0
Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Chỉ số lợi nhuận ròng

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG (Trang 90 -90 )

6.5. CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN

6.5.2.2. Chỉ số lợi nhuận ròng

Chỉ số lợi nhuận ròng = Năm 1: = 0.105 (10.5%) Năm 2: = 0.118(11.8%) Năm 3: = 0.123 (12.3%) Năm 4: = 0.125 (12.5%) Năm 5 : = 0.124 (12.4%)

Đánh giá:

- Chỉ số này > 0, vậy được chấp nhận.

- Chỉ số lợi nhuận ròng cho biết được khi triển khai dự án này thì cơng ty có khoảng 12.5 đồng lợi nhuận (trước lãi và thuế ) từ 100 đồng thu nhập và qua đó cho thấy hiệu quả trong việc quản lý các chi phí hoạt động (chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp) của công ty để thực hiện dự án là khá.

Các thông số trên cũng phản ánh được sự hiệu quả trong điều hành hoạt động dự án trong các năm thực hiện, nếu đem so sánh với chỉ số Lợi nhuận gộp thì chi phí cho bán hàng nói chung chiếm 5.5% doanh thu, cần phải xem xét giảm tỷ lệ chi phí này xuống để tăng lợi nhuận cho dự án.

6.5.2.3. Tỷ suất tự tài trợ Tài sản cố định

6.5.2.4. Tỷ suất doanh lợi doanh thu

Năm 1: = 0.038

Năm 2: = 0.061

Năm 4: = 0.072

Năm 5: = 0.076

Đánh giá:

− Hệ số này của dự án tương đối thấp, trung bình khoảng 0.063 (6.3%) cho biết dù khi hoạt động, dự án mang lại doanh thu cao, tuy nhiên lợi nhuận lại thấp, điều này cần phải xem xét giảm thiểu các khoản chi phí không cần thiết.

− Qua nhiều năm hoạt động thì chỉ số này tăng dần lên, khẳng định được dự án dần ổn định được sản xuất và các chi phí về lãi vay và khấu hao khơng cịn là gánh nặng nữa.

6.5.2.5. Tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE)

− Năm 1: = 2.985

− Năm 2: = 7.184

− Năm 3: = 9.772

− Năm 4: = 10.748

− Năm 5: = 11.833

Đánh giá:

− Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu khá cao, trung bình 8.5 cho thấy hiệu quả tốt trong sử dụng vốn tự có, cứ trung bình sử dụng 1 đồng vốn chủ thì thu được 8.5 đồng lợi nhuận.

Việc chỉ sử dụng 30% vốn chủ cho dự án của công ty Vinamilk là hợp lý khi giá trị nó mang lại tương đối lớn.

6.5.2.6. Tỷ suất doanh lợi của tài sản (ROA)

− Năm 1: = 0.059 − Năm 2: = 0.141 − Năm 3: = 0.192 − Năm 4: = 0.211 − Năm 5: = 0.232 Đánh giá:

− Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản ở mức trung bình, trung bình 0.167 và tăng dần trong thời gian hoạt động của dự án.

− Mức 16,7% vẫn còn thấp so với tỷ suất sinh lợi 25% của công ty Vinamilk và 18% của dự án này. Nếu các năm sau tỷ suất này vẫn tăng đều với tỷ lệ như trên thì dự án sẽ vượt mức mong muốn, vậy dự án có sức sinh lời tương đối.

6.5.2.7. Thời gian hịa vốn

• Thời gian hịa vốn khơng chiết khấu

 Vậy khi không tính chiết khấu thì thời gian hịa vốn của dự án là 3 năm 5 tháng. Thời gian này được xem là hợp lý đối với một dự án đầu tư nhà máy sữa.

• Thời gian hịa vốn có chiết khấu

Vậy khi tính chiết khấu thì thời gian hịa vốn của dự án là 5 năm 4 tháng 10 ngày. So với khơng có chiết khấu thì khi tính theo phương pháp này thời gian hòa vốn của dự án dài hơn 1 năm 9 tháng

6.5.2.8. Giá trị hiện tại thuần NPV

Giá trị hiện tại ròng NPV là tổng hiện giá ngân lưu ròng của dự án với tỷ suất chiết khấu là 18 %.

