Theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng dự án đầu tư xây dựng công trình làmột tập hợp các đề xuất về kỹ thuật, tài chính, kinh tế xã hội, có liên quan đến việcbỏ vốn để xây dựng mới, mở
Trang 2- Đầu tư xây dựng là hoạt động chủ yếu tạo dựng các công trình, cơ sở hạ tầng,tài sản cố định phục vụ mục tiêu phát triển công nghiệp xây dựng, phát triển cácngành, các thành phần kinh tế và phát triển xã hội.
- Hoạt động đầu tư xây dựng là hoạt động trực tiếp góp phần làm tăng trưởngkinh tế và đóng góp trực tiếp vào tổng sản phẩm quốc dân
- Hoạt động đầu tư xây dựng chiếm hoặc sử dụng một nguồn lực rất lớn của quốcgia trong đó chủ yếu là vốn, lao động, tài nguyên … Do đó, nếu quản lý và sử dụngkém hiệu quả, đầu tư không đúng mục đích sẽ dẫn đến thất thoát vô cùng lớn
- Hoạt động đầu tư xây dựng góp phần thúc đẩy phát triển công nghệ, đẩy nhanhtốc độ công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước, góp phần tăng năng suất lao động
xã hội, nâng cao chất lượng sản phẩm, sản phẩm dịch vụ xã hội, cải thiện điều kiệnlao động, môi trường
- Hoạt động đầu tư xây dựng mà sản phẩm cuối cùng là công trình xây dựng làsản phẩm mang tính tổng hợp, đầy đủ các ý nghĩa bao gồm ý nghĩa về kinh tế,chính trị, khoa học - công nghệ, xã hội, khía cạnh môi trường, an ninh quốc phòng
- Hoạt động đầu tư xây dựng tạo ra cơ cấu kinh tế mới, làm xuất hiện các ngànhsản xuất mới
- Hoạt động đầu tư xây dựng góp phần phân công lao động xã hội một cách hợp
lý, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội
- Qua đầu tư xây dựng cho phép giải quyết hài hoà các mối quan hệ nảy sinhtrong nền kinh tế và trong xã hội như mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với pháttriển giáo dục, y tế, quốc phòng, phát triển kinh tế giữa trung ương và địa phương,phát triển kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa
Dự án là tế bào cơ bản của hoạt động đầu tư Đó là là một tập hợp các biện pháp
có căn cứ khoa học có cơ sở pháp lý được đề xuất về các mặt kĩ thuật, công nghệ, tổchức sản xuất, tài chính, kinh tế và xã hội để làm cơ sở cho việc quyết định bỏ vốnđầu tư với hiệu quả tài chính đem lại cho doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế- xã hộiđem lại cho quốc gia và xã hội lớn nhất có thể được
Trang 3Theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng dự án đầu tư xây dựng công trình làmột tập hợp các đề xuất về kỹ thuật, tài chính, kinh tế xã hội, có liên quan đến việc
bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằmmục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ,bảo đảm hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế, xã hội của đầu tư trong một khoảngthời gian nhất định (chỉ bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp)
Dự án đầu tư được lập theo quy định hiện hành của Nhà nước là căn cứ để trìnhduyệt cấp có thẩm quyền Khi đã được phê duyệt thì dự án đầu tư là căn cứ xin cấpgiấy phép xây dựng, là căn cứ để chủ đầu tư xem xét cơ hội dự kiến đạt được cácyêu cầu kinh tế xã hội, môi trường và tính hiệu quả của dự án, giúp cho nhà đầu tưquyết định nên hay không nên đầu tư thực hiện dự án đó Những chỉ tiêu kỹ thuật,quy mô trong dự án đã được phê duyệt đóng vai trò làm mốc khống chế cho các giaiđoạn tiếp theo và giúp cho chủ đầu tư thực hiện các công việc theo đúng dự kiến
Dự án đầu tư còn có vai trò đặc biệt quan trọng vì thông qua đó Nhà nước có thểkiểm soát được một cách toàn diện về các mặt hiệu quả tài chính (dự án sử dụngvốn Nhà nước) và hiệu quả xã hội an ninh quốc phòng
Dự án đầu tư là cơ sở so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đặt ra, từ đó giúpcho nhà quản lý có phương pháp thực hiện dự án tốt hơn
II LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Đồ án tốt nghiệp là môn học kết thúc quá trình rèn luyện và học tập của sinh viêntrên ghế nhà trường đại học Thông qua đồ án tốt nghiệp, sinh viên tổng kết lại cáckiến thức đã học và phát triền nó, hệ thống hóa để áp dụng vào công việc thực tiễn(nhiệm vụ đồ án là một công trình có thật) Kết quả của đồ án cũng đánh giá quátrình làm việc của sinh viên
Lập dự án đầu tư là một mảng đề tài quan trọng, là chuyên môn chính của một kỹ
sư kinh tế xây dựng sau khi ra trường Tư duy về dự án là một yếu tố tiên quyết cầnphải có ở một nhà quản lý trong hoạt động đầu tư xây dựng
Với sự đam mê, tìm tòi trong quá trình học tập về dự án đầu tư, sinh viên đã lựachọn đề tài làm đồ án tốt nghiệp là “Lập dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy
xi măng Cam Ranh – Khánh Hòa” Công trình có các yếu tố tính chất quy mô phùhợp với khả năng của sinh viên để thực hiện đồ án tốt nghiệp
III GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
- Tên công trình: Nhà máy xi măng Cam Ranh – Khánh Hòa
- Địa điểm xây dựng: thôn Hoà Diêm, xã Cam Thịnh Đông, thị xã Cam Ranh,tỉnh Khánh Hoà
Trang 4- Chủ đầu tư: Công ty cổ phần xi măng và vật liệu xây dựng Đà Nẵng
- Tư vấn thiết kế :Công ty cổ phần kiến trúc xây dựng phát triển số 1
- Hình thức đầu tư: Xây mới đồng bộ và hiện đại
- Ban quản lý: BQL dự án xây dựng nhà máy xi măng Cam Ranh – Khánh
- Quy mô công suất: phân xưởng nguyên nhiên liệu, phân xưởng nghiền ximăng, phân xưởng đóng bao, trạm biến áp tổng và khu hành chính đời sống
- Diện tích chiếm đất: 6ha
- Tổng vốn đầu tư: dự kiến khoảng 1400 tỷ
- Sản phầm sau khi đi vào vận hành: xi măng PC30 và PC 40 và một số loạisản phẩm phụ trợ khác
Nhà máy được đầu tư với công nghệ tiên tiến, mức độ tự động hóa cao, thânthiện với môi trường, hoàn toàn đáp ứng quan điểm phát triển của đảng và nhà nước
ta hiện nay
Trang 5CHƯƠNG I: NHỮNG CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU
TƯ
9 I Xuất xứ và các căn cứ pháp lý hình thành dự án 9
1 Xuất xứ hình thành dự án 9
2 Chủ đầu tư 10
3 Các căn cứ pháp lý hình thành dự án 10
II Các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến dự án 12
1 Các điều kiện tự nhiên của tỉnh Khánh Hòa và khu vực duyên hải Nam trung bộ(Nam trung bộ) 12
2 Kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa: 14
III Các chính sách kinh tế xã hội, quy hoạch, định hướng chiến lược phát triển vùng và một số ngành công nghiệp liên quan đến dự án 15
1 Mục tiêu phương hướng và các chỉ tiêu chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Khánh Hòa và vùng Nam trung bộ giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn 2050 15
2 Các định hướng phát triển ngành liên quan đến dự án 21
IV PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG 23
1 Đánh giá nhu cầu hiện tại về các sản phẩm mà dự án cung cấp 23
2 Phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm 25
3 Kết luận về sự cần thiết phải đầu tư, thuân lợi và khó khăn 26
V Mục tiêu của dự án 27
CHƯƠNG II HÌNH THỨC ĐẦU TƯ -QUY MÔ CÔNG SUẤT 2828
I PHÂN TÍCH LỰA CHỌN HÌNH THỨC ĐẦU TƯ CHO DỰ ÁN 28
1 Hình thức đầu tư theo xây dựng mới, cải tạo mở rộng 28
2 Hình thức đầu tư theo loại hình doanh nghiệp quản lý khai thác dự án 29 3 Hình thức đẩu tư theo nguồn vốn thực hiện dự án 29
4 Lựa chọn hình thức đầu tư cho dự án 29
II PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CÔNG SUẤT CHO DỰ ÁN 30
1 Cơ sở lựa chọn 30
2 So sánh các phương án 31
CHƯƠNG III: LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT 35
I Cơ cấu sản phẩm và lựa chọn cơ cấu sản phẩm hợp lý 35
Trang 6III Nhu cầu đầu vào và các giải pháp đáp ứng 39
IV Phương thức cung cấp nguyên vật liệu 43
V Phương án vận tải 45
1 Nhu cầu và khối lượng vận tải 45
2 Lựa chọn phương thức vận tải 45
VI Các hạng mục và giải pháp kể cấu hạ tầng cho dự án 47
CHƯƠNG IV: LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC GPMB 50
I Các phương án địa điểm 50
1 Giới thiệu địa đểm, địa danh hành chính 50
2 Các phương án địa điểm và so sánh lựa chọn: 50
II So sánh và lựa chọn địa điểm 51
1 Cơ sở lựa chọn: 51
2 Phân tích lựa chọn địa điểm 51
3 Lựa chọn địa điểm đầu tư: 55
III Các điều kiện tự nhiên xã hội liên quan đến dự án tại địa điểm đã lựa chọn…… 55
1 Các điều kiện cơ bản về điều kiện tự nhiên của địa điểm đầu tư 55
2 Điều kiện hạ tầng cơ sở: 60
IV Phương án GPMB của dự án 61
1 Lựa chọn so sánh phương án trả bồi thường GPMB 61
2 Tính toán chi phí cho công tác bồi thường GPMB, hỗ trợ và tái định cư……… 62
CHƯƠNG V: CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT 64
I Đặc điểm chung và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cơ bản 64
1 Cơ sở lựa chọn công nghệ và các thiết bị chính 64
2 Giới thiệu dây chuyền sản xuất 64
3 Tự động hóa 65
4 Bảo vệ môi trường 65
5 Xuất xứ thiết bị 66
6 Một số chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản 66
II Tính toán lựa chọn công nghệ 66
1 Sản lượng của Dự án 66
2 Nguyên liệu 67
3 Tỷ lệ phối liệu 67
Trang 76 Tính toán lựa chọn kho chứa 69
7 Mức tiêu hao nguyên liệu chính 70
III Lựa chọn thiết bị chính 71
1 Công đoạn tiếp nhận và xếp kho 71
2 Công đoạn nghiền xi măng: 72
3 Công đoạn đóng bao, xuất sản phẩm: 72
IV Mô tả dây chuyền công nghệ sản xuất chính 73
1 Tiếp nhận, vận chuyển nguyên liệu: 73
2 Tồn trữ và rút nguyên liệu: 73
3 Định lượng và nghiền xi măng 74
4 Chứa, đóng bao và xuất xi măng 74
