt và buồng phân hủy, thiết bị công nghệ được trang bị đồng bộ cùng với
hệ thống kiểm tra, đo lường điều chỉnh và điều khiển tự động ở mức tiên tiến trên thếgới, cho phép mở rộng phạm vi sử dụng nguyên, nhiên liệu tiết kiệm năng lượng, tạo
ra sản phẩm có chất lượng cao và ổn định, đồng thời đảm bảo an toàn trong quá trìnhsản xuất, vệ sinh công nghiệp và bảo vệ môi trường thiên nhiên Cụ thể như sau:
Khâu tiếp nhận nguyên liệu, nhiên liệu và vận chuyển về các kho chứa hoàn toànđược cơ giới hóa
Căn cứ tính chất cơ lý của các nguyên vật liệu chính, dây chuyền công nghệ sửdụng búa để đập đá vôi, máy đập 2 trục có rang xoắn để đập được đất sét cứng và sét
có độ ẩm cao
Sử dụng máy nghiền đứng để nghiền nguyên liệu nhằm tiết kiệm năng lượngnghiền và nâng cao khả năng sấy khi nguyên liệu sử dụng có độ ẩm cao Hệ thốngnghiền nguyên liệu sử dụng khí thải từ tháp trao đổi nhiệt của lò nung làm tác nhân sấycho quá trình nghiền nhằm tiết kiệm năng lượng nhiệt
Nguyên liệu chính cho sản xuất được đập tới cỡ hạt hợp lý và dụ trữ trong khovới thiết bị đồng nhất sơ bộ được lựa chọn để đảm bảo nguyên liệu đồng nhất ở mứccao và ổn định trong quá trình sản xuất
Lựa chọn hệ thống đồng nhất bột liệu theo kiểu nạp và tháo liên tục nhằm tăngkhả năng đồng nhất, hợp lý về thời gian dự trữ và tiết kiệm chi phí xây dựng silo chứa
Sử dụng máy nghiền đứng để nghiêng than nhằm tiết kiệm điện năng, đảm bảo
hệ thống lò nung được sử dụng liên tục 100% than trong quá trình vận hành bìnhthường Trang bị đầy đủ, đồng bộ các thiết bị an toàn phòng chống cháy nổ cho hệ
Trang 27thống nghiền và chứa than mịn Sử dụng lọc bụi túi để khử bụi nhằm bảo vệ môitrường.
Nung nguyên liệu clinker thực hiện trong lò quay với tháp trao đổ nhiệt 2 nhánh,
5 tầng cyclon có buông phân hủy và thiết bị làm nguội clinker kiểu ghi với hiệu suấtthu hồi nhiệt cao Nhiên liệu sử dụng cho quá trình nung luyện clinker 100% là thancám Dầu DO chỉ sử dụng trong giai đoạn khởi động sấy lò để ổn định nhiệt ở lò nung,buồng phân hủy khi cần thiết nhằm cung cấp khí nóng cho các máy nghiền khi độ ẩmnguyên liệu cao hoặc khi khởi động lò và trong trường hợp than mịn dao động quá lớn.Khí nóng thải ra từ thiết bị làm nguội clinker một phần được đưa trở lại đầu lò nhờ ốnggió 3 để cung cấp nhiệt cho quá trình cháy nhiên liệu ở buồng phần hủy, một phần sửdụng làm tác nhân sấy cho máy nghiền than ngoài ra còn tận dụng cho hệ thống phátđiện
Nghiền xi măng được thực hiện trong hệ thống bán hoàn tất bao gồm máy cán ép
để cán sơ bộ và máy nghiền chu trình kín tích hợp với thiết bị phân ly hiệu suất cao,đảm bảo độ mịn sản phẩm đạt tiêu chuẩn TCVN 6260:1997 và tính tối ưu trong quátrình sản xuất
