đồ án kinh tế đầu tư
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……… ……… 5
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ CHỦ ĐẦU TƯ 6
1.1 TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN 6
1.1.1. Dự án sản xuất sữa tươi tiệt trùng UHT 6
1.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của đầu tư: 7
1.2 CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN 7
1.3 CĂN CỨ PHÁP LÝ HÌNH THÀNH DỰ ÁN 8
CHƯƠNG 2 MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ 9
2.1 ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ 9
2.1.1. Môi trường vĩ mô 9
2.1.1.1 Kinh tế 9
2.1.1.2 Tự nhiên 11
2.1.1.3 Dân số - Lao động 12
2.1.2. Cơ sở hạ tầng 14
2.1.2.1 Hệ thống giao thông 14
2.1.2.2 Mạng bưu chính viễn thông 16
2.1.2.3 Hệ thống cấp điện 17
2.1.2.4 Hệ thống cấp, thoát nước 18
2.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC, ĐỊA PHƯƠNG 19
2.2.1. Chính sách của nhà nước 19
2.2.2. Chính sách của tỉnh Thanh Hóa 20
2.3 TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG 21
2.3.1. Đánh giá nhu cầu sản xuất và tiêu thụ sữa hiện tại trong nước 21
2.3.2. Tình hình sản lượng sản xuất và khả năng tiêu thụ sữa 22
2.3.3. Dự báo nhu cầu thị trường giai đoạn 2014 – 2025 24
2.4 NĂNG LỰC ĐÁP ỨNG SẢN XUẤT – LỢI THẾ CẠNH TRANH 25
2.4.1. Năng lực công ty 25
2.4.2. Lợi thế cạnh tranh 26
2.5 MỤC TIÊU ĐẦU TƯ DỰ ÁN 27
2.6 KẾT LUẬN CHUNG VỀ SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ 27
Trang 2CHƯƠNG 3 CÔNG NGHỆ - KỸ THUẬT TRONG DỰ ÁN 28
3.1 SẢN PHẨM VÀ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN 28
3.1.1. Sản phẩm của dự án 28
3.1.2. Hình thức đầu tư 28
3.2 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÀ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 29
3.2.1. Công nghệ sản xuất 29
3.2.2. Quy trình công nghệ 29
3.3 QUY MÔ CÔNG SUẤT DỰ ÁN 31
3.3.1. Cơ sở quyết định quy mô công suất 31
3.3.2. Công suất máy móc của thiết bị 31
3.3.3. Công suất thiết kế, thực tế của dự án 40
3.4 NGUYÊN VẬT LIỆU CUNG CẤP CHO DỰ ÁN 40
3.4.1. Phân loại – Đặc tính – Chất lượng nguyên vật liệu 40
3.4.2. Nhu cầu cung cấp nguyên vật liệu đầu vào 42
3.4.3. Nguồn và khả năng cung cấp nguyên vật liệu 43
3.4.4. Kế hoạch sản xuất của nhà máy 44
3.5 ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ MÁY 45
3.6 KIẾN TRÚC XÂY DỰNG NHÀ MÁY 48
3.6.1. Đặc điểm khu đất xây dựng nhà máy: 48
3.6.2. Các công trình xây dựng: 48
3.6.3. Cơ sở hạ tầng dự án 54
3.6.3.1 Năng lượng điện 54
3.6.3.2 Cấp thoát nước 57
3.6.3.3 Nhiên liệu 59
CHƯƠNG 4 TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ NHÂN SỰ 60
4.1 CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ VẬN HÀNH DỰ ÁN 60
4.2 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN 63
4.3 NHÂN SỰ VÀ CHI PHÍ NHÂN LỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 66
4.4 KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN NHÂN VIÊN 69
CHƯƠNG 5 TÀI CHÍNH DỰ ÁN 70
5.1 TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN 70
5.1.1. Căn cứ pháp lý lập tổng mức đầu tư 70
5.1.2. Tổng mức đầu tư dự án 71 SVTH: Ngô Văn Tương – Võ Quyết Thắng – Lê Hoàng Phong – Nguyễn Thị Bân Trang 2
Trang 35.1.2.1 Chi phí xây lắp và thiết bị công trình 71
5.1.2.2 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 73
5.1.2.3 Chi phí quản lý dự án 73
5.1.2.4 Chi phí thuê đất 73
5.1.2.5 Chi phí khác 74
5.1.2.6 Vốn lưu động 74
5.1.2.7 Chi phí dự phòng 75
5.1.2.8 Lãi vay trong thời gian xây dựng 76
5.2 PHƯƠNG ÁN HUY ĐỘNG VỐN VÀ KẾ HOẠCH HOÀN TRẢ VỐN 79
5.2.1. Phương án huy động vốn 79
5.2.2. Kế hoạch hoàn trả vốn 79
5.2.3. Tiến độ và nhu cầu vốn theo tháng 79
5.3 KẾ HOẠCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM HÀNG NĂM 82
5.3.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 82
5.3.2. Chi phí nhân công trực tiếp 82
5.3.3. Chi phí sản xuất chung 82
5.3.4. Giá thành cho một đơn vị sản phẩm 83
5.4 DỰ TRÙ LỖ LÃI 84
5.4.1. Doanh thu hằng năm 84
5.4.2. Chi phí hàng năm 84
5.4.3. Dự kiến lỗ lãi 85
5.4.4. Dòng tiền dự án 86
5.5 CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 87
5.5.1. Suất chiết khấu của dự án 87
5.5.2. Chỉ tiêu hiệu quả tài chính 88
5.5.2.1 Thời gian hoàn vốn 88
5.5.2.2 Giá trị hiện tại thuần NPV 89
5.5.2.3 Suất lợi nhuận nội tại IRR 89
5.5.2.4 Tỷ số lợi ích – chi phí B/C 90
5.6 RỦI RO TRONG DỰ ÁN 91
CHƯƠNG 6 HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN 94
6.1 GIÁ TRỊ GIA TĂNG 94
6.1.1. Giá trị sản phẩm gia tăng do dự án tạo ra 94
Trang 46.1.2. Giá trị sản phẩm gia bình quân cho một đồng vốn đầu tư 97
6.2 VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP 98
6.3 ĐÓNG GÓP NGÂN SÁCH 98
6.4 CÁC LỢI ÍCH KHÁC 98
CHƯƠNG 7 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 99
7.1 KẾT LUẬN 99
7.2 KIẾN NGHỊ 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO………
.100
SVTH: Ngô Văn Tương – Võ Quyết Thắng – Lê Hoàng Phong – Nguyễn Thị Bân Trang 4
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay ở nước ta nền kinh tế nói chung và ngành xây dựng phục vụ công nghiệp nóiriêng đang trên đà phát triển nhanh về cả quy mô lẫn tốc độ Cùng với nhu cầu phát triểncủa xã hội, các công trình xây dựng nhà máy ngày càng trở nên đa dạng hóa và hiện đạihóa, phấn đầu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp Để đáp ứng đượcyêu cầu trên, hoạt động đầu tư xây dựng đang ngày càng phát triển, trong đó lập dự án đầu
tư là khâu mở đầu quan trọng đối với quá trình đầu tư xây dựng
Trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng là một trong những trường đại học lớn của khuvực Miền Trung và Tây Nguyên Nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà trường là đào tạo ranhững kỹ sư có trình độ cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đấtnước Trong số các ngành đào tạo của trường thì ngành Quản lý công nghiệp là một trongnhững ngành mới, đang có những bước phát triển trong tương lai
Được sự giúp đỡ, giảng dạy của các giảng viên trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng,của quý thầy cô trong Khoa Quản lý dự án và sự hướng dẫn tận tình bởi cô Lê Thị KimOanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm chúng em thu thập thêm kiến thức, kinh nghiệmtrong suốt những năm học và nay hoàn thành đồ án này
Trong quá trình làm đồ án giúp chúng em hiểu rộng hơn, nhìn nhận vấn đề thực tế hơn
để đánh giá thực lực của bản thân và vận dụng kiến thức đã học của mình và một số tài liệu
có liên quan cho việc thiết kế Tuy nhiên do trình độ có hạn, đồ án của chúng em khó tránhkhỏi sai sót rất mong cô góp ý kiến, sửa chữa, bổ sung, giúp đỡ để đồ án hoàn thiện hơn.Nhóm em xin chân thành cảm ơn
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2014
Sinh viên NGÔ VĂN TƯƠNG
VÕ QUYẾT THẮNG
LÊ HOÀNG PHONG
Trang 6NGUYỄN THỊ BÂN
1.1 TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
1.1.1 Dự án sản xuất sữa tươi tiệt trùng UHT
- Tên dự án: Nhà máy chế biến sữa Vinamilk tại Thanh Hóa
- Chủ đầu tư: Công ty cổ phần sữa Vinamilk Việt Nam
- Đại diện chủ đầu tư: Nhà máy sữa Lam Sơn Thanh Hóa
- Cơ quan quyết định đầu tư: Công ty cổ phần sữa Vinamilk Việt Nam
- Hình thức quản lý và thực hiện dự án: ban QLDA tổ chức quản lý
- Nguồn vốn: tự có và vốn thương mại
- Các đặc điểm chính : gồm 2 dây chuyền sản xuất là sữa tươi và sữa chua
Nhà máy sữa được xây dựng trên diện tích 30 hecta với tổng vốn đầu tư 418.5 tỷ, có côngsuất 60 lít sữa/năm Đây là nhà máy sử dụng công nghệ tích hợp và tự động hiện đại bậcnhất thế giới mà Tetra Pak từng xây dựng Tetra Pak là tập đoàn hàng đầu thế giới, có trụ
sở tại Thụy Điển, chuyên cung cấp các giải pháp chế biến và đóng gói thực phẩm, hiệnđang hoạt động tại 170 quốc gia và có hệ thống 50 nhà máy sản xuất bao bì và thiết bịNhà máy có các khu như sau:
- Khu tiếp nhận nguyên vật liệu
- Khu sản xuất sữa tươi chính: Hệ thống bồn lạnh sau khi tiếp nhận sữa đã qua lọc
tự động, đo lường Hệ thống kho thông minh Hệ thống xếp dỡ và vận chuyểnpa-let…
- Khu sản xuất sữa chua
- Khu thành phẩm: kho thành phẩm sữa chua, kho thành phẩm sữa tươi
- Khu hành chính : xây dựng nhà 2 tầng gồm các phòng Giám đốc, Phó giám đốc
kỹ thuật, Phó Giám đốc kinh tế, phòng Kỹ thuật, Phòng Marketing, Phòng Tổ
SVTH: Ngô Văn Tương – Võ Quyết Thắng – Lê Hoàng Phong – Nguyễn Thị Bân Trang 6
Trang 7chức hành chính, Phòng Nghiệp vụ kế hoạch, Phòng Y Tế, Phòng Khách, Hộitrường….