V Các hạng mục phụ trợ 75
VI Tiêu chuẩn thiết kế 75
CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
77 I Các phương án tổng mặt bằng và lựa chọn phương án hợp lý 77
1 Cơ sở lựa chọn các phương án mặt bằng trong dự án : 77
2 Các phương án lựa chọn 78
II Xác định tiêu chuẩn cấp hạng công trình 80
1 Tiêu chuẩn thiết kế 80
2 Cấp công trình, cấp động đất, áp lực gió 81
III Giải pháp kiến trúc kết cấu chủ yếu 81
1 Giải pháp kiến trúc 81
2 Giải pháp xử lý nền, móng 83
3 Giải pháp kết cấu cho các hạng mục công trình chính 83
4 Danh mục về hạng mục công trình và đặc điểm kế cấu kiến trúc 84
IV Tác động môi trường và các biện pháp đảm bảo môi trường an toàn 84
1 Tác động môi trường 84
2 Các biện pháp bảo vệ môi trường áp dụng 85
V Nhu cầu nguyên vật liệu, máy móc 87
VI Giải pháp phòng chống cháy nổ, an toàn lao động 87
VII Phương án tổ chức thi công xây lắp 89
1 Mặt bằng tổ chức thi công 89
2 Nguồn vật liệu cho xây dựng 90
Trang 9TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH 94
I Tổ chức bộ máy quản lý khai thác 94
1 Tổ chức các bộ phận sản xuất 94
2 Tổ chức mặng lưới tiêu thu sản phẩm của dự án 95
3 Các chính sách quản lý, khuyến khích lao động, đào tạo 95
II Tiền lương và chế độ bảo hiểm, công đoàn của nhà máy 96
1 Chi phí tiền lương hằng năm 96
2 Chi phí bảo hiểm, công đoàn phí 96
CHƯƠNG VIII: XÁC ĐỊNH QUY MÔ VỐN CHO DỰ ÁN 97
I Phân tích nguồn vốn huy động cho dự án 97
1 Các biện pháp thu hút vốn 97
2 Xác định quy mô vốn cho dự án 97
CHƯƠNG IX: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ DỰ ÁN 124
I QUAN ĐIỂM PHÂN TÍCH, THỜI KÌ PHÂN TÍCH VÀ LÃI SUẤT TỐI THIỂU CHẤP NHẬN ĐƯỢC 124
1 Hiệu quả trong dự án đầu tư xây dựng công trình 124
2 Nội dung đánh giá, phân tích hiệu quả tài chính của dự án 124
3 Quan điểm phân tích hiệu quả tài chính của dự án 126
II LẬP KẾ HOẠCH KHẤU HAO, THAY THẾ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 127
III XÁC ĐỊNH CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 130
1 Chi phí nguyên nhiên liệu sản xuất 130
2 Chi phí tiền lương, bảo hiểm, công đoàn phí 130
3 Chi phí trả lãi vay, chi phí sử dụng đất 133
4 Một số chi phí sản xuất kinh doanh khác 135
5 Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh 136
IV DỰ TRÙ DOANH THU 136
V PHÂN TÍCH LỖ LÃI VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH 137 VI XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN VÀ TÍNH NPV, IRR 138
1 Xác định suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được 138
VII PHÂN TÍCH AN TOÀN TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 141
1 Phân tích hiệu quả tài chính thông qua chỉ tiêu thời gian hoàn vốn nhờ lợi nhuận và khấu hao 141
2 Hệ số có khả năng trả nợ 142
Trang 10VIII PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 145
IX PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN 146
X KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 149
1 Kết luận 149
2 Kiến nghị 149
Trang 11SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
I Xuất xứ và các căn cứ pháp lý hình thành dự án
1 Xuất xứ hình thành dự án
Thủ Tướng Chính Phủ đã có quyết định số 164/2002/QQĐ-TTg ngày 18 tháng 11năm 2002 phê duyệt Qui hoạch điều chỉnh phát triển công nghiệp xi măng ViệtNam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, theo đó các Tổng Công ty Nhànước sẽ trực tiếp làm chủ đầu tư xây dựng các dự án nhà máy sản xuất xi măng, vớicông suất tối ưu tại các địa điểm có thuận lợi về nguồn nguyên liệu, như các dự án
xi măng Tam Điệp, Sông Gianh, Bình Phước, Hạ Long, Thăng Long, Bút Sơn 2,Hoàng Thạch 3, Bỉm Sơn 2, Thái nguyên, Đồng Lâm
Các Dự án xi măng lớn kể trên, khi đi vào sản xuất, sẽ cùng với các nhà máy vàtrạm nghiền xi măng hiện có góp phần thực hiện kế hoạch sản xuất 33,8 triệu tấn ximăng của Việt Nam vào năm 2010
Tuy nhiên, do thực tế phân bố tài nguyên không đồng đều, có tới 79% năng lựcsản xuất xi măng tập trung ở miền Bắc Việt Nam, từ Nghệ An trở ra.Trong khi đó,mức tiêu thụ xi măng ở miền Bắc chỉ chiếm khoảng 45% nhu cầu cả nước Điều nàythể hiện năng lực sản xuất xi măng dư thừa lớn ở Miền Bắc và thiếu hụt tại miềnTrung và miền Nam
Vì vậy, về lâu dài biện pháp nhằm cân đối cung cầu và bình ổn giá cả thị trườngtrên phạm vi cả nước, thúc đẩy tiêu thụ, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm ximăng là phải tập trung điều tiết clinker và xi măng từ miền Bắc vào miền Trung vàmiền Nam với qui mô ngày càng tăng,
Dự án Nhà máy xi măng Cam Ranh nằm trong Qui hoạch hệ thống các trạmnghiền xi măng của Tổng Công ty xi măng Việt Nam, phù hợp với qui hoạch pháttriển tổng thể Ngành công nghiệp xi măng giai đoạn 2000-2020, với nhiệm vụ gópphần cân đối cung cầu và bình ổn giá cả thị trường xi măng khu vực Nam Trung Bộ,Tây Nguyên cũng như trên phạm vi cả nước
Trang 12gia tại chỗ, sản xuất và cung ứng kịp thời các chủng loại xi măng cho thị trường cáctỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
2 Chủ đầu tư
Trong những năm qua, Tổng Công ty xi măng Việt Nam đã có rất nhiều nổ lực đểthực hiện cung ứng đầy đủ nhu cầu xi măng trên cả nước do đó Công ty đã và đangthực hiện các dự án nhằm tăng sản lượng xi măng bình ổn giá cả thị trường thựchiện theo chủ trương của chính phủ
Trong lĩnh vực đầu tư phát triển thị trường Công ty đã đầu tư nhiều trạm nghiền
và nhà máy xi măng Cam Ranh nằm trong định hướng mở rộng đầu tư của TổngCông ty xi măng Việt Nam
Công ty xi măng- vật liệu xây dựng và xây lắp Đà Nẵng là thành viên của TổngCông ty xi măng Việt Nam, có trụ sở đóng tại 13-16 Lê Hồng Phong, thành phố ĐàNẵng Từ nhiều năm qua Công ty là nhà cung cấp và phân phối chủ yếu là các mặthàng xi măng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi,Bình Định, Gia Lai – Kon Tum, Đắc Lắc, Khánh Hoà, Phú Yên, Ninh Thuận Ngoài
ra Công ty còn sản xuất và kinh doanh các loại vật liệu xây dựng, gạch lát nền, vỉa
hè, gạch lò tuynen, đá xây dựng, đá xẻ và sản xuất vỏ bao xi măng
Theo chủ trương đầu tư phát triển ngành công nghiệp xi măng nói chung và địnhhướng tăng sản lượng xi măng trong khu vực Nam Trung Bộ nói riêng sẽ phát triểnngành công nghiệp xi măng từ nay cho đến 2020 của nhà nước, Bộ xây dựng, TổngCông ty xi măng Việt Nam và kế hoạch đầu tư phát triển Công ty xi măng – vật liệuxây dựng là xây lắp Đà Nẵng trong thời gian tới công ty sẽ làm chủ đầu tư dự ánTrạm nghiền xi măng Hòn Quy - Cam Ranh – Khánh Hoà
3 Các căn cứ pháp lý hình thành dự án
Căn cứ pháp luật
- Luật Xây dựng
- Luật Đầu tư
- Luật Môi trường
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/9/2009 của Chính phủ về lập và quản lý
dự án đầu tư xây dựng
-Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về lập và quản
lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
Trang 13-Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 25/6/2010 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập
và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Nhà máy xi măng Cam Ranh, được lập dựa trêncác căn cứ pháp lý sau:
Quyết định số 2005/QĐ-TTG ngày 16 tháng 5năm 2005 của Thủ Tướng ChínhPhủ về việc phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh phát triển công nghiệp xi măng ViệtNam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
Văn bản số 2022/BXD-VLXD ngày 13/12/2005 của Bộ xây dựng về việc: danhmục các trạm nghiền dự kiến đầu tư của Tổng công ty Xi măng Việt Nam
Văn bản số 2271/XMVN-HĐQT ngày 21/12/2007 của Hội đồng quản trị TổngCông ty xi măng Việt Nam về việc: Giao Công ty xi măng VLXD - XL Đà Nẵnglàm Chủ đầu tư Nhà máy xi măng Cam Ranh, Khánh Hoà
Văn bản số 3016/UB ngày 31/12/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà đồng
ý thoả thuận cho đầu tư Nhà máy xi măng Cam Ranh, Khánh Hoà
Văn bản số 708/UB ngày 03/4/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà về việcthoả thuận địa điểm đầu tư xây dựng Nhà máy xi măng Cam Ranh, Khánh Hoà.Văn bản số 252/CV-QK ngày 21/5/2009 của Bộ Tư lệnh Quân khu V về việc:Đồng ý cho Công ty xi măng VLXD-XL Đà Nẵng được khảo sát xây dựng cầu cảngchuyên dùng và Nhà máy xi măng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà
Văn bản số 1263/UB ngày 05/6/2009 của UBND tỉnh Khánh Hoà về việc: Đồng ýcho lập Dự án đầu tư xây dựng cầu cảng chuyên dùng và Nhà máy xi măng CamRanh, Khánh Hoà
Văn bản số 795/CV-TDDV1 ngày 24/3/2009 của Ngân hàng đầu tư và phát triểnViệt Nam về việc thu xếp vốn cho dự án Trạm nghiền xi măng Hòn Quy
Biên bản ghi nhớ ngày 16/4/2009, giữa Chi nhánh Ngân hàng ĐTPT Khánh Hoà,Chi nhánh Ngân hàng NNPT nông thôn Khánh Hoà và Chi nhánh Ngân hàng ngoạithương Nha Trang, về việc đồng tài trợ dự án Trạm nghiền xi măng Hòn Quy CamRanh Khánh Hoà
Văn bản số 624/TCKT ngày 22/4/2009 của Công ty XMVLXD Đà Nẵng về việcphân bổ cơ cấu nguồn vốn cho BCNCKT dự án Nhà máy xi măng Cam Ranh
Hợp đồng số 01 CTĐT/HĐKT-2002 ngày 24/8/2009 giữa Công ty xi măngVLXD-XL Đà Nẵng và Công ty Tư vấn đầu tư phát triển xi măng về việc lập Báocáo NCKT Trạm nghiền xi măng Cam Ranh
Chủ trương đầu tư, quy hoạch kiến trúc, số liệu kỹ thuật, thỏa thuận thiết
kế, các văn bản liên quan
Trang 14- Đường thuỷ lập tháng 9/2009.
