CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ VẬN HÀNH DỰ ÁN

Một phần của tài liệu đề tài lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy xi măng (Trang 59 - 62)

Theo nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 các hình thức quản lý dự án bao gồm: + Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án

+ Chủ nhiệm điều hành dự án + Chìa khóa trao tay

+ Tự thực hiện dự án.

- Theo hình thức này chủ đầu tư phải có bộ máy quản lý dự án có đủ năng lực chuyên môn phù hợp. Chủ đầu tư được sử dụng bộ máy có đủ năng lực chun mơn của mình đã có để thực hiện hoặc thành lập Ban quản lý dự án.

- Chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án phải đăng ký hoạt động tại các cơ quan có thẩm quyền.

- Trách nhiệm của chủ đầu tư trong hình thức này (Theo quy định tại điều 14 của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng 52/CP), thì chủ đầu tư có trách nhiệm như sau:

+ Tổ chúc lập dự án đầu tư, xác định rõ nguồn vốn đầu tư, thực hiện các thủ tục về dầu tư và trình độ có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định .

+ Tổ chức thực dự án đầu tư bao gồm: Tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu, kí kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng đã kí kết với nhà thầu theo quy định của pháp luật.

+ Các dự án đầu tư sử dụng một hoặc nhiều nguồn vốn đầu tư khác nhau thì chủ đầu tư có trách nhiệm tồn diện, liên tục về quản lý sử dụng các nguồn vốn đầu tư và đưa dự án vào khai thác sử dụng, thu hồi và hoàn trả vốn đầu tư.

+ Trả nợ vốn vay đúng thời hạn và thực hiện các điều kiện đã cam kết khi huy động vốn.

* Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án

- Theo hình thức này chủ đầu tư khơng đủ điều kiện trực tiếp quản lý thực hiện dự án thì phải th tổ chức chun mơn hoặc giao cho Ban quản lý chuyên ngành làm nhiệm vụ điều hành dự án; chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt tổ chức điều hành dự án.

- Chủ nhiệm điều hành dự án là một pháp nhân có năng lực và có đăng kí về tư vấn đầu tư và xây dựng.

- Chủ nhiệm điều hành dự án có trách nhiệm:

+ Trực tiếp kí kết hợp đồng và thanh toán hợp đồng (trường hợp được chủ đầu tư giao) hoặc giao dịch để chủ đầu tư kí kết hợp đồng và thanh toán hợp đồng với các tổ chức

khảo sát, thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị, xây lắp và thanh toán hợp đồng với các nhà thầu trên cơ sở xác nhận của chủ nhiệm điều hành dự án.

+ Chịu trách nhiệm thay mặt chủ đầu tư giám sát, quản lý tồn bộ q trình thực hiện dự án.

+Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật trong việc quản lý dự án từ quá trình thực hiện đầu tư đến khi kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng và các vấn đề liên quan khác được ghi trong hợp đồng .

* Hình thức chìa khóa trao tay

- Hình thức chìa khóa trao tay được áp dụng khi chủ đầu tư được phép tổ chức đấu thầu để chọn nhà thầu thực hiện tổng thầu toàn bộ dự án từ khảo sát đến thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị xây lắp cho đến khi bàn giao cơng trình, đưa dự án vào khai thác, sử dụng.

- Trong thực hiện dự án có thể giao thầu lại việc khảo sát, thiết kế hoặc một phần khối lượng công tác xây lắp cho các nhà thầu phụ.

- Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn tại quy định điều 10 (quản lý các dự án sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước) và điều 11 (quản lý dự án đầu tư sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước), khi áp dụng hình thức chìa kháo trao tay chỉ thực hiện đối với các dự án nhóm C, các trường hợp khác phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

- Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu và nhận bàn giao khi dự án đưa vào sử dụng.

* Hình thức tự thực hiện dự án

- Chủ đầu tư có đủ năng lực hoạt động sản xuất, xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự án thì được áp dụng hình thức tự thực hiện dự án

- Hình thức tự thực hiện dự án chỉ được áp dụng đối vớicác dự án sử dụng vốn hợp pháp của chính chủ đầu tư.

- Khi thực hiện hình thức tự thực hiện dự án (tự sản xuất, tự xây dựng) chủ đầu tư phải tổ chức giám sát chặt chẽ việc sản xuất, xây dựng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, chất lượng cơng trình xây dựng.

Nhận xét: Căn cứ vào những ưu nhược điểm của các hình thức quản lý thực hiện dự

án lựa chọn hình thức quản lý dự án phù hợp là:Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án. Các công việc bao gồm :

- Chỉ định thầu tư vấn thiết kế xây dựng. - Chỉ định thầu khoan khảo sát địa chất .

- Chỉ định thầu tư vấn thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi cơng và lập tổng dự tốn. -Đấu thầu thi công xây lắp và đấu thầu mua sắm thiết bị theo hướng dẫn của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 và quy chế đấu thầu ban hành kèm theo nghị định số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005.

Một phần của tài liệu đề tài lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy xi măng (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w