Sử dụng máy đóng bao 8 vời khiểu quay với thiết bị nạp bao tự động và hệ thốngcân điện tử có độ chính xác cao, hệ thống làm sạch bao và tự động phá bao khi bao ximăng có trọng lượng không đạt yêu cầu, có trang thiết bị tự động in số lô trên vỏ bao.Các thiết bị vận chuyển trong dây chuyền sản xuất được lựa chọn phù hợp vớitính chất và cự ly vận chuyển nhằm giảm chi phí đầu tư, tiết kiệm năng lượng, an toàntrong vận hành, bảo dưỡng thuận lợi Các điểm chuyển đổ nguyên liệu cũng như sảnphẩm đều được bố trí các loại lọc bụi tú phù hợp nhằm khống chế nồng độ bụi sau khilọc bui 30mg/Nm3
Dây chuyền được trang bị hệ thống tự động hóa từ khâu kiểm tra, đo lường, xử lýthông tin, điều chỉnh đến điều khiển hoạt động toàn bộ dây chuyền nhằm tối ưu quátrình công nghệ sản xuất
2.4.3 Mô tả máy móc trang thiết bị và liệt kê trang thiết bị
Căn cứ vào nhu cầu thị trường xi măng trong những năm tới, căn cứ điều kiệnhiện trường và các yếu tố cần thiết để đảm bảo hiệu quả đầu tư cho dự án, dự án tổngthể Nhà máy xi măng Mỹ Đức dự kiến sẽ đầu tư dây chuyền dản xuất đồng bộ từ tiếpnhận, đập, vận chuyển, đồng nhất sơ bộ nguyên liệu đến sản xuất clinker, nghiền ximăng, đóng bao và sản xuất sản phẩm với công suất 2.4 triệu tấn xi măng PCB40/nămbao gồm:
- 02 dây chuyền sản xuất clinker đồng bộ từ công đoạn tiếp nhận và đập đến côngđoạn nghiền nguyên vật liệu, nung clinker
Trang 28 Năng suất lò nung : 5000 tấn clinker/ngày
Số ngày hoạt động : 320 ngày/năm
- 02 dây chuyền nghiền, đóng bao và phân phối sản phẩm
Nghiền xi măng : năng suất 80 tấn/h (500.000 tấn XM/năm)
Đóng bao : năng suất 100T/h
- Sau đây là một số thiết bị máy móc quan trọng trong dây chuyền
Bảng 2.4 Danh sách máy móc thiết bị
STT Tên máy móc thiết bị STT Tên máy móc thiết bị
6 Cân băng định lượng 20 Máy xuất xi măng rời
7 Mya nghiền nguyên liệu 21 Các thiết bị trong phòng thí nghiệm
10 Thiết bị làm nguội clinker 24 Trạm khí nén
11 Máy nghiền than 25 Hệ thống cấp và xử lý nước
12 Dây chuyền tiếp nhận clinker,thạch cao, phụ gia 26 Thiết bị cứu hỏa
13 Silo chứa clinker, phụ gia, thạch cao 27 Kho phụ tùng
14 Cân băng định lượng clinker, thạch cao 28 Các thiết bị điện
2.5 NGUYÊN LIỆU ĐẦU VÀO
2.5.1 Lựa chọn, nguồn cung cấp nguyên liệu cho dự án
Bảng 2.5 Nguyên liệu chính phục vụ cho sản xuất
STT Nguyên vật liệu Độ ẩm(%) Nguồn cung cấp
Trang 29STT Nguyên vật liệu Độ ẩm(%) Nguồn cung cấp
2.5.2 Định mức tiêu hao nguyên vật liệu
Căn cứ tính toán công nghệ sản xuất đảm bảo chất lượng clinker CPC50 theoTCVN 7024:2002, kết hợp với công nghệ sản xuất và nguồn cung cấp nguyên vật liệu,nhiên liệu đã lựa chon, định mức tiêu hao nguyên vật liệu như sau:
Bảng 2.6 Định mức tiêu hao nguyên vật liệu và năng lượng
TT Nguyên vật liệu Đơn vị tính Định mức tiêu hao Trị số
5 Vật liệu chịu lửa Kg/tấn clinker 0,8
6 Vật liệu nghiền Kg/tấn clinker 0,012
7 Dầu mỡ bôi trơn Kg/tấn clinker 0,05
8 Dầu Diezel Kg/tấn clinker 0,75
4 Dầu mỡ bôi trơn Kg/Tấn xi măng 0,05
5 Vật liệu nghiền Kg/Tấn xi măng 0,012
Trang 30Đường thủy: Nằm cạnh sông Đáy và khoảng 2km là sông Thạch Hà, cách về phíaTây 10km là sông Bôi Dự kiến sẽ xây dựng một cảng nhập nguyên vật liệu tại SôngĐáy.