NPV = 281 848 422 (1000 VND) Đánh giá:

- Từ khi đầu tư dự án, sau 30 năm hoạt động và khai thác với suất chiết khấu 18% thì NPV khoảng 282 tỷ VND. - Vậy với NPV > 0: Dự án được chấp nhận, tức dự án có lời.

6.5.2.9. Suất lợi nhuận nội tại IRR

Tỷ suất sinh lợi nội tại IRR là tỷ suất chiết khấu làm cho giá trị hiện tại ròng NPV của dự án bằng 0 (NPV=0). Từ dòng ngân quỹ ròng cft ta xác định được IRR = 31%

Đánh giá:

- IRR = 31%> 18%: Dự án được chấp nhận.

- Với mức tỷ suất sinh lợi nội tại như trên thì được xem là tương đối cao so với trung bình ngành. - 31% là lãi suất lớn nhất mà dự án có thể chịu đựng được khi vay vốn ngân hàng để đầu tư.

6.5.2.10. Tỷ số lợi ích – chi phí B/C

Chỉ số khả năng sinh lợi hay tỷ số lợi ích – chi phí (B/C) là tỷ số giữa tổng lợi ích đã chiết khấu (giá trị hiện tại ròng của dòng thu) và tổng chi phí đã chiết khấu (giá trị hiện tại ròng của dòng chi) với cùng một tỷ suất chiết khấu về cùng một thời điểm.

Công thức xác định B/C như sau

Giá trị B/C trung bình: 1.12 Phân tích:

- B/C>1: Chấp nhận dự án.

- Chỉ số khả năng sinh lợi của dự án ln ở mức trung bình là 1.12, mức trung bình.

- Điều này cho thấy rằng, trong tương lai khi quy mô phát triển dẫn đến chi phí lớn lên thì lợi ích cũng tăng lên, cứ chi phí tăng lên 1 đơn vị thì lợi ích tăng lên trung bình 1.12 đơn vị.

KẾT LUẬN:

Bảng tổng hợp các chỉ số tài chính

Vậy dự án được chấp nhận, nếu thực hiện thì dự án có khả thi về mặt hiệu quả tài chính.

6.6. RỦI RO TRONG DỰ ÁN

Một trong những chỉ tiêu để đánh giá tính khả thi và độ an toàn của một dự án người ta thường phân tích độ nhạy của dự án đó, có nghĩa là xem xét trong thực tế khi dự án đi vào hoạt động có các ảnh hưởng bất lợi đến tình hình hoạt động của nó mà khi lập dự án chưa tính đến như: Thời gian xây dựng có thể kéo dài, doanh thu dự kiến có thể giảm, chi phí đầu vào tăng,…Nếu gặp những vấn đề như vậy thì dự án có thể đảm bảo an tồn về tài chính hay khơng.

Ở đây, khi phân tích độ nhạy của dự án này, ta giả sử tổng mức đầu tư tăng 5%, giá bán dự kiến của dự án giảm là 5% , chi phí

ST Chỉ tiêu TC Năm Trung

bình Ghi chú 1 2 3 4 5 1 Chỉ số lợi nhuận gộp 0.179 0.177 0.177 0.178 0.176 0.177 Chấp nhận DA (>0) 2 Chỉ số lợi nhuận ròng 0.105 0.118 0.123 0.125 0.124 0.125 Chấp nhận DA (>0) 3 Tỷ suất tự tài trợ Tài sản cố định - - - - - 0.456 4 Tỷ suất doanh

lợi doanh thu 0.038 0.061 0.070 0.072 0.076 0.063

Chấp nhận DA 5 Tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) 2.985 7.184 9.772 10.748 11.833 8.50 Chấp nhận DA 6 Tỷ suất doanh lợi của tài sản

(ROA)

0.059 0.141 0.192 0.211 0.232 0.167 Chấp nhận DA (>0)

7 Giá trị hiện tại

ròng (NPV) - - - - - 341 262 772 000 Chấp nhận DA (>0) 8 Tỷ số lợi ích – chi phí (B/C) 1.05 1.09 1.10 1.11 1.11 1.48 Chấp nhận DA (>1) 9 Tỷ suất sinh lợi nội tại

(IRR)

- - - - - 0.31 Chấp nhận

tăng 5% , khi đó ta tính tốn lại các chỉ tiêu kinh tế tài chính. Từ đó ta có những phương pháp để chuẩn bị và phịng tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến dự án.