- Nhà ăn, nhà vệ sinh, phòng thiết bị - vật tư
- Kho hóa chất, nhiên liệu, trạm biến áp, phân xưởng cơ điện, khu cung cấp nước
và xử lý nước thải, trạm bơm, nhà xe…
1.1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của đầu tư:
Cùng với việc triển khai xây dựng trang trại bò sữa tại Thanh Hóa nhằm thực hiện chủtrương của Vinamilk trong phát triển kinh doanh là đẩy mạnh chăn nuôi bò sữa trong nướcthay thế nguồn nguyên liệu sữa ngoại nhập, gắn phát triển chăn nuôi với chế biến sữa, tạonên sự phát triển bền vững và hiệu quả cao, đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu trongnông nghiệp, tạo ra ngành nghề mới và tăng thu nhập cho người nông dân, thực hiện CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn và thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển
Dự án xây dựng nhà máy chế biến sữa tại Thanh Hóa nhằm nâng tầm dinh dưỡng chấtlượng quốc tế cho các sản phẩm sữa, từ đó tạo cơ hội cho trẻ em Việt Nam được sử dụngsản phẩm dinh dưỡng không thua kém sản phẩm sữa nước ngoài với giá cả hợp lý Và đâycũng sẽ là nền tảng quan trọng giúp Vinamilk cụ thể hóa mục tiêu đạt doanh số 3 tỷ USDvào năm 2017, đưa Vinamilk trở thành một trong 50 công ty sữa lớn nhất thế giới
Dự án cũng nhằm giúp giảm tải cho các nhà máy của Vinamilk trên cả nước đã hoạtđộng gần như 100% công suất thiết kế
1.2 CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN
Công ty cổ phần Sữa Việt Nam được thành lập trên cơ sở quyết định số BCN ngày 01 tháng 10 năm 2003 của Bộ Công Nghiệp về việc chuyển Doanh nghiệp NhàNước Công ty Sữa Việt Nam thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Giấy chứng nhận đăng
155/2003QĐ-ký kinh doanh Công ty số 0300588569 do Sở Kế hoạch và Đầu Tư TP Hồ Chí Minh cấpngày 20/11/2003 Trước ngày 01 tháng 12 năm 2003, Công ty là doanh nghiệp Nhà nướctrực thuộc Bộ Công Nghiệp Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản suất sữahàng đầu tại Việt Nam
Trang 8Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam trong 3 năm kết thúc ngày 31
tháng 12 năm 2007 Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1976, Công ty đã xây dựng hệthống phân phối rộng nhất tại Việt Nam và đã làm đòn bẩy để giới thiệu các sản phẩm mớinhư nước ép, sữa đậu nành, nước uống đóng chai và café cho thị trường
Hiện tại Công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị trường đang tăng trưởng mạnhtại Việt Nam mà theo Euromonitor là tăng trưởng bình quân 7.85% từ năm 1997 đến 2007
Đa phần sản phẩm được sản xuất tại chín nhà máy với tổng công suất khoảng 570.406 tấnsữa mỗi năm Công ty sở hữu một mạng lưới phân phối rộng lớn trên cả nước, đó là điềukiện thuận lợi để chúng tôi đưa sản phẩm đến số lượng lớn người tiêu dùng
Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu
tư xây dựng công trình
Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26 tháng 5 năm 2010 của Bộ Xây dựng về hướngdẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công tình
Căn cứ quyết định 167/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp vàchính sách phát triển bò sữa Việt Nam
Căn cứ quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 về Chiến lược phát triển chănnuôi bò sữa đến 2020 để chuyển ngành chăn nuôi bò sữa VN sang giai đoạn phát triển chănnuôi theo quy mô trang trại công nghiệp và công nghệ cao
SVTH: Ngô Văn Tương – Võ Quyết Thắng – Lê Hoàng Phong – Nguyễn Thị Bân Trang 8
Trang 9CHƯƠNG 2 MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
2.1 ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ.
2.1.1 Môi trường vĩ mô.
2.1.1.1 Kinh tế
Về tốc độ tăng trưởng
Trong hơn 20 năm đổi mới, cùng với xu thế phát triển chung của cả nước, kinh tế của tỉnh Thanh Hoá
đã từng bước ổn định và đang trên đà phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt
Tăng BQ (%/n.) 2001-
2010
2005
2001- 2010
- Ngoài quốc doanh 5247.0 7826.0 13725.0 10,1 8.3 11,9
- Đầu tư nước ngoài 366.3 763.0 2100.0 19,1 15.8 22,4
Tốc độ tăng trưởng bình quân 2001-2005 là 9,1%/năm và 11,3% giai đoạn 2010; trong đó nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,5%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng15,6%/năm và dịch vụ tăng 10,2%/năm Điều đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng kinh tế củatỉnh có xu hướng tăng dần vào các năm cuối kỳ của kế hoạch 5 năm, tạo đà tăng trưởngthuận lợi cho thời kỳ tiếp theo Mặt khác, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư khi đưa các dự ánvào vận hành
2006-Bảng 1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2001 – 2010 Đơn vị: Tỷ đồng, giá CĐ 94.