Báo cáo thu thập tài liệu khí tượng, thuỷ hải văn Dự án Nhà máy xi măng tạiCam Ranh - tỉnh Khánh Hoà, do Công ty Tư vấn xây dựng Cảng - Đường thuỷ lậptháng 11/2009
Báo cáo khảo sát địa chất công trình Dự án Nhà máy xi măng tại Cam Ranh tỉnh Khánh Hoà, Công ty Tư vấn xây dựng Cảng - Đường thuỷ, 12/2009
-Báo cáo NCKT vận tải ngoài Nhà máy xi măng Cam Ranh - Khánh Hoà, doCông ty Tư vấn xây dựng Cảng - Đường thuỷ lập tháng 12/2009
Văn bản số 21 EVN/ĐL 3-2, ngày 02/10/2010của Công ty điện lực 3 - TổngCông ty điện lực Việt Nam về việc Cấp điện cho Nhà máy xi măng Cam Ranh.Phương án cấp điện dự án Nhà máy xi măng Cam Ranh- Khánh hoà, do Công ty
Tư vấn xây dựng điện 4, tháng 12/2009
Văn bản số 15/CV.CT ngày 17/01/2010 của Công ty công trình đô thị Cam Ranh
về việc Đồng ý cung cấp nước cho Dự án Nhà máy xi măng Cam Ranh
Phương án cấp nước cho Nhà máy xi măng Cam Ranh - Khánh Hoà, Công tyCông trình đô thị Cam Ranh, tháng 12/2009
Quyết định số 202/1999/QĐ-TTg ngày 12/10/1999 của Thủ tướng chính phủ vềviệc Phê duyệt qui hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm2010
Quyết định số 2457/QĐ-UB ngày 17/7/2008 của UBND tỉnh Khánh Hoà về việcban hành Quy định một số chính sách khuyến khích đầu tư trong nước tại tỉnhKhánh Hoà
II Các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến dự án
1 Các điều kiện tự nhiên của tỉnh Khánh Hòa và khu vực duyên hải Nam trung bộ(Nam trung bộ)
Vị trí địa lý:
Khu vực duyên hải Nam trung bộvới diện tích trải rộng từ Đà Nẵng đến BìnhThuận, dọc các tỉnh ven biển Đông Là khu vực có vị trí cầu nối giữa các vùng miềntrên cả nước: phía bắc là khu vực Bắc trung bộ, phía tây là Tây nguyên, phía nam làNam bộ, phía đông tiếp giáp với một vùng biển Đông rộng lớn và 2 quần đảo lớncủa Việt Nam là Hoàng Sa và Trường Sa
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam trung bộcủa Việt Nam, giáp với tỉnh PhúYên về hướng Bắc, tỉnh Đắk Lắk về hướng Tây Bắc, tỉnh Lâm Đồng về hướng TâyNam, tỉnh Ninh Thuận về hướng Nam và Biển Đông về hướng Đông Diện tích tự
Trang 15dài từ xã Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh, có độ dài khoảng 385 km (tính theomép nước) với nhiều cửa lạch, đầm vịnh, với hàng trăm đảo lớn, nhỏ và vùng biểnrộng lớn, có 4 vịnh lớn là vịnh Vân Phong, vịnh Nha Phu, vịnh Nha Trang và vịnhCam Ranh Mỗi vịnh mõi vẻ khác nhau nhưng vịnh nào cũng đẹp, cũng ẩn chứatiềm năng về nhiều mặt Trong đó có vịnh Cam Ranh với diện tích gần 200 km2, cónúi ngăn cách, được coi là 1 trong 3 hải cảng thiên nhiên tốt nhất thế giới; vịnh VânPhong với độ sâu trung bình 20-27m, kín gió với 4 mặt bao quanh là núi, được xem
là nơi lý tưởng nhất Việt Nam để xây dựng cảng trung chuyển hàng hóa quốc tế
Địa hình, địa chất thủy văn:
-Địa hình: Vùng Nam trung bộvà tỉnh Khánh Hòa có điều kiện địa hình tươngđối giống nhau Phía tây có núi đá thấp, đâm ra biển từ dãy Trường Sơn nam xenlẫn là các rìa cao nguyên thấp từ vùng Tây Nguyên trải rộng ra Dọc bờ biển phíađông là các đồng bằng nhỏ, hẹp ở cửa các sông nhỏ mở ra biển Các dãy núi ăn rabiển tạo các đồi cát ven biển đặc trưng của vùng Bờ biển mấp mô, nhiều bán đảo,đảo nhỏ nên có nhiều vịnh kín, thuận lợi cho neo giữ tàu biển: Cam Ranh, Vânphong, Quy Nhơn, Xuân Đài…
-Địa chất: chủ yếu là đá núi xâm nhập Krê- Kainôzôi, vùng đồng bằng là đấtferalit trên nền đá cổ, xen lẫn đất phù sa sông, đất cát ven biển
-Thủy văn: sông trong vùng chủ yếu là các sông nhỏ, chảy theo hướng đông- tây,thường bắt nguồn từ núi cao phía tây và chảy ra biển nên độ dốc lớn Các sôngchính là: sông Cái, sông Ba, sông Đà Rằng, sông Kỳ Lộ, sông Trà Khúc, TràBồng…Các sông này thường thiếu nước trầm trọng vào mùa khô nhưng lại dângnhanh vào mùa mưa gây lũ lụt thường xuyên cho vùng
Khí hậu:
Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa Trong một năm chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa
và mùa khô Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đếntháng 4 Tuy nhiên mùa mưa ở Nam trung bộ, lượng mưa ít, không kéo dài Mùakhô thường diễn ra gay gắt hơn, hạn hán trầm trọng hơn so với các vùng khác.Nguyên nhân chủ yếu do kiểu khí hậu tương đối giống Địa trung hải khô nóng, mưa
ít, hệ thống sông ngòi thưa thớt làm cho nước bốc hơi nhanh, đồi cát ngày càng pháttriển
Vị trí ven biển cũng làm cho khu vực này thường xuyên phải chịu những cơn bảo
từ biển Đông tràn vào, đặc biệt là từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm, gây nhiều tổnthất cho nhân dân
Tài nguyên thiên nhiên
Trang 16-Tài nguyên về biển: đây là thế mạnh đặc biệt của vùng Với thềm lục địa kéodài, cực kỳ thuận lợi cho phát triển đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản Nước biển ấmmang đến cho vùng biển ở đây hệ động thực vật phong phú với nhiều loài quý hiếm:san hô, hải sâm, các loài tôm, cá, rùa biển, chim biển…
-Tài nguyên đất: Diện tích rừng còn khoảng 40% so với diện tích tự nhiên, hơn45.000km2 Với khí hậu và đất đai riêng nên có thể canh tác nhiều loại cây- con đặc thù, cho chất lượng và sản lượng tốt như: nho, thanh long, dê, bò…
-Tài nguyên khoáng sản: tương đối phong phú với các mỏ quặng sắt, bô xít,quặng đồng, vàng, than đá, đá vôi, đất sét, nước khoáng, cát trắng quý hiếm…
Kết luân: các điều địa lý đem đến nhiều lợi thế để phát triển kinh tế xã hội chotỉnh Khánh Hòa và khu vực NTB, tuy nhiên các khó khăn về thiên nhiên và thời tiếtcũng tác động ngược lại, ảnh hưởng đến đời sông xã hội và tốc độ phát triển
Tình hình kinh tế xã hội của Khánh Hòa và khu vực Nam trung bộ trong nhữngnăm vừa qua
2 Kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa:
Kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa:
Khánh Hòa nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển
và đường hàng không Việc giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Khánh Hòa và các tỉnhđược thuận lợi nhờ tuyến đường sắt xuyên Việt và quốc lộ 1A xuyên suốt chiều dàicủa tỉnh, là cửa ngõ thông ra biển của một số tỉnh Tây Nguyên qua quốc lộ 26.Thành phố Nha Trang, trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa của tỉnh Khánh Hòa,
là một trung tâm du lịch lớn của cả nước
Các đơn vị hành chính của Tỉnh gồm: một thành phố thuộc tỉnh - Nha Trang, mộtthị xã - Cam Ranh, và bảy huyện gồm: Vạn Ninh, Ninh Hòa, Khánh Sơn, KhánhVĩnh, Diên Khánh, Cam Lâm và huyện đảo Trường Sa Có thành phần dân tộc đadạng với các dân tộc chính gồm có Việt, Ra Glai, Hoa, và Cơ Ho, t'Rin
Cơ sở giáo dục gồm có 1 trường đại học chính quy là Đại học Nha Trang là đạihọc duy nhất cả nước đào tạo chuyên về Thủy sản, còn có cơ sở đào tạo ở miền Bắc
Trang 17trường Cao Đẳng: Cao đẳng sư phạm Nha Trang, Cao đẳng văn hóa nghệ thuật dulịch, Cao đẳng dạy nghề Nha Trang.
