-15% -368,440,045 11% -10% 122,689,717 14% -5% 613,819,478 16% 0% 1,126,492,336 18% 5% 1,596,079,001 20% 10% 2,087,208,743 22% 15% 2,578,338,524 24%
6.4.2 NPV và IRR khi chi phí nguyên vật liệu thay đổi
Với mức biến động giá cả như hiện nay, các yếu tố luôn có sự biến đổi khá lớn. Vì vậy khi phân tích độ nhạy ta không thể bỏ qua yếu tố chi phí. Khi chi phí tăng 25% thì dự án không còn hiệu quả nữa. Lúc này NPV = -219,708,607< 0 và suất sinh lợi nội bộ IRR còn lại 12%.
Bảng 6.11 NPV và IRR khi chi phí nguyên vật liệu thay đổi
% Thay đổi NPV IRR
-25% 2,429,607,086 24% -20% 2,164,675,517 23% -15% 1,899,743,948 21% -10% 1,634,812,378 20% -5% 1,369,880,809 19% 0% 1,126,492,336 18% 5% 840,017,670 17% 10% 575,086,101 16% 15% 310,154,532 14% 20% 45,222,963 13% 25% -219,708,607 12%
CHƯƠNG 7
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN
7.1 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 7.1.1 Giá trị gia tăng thuần NVA
Giá trị gia tăng thuần hằng năm
- Cơ sở xác định:
Giá trị sản phẩm gia tăng vật chất thuần túy có thể xác định căn cứ vào doanh thu hàng năm (doanh thu do bán sản phẩm, doanh thu cho thuê mặt bằng nhà xưởng) và các chi phí đầu vào hàng năm (chi phí điện nước, nguyên vật liệu ...).
Xác định giá trị sản phẩm gia tăng theo công thức: Ggt = DT – Cv
Trong đó :
Ggt: Giá trị sản phẩm gia tăng thời kỳ tính toán DT: Doanh thu thời kỳ tính toán
Cv: Chi phí đầu vào vật chất thời kỳ tính toán
Gía trị sản phẩm gia tăng cả đời của dự án là 13,464,271,146,000 VNĐ
Gía trị sản phẩm gia tăng trung bình năm là 673,213,557,000 VNĐ
- Chi tiết tính toán xem tại PHỤ LỤC 7.1 và PHỤ LỤC 7.2 7.1.2 Giá trị gia tăng bình quân cho một đồng vốn đầu tư
Giá trị sản phẩm gia tăng bình quân tính cho một đồng vốn của dự án: Hv = dt T V G = 213 , 299 , 412 , 3 557 , 213 , 673 = 0,2 GT : Giá trị sản phẩm gia tăng bình quân.
Vdt : Vốn đầu tư của dự án 3,412,299,213,000 VNĐ
Giá trị sản phẩm gia tăng bình quân tính cho một đồng vốn của dự án là 0,2, nghĩa là cứ một đồng vốn bỏ ra thì sinh ra 0,2 đồng giá trị sản phẩm gia tăng.
7.2 MỘT SỐ TÁC ĐỘNG VỀ MẶT XÃ HỘI 7.2.1 Mức thu hút lao động vào làm việc
Dự án đã giải quyết việc làm cho 217 lao động với tổng thu nhập hằng năm
16,380,000,000 VNĐ. Thu nhập bình quân hằng năm theo đầu người 75,483,000 VNĐ 7.2.2 Đóng góp ngân sách
- Cơ sở xác định
Các khoản đóng góp của dự án cho ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thuế là thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả kinh tế xã hội càng cao.
Tài sản cố định do dự án đầu tư này tạo nên là một yếu tố đầu vào chủ chốt của quá trình sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp chủ đầu tư, nhưng giá trị của nó không phải là giá trị gia tăng của doanh nghiệp chủ đầu tư, nên không phải đóng thuế. Do đó, khoản thuế giá trị gia tăng trong thời gian xây dựng không tính vào tổng vốn đầu tư cho tài sản cố định phải khấu hao. Tuy nhiên, do chủ đầu tư đã phải trả khoản thuế VAT này cho các doanh nghiệp xây lắp nên nhà nước phải hoàn thuế VAT cho chủ đầu tư. Thuế VAT được hoàn trả chủ đầu tư bằng cách khấu trừ bớt thuế VAT đầu ra của dự án. Do đó, khoản thuế VAT mà chủ đầu tư phải nộp bằng khoản thuế VAT đầu ra trừ thuế VAT đầu vào. Khoản thuế VAT đầu vào gồm khoản thuế VAT chủ đầu tư đã nộp khi sử dụng điện, nước và khoản thuế VAT đã trả trong thời gian xây dựng tính bình quân cho các năm.
Dự án đóng góp cho ngân sách nhà nước là 3,698,837,770,000 VNĐ
Bình quân hàng năm đóng góp là 184,941,888,000 VNĐ
Mức đóng góp ngân sách trên 1 đồng vốn
Tổng đóng góp ngân sách / tổng nguồn vốn = 0.054
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Dự án nhà máy sản xuất gạch không nung không những mang lại hiệu quả kinh tế cho Công ty CP xi măng Mỹ Đức chúng tôi mà đây còn là dự án nằm trong chiến lược chính sách phát triển ngành vật liệu xây dựng của đất nước, đồng thời góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người công nhân trong nhà máy.
Riêng về mặt tài chính được đánh giá rất khả thi thông qua kế hoạch vay vốn sử dụng vốn, chi phí đầu tư, chi phí hoạt động và nguồn doanh thu có căn cứ dựa vào phân tích điều kiện kinh tế tình hình thị trường trong nước.
Thị trường đang có nhu cầu lớn về vật liệu xây dựng trong đó có xi măng, do đó việc ra đời của dự án rất phù hợp với tình hình chung của xã hội.
Dự án nhà máy xi măng Mỹ Đức được đầu tư là một dự án có tính khả thi rất cao đem lại hiệu quả kinh tế xã hội thiết thực, góp phần và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước.
II. KIẾN NGHỊ
Để khẩn trương tiến hành các bước chuẩn bị đầu tư và xây dựng, khi dự án được thẩm định và phê duyệt, Công ty và Ban Quản lý dự án tiến hành các bước triển khai thực hiện dự án như: phân chia các gói thầu về xây lắp, thiết bị. Lựa chọn tư vấn lập hồ mời thầu, xét thầu ….. để công trình được triển khai đảm bảo tiến độ của dự án đã đề ra tại chương VI.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Từ Quang Phương, “Giáo trình Quản lý dự án”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
[2] Nguyễn Thị Thu Thủy, (2013), “Bài giảng tài chính doanh nghiệp”, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng.
[2] Đinh Thế Hiển (2006). “Lập – Thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư”. Nhà xuất bản Thống kê.
[4] Các trang web tham khảo:
Tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn
Hiệp hội xi măng Việt Nam: www.citinews.net