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thanh Hoá và số liệu Sở KH&ĐT, 2011
Về quy mô nền kinh tế
Trang 10Mặc dù từ năm 2000 trở lại đây kinh tế của Thanh Hoá có tốc độ tăng trưởng khá,song do xuất phát điểm thấp; nên hiện tại quy mô nền kinh tế chưa tương xứng với quy mô
và tiềm năng phát triển của tỉnh; thu nhập dân cư thấp, đời sống dân cư, đặc biệt là ở cácvùng cao, vùng xa còn nhiều khó khăn GDP bình quân đầu người/năm 2010 đạt 12,4 triệuđồng (tính theo giá thực tế), chỉ bằng 65% mức trung bình của cả nước Thu ngân sách trênđịa bàn không lớn, chỉ đáp ứng dưới 50% nhu cầu chi thường xuyên của tỉnh
Bảng 2 Tình hình thu chi ngân sách của tỉnh Thanh Hoá
II Tổng chi trên địa bàn 2.032.504 6.379.102 9.336.000
1 Chi đầu tư phát triển 315.520 1.042.253 1.223.000
Tr.đó: Chi đầu tư XDCB 295.009 1.016.103 1.195.000
2 Chi thường xuyên 1.123.555 2.555.036 6.644.000
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thanh Hoá và số liệu Sở KH&ĐT, 2011
Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cùng với tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế của Thanh Hoá cũng từng bước chuyển dịchtheo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp-xây dựng trong tổng GDP ngày càng tăng lên.Năm 2010, cơ cấu giữa 3 khối ngành nông lâm nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụtrong tổng GDP của tỉnh là 27%-38,5%-34,5 so với 31,6%-35,1%-33,3% năm 2005 và39,6%-26,6%-33,8% (năm 2000); Nền kinh tế của tỉnh đang hình thành rõ nét cơ cấu kinh
tế: công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp
2.1.1.2 Tự nhiên
Vị trí địa lý: Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía
Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình
SVTH: Ngô Văn Tương – Võ Quyết Thắng – Lê Hoàng Phong – Nguyễn Thị Bân Trang 10
Trang 11và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hoàdân chủ nhân dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ
Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộvới Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: đường sắt xuyên Việt, đường Hồ ChíMinh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòithuận tiện cho lưu thông Bắc Nam, với các vùng trong tỉnh và đi quốc tế Hiện tại, ThanhHóa có sân bay Sao Vàng và đang dự kiến mở thêm sân bay quốc tế sát biển phục vụ choKhu kinh tế Nghi Sơn và khách du lịch
Khí hậu: Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt
Đặc điểm khí hậu thời tiết với lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là điều kiệnthuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
Tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên đất: Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 1.112.033 ha, trong đó đất sản xuất nông
nghiệp 245.367 ha; đất sản xuất lâm nghiệp 553.999 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 10.157 ha;đất chưa sử dụng 153.520 ha với các nhóm đất thích hợp cho phát triển cây lương thực, câylâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả
Tài nguyên nước: Thanh Hóa có 4 hệ thống sông chính là sông Hoạt, sông Mã, sông
Bạng, sông Yên với tổng chiều dài 881 km, tổng diện tích lưu vực là 39.756km2; tổnglượng nước trung bình hàng năm 19,52 tỉ m3 Sông suối Thanh Hoá chảy qua nhiều vùngđịa hình phức tạp, là tiềm năng lớn cho phát triển thủy điện Nước ngầm ở Thanh Hoá cũngrất phong phú về trữ lượng và chủng loại bởi vì có đầy đủ các loại đất đá trầm tích, biếnchất, mac ma và phun trào
2.1.1.3 Dân số - Lao động
Dân số: Ước tính năm 2010, dân số toàn tỉnh là 3.412.612 người, chiếm xấp xỉ 35%
dân số vùng Bắc Trung Bộ và 4,41% dân số cả nước; mật độ dân số bình quân 307người/km2; gấp 1,4 lần mật độ dân số trung bình của vùng (207 người/km2) và 1,2 lần mật
Trang 12độ dân số trung bình cả nước (255 người/km2) Dân số phân bố không đồng đều giữa cácvùng trong tỉnh, vùng đồng bằng và ven biển 814 người/km2; vùng trung du, miền núi
122 người/km2
Tốc độ tăng dân số bình quân thời kỳ 2001-2005 là 1,0%/năm, thấp hơn mức tăng dân số
của vùng Bắc Trung Bộ (1,01%) và thấp hơn mức tăng dân số trung bình cả nước (1,37%).Những năm gần đây, do công tác DS và KHH gia đình trong tỉnh được thực hiện thườngxuyên và có hiệu quả, nhận thức của nhân dân ngày càng cao nên tốc độ tăng dân số củatỉnh có xu hướng giảm từ 1,17% (thời kỳ 1996 - 2000) xuống còn 1,00% (thời kỳ 2001-
2005) Năm 2006, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn tỉnh là 0.78% và năm 2007 là 0,76%, năm
2009 là 0,99%
Về chất lượng dân số: Thanh Hoá có cơ cấu dân số tương đối trẻ, sức khỏe tốt Đây là
nguồn nhân lực chủ yếu sẽ được huy động vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnhtrong 10 - 15 năm tới Trình độ học vấn của người dân cũng ngày càng được nâng cao
Về phân bố dân cư: Sự phân bố dân cư ở Thanh Hóa rất không đều giữa các vùng, các khu
vực Hầu hết dân cư sinh sống ở địa bàn nông thôn, năm 2009 dân số nông thôn chiếm gần89% dân số toàn tỉnh; dân số thành thị chỉ chiếm khoảng 11%, thấp hơn nhiều so với trungbình của cả nước (trung bình cả nước là 27%) Điều đó cho thấy mức độ đô thị hoá, pháttriển công nghiệp và dịch vụ ở Thanh Hóa trong những năm qua còn rất thấp
Bảng 3: Dân số và lao động tỉnh Thanh Hóa 2000 - 2010
Nguồn : Niên giám Thống kê Thanh Hóa từ 2000-2010
SVTH: Ngô Văn Tương – Võ Quyết Thắng – Lê Hoàng Phong – Nguyễn Thị Bân Trang 12
Trang 13Lao động
Nguồn nhân lực của Thanh Hóa khá dồi dào Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh năm
2009 là 2068,56 ngàn người, chiếm 68% tổng dân số; số lao động đang làm việc trong các
ngành kinh tế quốc dân là 2.029,4 ngàn người, chiếm 97,0% lao động trong độ tuổi, trong
đó phần lớn là lao động nông lâm nghiệp, chiếm tới 72% tổng số lao động xã hội; lao độngcông nghiệp và xây dựng chiếm 12,0% và lao động khu vực dịch vụ là 16 %; tỷ lệ sử dụngthời gian lao động ở khu vực nông thôn trong tỉnh mới đạt 80,4%
Cơ cấu lao động cũng đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng lao động nông lâmnghiệp giảm từ 81,3% năm 2000 xuống còn 72% năm 2009; tỷ trọng lao động công nghiệp
- xây dựng tăng từ 8,6% năm 2000 lên 12% năm 2009; khu vực dịch vụ tăng từ 10,1% năm
2000 lên 16% năm 2009
Về chất lượng nguồn nhân lực: Những năm gần đây chất lượng lao động ở Thanh Hóa đã
được cải thiện một bước, trình độ văn hoá của lực lượng lao động ngày được nâng cao Tỷ
lệ lao động không biết chữ và chưa tốt nghiệp phổ thông giảm, số lao động tốt nghiệpTHCS và THPT ngày càng tăng Số lao động được đào tạo tăng đều qua các năm từ 19,6%năm 2000 lên 27% năm 2005; 31,5% năm 2007 và đạt 38% năm 2010 Tuy nhiên hầu hết
số lao động đã qua đào tạo tập trung ở các thành phố, thị xã và các thị trấn huyện lỵ
Bảng 4 Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế Đơn vị: 1.000 người
Trang 14Nguồn: Niên giám Thống kê 2000-2010;
Tóm lại: Nguồn nhân lực của Thanh Hóa mặc dù đã được nâng cao đáng kể, song nhìn
chung vẫn còn nhiều bất cập cả về số lượng cũng như chất lượng và cơ cấu, số lao độngchưa có việc làm còn chiếm tỷ lệ lớn Với tình trạng nguồn nhân lực như hiện nay cầnphải đầu tư hơn nữa vào giáo dục và dạy nghề để đáp ứng được yêu cầu phát triển của tỉnhvới tốc độ nhanh trong thời gian tới
2.1.2 Cơ sở hạ tầng
2.1.2.1 Hệ thống giao thông
Giao thông đường bộ: Mạng lưới giao thông đường bộ được đầu tư xây phát triển khá
đồng bộ gồm quốc lộ, tỉnh lộ, đường đô thị, đường giao thông nông thôn và đường chuyêndùng, với tổng chiều dài 20.149,15 km, đạt mật độ 1,81 km/km2, và 5917km/1000 dân,thuộc loại cao so với các địa phương khác và trung bình cả nước (0,77 km/km2 và 2.987km/
1000 dân)
Giao thông đường thuỷ:
* Hệ thống đường thuỷ nội tỉnh.