- Tăng tổng mức đầu tư.

 Khi tăng tổng mức đầu tư lên 5% so với tổng mức đầu tư ban đầu có bảng sau: Bảng dòng ngân quỹ: (từ năm 11-30 dòng ngân quỹ đều bằng nhau).

 NPV = 260.925.914. (1000 đồng) IRR = 29%

- Giảm giá bán.

 Khi giá bán giảm 5% ở mức giá ban đầu.

Bảng dự trù lãi lỗ:

Bảng dòng ngân quỹ:

 NPV = 72.687.341 (1000 đồng) IRR =22%

- Khi chi phí tăng ở mức 5% so với chi phí hoạt động bình thường, ta có bảng sau: Bảng dự trù lãi lỗ:

Bảng dòng ngân quỹ:

 NPV = 92.395.817 (1000 đồng) IRR = 22%

Qua các kết quả tính tốn trên có thể đưa ra bảng tổng hợp và những nhận xét sau:

Các yếu tố thay đổi IRR % thay đổi của IRR (∆IRR/IRR).

Giá bán giảm 5% 22 29.03

Chi phí biến đổi tăng 5% 22 29.03

Kết luận: Khi tăng tổng mức đầu tư, tăng chi phí biến đổi, giảm giá bán cùng 1 mức 5% thì NPV, IRR đều giảm với các mức khác

nhau.Dự án rất nhạy với sự thay đổi của các yếu tố đầu vào, đặc biệt là 2 chỉ tiêu giá bán và chi phí. Tuy nhiên, dựa vào sự thay đổi của các yếu tố trên, ta thấy khi các yếu tố khách quan biến động ở một mức cho phép (khơng q cao) thì dự án vẫn có tính khả thi.

CHƯƠNG 7

HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN

7.1. GIÁ TRỊ GIA TĂNG

7.1.1. Giá trị sản phẩm gia tăng do dự án tạo ra

Giá trị sản phẩm gia tăng vật chất thuần túy có thể xác định căn cứ vào doanh thu hàng năm (doanh thu do bán sản phẩm, doanh thu cho thuê mặt bằng nhà xưởng) và các chi phí đầu vào hàng năm (chi phí điện nước, nguyên vật liệu ...).

Xác định giá trị sản phẩm gia tăng theo công thức :

Ggt = DT – Cv Trong đó :

Ggt: Giá trị sản phẩm gia tăng thời kỳ tính toán, DT: Doanh thu thời kỳ tính toán Cv: Chi phí đầu vào vật chất thời kỳ tính tốn

XÁC ĐỊNH CHI PHÍ ĐẦU VÀO VẬT CHẤT

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ SẢN PHẨM GIA TĂNG

Giá trị sản phẩm gia tăng trung bình năm: 242 797 491 (nghìn đồng)

Kết luận : Giá trị sản phẩm gia tăng của dự án tạo ra cao, đóng góp của dự án vào tổng sản phẩm quốc dân cao.

7.1.2. Giá trị sản phẩm gia bình quân cho một đồng vốn đầu tư

Giá trị sản phẩm gia tăng bình quân tính cho một đồng vốn của dự án:

Hv = dt T V G = 426856608 242797491 = 0.569

GT : Giá trị sản phẩm gia tăng bình quân.

Vdt : Vốn đầu tư của dự án 426 856 608 (nghìn đồng).

Giá trị sản phẩm gia tăng bình quân tính cho một đồng vốn của dự án là 0.569 đồng, nghĩa là cứ một đồng vốn bỏ ra thì sinh ra 0.569 đồng giá trị sản phẩm gia tăng.