Với bờ biển dài hơn 200km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ, khí hậu ôn hòa, nhiệt độtrung bình 260C, với hơn 300 ngày nắng trong năm, với nhiều di tích lịch sử vănhóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Tháp Ponagar, thành cổ Diên Khánh, MộYersin, Hòn Chồng, Đại Lãnh, Vịnh Vân Phong, Suối nước nóng Dục Mỹ, Hòn Bà,Sông Lô, Dốc Lết Các đảo Hòn Tằm, Trí Nguyên, Bích Đầm, Hòn Mun, HònÔng… và bãi biển Nha Trang là bãi tắm sạch đẹp rất hấp dẫn du khách… Thiênnhiên đã ban tặng cho Khánh Hòa một quần thể du lịch đa dạng liên hoàn giữa núi,rừng và biển, đảo
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, truyền thống lịch sử, văn hoá, con người đã tạocho Khánh Hoà lợi thế để phát triển toàn diện các ngành kinh tế trong đó có kinh tếbiển như: xây dựng cảng và kinh doanh dịch vụ hàng hải; đóng mới và sửa chữa tàuthuyền; nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản; du lịch là mũi nhọn
Ngoài ra tỉnh còn đang quy hoạch và xây dựng hạ tầng cho phát triển các khukinh tế lớn như Vân Phong, các khu công nghiệp Cam Ranh, khu công nghiệp NinhThủy, Vạn Thắng… Đây đều là các chế suất với quy mô lớn, chủ yếu sản xuất côngnghiệp nặng, điện tử, cơ khí đóng tàu và may mặc Trong tương lai sẽ là điểm tựacho phát triển công nghiệp trong vùng và cả nước Lượng vốn đầu tư trong và ngoàinước đầu tư vào tỉnh liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây và đạt giá trịcao
Kết luận: điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hòa nằm trongthuận lợi chung của khu vực Tuy nhiên với các yếu tố lịch sử địa lý riêng, tỉnh cónhiều điều kiện hơn để đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ và giaothông vận tải
III Các chính sách kinh tế xã hội, quy hoạch, định hướng chiến lược phát triển vùng và một số ngành công nghiệp liên quan đến
dự án
1 Mục tiêu phương hướng và các chỉ tiêu chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Khánh Hòa và vùng Nam trung bộ giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn 2050
Du lịch:
Trang 18chuyển dịch cơ cấu của tỉnh.
Phương hướng chính là phát triển mạnh du lịch quốc tế, lấy du lịch quốc tế làmđộng lực thúc đẩy du lịch nội địa và các ngành dịch vụ phát triển Từng bước xâydựng ngành du lịch thành khu công nghiệp “sạch” về môi trường vật chất kỹ thuật,
về môi trường văn hóa tinh thần, hiện đại, dân tộc và độc đáo của tiểu vùng Các sảnphẩm du lịch chính:
- Du lịch nghỉ ngơi, giải trí và leo núi
- Du lịch cảnh quan nghỉ dưỡng ven biển
- Du lịch sinh thái
- Du lịch văn hóa
- Du lịch bơi thuyền, lặn biển, lướt ván
- Du lịch nghỉ dưỡng suối nước nóng kết hợp du lịch văn hoá miền núi
Đẩy mạnh hợp tác liên doanh với nước ngoài, từng bước hình thành một số quầnthể du lịch biển lớn, hiện đại tầm cỡ quốc tế và có khả năng cạnh tranh với một sốtrung tâm du lịch biển lớn của các nước lân cận, tại khu vực thuận lợi như NhaTrang, Vân Phong, Cam Ranh
Xuất khẩu được chuyển dịch theo hướng tăng các sản phẩm công nghiệp chếbiến có giá trị cao, giảm tỷ trọng hàng thô, hàng sơ chế có hàm lượng công nghệ vàtri thức thấp Đến năm 2012, giá trị xuất khẩu của tỉnh đạt 1000 – 1100 triệu USD,đến năm 2020 khoảng 2,6 – 2,8 tỷ USD
Công nghiệp:
Xây dựng quy hoạch sản xuất từng ngành hàng, coi trọng các ngành và sản phẩmcông nghiệp sử dụng công nghệ cao, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, côngnghiệp chế biến nông sản thành phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng từ nguồn nguyên
Trang 19thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thủy sản:
Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản, thủy lợi hóa các vùng nuôi tập trung, đẩymạnh ứng dụng khoa học công nghệ về giống, đa dạng hóa và quản lý tốt chấtlượng sản phẩm nuôi trồng Tiếp tục đẩy mạnh khai thác hải sản xa bờ, ổn định khaithác ven bờ, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hộinhập, phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh hàngthủy sản
Đẩy mạnh tiến độ của các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nghề các của tỉnh:
dự án chợ thủy sản Nam trung bộ, dự án nuôi tôm công nghiệp tại Vạn Ninh vàCam Ranh, dự án Trại thực nghiệm nuôi trồng thủy sản tại xã Ninh Lộc (Ninh Hòa),
dự án Cơ sở hạ tầng vùng sản xuất và kiểm soát tôm sú giống Cam Lập (CamRanh), dự án Cơ sở hạ tầng khu dịch vụ hậu cần nghề các Bắc Hòn Ông (NhaTrang)
Văn hóa – xã hội:
Nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, phát triển hệ thống trường dạy nghề, ưutiên các ngành nghề phục vụ quá trình đổi mới công nghệ kỹ thuật trong nhữngngành kinh tế chủ lực và ngành nghề các doanh nghiệp có nhu cầu
Hoàn thiện hệ thống cơ sở phòng chữa bệnh đồng bộ, hiện đại để đảm bảo nhucầu khám, chữa bệnh của nhân dân Phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt độngvăn hóa - thông tin, thể dục thể thao, xã hội hoá giáo dục đào tạo và y tế
Những giải pháp chủ yếu thực hiện nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế- xãhội 10 năm (2010- 2020)
Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng nâng cao chất lượng, sứccạnh tranh và hiện đại Thu hút các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, đầu tưphát triển những sản phẩm công nghiệp, từng bước chuyển dịch cơ cấu công nghiệpsang các sản phẩm có công nghệ, hàm lượng tri thức và giá trị gia tăng cao Đẩynhanh tốc độ và nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp theo hướnggiảm tỷ lệ công nghiệp khai thác, tăng tỷ lệ công nghiệp chế tạo, chế biến, tạo ra cácsản phẩm có giá trị gia tăng cao Tập trung sức hoàn thành các dự án công nghiệplớn như tổ hợp lọc hóa dầu, nhà máy nhiệt điện than, các khu công nghiệp, dịch vụlớn để tạo sức bật cho nền kinh tế
Tập trung phát triển và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ, phát huy lợithế trung tâm dịch vụ, du lịch của cả nước Tập trung nâng cấp Cảng hàng khôngquốc tế Cam Ranh; kêu gọi đầu tư những giai đoạn tiếp theo của Cảng trung chuyển
Trang 20triển khai nhanh việc quy hoạch sân bay Nha Trang thành trung tâm tài chính thương mại Nâng cao hiệu quả và đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịchdưới nhiều hình thức, đa dạng hóa các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch… Tăngcường đầu tư các điểm du lịch ở địa phương để kích thích du lịch trong nước,khuyến mãi thu hút khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế.
-Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng cógiá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng côngnghệ cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô Tích cực, chủ động mở rộng thịtrường, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ với các đối tác; tận dụng mọi khảnăng để tăng mức xuất khẩu trên các thị trường đã có, song song với việc đẩy mạnhxuất khẩu vào các thị trường có sức mua lớn nhưng hiện còn chiếm tỷ trọng thấp,tìm kiếm và mở ra các thị trường mới
Tạo môi trường đầu tư bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng, tháo gỡ cáckhó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệuquả kinh tế nhà nước, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh khuvực doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Hỗ trợ pháttriển kinh tế hợp tác và hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển sản xuất,tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống người lao động
Tăng cường các giải pháp để tạo nguồn và thu hút vốn cho đầu tư phát triển, đẩymạnh triển khai công tác thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở 3 vùng kinh tếtrọng điểm của tỉnh; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế Vân Phong, khu vựcCam Ranh, khu vực phía Tây đường Lê Hồng Phong ở thành phố Nha Trang và các
dự án trọng điểm khác Đặc biệt chú trọng các giải pháp và danh mục dự án thu hútvốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quan tâm xây dựng các khu tái định cư,giải phóng mặt bằng kịp thời để tạo điều kiện triển khai các dự án lớn, công trìnhtrọng điểm trên địa bàn; xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theohướng hiện đại Tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành các dự án hệ thốngcông trình thủy lợi như: hồ chứa nước Tà Rục, Sông Cạn, Đồng Điền, Sồng Chò…
để giải quyết vấn đề trọng tâm về nước phục vụ cho phát triển của các vùng kinh tếtrọng điểm
Tập trung đầu tư phát triển các đô thị trung tâm gắn với vùng kinh tế trọng điểm,đầu tư hợp lý phát triển các đô thị huyện lỵ; tăng tỷ lệ đô thị hóa gắn với xây dựngđồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trong đó chú trọng đến mạng lưới giao thông, hệthống cấp, thoát nước và xử lý chất thải, nước thải ở các đô thị, các khu côngnghiệp Thực hiện công tác đô thị hóa, tiến hành nâng cấp và mở rộng các đô thị,
Trang 21thị xã Tiếp tục nghiên cứu và triển khai việc di dời trung tâm hành chính của tỉnh,tạo quỹ đất để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.