Thanh Hoá có hệ thống sông rạch khá dầy, tạo ra một mạng lưới giao thông đường thuỷtương đối thuận lợi Toàn Tỉnh có 4 hệ thống sông chính là sông Mã, sông Yên, sông Hoạt
và sông Bạng cùng hệ thống kênh đào chạy dọc theo vùng đồng bằng ven biển với tổngchiều dài 1.889 km (1.609 km sông tự nhiên và 280 km kênh đào), trong đó khoảng 1.170
km có khả năng khai thác vận tải, chiếm 61,9% Trong toàn bộ hệ thống sông ở Thanh Hóathì sông Mã và sông Yên là hai hệ thống sông có vị trí quan trọng đối với phát triển giaothông đường thuỷ nội địa của tỉnh
* Hệ thống cảng sông, cảng Biển
SVTH: Ngô Văn Tương – Võ Quyết Thắng – Lê Hoàng Phong – Nguyễn Thị Bân Trang 14
Trang 15Thanh Hoá có 102 km bờ biển, với 5 cửa lạch phân bố đồng đều ở các huyện ven biển tạothành hệ thống giao thông đường thuỷ (đường sông và đường biển) rất thuận tiện Các cảngbiển chính ở Thanh Hóa gồm:
- Cảng Lễ Môn: Là cảng tổng hợp công suất 300.000 tấn/năm, cho phép tầu 1.000 tấn ravào, luồng tầu dài 16 km
- Cảng Nghi Sơn là cảng nước sâu lớn nhất ở khu vực Bắc Trung Đây là cảng đa chức năng,bao gồm 3 khu cảng chính (i) Khu cảng của nhà máy lọc dầu; (ii) Khu cảng tổng hợp; (iii)Khu cảng chuyên dùng cho nhà máy xi măng, nhà máy nhiệt điện và nhà máy đóng tàu Hiệnnay, ngoài cảng chuyên dùng cho nhà máy xi măng, bến số 1 và số 2 của khu cảng tổng hợpNghi Sơn đã được xây dựng cho phép tiếp nhận tàu 30.000 tấn, đang xây dựng bến cho tầu50.000 tấn, tạo tiền đề quan trọng để phát triển khu kinh tế Nghi Sơn cũng như kinh tế cảtỉnh
Ngoài 02 cảng biển, Thanh Hoá còn có 104 bến sông, trong đó 39 bến có quy mô trên3.000 tấn/năm Một số bến có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh là bến HàmRồng (TP,Thanh Hóa), Vạn Hà (Thiệu Hóa), bến Hói Đào (Nga Sơn), đặc biệt cảng ĐòLèn đã được quy hoạch thành cảng chuyên dùng phục vụ nhà máy xi măng Bỉm Sơn, côngsuất 1,6 triệu tấn/năm
Tóm lại Mạng lưới giao thông đường thủy của Thanh Hóa khá dày, thuận lợi trong việc
giao lưu giữa các địa phương trong tỉnh và các vùng miền trong cả nước Tuy nhiên, hiệnnay đang bị xuống cấp về luồng tuyến và bị thu hẹp về phạm vi khai thác, tỷ lệ khai thácvận tải không cao Hầu hết các luồng trên sông là luồng lạch tự nhiên chưa được cải tạo,nạo vét, các cửa sông bị sa bồi, rất khó khăn cho các phương tiện ra vào
Giao thông đường sắt
Trên địa bàn Thanh Hoá có tuyến đường sắt Thống Nhất chạy dọc tỉnh với chiều dài 92 km
và 9 ga, trong đó 2 ga chính (ga Thanh Hoá và ga Bỉm Sơn) và 7 ga phụ (Đò Lèn, NghĩaTrang, Yên Thái, Minh Khôi,Văn Trai, Khoa Trường và Trường Lâm) Năng lực thông qua
Trang 16trên tuyến là 30 đội tầu/ngày đêm Đây là điều kiện rất thuận lợi cho Thanh Hoá phát triểngiao lưu với các tỉnh trong cả nước.
2.1.2.2 Mạng bưu chính viễn thông
Mạng bưu chính: Đến hết năm 2009 toàn tỉnh có 91 bưu cục (gồm 1 bưu cục trung tâm, 27
bưu cục cấp II tại các trung tâm huyện và 63 bưu cục cấp III tại các khu vực, các thị tứ),
565 điểm bưu điện văn hoá xã và 59 đại lý đa dịch vụ, đạt bán kính phục vụ bình quân là2,24 km/điểm; 100% các xã có điểm phục vụ bưu chính Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có
11 tuyến đường cung cấp thư cấp II, được thực hiện bằng ô tô chuyên dùng đảm bảo nhucầu vận chuyển bưu chính đến tất cả các huyện thị và 127 tuyến đường cấp III với nhiềuphương tiện đảm bảo nhu cầu vận chuyển bưu chính đến tất cả các xã
Mạng viễn thông: Những năm gần đây đã được đầu tư nâng cấp, tạo điều kiện cho hoạt
động dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển Phương thức truyền dẫn chủ yếu là cápquang Trên địa bàn tỉnh hiện có 05 mạng điện thoại di động, trong đó 03 mạng sử dụngcông nghệ GSM và 02 mạng sử dụng công nghệ CDMA, với 2.363 trạm thu, phát sóngBTS, đã phủ sóng thông tin di động ổn định cho 600/637 xã, phường, thị trấn (đạt 94,19%)trên địa bàn tỉnh
Mạng Internet trên địa bàn hiện có 4 đơn vị cung cấp dịch vụ, mạng Internet tốc độ cao
ADSL đã triển khai cung cấp dịch vụ truy nhập tại 27/27 trung tâm huyện, thị, thành phố.Với 610/637 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Năm 2009 toàn tỉnh có 55.139 thuê baoInternet tốc độ cao (Dial-up, ADSL), mật độ thuê bao quy đổi đạt 1,6 máy/100 dân
Tóm lại, mạng bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin trong những năm gần đây đã
được đầu tư phát triển nhanh, tiếp cận với các công nghệ mới, đáp ứng nhu cầu cung cấpdịch vụ ngày càng đa dạng với chất lượng cao của các ngành kinh tế và dân cư Tuy nhiên,các dịch vụ cung cấp chưa đồng đều và mức độ dịch vụ còn chênh lệch lớn giữa khu vựcnông thôn và thành thị, đồng bằng và trung du miền núi Đặc biệt tại các xã vùng cao, vùngsâu, vùng xa thuộc các huyện Quan Sơn, Mường Lát… chất lượng mạng chưa đáp ứng nhucầu trao đổi thông tin của nhân dân Trong tương lai ngành bưu chính viễn thông cần đầu
SVTH: Ngô Văn Tương – Võ Quyết Thắng – Lê Hoàng Phong – Nguyễn Thị Bân Trang 16
Trang 17tư phát triển cả về loại hình phục vụ, phạm vị hoạt động và chất lượng cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH với tốc độ nhanh trên địa bàn.
2.1.2.3 Hệ thống cấp điện
Về nguồn điện
Hiện nay tỉnh Thanh Hoá được cấp điện từ 3 nguồn chính là: hệ thống lưới điện quốcgia qua các trạm 220 KV Thanh Hoá (2 x 125 MVA) và Nghi Sơn (1 x 125 MVA); nhàmáy nhiệt điện Ninh Bình (4 x 25 MVA) tuyến đường 110 KV mạch kép Ninh Bình- BỉmSơn và nguồn thuỷ điện Bàn Thạch (Thọ Xuân) công suất 3 x 320 KW và một số nguồnthủy điện nhỏ khác
Bảng 5: Hệ thống các trạm biến áp ở Thanh Hoá đến năm 2009
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa, 2010.
Về lưới điện
Mạng lưới phân phối điện được xây dựng khá đồng bộ gồm 265 km đường dây 220
KV, 365 km đường dây 110 KV; hơn 2.000 km đường dây từ 6 - 35 KV và gần 2.500 trạmbiến áp các loại
Đến năm 2005, 92% số xã phường trong tỉnh có điện Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng điện đạtkhoảng 90%
Trang 18Hóa và thị xã Sầm Sơn; Nhà máy nước Bỉm Sơn 7.000 m3/ngày đêm; cấp nước cho thị xãBỉm Sơn; Nhà máy nước Đồng Chùa công suất 30.000 m3/ngày.đêm cấp nước cho khu kinhtế mới Nghi Sơn; nhà máy nước Hàm Rồng, Mật Sơn cấp nước cho Thành phố Thanh Hóa,thị xã Sầm Sơn, các khu dân cư lân cận (Đông Sơn, Hoằng Hóa, Quảng Xương); nhà máynước Hoằng Vinh cấp nước cho thị trấn Bút Sơn và khu dân cư tập trung thuộc huyện HoằngHóa và một số nhà máy nước khác cung cấp riêng cho các khu công nghiệp và các thị trấnhuyện lỵ Hầu hết khu vực nông thôn sử dụng nước mưa, giếng khơi và giếng khoan, chấtlượng nước thấp Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh mới đạt 80%.