Hiên trạng An phú có 13km đường nhựa, 2km đường cấp phối Hệ thống đườngnội xã và đường lên thôn xóm tổng cộng dài 13.39 km, chủ yếu là đường nhựa
Nhìn chung khu vực xây dựng nhà máy có hệ thống giao thông tương đối pháttriển, cả đường thủy lẫn đường bộ Đường thủy cũng đóng vai trò rất quan trọng trongviệc lưu thông nguyên vật liệu cũng như sản phẩm sang các khu vực lân cận
An Phú có 10 trạm biến áp với tổng công suất 1.480 KVA, hệ thống đường dâytrung thế 6.46 km, hạ thế 9.124 km
Thủy lợi
Hệ thống thủy lợi, tưới tiêu chủ yếu chủ yếu thông qua các trạm bơm và kênh cáccấp Trên địa bàn xã An Phú có 7 trạm bơm, tổng công suất 24.000 m3 Kênh cấp 3 có3.117 km đã được bê tông hóa Kênh nội đồng có 13.39 km toàn bộ là kênh đất Tổngdiện tích tưới tiêu chủ động 280 ha (chiếm 45.66%) diện tích đất canh tác
Nguồn cung cấp nước cho nhà máy lấy từ sông Đáy cạnh nhà máy.Nguồn nước đảm bảo cung cấp đủ cho giai đoạn thi công và vận hành nhà máy
Trang 31CHƯƠNG 3 LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN
3.1 NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM
Nguyên tắc
- Phù hợp với đường lối chính sách của nhà nước
- Phù hợp với quy hoạch (Tổng thể phát triển ngành, chọn ở đâu cũng phải phùhợp quy hoạch, trường hợp dự án ở địa điểm chưa có quy hoạch được duyệt thì cầnđược cấp có thẩm quyền về quy hoạch phê duyệt)
- Các tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật và điều kiện tự nhiên:
Tốt về điều kiện địa hình, địa chất công trình và địa chất công trình và địa chấtthuỷ văn
Điều kiện về thời tiết khí hậu phù hợp với loại dự án, điều kiện về động đất, sóngthần, núi lửa
Điều kiện về cung cấp nguyên vật liệu xây dựng
Điều kiện về trữ lượng tài nguyên
- Tiêu chuẩn về kinh tế:
Thường thì đánh giá các phương án đảm bảo tối ưu về kỹ thuật sau đó mới xétđến tối ưu về kinh tế
Chi phí đầu tư xây dựng
Các yếu tố do địa điểm có thể làm ảnh hưởng đến chi phí đầu tư xây dựng:chi phí san lấp mặt bằng, đền bù di dân, tái định cư, xử lý nền, điều kiện cungcấp vật liệu xây dựng ) giá công trình mang tính địa phương, ảnh hưởng do điềukiện vị trí đến chi phí đầu tư xây dựng rất lớn
Chi phí vận hành và khai thác dự án
Yếu tố địa điểm tác động đến khoản chi phí này thông qua các vấn đề: Chiphí vận chuyển, vận tải, nguyên liệu đầu vào cho dự án, đặc biệt là các dự án sảnxuất công nghiệp VD: xi măng, sắt thép, đường – nhà máy sử dụng chi phí vậnchuyển nguyên liệu đầu vào bị ảnh hưởng rất đáng kể, rồi yếu tố tiền lương, trình
độ nhân công Đặt nhà máy ở gần nơi cung cấp nguyên liệu đầu vào, chi phí vậnchuyển thấp, nơi có nguồn cung ứng lao động dồi dào, trình độ dân trí cao, ảnhhưởng tiền lương, trình độ tay nghề, năng suất, nhận thức của người lao động
Chi phí cho việc tiêu thụ sản phẩm
Đặt nhà máy ở xa thị trường, chi phí vận chuyển hàng hoá đến thị trường caohơn, ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ
Trang 323.2 CÁC BƯỚC LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM
3.2.1 Chọn khu vực địa điểm
So sánh các điều kiện chủ yếu tại vị trí tại xã An Phú, Mỹ Đức và vị trí tại xã PhúCát, huyện Quốc Oai
Bảng 3.1 So sánh các địa điểm thực hiện dự án
An Phú, huyện Mỹ Đức, HàNội
Mặt bằng dự kiến nằm tại xãPhú Cát, huyện Quốc Oai, HàNội Cách ngã 3 Hòa Lạc, đại