Tiếp tục triển khai Dự án xây dựng kè và đường dọc sông Cái - Nha Trang; Dự
án cải thiện vệ sinh môi trường thành phố Nha Trang, nhằm chỉnh trang, giải quyếtmôi trường; Dự án xây dựng trung tâm hội chợ - triển lãm quốc tế; xây dựng cáctrung tâm thương mại, siêu thị, các bãi đỗ xe, trung tâm biểu diễn văn hóa, nghệthuật, các điểm vui chơi, giải trí phục vụ cho đời sống của nhân dân trong tỉnh và
du khách Huy động tối đa nguồn vốn để tiếp tục đầu tư đồng bộ hệ thống giáo dục
và đào tạo; nâng cấp và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở cả về vật chất và trang thiếtbị; xây dựng mạng lưới giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng viễn thông…Tiếp tục đầu
tư xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở các khu vực nôngthôn, miền núi, nhất là những vùng còn nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùngđồng bào dân tộc thiểu số
Phát triển văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, phát huy lợi thế củatrung tâm văn hóa du lịch, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển Xâydựng môi trường, đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, tiên tiến và giàu bản sắcdân tộc, có bước phát triển năng động, rõ nét, tương xứng với tăng trưởng kinh tế vàphát triển hạ tầng kỹ thuật Đầu tư thích đáng, có trọng điểm nhằm nâng cao chấtlượng và hiệu quả các công trình văn hóa vật thể và phi vật thể, các tác phẩm vănhọc nghệ thuật có chất lượng Xây dựng Nha Trang thực sự là đô thị “xanh - sạch -đẹp - văn minh, an toàn và thân thiện” và trở thành thành phố chuyên tổ chức các sựkiện quốc gia và quốc tế
Tăng cường đầu tư, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở từngcấp học, ngành học; đẩy mạnh việc đa dạng hóa các loại hình giáo dục, đào tạo; tiếptục phát triển quy mô giáo dục; thực hiện phổ cập mẫu giáo 5 tuổi, duy trì và nângcao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tiếp tục thực hiện phổcập giáo dục trung học cho thanh niên trong độ tuổi, đi đôi với đẩy mạnh địnhhướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau các cấp trung học cơ sở, trung họcphổ thông Đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa giáo dục, phấn đấu 100% xã, phường,thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng hoạt động hiệu quả; hoàn thành kế hoạchkiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ, tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuậttrường học Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáodục
Tăng cường các biện pháp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân Đẩymạnh đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, củng cố, kiện toàn mạng lưới y tế, nhất là
Trang 22triển khai thực hiện đề án thành lập trường đại học y dược tại tỉnh; hoàn thiện cơchế, chính sách khám, chữa bệnh cho đối tượng chính sách, bệnh nhân nghèo và trẻ
em dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế, chăm sóc tốt sức khỏe của bà mẹ và trẻ
em Triển khai có hiệu quả các chương trình y tế quốc gia, hoàn thiện hệ thống y tế
dự phòng, khống chế không để xảy ra dịch lớn trên địa bàn, giảm số mắc bệnh và tửvong do các bệnh dịch nguy hiểm (sốt rét, tả, thương hàn, sốt xuất huyết, viêmnão…), thanh toán bệnh bại liệt, uốn ván sơ sinh và bệnh phong, ngăn chặn tốc độphát triển của bệnh lao, HIV/AIDS
Tiếp tục đẩy mạnh chương trình xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích làm giàuhợp pháp, giải quyết việc làm và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội Xâydựng chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ phát triển hạ tầng, ngành nghề, tư liệu sảnxuất, vốn, chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất
để xóa nghèo một cách bền vững, đặc biệt quan tâm vùng đồng bào dân tộc thiểu số,vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến cũ, đối tượng có công với cáchmạng… Tiếp tục chăm lo và thực hiện tốt các chính sách đối với các gia đìnhthương binh, liệt sĩ, có công với cách mạng, phụng dưỡng các Bà mẹ Việt Nam Anhhùng, quan tâm đến người già neo đơn, tàn tật, nhiễm chất độc màu da cam, trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Kết luận: dự án đầu tư nằm trong chiến lược phát triển hạ tầng và công nghiệptrong giai đoạn 10 năm tới Phù hợp hợp quy hoạch các khu công nghiệp và chếxuất của tỉnh Khánh Hòa Dự án còn tăng năng lực thu hút đầu tư vào hạ tầng vàcông nghiệp của tỉnh trong thời gian tới
Đánh giá năng lực cạnh tranh của Khánh Hòa theo chỉ số PCI
Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh về môi trường kinh doanh của Việt Nam(PCI) là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa Dự án Nâng cao Năng lực cạnh tranhViệt Nam (VNCI) và Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chỉ sốPCI đo lượng chất lượng điều hành kinh tế và sự thuận lợi của môi trường kinhdoanh cấp tỉnh cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân PCI là một công cụhữu ích trong điều hành kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tếViệt Nam cũng như thế giới các năm 2008 -2009, PCI không chỉ giúp lãnh đạo cáctỉnh thành phố có những biện pháp điều chỉnh, rút kinh nghiệm mà còn giúp cácdoanh nghiệp có định hướng kế hoạch phát triển tốt, nhà đầu tư xây dựng chiếnlược đầu tư đúng đắn…
Năm 2010, tỉnh Khánh Hòa đã vươn lên xếp thứ 30/ 63 tỉnh thành toàn quốc với
số điểm là 56.75/100 sau nhiều năm đứng ở vị trí thấp
Trang 23Hình 1.1 Bảng so sánh xếp hạng năng lực cạnh tranh PCI các tỉnh Nam trung
bộ(nguồn: pcivietnam.com.vn)
Đây là ghi nhận cho sự cố gắng của Khánh Hòa để thu hút các nhà đầu tư cũngnhư sự quan tâm của chính quyền tỉnh đến phát triển công nghiệp và hạ tầng
2 Các định hướng phát triển ngành liên quan đến dự án
Quyết định số 108/2005/QĐ-TTg ngày 16 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướngchính phủ Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Namđến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với một số nội dung chính như sau:
- Mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010
và định hướng đến năm 2020 là đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng xi măng trong nước(cả về số lượng và chủng loại), có thể xuất khẩu khi có điều kiện; đưa ngành ximăng Việt Nam thành một ngành công nghiệp mạnh, có công nghệ hiện đại, đủ sứccạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế trong tiến trình hội nhập
- Quan điểm phát triển
+Về đầu tư: Đầu tư các dự án xi măng phải bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội,sản phẩm có sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, sửdụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, di tích lịch sử văn hoá, cảnhquan và bảo đảm các yêu cầu về an ninh, quốc phòng Ưu tiên phát triển các dự ánđầu tư mở rộng, các dự án mới tại khu vực miền Nam và miền Trung, các dự án
Trang 24+Về công nghệ: Sử dụng công nghệ tiên tiến, tự động hoá ở mức cao, lựa chọnthiết bị phù hợp nhằm đảm bảo sản xuất sản phẩm đạt chất lượng cao, ổn định, giáthành hợp lý và sản phẩm đa dạng Tiết kiệm tối đa tài nguyên, khoáng sản và nănglượng trong sản xuất xi măng Đa dạng hóa nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sảnxuất xi măng trong đó có sử dụng phế thải, phế liệu của các ngành công nghiệpkhác, bảo đảm các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường theo tiêuchuẩn quy định Chuyển đổi dần công nghệ lò đứng sang lò quay và tiến tới loại bỏcông nghệ xi măng lò đứng trước năm 2020.