7.2. VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP

Dự án đã giải quyết việc làm cho 384 lao động với tổng thu nhập hằng năm 27.325.632.000 Thu nhập bình quân hằng năm theo đầu người (tính cho năm 2015):

TNbq năm = 27.325.632.000/384=71160500 đồng/năm/1 người

Thu nhập bình quân hàng tháng (tính trên đầu người làm việc trong dự án) là TNbq tháng = 71160500/12=5930041.667 VND/người/tháng.

7.3. ĐÓNG GĨP NGÂN SÁCH

Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả kinh tế xã hội càng cao. Các khoản nộp Ngân sách chủ yếu là thuế:

Thuế TNDN = Thu nhập trước thuế x Thuế suất (25%) Thuế TNDN = (Doanh thu – chi phí) x 10%

BẢNG MỨC ĐÓNG GÓP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

7.4. CÁC LỢI ÍCH KHÁC

- Góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa.

- Gia tăng tỷ trọng phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa của khu vực và cả nước. - Tạo được công ăn việc làm cho hơn 300 lao động, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống. - Nâng cao dân trí và đào tạo tay nghề mới.

CHƯƠNG 8

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 8.1. KẾT LUẬN

Dự án xây dựng nhà máy chế biến sữa được triển khai và hoàn thành đưa vào hoạt động sẽ có ý nghĩa trong sự phát triển của vùng nguyên liệu bị sữa tại Thanh Hóa cũng như cơ cấu sản phẩm sản xuất phục vụ người tiêu dùng của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và trên địa bàn cả nước nói chung. Dự án có tính khả thi cao, khơng những đạt hiệu quả kinh tế tài chính cho Chủ đầu tư mà còn mang lại hiệu quả kinh tế xã hội, thơng qua giá trị đóng góp hàng năm vào ngân sách Nhà nước, giải quyết việc làm cho khoảng hơn 300 lao động tại địa phương. Bên cạnh đó, dự án cịn thể hiện chủ trương đúng đắn, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh Thanh Hóa.

Qua những phân tích cho thấy dự án xây dựng nhà máy chế biến sữa tươi là dự án có quy mơ tương đối lớn, tính khả thi cao và mang lại nhiều hiệu quả.

8.2. KIẾN NGHỊ

Để tạo điều kiện thuận lợi cho dự án sớm thực hiện, kính đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa các cơ quan, ban ngành các cấp quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho dự án trên các mặt sau:

− Xem xét phê duyệt dự án, hỗ trợ xúc tiến các thủ tục pháp lý và các giải pháp tích cực để cơng trình tiến hành thuận lợi theo các thủ tục hiện hành..Trong quá trình thực hiện dự án, đề nghị Nhà nước cho phép dự án được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư hiện hành về mua đất, thuế và các dịch vụ xã hội khác.

Do quy mô vốn đầu tư dự án tương đối lớn nên kính mong các đơn vị tín dụng tạo điều kiện thuận lợi khi giải ngân vốn, đúng thời điểm mà các bên đã ký kết. Về phía chính quyền địa phương, ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho thuê, tuyển dụng lao động. Đảm bảo an ninh trong quá trình thực hiện cũng như suốt thời gian vận hành dự án. Về phía doanh nghiệp tương lai có thể mở rộng sản xuất nhằm tăng sản lượng hằng năm cũng như đa dạng hóa sản phẩm. Đồng thời doanh nghiệp cũng nên cải thiện thiết bị để hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Trường Sơn, Đào Hữu Hịa, Giáo trình Quản trị dự án đầu tư,Nhà xuất bản Thống Kê. [2] Từ Quang Phương, Giáo trình Quản lý dự án, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

[3] Nguyễn Thị Thu Thủy, Bài giảng tài chính doanh nghiệp, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng. [4] Phạm Anh Đức, Giáo trình Kinh tế đầu tư và quản trị dự án, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng. [5] Nguyễn Thanh Liêm, Quản trị tài chính, Nhà xuất bản Thống kê.

[6] Các trang web tham khảo:

Công ty cổ phần sữa Vinamilk: http://www.vinamilk.com.vn/ Tổng cục thống kê : www.gso.gov.vn/.

Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa: www.ctk. thanhhoa .gov.vn/

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG (Trang 90 -90 )

×