lộ Thăng Long 5km, cáchQuốc lộ 21A 200m
2 Mặt bằng
Ưu điểm
Diện tích khu đất 123.2 ha,rộng rãi, đủ điều kiện xâydựng và mở rộng khi cần thiết
Có nhiều khả năng bố trí dâychuyền công nghệ phù hợpnhất
Diện tích khu đất chủ yếu làđất lâm nghiệp và bãi trồngdâu nên việc giải phóng và đền
bù tương đối thuận lợi Kết cấuđất tốt, nằm ở vị trí cao nênkhông dễ bị ngập lụt
Nhược điểm
Mặt bằng nằm trên đồi đất nênquá trình san lấp mặt bằng hơikhó khăn
Không có khả năng mở rôngkhi cần thiết
Mặt bằng nằm gần khu dân cư,nên quá trình giải phóng vàđền bù gặp nhiều khó khan
3 Đường giao
thông
Ưu điểm
Nằm cách quốc lộ 21A 2km,nằm cách đường Hồ Chí Minhkhoảng 500m, nằm gần cáctuyến đường liên xã nối vớiquốc lộ 21A, do đó thuận lợi
Ưu điểm
Nằm gần đại lộ Thăng Longcũng như quốc lộ 21A nên sẽrất thuận lợi cho việc vậnchuyển nguyên vật liệu cũngnhư sản phẩm tiêu thụ
Trang 33Cơ sở hạ tầng, hệ thống thôngtin liên lạc đầy đủ, phục vụ tốtcho việc xây dựng nhà máy
5 Môi trường,
xã hội
Do nhà máy được xây dựngtrên khu đất khá tách biệt vớikhu dân cư nên việc ảnhhưởng tiếng ồn, ô nhiễmkhông khí của dự án là khôngđáng kể
Nằm cách khá xa các khu dulịch nên sẽ không ảnh hưởngđến việc phát triển du lịch củađịa phương
Dân cư đông, còn nghèo do đó
sẽ tạo công ăn việc làm chocác lao động ở địa phương
Nhà máy xây dựng trên khuđất gần khu dân cư, nằm trêncác tuyến giao thông , cấpnước, cấp điện đi qua nên phảiđền bù nhiều khi giải tỏa thicông xây dựng
Nằm gần các địa điểm du lịchcủa địa phương nên ảnh hưởngđến chính sách phát triển dulịch
Trang 34Qua phân tích 2 địa điểm cho việc xây dựng nhà máy, ta thấy địa điểm xây dựng
ở vị trí tại xã An Phú, Mỹ Đức có điều kiện thuận lợi hơn, chi phí đầu tư nhỏ hơn,không ảnh hưởng đến các chính sách phát triển của địa phương và được địa phương ưuđãi đầu tư
3.2.2 Mô tả địa điểm xây dựng nhà máy
Mô tả vị trí
- Vị trí xây dựng nhà máy nằm tại Đồi đất Văn Phú thuộc xã An Phú, huyện MỹĐức, tỉnh Hà Nội Xã An Phú nằm ở phía Tây Nam huyện Mỹ Đức
- Ranh giới mặt bằng nhà máy như sau:
Phía Tây các quốc lô 21A khoảng 2 km
Phía Bắc giáp ranh giới tỉnh Hòa Bình
Phía Nam giáp đường nhánh nối từ Quốc lộ 21A sang đường Hồ Chí Minh
Phía Đông cách đường Hồ Chí Minh khoảng 600 m
Mô tả đặc điểm quan trọng của địa điểm có thể ảnh hưởng đến dự án
- Cung cấp nước
Nguồn cung cấp nước cho nhà máy lấy từ sông Thạch Hà cách nhà máy khoảng
2 km Nguồn nước đảm bảo cung cấp đủ cho giai đoạn thi công và vận hành nhà máy
- Giao thông vận tải
Đường bộ: Quốc lộ 21A nằm ở phía Tây và cách mặt bằng nhà máy khoảng 2km.Đường Hồ Chí Minh nằm ở phía Đông và cách mặt bằng nhà máy khoảng 500m.Ngoài ra còn có các tuyến đường liên xã nối giữa quốc lộ 21A với các xã An Phú, AnTiến
Đường thủy: Cách mặt bằng nhà máy khoảng 9km về phía Đông là sông Đáy vàkhoảng 2km là sông Thạch Hà, cách về phía Tây 10km là sông Bôi Dự kiến sẽ xâydựng một cảng nhập nguyên vật liệu tại Sông Đáy
- Rà phá bom mìn
Khu vực dự kiến xây dựng nhà máy trong chiến tranh không nằm gần các mụctiêu chiến lược nên mật độ bom mìn không nhiều, thuận tiện trong công tác rà phá bommìn
- Giải phóng mặt bằng và tái định cư
Trang 35Do khu vực mặt bằng dự kiến nằm trên phần đất lâm nghiệp và nông nghiệp, chỉmột phần đất ở nên việc giải phóng mặt bằng và tái định cư không quá phức tạp.