+Về quy mô công suất: Ưu tiên phát triển các nhà máy quy mô công suất lớn;lựa chọn quy mô công suất phù hợp đối với các dự án ở vùng núi, vùng sâu, vùng
xa Các dự án chuyển đổi công nghệ từ lò đứng sang lò quay có thể áp dụng quy môcông suất vừa và nhỏ, nhưng không nhỏ hơn 1.000 tấn clanhke/ngày
+Về bố trí quy hoạch: Các nhà máy sản xuất xi măng phải được lựa chọn xâydựng ở những nơi có điều kiện thuận lợi về nguồn nguyên liệu, hạ tầng và trên cơ
sở nhu cầu thị trường địa phương và khu vực, có tính đến điều tiết cung cầu trongphạm vi toàn quốc, tập trung chủ yếu vào khu vực có triển vọng sản xuất clanhke,
xi măng Tập trung xây dựng các nhà máy sản xuất clanhke quy mô công suất lớntại các khu vực có tài nguyên, có điều kiện giao thông đường thuỷ thuận tiện choviệc vận chuyển clanhke vào miền Nam
Đối với khu vực miền núi Tây Bắc, Đông Bắc chủ yếu xây dựng các nhà máyquy mô phù hợp đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại chỗ và vùng lân cận
- Các chỉ tiêu quy hoạch: theo công suất toàn quốc, công suất theo vùng
- Về nguồn vốn đầu tư:
Huy động tối đa các nguồn vốn trong và ngoài nước bao gồm vốn tín dụng, tráiphiếu công trình, vốn tự có, vốn cổ phần, vốn góp liên doanh, để đầu tư xi măng.Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xi măng, kể cả đầu tư nướcngoài theo hình thức liên doanh hoặc cổ phần
Nhà nước có hỗ trợ thích hợp đối với những dự án phát triển xi măng ở vùng núi,vùng sâu, vùng xa, địa bàn khó khăn thông qua các cơ chế, chính sách hiện hành
- Về phối hợp liên ngành:
Kết hợp hài hoà, đồng bộ giữa sản xuất và tiêu thụ, giữa các ngành và các lĩnhvực liên quan như : cơ khí, giao thông vận tải, tài nguyên môi trường, khoa họccông nghệ, giáo dục đào tạo, xây dựng hạ tầng , để đáp ứng tốt nhất cho phát triển
Trang 25Kết luận: dự án thực hiện theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xi măng
và kết hợp với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, đóng góp nguồn cung chothị trường trong nước đang tăng trưởng mạnh
IV PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
1 Đánh giá nhu cầu hiện tại về các sản phẩm mà dự án cung cấp
Nhu cầu xi măng trên thị trường
Bảng 1.1 Nhu cầu xi măng trên toàn quốc các năm
Hiện nay nguồn cung cấp xi măng chủ yếu cho thị trường Việt Nam được huyđộng từ các nhà máy của Tổng công ty xi măng Việt Nam, các công ty xi măng liên
Trang 26Từ năm 1995 đến nay do các cơ sở sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầucủa thị trường nên Nhà nước thường xuyên phải nhập khẩu xi măng và clinker, đặcbiệt ở các tỉnh phía Nam, do điều kiện tự nhiên không có nhiều nguồn nguyên liệu,
do vậy hàng năm khu vực này phải nhập clinker và xi măng từ miền Bắc và nhậpkhẩu từ các nước trong khu vực
Giai đoạn dự báo 2005 đến 2020 cho nhu cầu xi măng( tấn) khu vực Nam trung bộ
Tỉnh 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2015
Bình Định 490,13 546,59 603,1 659,5 716 772,4 1054,7Phú Yên 218,1984 235,7952 253,4 271 288,6 306,2 394,17Khánh Hoà 506,0754 556,5384 607 657,5 707,9 758,4 1010,7Ninh Thuận 173,05 195,75 218,5 241,2 263,9 286,6 400,05Gia Lai-Kon
Đắc Lắc 285,516 299,764 314 328,3 342,5 356,8 428Tổng 1963,6458 2139,2616 2315 2490 2666 2842 3719,8Qua số liệu trên cho thấy Khánh Hoà là tỉnh có khối lượng tiêu thụ xi măng lớnnhất trong khu vực Ngoài ra hai tỉnh Bình Định và Đắc Lắc cũng là hai thị trườngtiêu thụ xi măng tương đối lớn, đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên với chính sách pháttriển miền núi và chiến lược khai thác lợi thế thuỷ điện của Chính Phủ, vùng TâyNguyên trong tương lai sẽ là một thị trường đầy tiềm năng cho ngành xây dựng pháttriển
Kết luận: nhu cầu của thị trường về các sản phẩm của dự án là khá lớn, đảm bảo khả năng tiêu thụ cho nhà máy trong thời điểm hiện tại khi đi vào vận hành
Dự báo nhu cầu trong tương lai
Trong tương lai, thông qua quy hoạch phát triển ngành xi măng và phân tích thịtrường chung Với dự báo tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 6-7%trong cả thời kỳ 2010-2020, trong đó ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 10-11%, có thể thấy rằng nhu cầu là ngày càng tăng lên Tốc độ phát triển kinh tế vàyêu cầu hiện đại hóa, mở rộng cơ sở hạ tầng ngày càng cấp thiết (như đã phân tíchtrong mục tiêu phát triển chủ yếu của địa phương và ngành) Cộng với đời sống xãhội không ngừng tăng dẫn đến việc đầu tư cho hạ tầng, công trình cũng khôngngừng tăng theo Với các sản phẩm là xi măng nhu cầu của thị trường cho sản phẩm
Trang 27Phân tích năng lực đáp ứng hiện tại
Năng lực của thị trường cung cấp
- Năng lực đáp ứng của thị trường xi măng trong nước
Từ dự báo nhu cầu xi măng và năng lực dưới đây, có thể thấy nguồn cung ximăng trong ngắn hạn đang cân bằng với cầu
Hình 1 1 Sản lượng cung cấp xi măng cho thị trường và doanh thu của Tổng công
ty công nghiệp xi măng Việt Nam (nguồn: Vicem.vn)
Phân tích khối lượng sản phẩm trong tương lai
Trong tương lai, với quỹ đất dự kiến dành cho phát triển cùng với triển vọngdoanh số sản phẩm tốt thì việc mở rộng sản xuất và cung ứng là hoàn toàn khả thi,dựa trên nền tảng kinh nghiệm quản lý cũng như vận hành hệ thống sẵn có
2 Phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm
Thứ nhất: dự án có vị trí trung tâm của khu vực duyên hải Nam trung bộ, cónhiều thuận lợi về mặt vận chuyển ( một yếu tố cực kì quan trọng của ngành sảnxuất và cung ứng vật liệu)- lại có cảng chuyên dụng ngay tại nhà máy nên rất thuậntiện cũng như giảm giá thành sản phẩm
Thứ hai: với chất lượng được đảm bảo bởi Tổng công ty xi măng Việt Nam vớinhiều năm kinh nghiệm trong quản lý và vận hành
Thứ ba, trong khu vực có rất ít nhà máy cung ứng sản phẩm cho thị trường Hầuhết là vận chuyển từ phía Bắc vào
Trang 28đồ khu vực tiêu thụ trang bên)
Các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng và Quảng Ngãi cũng là những thị trường tiêu thụ
xi măng lớn nhưng do cự ly vận chuyển bằng đường bộ và đường biển đều khá xa,việc tiêu thụ xi măng tại đó sẽ không hiệu quả Hơn nữa tại các tỉnh này đã có một
số trạm nghiền và xi măng lò đứng đang hoạt động ổn định
Dự án Nhà máy xi măng Cam Ranh sẽ sử dụng nguồn clinker từ miền Bắcchuyển vào bằng đường biển, điều đó cho phép khai thác các phương tiện vận tảibiển sẵn có mà không phải đầu tư lớn, giảm chi phí vận chuyển, thời gian bốc dỡ, tỷ
lệ hao hụt so với xi măng bao và do đó sẽ giảm được giá bán sản phẩm, tăng khảnăng cạnh tranh
Kết luân: sản phẩm của dự án có tính cạnh tranh cao trên thị trường, hứa hẹn đemlại doanh số bán hàng tốt khi đi vào vận hành
3 Kết luận về sự cần thiết phải đầu tư, thuân lợi và khó khăn
Thuận lợi của dự án:
Hiện nay thị trường sản phẩm đầu ra của dự án tăng trưởng ổn định, không cónhiều biến động lớn về giá Dự kiến trong tương lai, sau khi thoát hoàn toàn khỏicuộc khủng hoảng kinh tế, nhu cầu về đầu tư vào các dự án hạ tầng kỹ, xây dựngbất động sản sẽ tăng nhanh, kéo theo nhu cầu về sản phẩm cũng tăng Triển vọngthu lợi nhuận cao khá sáng sủa Ngoài ra các sản phẩm còn mang nhiều yếu tố cạnhtranh và yếu tố ưu đãi từ phía nhà nước cho dự án Các yếu tố vị trí địa lý, kinh tế xãhội của tỉnh Khánh Hòa cũng là một thuận lợi không hề nhỏ của dự án Trong tươnglai, khả năng mở rộng của dự án là rất khả quan
Một số khó khăn của dự án:
Dự án có nguồn vốn khá lớn Diện tích đất sử dụng cho dự án khá lớn nên khótránh khỏi vướng mắc khó khăn khi triển khai Khối lượng xây dựng rất lớn; côngnghệ có nhiều điểm phức tạp; tiến độ có thể bị ảnh hưởng Ngoài ra, khu vực Namtrung bộ còn thường xuyên chịu các thiên tai bão lũ hàng năm, đây cũng là một khókhăn tương đối lớn của dự án
Kết luận
Trên cơ sở phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng Nam trungbộvà tỉnh Khánh Hòa, tình hình một số ngành công nghiệp liên quan đến dự ánthấy rằng: nguồn cung về xi măng tại khu vực này còn thiếu
Trang 29chiến lược của Tổng công ty Nó đáp ứng nhu cầu cho xây dựng và phát triển vùng.
Vì những lý do trên, dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy xi măng Cam Ranh
là hết sức cần thiết vừa đem lại nguồn lợi kinh tế cho doanh nghiệp, cho địaphương tỉnh Khánh Hòa và khu vực Nam trung bộ
Có thể kết luận rằng việc đầu tư xây dựng Nhà máy xi măng Cam Ranh tại CamRanh - Khánh Hoà là hết sức cần thiết và cấp bách Nhằm giảm giá thành và tăngsức cạnh tranh của sản phẩm, nghiền và phân phối xi măng trên thị trường các tỉnhduyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh cho các doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công ty, thực hiện nhiệm vụ giữvững và phát triển thị phần của Tổng Công ty, góp phần thực hiện chức năng cânđối cung cầu và bình ổn giá cả xi măng trên thị trường khu vực và cả nước
Ngoài ra, để khai thác ưu thế về cảng biển, Nhà máy còn có nhiệm vụ đáp ứngnhu cầu thị trường các tỉnh ven biển Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Thành phố Hồ ChíMinh, nhằm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị thành viênthuộc Tổng Công ty, góp phần thực hiện chức năng điều tiết, cân đối cung cầu vàbình ổn giá cả thị trường xi măng trong phạm vi cả nước của Tổng Công ty xi măngViệt Nam
Đáp ứng thị trường thiếu hụt cho khu vực trong thời gian sắp tới, Đảm bảo tínhchủ động trong sản xuất kinh doanh góp phần điều tiết thị trường bình ổn giá cả ximăng khẳn định ưu thế cạnh tranh cua xi măng Việt Nam và nâng cao nhãn hiệu ximăng Hoàng Thạch trên thị trường Quốc tế
Trang 30
QUY MÔ CÔNG SUẤT
I PHÂN TÍCH LỰA CHỌN HÌNH THỨC ĐẦU TƯ CHO DỰ ÁN
1 Hình thức đầu tư theo xây dựng mới, cải tạo mở rộng
Để dễ quản lý, đầu tư phải được phân loại theo các giác độ khác nhau Có các cách phân loại chính sau :
Phân loại theo đối tượng đầu tư :
Theo giác độ này gồm các loại đầu tư sau :
- Đầu tư cho đối tượng vật chất: Đầu tư loại này có thể phục vụ cho sản xuất kinhdoanh và dịch vụ, hoặc phục vụ cho các mục đích xã hội
- Đầu tư tài chính : Bao gồm các hình thức như mua cổ phiếu, trái phiếu, cho vay lấy lãi, gửi tiết kiệm
Phân loại theo chủ đầu tư :
Theo giác độ này gồm các loại đầu tư sau :
- Chủ đầu tư là nhà nước : Đầu tư để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kinh
tế và xã hội do vốn ngân sách nhà nước cấp
- Chủ đầu tư là các doanh nghiệp ( quốc doanh và ngoài quốc doanh, độc lập và liên kết, trong nước và nước ngoài )
- Chủ đầu tư là các tập thể trong xã hội : Đầu tư để xây dựng các công trình do vốn góp của các tập thể và dùng để phục vụ trực tiếp cho tập thể góp vốn
- Chủ đầu tư là các cá nhân : Vốn đầu tư được lấy từ ngân sách của các hộ giađình
- Các loại chủ đầu tư khác
Phân loại theo cơ cấu đầu tư :
Theo giác độ này gồm các loại đầu tư sau :
- Đầu tư theo các ngành kinh tế
- Đầu tư theo các vùng lãnh thổ và các địa phương
- Đầu tư theo các thành phần kinh tế của nền kinh tế quốc dân
- Đầu tư cho các công trình hạ tầng cơ sở và phi hạ tầng
- Đầu tư theo cơ cấu hợp tác quốc tế
Phân loại theo giác độ tái sản xuất tài sản cố định
Theo giác độ này gồm các loại đầu tư sau :
- Đầu tư mới, tức là đầu tư để xây dựng, mua sắm thiết bị máy móc loại mới
Trang 31- Đầu tư kết hợp hai loại trên.