Tóm lại Việc cấp nước của tỉnh trong những năm qua đã được cải thiện đáng kể, nhất là ở
các đô thị, các khu công nghiệp song vẫn còn nhiều hạn chế cả về nguồn cung cấp, hệthống ống dẫn và chất lượng nước Các nhà máy nước ở 3 khu vực đô thị là Thanh Hoá,Bỉm Sơn và Sầm Sơn được xây dựng từ lâu và đang xuống cấp Một số thị trấn, khu côngnghiệp đã khoan giếng cấp nước nhưng mang tính chất cục bộ, chắp vá và hầu hết nướcchưa được xử lý nên chất lượng thấp Hệ thống đường ống ở các khu đô thị đều được xâydựng từ lâu, xuống cấp và tổn thất quá lớn Tiêu chuẩn cấp nước bình quân đầu người ở cáckhu vực đô thị thấp, chỉ từ 60 - 100 lít/ngày.đêm, chất lượng nước không bảo đảm tiêuchuẩn vệ sinh
Hệ thống thoát nước:
Hầu hết các đô thị ở Thanh Hóa chưa được đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước hoànchỉnh Tại một số đô thị lớn như TP.Thanh Hoá, TX.Bỉm Sơn, TX.Sầm Sơn và các thị trấncòn rất thiếu hệ thống thoát nước và các công trình thu gom, xử lý nước thải, do vậy nướcthải sinh hoạt và nước mưa vẫn thải trực tiếp ra các sông, rạch, gây ô nhiễm môi trường Ởcác vùng nông thôn, toàn bộ nước thải sinh hoạt được thải trực tiếp ra sông, hồ, kênhmương làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sốngnhân dân
SVTH: Ngô Văn Tương – Võ Quyết Thắng – Lê Hoàng Phong – Nguyễn Thị Bân Trang 18
Trang 192.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC, ĐỊA PHƯƠNG.
2.2.1 Chính sách của nhà nước
Thủ tướng đã phê duyệt quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 về Chiếnlược phát triển chăn nuôi bò sữa đến 2020 để chuyển ngành chăn nuôi bò sữa VN sang giaiđoạn phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại công nghiệp và công nghệ cao
Trong đó, có nhiều mục quy định cụ thể về các chính sách nhằm thúc đẩy đầu tư cho ngànhchăn nuôi và chế biến sữa trong nước, đưa ngành sữa Việt Nam phát triển theo đúng địnhhướng và ngang tầm với khu vực và thế giới
Chính sách khuyến khích đầu tư
Vụ công nghiệp nhẹ, bộ công thương cho biết: định hướng phát triển ngành côngnghiệp chế biến sữa đến năm 2015, cả nước phấn đấu đạt 1,9 tỷ lít quy sữa tươi, ước tínhtrung bình 21 lít/người/năm, đáp ứng 35% nhu cầu người tiêu dùng Đến năm 2025 là 3,4
tỷ lít quy sữa tươi, trung bình 34 lít/người/năm Muốn vậy , ngành sữa Việt Nam cần pháttriển theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất sạch hơn, xử lý chất thải triệt để, bảo đảm vệsinh, an toàn thực phẩm tiếp tục đầu tư mới, mở rộng các cơ sở sản xuất sẵn có nhằm đápứng nhu càu tiêu dùng trong nước và dành một phần xuất khẩu Tập trung phát triển nănglực sản xuất sữa thanh trùng và tiệt trùng, sữa bột và sữa chua Phát triển công nghiệp chếbiến sữa cần phải gắn chặt với việc phát triển đàn bò sữa trong nước Bố trí địa điểm xâydựng nhà máy gắn liền với các vùng chăn nuôi bò sữa tập trung
Chính sách huy động vốn
Được vay vốn tín dụng đầu tư cho các nhà máy chế biến sữa mới Các thủ tục vayđược cải tiến mạnh mẽ hơn để giúp các doanh nghiệp phát huy quyền chủ động, tự chủ vềtài chính, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng trong việc huy động và sử dụng cácnguồn vốn cho đầu tư phát triển
Đầu tư vốn ngân sách cho công tác đào tạo và nghiên cứu sản phẩm và công nghệ
Chính sách công nghệ
Trang 20Khuyến khích áp dụng công nghệ mới, tiên tiến vào ngành sữa nhằm mục đích tiếnkịp với các nước trong khu vực và thế giới, tránh nguy cơ tụt hậu Áp dụng công nghệ mớitiên tiến trong sản xuất sữa, đảm bảo cho quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm được an toànkhi mở rộng công nghệ sản xuất của các nhà máy.
Ưu tiên cho các công trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất sữa ( bằngvốn vay ưu đãi, trả chậm hoặc kéo dài thời gian vay với lãi suất thấp, miễn thuế trong thờigian thử nghiệm và bắt đầu áp dụng vào sản xuất
Xây dựng mỗi địa phương một cơ sở sản xuất, cung cấp giống F1 và một trang trại kiểumẫu để làm nơi huấn luyện, chuyển giao kỹ thuật, tham quan, trình diễn cho người chănnuôi bò sữa
2.2.2 Chính sách của tỉnh Thanh Hóa
Với việc nhu cầu tiêu dùng sữa ngày càng tăng cao, ngành chăn nuôi bò sữa manglại nguồn thu nhập khá, nên ngay từ năm 2002, tỉnh ta đã phê duyệt Quy hoạch phát triểnchăn nuôi bò sữa giai đoạn 2010 - 2020 Theo đó, tỉnh đã có nhiều chính sách nhằm cụ thểhóa các mục tiêu được phê duyệt, tỉnh sẽ tập trung kêu gọi đầu tư vào các dự án chăn nuôi
bò tập trung, các dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng sản xuất, chế biến sữa tươi áp dụng khoahọc – công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường đồng thời góp phần chuyển dịch cơcấu trong nông nghiệp, tạo ra ngành nghề mới và tăng thu nhập cho người nông dân, thựchiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển Tỉnh đề
ra tiêu chuẩn cho các trang trại vừa là nơi ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật tiên tiếntrên thế giới vào chăn nuôi bò sữa, từ đó sẽ đưa kỹ thuật chăn nuôi bò sữa nhân rộng chonhân dân, cung cấp nguồn sữa tươi nguyên liệu đạt chất lượng cao cho nhà máy chế biến;mặt khác là nơi cung cấp bò sữa giống có chất lượng tốt, phục vụ cho mục tiêu nhân đànnhanh ra phạm vi toàn tỉnh
SVTH: Ngô Văn Tương – Võ Quyết Thắng – Lê Hoàng Phong – Nguyễn Thị Bân Trang 20
Trang 212.3 TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG
2.3.1. Đánh giá nhu cầu sản xuất và tiêu thụ sữa hiện tại trong nước.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp đối vớichế biến sữa và các sản phẩm sữa tăng 51.9% so với tháng 2 bình quân năm gốc 2010, tăng24.3% so với tháng 2 cùng kì năm ngoái Năm 2013, thị trường sữa nước ước đạt 670.000tấn, tương đương 18.000 tỉ đồng và dự tính đạt hơn 1.000 tấn, tương đương 34.000 tỉ đồngvào năm 2017 Thị trường sữa bột năm 2013 cũng đạt 70.000 tấn, tương đương 28.000 tỉđồng và sẽ tăng lên mức 90.000 tấn (tương đương 48.000 tỉ đồng) vào năm 2017
Chỉ số tiêu thụ và tồn kho ngành chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa:
Chỉ số tiêu thụ
ngành CN chế
biến, chế tạo 1 tháng 2014 so cùng kỳ 2013 (%)
Chỉ số tồn kho ngành
CN chế biến, chế tạo 01/02/2014 so tháng
trước(%)
Chỉ số tồn kho ngành
CN chế biến, chế tạo 01/02/2014 so với cùng kỳ
Trang 22Sản xuất trang phục 14 102.1 104.3 104.3 89.1 106.1
May trang phục (trừ
trang phục từ da lông
XK hơn 1.215 tỷ đồng, thì đến năm 2012 Vinamilk đã đạt doanh thu XK hơn 3.712 tỷđồng 9 tháng đầu năm 2013, Vinamilk đã đạt kim ngạch XK khoảng 3.354 tỷ đồng trongtổng doanh thu 23.369 tỷ đồng Tính đến thời điểm này, Vinamilk đã ký xong hợp đồng
XK cho cả năm 2013 với tổng giá trị 230 triệu USD (tương đương khoảng 4.700 tỷ đồng).Các mặt hàng Vinamilk XK hiện nay là sữa bột trẻ em Dielac, bột dinh dưỡng, sữa đặc, sữatươi, sữa đậu nành, sữa chua…
2.3.2. Tình hình sản lượng sản xuất và khả năng tiêu thụ sữa.
Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO),hiện nay châu Á đang dẫn đầu thế giới về mức tăng trưởng tiêu thụ sữa Trong đó, mức tiêuthụ các sản phẩm từ sữa bình quân của người Việt Nam hiện nay là 14 lít/người/năm, cònthấp hơn so với Thái Lan (23 lít/người/năm) và Trung Quốc (25 lít/người/năm) Vì thế tốc
độ tăng trưởng tiêu thụ sữa ở Việt Nam còn tiềm năng rất lớn
Số liệu thống kê và dự báo sản lượng sữa tươi từ năm 2004 đến năm 2025 như sau:
STT Năm Số bò (1000 con) Sản lượng sữa (1000 tấn) Tăng giảm so với năm trước(%)
Trang 23Nguồn: Cục chăn nuôi
Số liệu thống kê từ năm 2004 đến năm 2013 về dân số Việt Nam và nhu cầu tiêu dùng sữa tươi bình quân của một người mỗi năm.