- Ảnh hưởng về xã hội
Việc xây dựng nhà máy xi măng Mỹ Đức phù hợp với quy hoạch phát triển kinh
tế của huyện Mỹ Đức Khi dự án xây dựng sẽ làm chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tạođược việc làm trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm phát triển kinh tế địa phương
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ TỔ CHỨC MẶT BẰNG
SẢN XUẤT
4.1 LẬP PHƯƠNG ÁN MẶT BẰNG TỔNG THỂ
Căn cứ vào mô đun nhà công nghiệp, quy định về bố trí tổng mặt bằng nhà máycông nghiệp Tổng mặt bằng nhà máy phải đáp ứng yêu cầu về cảnh quan, lối đi lạitrong nội bộ nhà máy và phòng chống cháy nổ, yêu cầu về dự trữ phát triển
Trang 364.1.1 Giới thiệu tình hình địa điểm xây dựng
Vị trí dự kiến xây dựng Nhà máy tại Đồi đất Văn Phú , xã An Phú, huyện MỹĐức, Hà Nội
Vị trí cụ thể:
- Phía Tây các quốc lô 21A khoảng 2 km
- Phía Bắc giáp ranh giới tỉnh Hòa Bình
- Phía Nam giáp đường nhánh nối từ Quốc lộ 21A sang đường Hồ Chí Minh
- Phía Đông cách đường Hồ Chí Minh khoảng 600 m
- Mặt bằng khu đất hiện là đất lâm nghiệp, có một số phần đang trồng dâu, địahình khu đất tương đối bằng phẳng
Ưu điểm:
- Diện tích khu đất 123.2 ha, rộng rãi, đủ điều kiện xây dựng và mở rộng khi cầnthiết, có nhiều khả năng bố trí dây chuyền công nghệ phù hợp nhất
- Diện tích khu đất chủ yếu là đất lâm nghiệp và bãi trồng dâu nên việc giải phóng
và đền bù tương đối thuận lợi Kết cấu đất tốt, nằm ở vị trí cao nên không dễ bị ngậplụt
4.1.2 Giải pháp quy hoạch mặt bằng tổng thể công trình xây dựng của dự án
Dự án nhà máy xi măng Mỹ Đức thuộc địa bàn huyện Mỹ Đức, Hà Nội Khu vực
dự án đã được đưa vào quy hoạch phát triển chung của huyện Mỹ Đức Do vậy, quyhoạch tổng thể của dự án phải có tính kế thừa và kết nối hài hòa và quy hoạch tổng hểcủa khu vực Dự kiến quy hoạch tổng thể của của nhà máy xi măng Mỹ Đức sẽ có các
- Khu vực dây chuyền sản xuất
Tổ chức tại vị trí trung tâm của khu đất xây dựng nhà máy trong đó: Các hạngmục thuộc dây chuyền sản xuất được bố trí theo hướng Đông Tây, theo đúng yêu cầucông nghệ sản xuất, khoảng cách giữa các công trình đảm bảo yêu cầu bố trí thiết bị antoàn khi đi vào sản xuất Diện tích đất chiếm dự kiến: 61,67 ha
Diện tích một số công trình chính trong dây chuyền sản xuất như sau:
Kho hỗn hợp (phụ gia, thạch cao, bazan và than) 9360 m2
Trạm tiếp nhận silica, laterit, thạch cao 232 m2