Phân loại theo tính chất và quy mô của dự án đầu tư
Dự án quan trọng quốc gia Theo Nghị quyết số 66/2006/QH11 của Quốc hội.Phụ lục nghị định số 12/2009/NĐ- CP đã quy định cụ thể phân nhóm dự án.Theo đó thì dự án thuộc loại đầu tư công trình công nghiệp với TMĐT hơn 1500 tỷđồng nên được xếp vào nhóm A
2 Hình thức đầu tư theo loại hình doanh nghiệp quản lý khai thác dự án
Doanh nghiệp khai thác dự án trực tiếp là Công ty cổ phần Xi măng vật liệu xâydựng Đà Nẵng Đây là doanh nghiệp cổ phần 51% sở hữu nhà nước; là thành viêncủa Tổng Công ty xi măng Việt Nam, có trụ sở đóng tại 13-16 Lê Hồng Phong,thành phố Đà Nẵng Từ nhiều năm qua Công ty là nhà cung cấp và phân phối chủyếu là các mặt hàng xi măng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và các tỉnh QuảngNam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai – Kon Tum, Đắc Lắc, Khánh Hoà, Phú Yên,Ninh Thuận Ngoài ra Công ty còn sản xuất và kinh doanh các loại vật liệu xâydựng, gạch lát nền, vỉa hè, gạch lò tuynen, đá xây dựng, đá xẻ và sản xuất vỏ bao ximăng
3 Hình thức đẩu tư theo nguồn vốn thực hiện dự án
Theo hình thức nguồn vốn đầu tư cho dự án, thấy dự án được đầu tư từ nguồnvốn tự có của doanh nghiệp (35%), phần còn lại được vay tín dụng từ ngân hàngđầu tư phát triển Việt Nam dưới sự bảo lãnh của nhà nước và một số điều khoản ưuđãi khác khi vay vốn
4 Lựa chọn hình thức đầu tư cho dự án
Theo các cách phân loại hình thức đầu tư dự án kể trên, lựa chọn hình thức đầu
tư dự án như sau:
-Theo đối tượng đầu tư: dự án này có đối tượng đầu tư là cơ sở vật chất, đầu tưxây dựng mới, đồng bộ, hoàn chỉnh
-Theo chủ đầu tư: Dự án có chủ đầu tư là Công ty cổ phần Xi măng vật liệu xâydựng Đà Nẵng (Doanh nghiệp 51% vốn nhà nước)
-Theo giác độ tái sản xuất tài sản cố định: dự án đầu tư xây dựng mới
-Theo thời đoạn kế hoạch: đầu tư dài hạn
-Theo nguồn vốn: sử dụng vốn tự có của chủ đầu tư và vay thương mại
-Theo tính chất và quy mô của dự án (được nêu ở phần tiếp theo)
-Theo hình thức quản lý đầu tư: chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án
Trang 32Qui mô đầu tư của Dự án được xác định trên cơ sở nhu cầu thị trường khu vực,khả năng điều phối clinker trong Tổng Công ty, khả năng cung cấp phụ giapuzzolan hoạt tính từ khu vực Phú Yên và Bà Rịa - Vũng Tàu, thạch cao nhập khẩu
từ Thái Lan, hoặc nguồn khác với chất lượng và giá cả tương đương
Ngoài ra, qui mô của Dự án còn được xác định dựa trên các cơ sở sau:
Các phân tích và dự báo thị trường xi măng Việt Nam, đặc biệt là thị trường cáctỉnh duyên hải Nam Trung bộ và Tây nguyên
Quy hoạch điều chỉnh phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2020
và định hướng đến năm 2030
Các điều kiện về cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, cung cấp nguyên liệu, nănglượng cũng như các dịch vụ cần thiết khác, đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và lưuthông sản phẩm trên thị trường của địa điểm đầu tư
Khả năng mở rộng của Dự án, khả năng huy động vốn cho Dự án
Dựa vào quy mô đầu tư và khả năng mở rộng của dự án phương án vận chuyểnvật liệu bằng dây chuyển tự động hay bằng vận chuyển ôtô thông thường cũng đượcxem xét nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho dự án
Xuất phát từ nhu cầu cung cấp nguyên vật liệu cho nhà máy phần lớn bằngđường thủy và cập cảng tại cảng Ba Ngòi với khả năg vận chuyển và bóc dỡ từ cảng
Bà Ngòi là 1.000.000 tấn/năm cảng có thể tiếp nhận tàu có trọng tải < 30.000DWT
Trang 332 So sánh các phương án
lượng vậnchuyển (T/n)
Thạch cao nhập khẩu
từ Thái Lan hoặcTrung Quốc bằngđường biển sau đónhập tại cảng Ba Ngòi
- Ưu điểm: do cự ly ngắnnên có thể tiết kiệm chi phíxây dựng băng tải
+ vận chuyển xuất xi măngbao 80-90%%
- Nhược điểm:
+ Khối lượng vận chuyểnlớn cần nhiều chuyến ôtôhoặc nhiều ôtô phục vụ chonăng suất của cầu ngoạm
+ Không vận chuyển đượcthường xuyên điều đó sẽ làmcho năng suất của dây chuyềnsản xuất không mở rộng sảnlượng của nhà máy
+ Thích hợp cho nhà máy cócông suất nhỏ hơn vận chuyểnclinker khoảng 395.000(T/n)
Ưu điểm:
Khối lượng vận chuyển được lớnThường xuyên cung cấp nguyên vậtliệu cho sây chuyền
Phù hợp với nhà máy có công suấtlớn và định hướng mở rông quy mô sảnxuất nấng cao sản lượng của công ty,trên cơ sở trang thiết bị của cảng nhập
có thể xuất xi măng bao từ băng tải đếntàu hệ thống liên tục vận hành cho sảnlượng lớn
Tận dụng đuợc cơ sở hạ tầng sản cócủa cảng Ba Ngòi
Nhược điểm: tốn kếm chi phí xâydựng và lắp đặt hệ thống băng tải
Cự ly 1,2km nên khó quả lý vận hành
Trang 342 Phụ gia
(W ≤ 8%)
183.600 Vận chuyển từ Phú
Yên bằng đuờng bộVận chuyển từ BàRịa –Vũng Tàu bằngđường thuỷ
Ưu điểm:
Với nguồn phụ gia đượccung cấp từ Phú Yên do nằmtrên tuyến đuờng bộ nên trạmtiếp nhận dẽ dàng không cầntốn chi phí xây dựng
Nhược điểm: Với nguồnphụ gia từ Ba Rịa-Vũng Tàuvận chuyển đến kho bằngđuờng ôtô phải xây dựngđuờng giao thông
ưu điểm: có thể tận dụng được vị trícảng Ba Ngòi
Nhược điểm
Do nguồn cung cấp ở gần nên khôngkinh tê nếu vận chuyển phụ gia bằngtàu biển
Trang 35Qua phân tích và so sánh ưu, nhược điểm của hai phương thức vận chuyển từcảng Ba Ngòi đến xi lô và kho chứa các nguyên vật liệu ta thấy :
Vận chuyển bằng ô tô sẽ không hiệu quả so với phương án xây dựng băngchuyền nhập hàng tự động từ cảng nhập bằng cầu ngoặm sau đó được chuyển tảitrực tiếp đến kho vật liệu, điều này tăng tính tự động hoá của dây chuyền sẩn xuấtđồng thời sẽ tiết kiệm được thòi gian và giảm chi phí nhân công bóc dỡ
Ở phương án này mức đầu tư ban đầu cho chi phí cố định sẽ cao hơn, đồng thời
cự ly vận chuyển sẽ làm tăng chi phí quản lý vận hành Tuy nhiên với sản lượng dựkiến sẽ sản xuất của nhà máy thì cần 1 phương tiện vận chuyển đáp ứng đuợc liêntục vừa nhập nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất đồng thời xuất xi măngbao thành phẩm lên tàu Do đó để tăng năng suất cho định hướng tương lai củaTổng Công ty xi măng Việt Nam thực hiện mục tiêu bình ổn giá cả thị trương ximăng trong cả nước, thì việc mở rộng quy mô sản xuất của nhà máy là điều tát yếu
do đó phương án xây dựng một băng chuyền từ cảng Ba Ngòi đến xi lô và kho vậtliệu là hợp lý
2.2 Các phương án công suất dự kiến
Từ cơ sở lựa chọn trên ta sẽ có 2 phương án về sản lượng sẽ được lựa chọn thôngqua bảng phân tích tài chính sau :
Phương án 1:
Sản lượng 1.000.000T/ năm:
Nhu cầu nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất:
Clinker : Khoảng 800.000T/năm
Puzzolan (độ ẩm 8%): Khoảng185.000T/năm
Thạch cao (độ ẩm 5%): Khoảng 42.000T/năm
Phương án 2:
Tiếp nhận và chứa clinker: Khoảng 400.000 T/năm
Tiếp nhận phụ gia (độ ẩm ≤ 8%): Khoảng 92.000 T/năm
Tiếp nhận thạc cao (độ ẩm ≤ 5%): Khoảng 21.000 T/năm
Nghiền, đóng bao và xuất xi măng: 500.000 T/năm
Sản phẩm của dự án chủ yếu là xi măng thương phẩm PCB30, PCB40 theoTCVN 6260 – 1997, đươc xuất ở hai dạng xi măng bao (80 -90%) và xi măng rời(10-20%)
Qua phân tích về phương án vận chuyển và phương án về sản lượng của dự án tachọn phương án 1 để tính toán, chi tiêt phương án 2 ở phụ lục kèm theo