STT Năm Dân số VN Sản lượng sản xuất (tấn) Nhu cầu tiêu dùng bình quân lít/ người/ năm Sản lượng tiêu thụ (lít) Nhu thiếu hụt (lít) cầu
Trang 242.3.3. Dự báo nhu cầu thị trường giai đoạn 2014 - 2025.
Áp dụng phương pháp dự báo bình phương bé nhất ta được số liệu dự báo về dân sốcũng như nhu cầu tiêu dùng sữa bình quân từ năm 2014 đến năm 2025 từ đó đối chiếu với
dự báo về sản lượng sữa tươi sản xuất các năm của cục chăn nuôi để xác định lưỡng sữatươi còn thiếu hụt trên thị trường
Công thức dự báo theo phương pháp bình phương bé nhất:
Đối với dân số ta có hàm dự báo tương ứng như sau: y =929 990.909x+80 490 040
Đối với nhu cầu tiêu dùng sữa tươi bình quân ta có hàm dự báo: y=0.515636364x+11.058Trong đó x là số thứ tự năm tương ứng cần dự báo Kết quả dự báo được thể hiện qua bảng sau:
STT Năm Dân số (người) Sản lượng sản
xuất(tấn)
Nhu cầu tiêu dùng bình quân lít/
người/ năm
Sản lượng tiêu thụ (lít)
Nhu cầu thiếu hụt (lít)
Trang 25Kết luận: Trong thời gian gần đây, thị trường tiêu dùng sữa của nước ta đang phát triển
cực thịnh, ngành công nghiệp chế biến sữa mặc dù có nhiều nổ lực đầu tư, phát triển Tuy nhiên, số lượng các nhà máy chế biến sữa không nhiều, khối lượng các sản phẩm sữa sản xuất trong nước còn hạn chế nên vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu trong nước Chính vì vậy
sự ra đời của của dự án xây dựng nhà máy sản xuất sữa là nhu cầu thiết yếu nhằm giải quyết những khó khăn mà thị trường đang mắc phải.
2.4 NĂNG LỰC ĐÁP ỨNG SẢN XUẤT – LỢI THẾ CẠNH TRANH
2.4.1 Năng lực công ty.
Vinamilk là một công ty “nội địa” hàng đầu ở Việt Nam hiện nay, chiếm thị phần
75% sữa trong cả nước Vinamilk hiện nay trên thị trường có hơn 200 loại sản phẩm sữacác loại Vinamilk được các tổ chức kiểm định quốc tế đánh giá cao về chất lượng và đảmbảo vệ sinh an toàn thực phẩm Các mặt hàng của Vinamilk đều được thông qua chế biến
và đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 Vinamilk luôn có 82 đại lý thu mua, trung chuyển sữatrên cả nước, với lượng sữa tươi thu mua khoảng 250 tấn/ngày, hệ thống đại lý này trải đều
và phân bố hợp lý, đảm bảo bao tiêu toàn bộ nguyên liệu sữa tươi, tạo điều kiện thuận lợicho nông dân trong việc cung ứng sữa hàng ngày cho Công ty Công ty đầu tư thiết bị làmlạnh, bảo quản sữa tươi ngay từ khi mua đến khi đưa đến nhà máy chế biến Vinamilk luôn
có nguồn sữa tươi chất lượng cao, chiếm 20% tổng nguyên liệu đưa vào sản xuất, giảiquyết việc chủ động tạo nguồn nguyên liệu trong nước thay thế dần nguyên liệu nhập khẩuđược công ty đặc biệt quan tâm Cùng với việc hỗ trợ vốn, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩmcho nông dân, Công ty đầu tư xây dựng những nông trại chăn nuôi bò sữa góp phần nâng
số lượng đàn bò sữa cả nước lên 107 ngàn con, Vinamilk không sợ cạnh tranh vì đã có sựchuẩn bị từ lâu Định hướng chiến lược hội nhập của Vinamilk là hợp tác với những Tậpđoàn lớn của thế giới trên nguyên tắc cùng có lợi để cùng khai thác thị trường và thươnghiệu Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk khẳng định và tự tin nàyhoàn toàn có cơ sở, khi hành lang hội nhập của Vinamilk là một thương hiệu mạnh, côngnghệ thiết bị hiện đại đạt trình độ thế giới, đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, gắn với chiến
lược phát huy nội lực, là việc phủ các nhà máy và thực hiện “cuộc cách mạng trắng” hình
Trang 26thành các vùng nguyên liệu trên toàn quốc Từ chỗ chỉ có 03 nhà máy ở phía Nam năm
2006, Vinamilk đã có 09 nhà máy hiện đại cả Bắc - Trung - Nam Mạng lưới đại lý phân phối sản phẩm đến những vùng xa xôi nhất với chính sách một giá Công ty cũng chấp
nhận giảm lợi nhuận mỗi năm từ 15-20 tỉ đồng từ khâu chế biến để bù vào giá thu mua sữatươi cho nông dân Biến đối thủ thành đối tác là chiến lược mới nhất của Vinamilk để tiếp
tục vững vàng trước “cơn sóng thần hội nhập” Với nguyên tắc hai bên cùng có lợi,
Vinamilk sẽ hợp tác với các Tập đoàn quốc tế lớn trên lĩnh vực chế biến thực phẩm, tậndụng kinh nghiệm quản lý, marketing, công nghệ, khai thác thương hiệu, đa dạng hóa sảnphẩm và thị trường
2.4.2. Lợi thế cạnh tranh
Để đảm bảo yếu tố cạnh tranh về giá thành và chất lượng sản phẩm, Vinamilk tậptrung phát triển vùng nguyên liệu trong nước bằng nhiều phương thức hỗ trợ khác nhaunhư: tổ chức đưa ra các sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tốt nhất, Vinamilk đãxây dựng kế hoạch sản xuất gắn liền với thị trường tiêu thụ, kiểm soát chăt chẽ chất lượngsản phẩm, sản xuất sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng
Cạnh tranh không phải như thoạt nhìn là “các trận đấu nhau giữa các doanh nghiệp và các sản phẩm dịch vụ, mà chính đó là cuộc đua giữa năng lực và các tay nghề” Doanh nghiệp
thực chất chính là nơi tập hợp một số năng lực và tay nghề ở một trình độ nào đó trong cácchuyên môn nào đó hướng tầm nhìn đúng vào trọng tâm của vấn đề của doanh nghiệp thì
sẽ nhìn thấy nền tảng của chiến lược phát triển
SVTH: Ngô Văn Tương – Võ Quyết Thắng – Lê Hoàng Phong – Nguyễn Thị Bân Trang 26
Lợi thế cạnh tranh:
Chi phí thấp
Hiệu quả
vượt trội
Chất lượng vượt trội
Sự đáp ứng vượt trội
Cải tiến vượt trội
Trang 272.5 MỤC TIÊU ĐẦU TƯ DỰ ÁN
Dự án khi được đầu tư sẽ mang lại một nguồn lợi nhuận lớn cho chủ đầu tư, đồng thờicũng góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước của tỉnh Thanh Hóa nói riêng vàViệt Nam nói chung Dự án còn cung cấp cho thị trường một năng lực mới với sản phẩmsữa tươi, sữa chua cao cấp đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và ngày càng cao của ngườitiêu dùng Và đây cũng sẽ là nền tảng quan trọng giúp Vinamilk cụ thể hóa mục tiêu đạtdoanh số 3 tỷ USD vào năm 2017, đưa Vinamilk trở thành một trong 50 công ty sữa lớnnhất thế giới Dự án góp phần đẩy mạnh chăn nuôi bò sữa trong nước thay thế nguồnnguyên liệu sữa ngoại nhập, gắn phát triển chăn nuôi với chế biến sữa, tạo nên sự phát triểnbền vững và hiệu quả cao, đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, tạo
ra ngành nghề mới và tăng thu nhập cho người nông dân, thực hiện CNH, HĐH nôngnghiệp, nông thôn và thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển
2.6 KẾT LUẬN CHUNG VỀ SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ.
Sau gần 30 năm đổi mới, nước ta đã thu được thành tựu đáng kích lệ trên nhiều lĩnhvực kinh tế, văn hóa, đời sống xã hội.Tốc độ tăng trưởng hàng năm của nước ta khoảng 7-8%, thu hút đầu tư nước ngoài không ngừng tăng lên, cơ sở hạ tầng khoa học kỹ thuật cóbước tiến rõ rệt Đời sống người dân tăng lên, nhu cầu dinh dưỡng của người dân cũng tăngcao
Trong thời gian gần đây, thị trường tiêu dùng sữa của nước ta đang phát triển cực thịnh,ngành công nghiệp chế biến sữa mặc dù có nhiều nỗ lực đầu tư, phát triển Tuy nhiên sốlượng các nhà máy chế biến sữa không nhiều, khối lượng sản phẩm sữa sản xuất trongnước còn hạn chế nên vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước Chính vì vậy nước
ta vẫn phải nhập sữa ngoại với giá thành rất cao Việc xây dựng nhà máy chế biến sữa sẽđáp ứng được phần nào nhu cầu của người tiêu dùng trong nước đồng thời hướng đến xuấtkhẩu Khi nhà máy đi vào hoạt động,không những góp phần giải quyết công ăn việc làm
mà còn tăng thu nhập cho người lao động, mang lại nguồn lợi nhuận to lớn cho nhà đầu tư
Vì vậy, việc xây dựng nhà máy chế biến sữa là giải pháp tích cực hiện nay, rất cần thiết đểđầu tư
Trang 28CHƯƠNG 3 CÔNG NGHỆ - KỸ THUẬT TRONG DỰ ÁN
3.1 SẢN PHẨM VÀ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN
3.1.1 Sản phẩm của dự án.
Sữa được đóng hộp 180ml Sữa tươi ở dạng lỏng, hơi nhớt có màu trắng đục hay vàngnhạt, có mùi thơm đặc trưng, vị hơi ngọt Tỷ trọng của sữa biến thiên từ 1.028 – 1.038(g/l) pH biến thiên từ 6.5 - 6.8 Độ acid từ 0.14 – 0.18% acid lactic Độ nhớt của sữa :
2.0cP tại 20oC
Sữa được sản xuất từ sữa bò tươi nguyên chất, giàu canxi và khoáng chất, được xử lý bằng công nghệ tiệt trùng UHT hiện đại trong thời gian ngắn nên sản phẩm được bảo toàn tất cả các vitamin & khoáng chất, hàm lượng canxi trong sữa với tỷ lệ D/Ca tối ưu, được bổ sung DHA giúp trẻ phát triển cao lớn, khỏe mạnh, nhanh nhẹn và thông minh
Trang 293.2 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÀ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ.
3.2.1 Công nghệ sản xuất
Công nghệ tiệt trùng và công nghệ thanh trùng là 2 công nghệ chế biến sữa phổ biếnnhất hiện nay Điểm chung cơ bản của các sản phẩm áp dụng công nghệ này là hoàn toànkhông có chất bảo quản
Với công nghệ tiệt trùng, sữa được xử lý ở nhiệt độ khoảng 140 độ C trong 4 giây.Việc xử lý ở nhiệt độ cao và trong thời gian rất ngắn như vậy đã diệt hết các vi khuẩn màkhông ảnh hưởng đến chất lượng của sữa Ngoài ra, sữa được chế biến và đóng gói trên dâychuyền khép kín trong điều kiện hoàn toàn vô trùng và được bảo vệ trong bao bì nhiều lớp
để tránh các tác nhân gây hại của môi trường bên ngoài Do đó, sữa vẫn có thể được sửdụng tốt đến 6 - 9 tháng mà hoàn toàn không cần đến chất bảo quản
Ở công nghệ thanh trùng, sữa được xử lý ở nhiệt độ khoảng 90 độ C trong 30s rồiđược làm lạnh đột ngột ở 4 độ C, một số nhà sản xuất lớn còn sử dụng thêm công nghệ lytâm tách khuẩn và cũng hoàn toàn không sử dụng chất bảo quản Tuy nhiên, để đảm bảochất lượng, sữa thanh trùng luôn phải được bảo quản trong một điều kiện hết sức nghiêmngặt, ở 4-6 độ C và hạn sử dụng trong vòng 10 -15 ngày
3.2.2 Quy trình công nghệ
Sơ đồ quy tình công nghệ sản xuất sữa tươi tiệt trùng có đường.
Trang 30SVTH: Ngô Văn Tương – Võ Quyết Thắng – Lê Hoàng Phong – Nguyễn Thị Bân Trang 30
Sữa tươi xe bồn Tiếp nhận nguyên liệu
Trữ lạnh (3-4 0 C), Khuấy
Phối trộn Đường RE
Thùng caton
Tiệt trùng giấy
H2O2 32-38%, 70-75 0 C Giấy đóng hộp
Trang 313.3 QUY MÔ CÔNG SUẤT DỰ ÁN
3.3.1 Cơ sở quyết định quy mô công suất
Căn cứ vào khả năng tài chính của chủ đầu tư cũng như khả năng cung cấp nguyênliệu tại đại phương Dự án xây dựng nhà máy sản xuất sữa tươi tại Thanh Hóa được thiết kếvới công suất 90 triệu lít sữa tươi/ năm, công suất đóng gói 60 triệu lít sữa tươi/ năm Việcxây dựng nhà máy chế biến sữa tại Thanh hóa là bước đi phù hợp với sự phát triển củavùng nguyên liệu bò sữa tại Thanh Hóa cũng như cơ cấu sản phẩm sản xuất phục vụ ngườitiêu dùng của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và trên địa bàn cả nước nói chung
Dự án đầu tư Nhà máy Sữa tại Thanh Hóa là việc làm hết sức quan trọng trong việcphát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đây sẽ là tiền đề cho việc phấn đấu hoàn thành mục tiêuđến năm 2020, Thanh Hóa sẽ có tổng đàn bò sữa trên 26.000 con, là yếu tố quyết định sựthành công của chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa của tỉnh
3.3.2 Công suất máy móc của thiết bị
Công suất thiết kế : là công suất mà máy móc thiết bị có thể thực hiện được trong điềukiện sản xuất bình thường, không bị gián đoạn bởi những lý do không dự tính được Vớicông suất thiết kế của 90 triệu lít/ năm, 1h công ty sản xuất khoảng 15 000 l nên yêu cầucác máy móc thiết bị phải đáp ứng công suất tối thiểu là 15 000l/h Công ty lựa chọn máymóc từ nhà cung cấp Tetra Pak (Thủy Điển) Cùng với các sản phẩm bao bì, các hệ thốngchế biến và đóng gói Tetra Pak cũng rất được các nhà sản xuất tin tưởng và ưa chuộng nhờvận hành đơn giản, tiết giảm chi phí thiết bị, kinh tế trong việc phân phối… Bằng chứng là
Trang 32hệ thống máy đóng gói của Tetra Pak có nhiều loại có công suất đến hàng ngàn hộp/giờ và
có thể tăng năng suất khi nhu cầu tăng
Danh mục các máy móc thiết bị và công suất như sau:
a) Xe bồn
Là thiết bị dùng để chứa nguyên liệu sữa tươi cho quá trình chế biến Công suất nhà máy
15000 lít/h nên chọn 2 xe bồn để luôn phiên nhau 1 xe lấy sữa một xe chở sữa về Dungtích: 18000 lít
b) Hệ thống tiếp nhận sữa MRU
Cụm thiết bị bào gồm: bồn khử khí, bơm, bộ lọc, đồng hồ đo lưu lượng
Công suất: 16000 lít/h
Công dụng: để tiếp nhận, đo lường lượng sữa được giao từ các xe bồn
Nguyên lý vận hành: Hệ thống được điều khiển tự động nhờ bộ điều khiển, hệ thống đượclắp đặt trên cùng một mặt phẳng với nơi các xe bồn đến giao sữa, tạo ra một đầu hút dươngtrước bộ khử khí, sữa đi vào bộ khử khí nhờ trọng lực Không khí được loại trừ một cáchhữu hiệu nhờ chân không và kết quả là đo lường được chính xác và chất lượng sữa đượccải thiện Việc vận hành của bơm chân không, bộ xả khí và lưu lượng của sữa được điềukhiển theo mức trong bộ khử khí
c) Thiết bị làm lạnh sau tiếp nhận
SVTH: Ngô Văn Tương – Võ Quyết Thắng – Lê Hoàng Phong – Nguyễn Thị Bân Trang 32
Trang 33Công suất: 16000 lít/h.