2.3 Công suất lựa chọn
Trang 36Căn cứ vào các cơ sở nghiên cứu trên, Công suất lựa chọn của dự án là sản xuất
xi măng với sản lượng 1tr.T/năm
Tiếp nhận và chứa clinker : Khoảng 800.000T/năm
Tiếp nhận puzzolan (độ ẩm 8%): Khoảng 185.000T/năm
Tiếp nhận thạch cao (độ ẩm 5%): Khoảng 42.000T/năm
Nghiền, đóng bao và xuất xi măng: 1.000.000T/năm
Sản phẩm của Dự án chủ yếu là xi măng thương phẩm PCB30, PCB40 theoTCVN 6260 - 1997, được xuất ở hai dạng xi măng bao (80 - 90%) và xi măng rời(10-20%)
Ngoài ra, sản phẩm có thể là xi măng PC50 theo nhu cầu thị trường
Trang 37CHƯƠNG III: LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT
I Cơ cấu sản phẩm và lựa chọn cơ cấu sản phẩm hợp lý
1 Lựa chọn cơ cấu sản phẩm
Hiện nay trên thị trường địa bàn vùng Nam Trung bộ gồm có các nhà máy sảnxuất xi măng với cơ cấu sản phẩm đối với xi măng các loại như sau
- Xi măng PCB40: Xi măng Hà Tiên 1, xi măng liên doanh Holcim, xi măngNghi Sơn, xi măng Hoàng Thạch cung cấp từ miền Bắc
- Xi măng PCB30: xi măng Hoàng Thạch
- Xi măng cotec
- Xi măng trắng từ Thái Lan
Xi măng Hoàng Thạch cung ứng cho vùng Nam Trung Bộ được vận chuyển từmiền Bắc vào, dự án xi măng Cam Ranh lấy nhãn hiệu xi măng Hoàng Thạch vớicông suất 1 triệu tấn/năm, sản phẩm là các loại xi măng thông dụng dược sản xuấttheo tiêu chuẩn Việt Nam, ngoài ra để mở rộng da dạng hoá sản phẩm nhà máy cònsản xuất các lọai xi măng khác theo yêu cầu của thị trường
Sản phẩm của dự án được xác định chủ yếu là PCB30 và PCB40 theo TCVN6260-1997
Cơ cấu sản phẩm
- Sản lượng xi măng PCB40 là 500.000T/năm, chiếm 50% công suất thiết kế
- Sản lượng xi măng PCB30 là 500.000T/năm, chiểm 50% công suất thiết kếDạng sản phẩm xuất xưởng dự kiến:
- Xi măng bao chiếm 80 -90% trong tổng số sản lượng của dự án, phân phốibằng đường bộ chiểm 70-80% và đuờng thuỷ chiếm 20-30%
- Xi măng rời chiếm 10-20% trong tổng số sản lượng của dự án, được phânphối bằng đường bộ
2 Lịch trình vận hành khai thác
Dự kiến chương trình sản xuất của Dự án như sau:
- Xây dựng, lắp đặt từ tháng 6 - 2011 đến tháng 9 - 2013
Trang 38- Chạy thử nghiệm thu từ tháng 7 - 2013 đến tháng 12- 2007.
- Khai thác 80% CSTK từ tháng 01 - 2014 đến tháng 12 - 2014
- Khai thác 90% CSTK từ tháng 01 - 2015 đến tháng 12 - 2015
- Khai thác 100% CSTK từ năm 2016 trở đi
II Kế hoạch sản xuất hàng năm
Kế hoạch khai thác công suất, số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ
Thị truờng tiêu thụ và chiến lược giá cả của dự án
Tổng quan về nhãn hiệu và thị trường tiêu của xi măng Cam Ranh: dự kiến nhãnhiệu hàng hóa thương mại của sản phẩm xi măng Cam Ranh trên thị trường theotiêu chuẩn chất lượng và bộ nhận diện sản phẩm của xi măng Hoàng Thạch ( có sựthỏa thuận từ 2 doanh nghiệp dưới sự quản lý của Tổng công ty Xi măng ViệtNam)
Khả năng cạnh tranh của xi măng Cam Ranh trên thị trường với nhãn hiệu ximăng Hoàng Thạch sẽ có nhiều thuận lợi cho dự án Là một doanh nghiệp hàng đầucủa ngành xi măng, đang chiếm thị phần khá, lợi nhận cao, giá cả có khả năng cạnhtranh, giải pháp hàng đầu là tiếp tục đầu tư tăng năng lực sản xuất với công nghệ
Trang 39mới, tiến tiến, để tăng nhanh sản lượng xi măng chất lượng cao, giá thành hạ, cungứng cho khách hàng Công ty Xi măng Hoàng thạch hiện có 2 dây chuyền sản xuấttheo công nghệ lò quay vào loại tiên tiến và hiện đại của Châu Âu, với tổng côngsuất thiết kế 3,3 triệu tấn xi măng thành phẩm/năm với công nghệ đó cùng với độingũ giàu kinh nghiệm của công ty thì vấn đề về sản phẩm của dự án sẻ được đảmbảo đúng theo tiêu chuẩn 6260-1997 TCVN
Nhãn hiệu: Trải qua canh tranh quyết liệt trên thương trường Công ty Xi măngHoàng Thạch đã vượt lên dẫn đầu ngành xi măng Việt Nam về năng suất, chấtlượng, hiệu quả, khả năng hội nhập thị trường khu vực và quốc tế
Năm 2009, Công ty cũng sản xuất và tiêu thụ đạt kỷ lục cao nhất từ trước đến nayvới 4.006.542 tấn sản phẩm chất lượng tốt, tăng hơn mức thực hiện năm 2008 là823.134 tấn, hoàn thành vượt mức nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước và lãi 522,124
14000 Thị trường tiêu thụ xi măng Hoàng Thạch và chiến lược kinh doanh sắp tớicủa công ty
Nhãn hiệu xi măng Hoàng Thạch đã trở nên quen thuộc của mọi miền đât nước.Công ty có các đại lý phân phối rộng khắp cả nước ngoài ra chiến lược sắp tới, công
ty chú trong làm tốt công tác đào tạo, đào tạo lại nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹthuật, năng lực quản lý, khả năng tiếp cận thị trường và coi công tác tiêu thụ sảnphẩm là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu Công ty thường xuyên rút kinh nghiệm về
Trang 40phương thức tiêu thụ xi măng, tăng cường khảo sát điều tra nhu cầu thị trường trêntừng địa bàn, nắm chắc các hộ kinh doanh xi măng và tích cực liên hệ trực tiếp vớicác khách hàng có nhu cầu lơn để có biện pháp thích hợp cung ứng hàng hoá kịpthời Công ty đã củng cố và mở rộng mạng lưới bán xi măng Hoàng Thạch ở hầukhắp các địa phương trong nước.Công ty còn có biện pháp tiêu thụ thích ứng vớitừng thời gian tại các chi nhánh phù hợp với cơ chế để giữ vững và mở rộng thịtrường như: Giao cho các chi nhánh ký kết với các đại lý hoa hồng, khoán gọn chiphí vận tải, bốc xếp, thu tiền trước khi xuất hàng Ðơn giản hoá các thủ tục, tạo điềukiện thuận lợi nhất cho khách hàng Giữ vững ổn định và nâng cao chất lượng ximăng, giải quyết kịp thời các yêu cầu của khách hàng về hướng dẫn sử dụng ximăng hoặc những vướng mắc về chất lượng thị hiếu.
Thường xuyên nắm bắt thị trường về nhu cầu, giá cả và thị hiếu Trên cơ sở đó,Công ty tìm cách cải tiến mẫu mã và chất lượng vỏ bao ngày một tốt hơn, đẹp hơn
để tăngk khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường Nhờ đó, năm 2002, sảnphẩm tiêu thụ tăng 29% so với kế hoạch dự kiến và lượng hàng tồn kho không đángkể.( số liệu theo Nhịp sống trẻ)
Mặt khác công ty vẫn giữ được giá cả ổn định từ trước đến nay là do một mặtTổng công ty Xi măng Việt Nam đầu tư trạm nghiền ở Hòn Quy Cam Ranh mặtkhác ở phía Bắc Tổng công ty Xi măng Việt Nam đã trình Chính phủ báo cáonghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng dây chuyền 3 xi măng Hoàng Thạch làmchủ đầu tư Dây chuyền 3 này có công suất 3.300 tấn Clinker/ngày, mỗi năm cungứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu 400.000 tấn Clinker PC50 và 775.000tấn xi măng hỗn hợp PCB 40 theo tiêu chuẩn TCVN 6260-1997 với tổng số dự toánđầu tư 71,8 triệu USD và 480,9 tỷ đồng.Dự án này do tận dụng được các cơ sở hạtâng hiện có tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch, nên suất đầu tư bình quan cho côngsuất một tấn Clinker chỉ hết 96,2 USD, thấp nhất so với mức đầu tư sản xuất trong
cả nước Dây chuyền xi măng số 3 Hoàng Thạch có đủ nguồn nguyên liệu chính vànăng lượng tại chỗ như đá vôi, đất sét, điện, nước và hệ thống cảng nhập nguyênliệu, xuất sản phẩm Công ty Xi măng Hoàng Thạch hiện có 2.614 cán bộ, côngnhân đã trải qua hàng chục năm quản lý, vận hành an toàn, hiệu quả 2 dây chuyềnsản xuất xi măng công nghệ hiện đại của Bắc Âu, giàu kinh nghiệm có đủ khả năng