Công dụng: Làm lạnh sữa nguyên liệu đầu vào từ 12oC xuống 4oC
Nguyên lý hoạt động: thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm khối lượng sữa chuyển vào thiết bịlàm lạnh lần lọc là 6 lần
d) Bồn tạm chứa
Dung tích: 18000 lít
Công dụng: Bồn tạm chứa có dạng hình trụ đứng, đáy hình chòm cầu, vô thùng được làmbằng thép không gỉ, bên trong thùng có gắn các tấm kim loại có tác dụng là khuấy đảo.phía trên thùng là động cơ được gắn với cánh khuấy nằm ở sát đáy
e) Bồn cân bằng cho thiết bị ly tâm
Dung tích: 18000 lít
Công dụng: Đây là bồn chứa sữa từ thiết bị gia nhiệt trước ly tâm sang thiết bị ly tâm.f) Thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm Tetra plex
Công suất: 16000 lít/h
Công dụng: Gia nhiệt cho sữa tươi dùng trong chế biến bằng hơi nước
Quá trình trao đổi nhiệt và làm lạnh là những quá trình cơ bản trong chế biến sữa Quátrình này diễn ra trong các bộ trao đổi nhiệt dạng tấm hoặc ống Hệ thống trao đổi nhiệt củaTetra Pak có hiệu quả gia nhiệt cao với mức tiêu thụ năng lượng thấp Tetra plex là thiết bịtrao đổi nhiệt dạng tấm tiết kiệm năng lượng, đáng tin cậy, đảm bảo chế biến liên tục
và kinh tế
g) Thiết bị ly tâm
Thiết bị ly tâm sữa Tetra Centri@ AirTight đảm bảo quá trình tách sữa gầy đạt công suấtcao và hiệu quả
Trang 34Xử lý sản phẩm nhẹ nhàng mang đến hiệu quả tách tốt hơn, giảm tiêu thụ điện năng Cácthiết bị ly tâm giúp chất lượng sản phẩm đồng nhất do ngăn không cho không khí lọt vào,gây hỏng sản phẩm.
Cốt lõi của công nghệ Tetra Centri@ AirTight là một trống ly tâm được lấp đầy hoàn toàn,loại bỏ khí trong sữa Thiết kế đường vào và ra tiên tiến, đảm bảo tác động ít nhất tới sảnphẩm trong suốt quá trình ly tâm
Công suất: 16000 lít/h
Công dụng: Làm sạch sữa, phân tách sữa lạnh, phân tách sữa nóng, loại bỏ vi khuẩn…
h) Bồn cân trung gian và bồn chứa Cream
Dung tích: 18000 lít/ h
Công dụng: Đây là bồn chứa chuyền sữa từ thiết bị ly tâm sang thiết bị gia nhiệt
i) Thiết bị gia nhiệt
Công suất: 16000 lít/h
j) Thiết bị bài khí
Công suất : 1600 lít/h
Công dụng: Bài khí, khử mùi, làm bay hơi và làm lạnh nhanh các sản phẩm lỏng
Quá trình ngưng tụ bên trong bồn diễn ra tại 3 hoặc 6m2 bề mặt làm mát
Trang 35m) Bồn chứa sau thanh trùng.
Trang 36Tetra Alfast là thiết bị trộn có hiệu năng cao, được thiết kế nhằm tiêu chuẩn hóa tự độnghàm lượng chất béo, chất khô không mỡ (SNF), chất khô, đạm và bơ tại những công đoạncuối của quá trình sản xuất.
Tetra Alfast có khả năng trộn nhiều thành phần nguyên liệu như: sữa, sữa gầy, sữa gầy
cô đặc, kem, kem whey thông thường và cô đặc, dầu thực vật, dịch sô-cô-la, dịch lọc trongsản xuất pho-mát và các loại dung dịch khác
p) Bồn trộn
Dung tích: 18000 lít/h
Công dụng: Bồn trộn có dạng hình trụ đứng, đáy hình chòm cầu, vỏ thùng được làm bằngthéo không gỉ, bên trong thùng có gắn các tấm kim loại có tác dụng là khuấy đảo, phía trênthùng là động cơ được gắn với cánh khuấy ở sát đáy
q) Bồn chứa sau trộn
Dung tích: 18000 lít/h
Công dụng: bồn chứa sau trộn có dạng hình trụ đứng, đáy hình chòm cầu, vỏ và thùngđược làm bằng thép không gỉ, bên trong thùng có gắn các tấm kim loại có tác dụng làkhuấy đảo, phía trên thùng là động cơ được gắn với cánh khuấy nằm ở sát đáy
r) Hệ thống làm lạnh sau trộn
Công suất: 16000 lít/h
Công dụng: trao đổi nhiệt dạng tấm
s) Thiết bị lọc bơm sang thiết bị UHT
SVTH: Ngô Văn Tương – Võ Quyết Thắng – Lê Hoàng Phong – Nguyễn Thị Bân Trang 36
Trang 37Tetra Alcross@ Bactocatch và Tetra Alcross M là thiết bị lọc vi sinh vật giúp loại bỏ vikhuẩn và bào tử Bộ vi lọc gốm với thiết kế đặc biệt loại bỏ hơn 99,9% vi khuẩn và bào tử
từ thực phẩm Hệ thống tự động hoàn toàn và có thể được sử dụng như một thiết bị độc lập
để sản xuất sữa thanh trùng Thiết kế kiểu mô-đun cho phép mở rộng dễ dàng
Công suất: 1600 lít/h
Công dụng: Quá trình lọc sữa ảnh hưởng tích cực tới độ tinh khiết của thành phẩm và thờihạn bảo quản sữa Sản phẩm sữa có độ tinh khiết cao sẽ có giá trị thương phẩm cao hơncũng như có hạn dùng dài
v) Bồn chứa sau UHT
Dung tích: 18000 lít/h
Trang 38Công dụng: Bồn chứa sau trộn có dạng hình trụ đứng, đáy hình chòm cầu, vô thùng đượclàm bằng thép không gỉ, bên trong thùng có gắn các tấm kim loại có tác dụng là khuấy đảo,phía trên thùng là động cơ được gắn với cánh khuấy nằm ở sát đáy.
Bồn vô trùng Tetra Alsafe là giải pháp lý tưởng để trữ thực phẩm dạng lỏng có độ axit thấptrong điều kiện vô trùng Bồn vô trùng Tetra Alsafe LA được tiệt trùng bằng hơi nước ởnhiệt độ tối thiểu là 125oC trong 30 phút, sau đó được làm lạnh bằng tuần hoàn nước thôngqua lớp vỏ làm mát Không khí vô trùng được đưa vào bồn chứa để ngăn chặn việc tạo rachân không trong quá trình làm mát
Đặc điểm:
Lưu trữ sản phẩm trong điều kiện vô trùng
Thiết kế vệ sinh cao và chống tạo chân không
Thiết kế dạng khối
w) Máy chiết rót
Công suất: 89000 hộp/h
x) Hệ thống hoàn thiện sản phẩm
Công suất: 16000 lít/h
Bao gồm có các thiết bị: bao gói, màng co, gắn ống hút, đóng thùng
Bảng thống kê máy móc thiết bị.
SVTH: Ngô Văn Tương – Võ Quyết Thắng – Lê Hoàng Phong – Nguyễn Thị Bân Trang 38
Trang 393 Thiết bị làm lạnh sau tiếp nhận 16000 lít/h 1
5 Bồn cân bằng cho máy ly tâm 18000 lít 1
6 Thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm 16000 lít/h 1
19 Thiết bị lọc khi bơm sang UHT 16000 lít/h 1
vi tính hóa, các chương trình đào tạo về chuyên môn tiếp thị
3.3.3. Công suất thiết kế, thực tế của dự án.
Công suất thiết kế
Trang 40Công suất thiết kế là công suất mà dự án có thể thực hiện được trong điều kiện sản xuất bình thường.
Các điều kiện sản xuất bình thường được kể đến là:
Máy móc thiết bị hoạt động theo đúng quy trình cong nghệ không bị gián đoạn
vì những lý do không được dự tính trước như bị hư hỏng đột xuất, cúp điện …
Các đầu vào được đảm bảo đầy đủ
Trong dự án này công suất thiết kế của nhà máy khoảng 60 triệu lít sữa tiệt trùng mỗi năm
Công suất thực tế
Công suất thiết kế đã mang tính thực tế hơn công suất lý thuyết nhưng vẫn khó đạt được
vì trong thực tế sản xuất khó đảm bảo được các điều kiện sản xuất bình thường mà hay xảy
ra các trục trặc ký thuật, tổ chức, cung cấp đầu vào…Do đó, chúng ta có thể ước tính côngsuất thực tế cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp như sau
Năm 1: 30 triệu lít/năm (50% công suất thiết kế)
Năm 2: 45 triệu lít/năm (75% công suất thiết kế)
Từ năm 3: 54 triệu lít/năm (90% công suất thiết kế)
3.4 NGUYÊN VẬT LIỆU CUNG CẤP CHO DỰ ÁN
3.4.1 Phân loại – Đặc tính – Chất lượng nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu chính: sữa tươi nguyên liệu được thu nhận từ các trang trại bò sữa Sữa có trạng thái đồng nhất, không tách bơ, không có tạp nhất, màu vàng kem nhạt, mùi đặc trưng, không có mùi lạ.
Thành phần sữa thành phẩm (theo công ty)
SVTH: Ngô Văn Tương – Võ Quyết Thắng – Lê Hoàng Phong – Nguyễn Thị Bân Trang 40