được việc làm trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm phát triển kinh tế địa phương.
- Di tích lịch sử
Vị trí xây dựng nhà máy không có các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, không nằm trong vùng quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh.
- Môi trường
Khi xây dựng nhà máy các yếu tố ô nhiễm môi trường sẽ ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Tuy nhiên hướng giớ chủ đạo là hướng Đông Bắc và Đông Nam nên yếu tố ảnh hưởng môi trường là không đáng kể.
CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ TỔ CHỨC MẶT BẰNG SẢN XUẤT
4.1 LẬP PHƯƠNG ÁN MẶT BẰNG TỔNG THỂ
Căn cứ vào mô đun nhà công nghiệp, quy định về bố trí tổng mặt bằng nhà máy công nghiệp. Tổng mặt bằng nhà máy phải đáp ứng yêu cầu về cảnh quan, lối đi lại trong nội bộ nhà máy và phòng chống cháy nổ, yêu cầu về dự trữ phát triển.
4.1.1 Giới thiệu tình hình địa điểm xây dựng
Vị trí dự kiến xây dựng Nhà máy tại Đồi đất Văn Phú , xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Vị trí cụ thể:
- Phía Tây các quốc lô 21A khoảng 2 km.
- Phía Bắc giáp ranh giới tỉnh Hòa Bình.
- Phía Nam giáp đường nhánh nối từ Quốc lộ 21A sang đường Hồ Chí Minh.
- Phía Đông cách đường Hồ Chí Minh khoảng 600 m.
- Mặt bằng khu đất hiện là đất lâm nghiệp, có một số phần đang trồng dâu, địa hình khu đất tương đối bằng phẳng.
Ưu điểm:
- Diện tích khu đất 123.2 ha, rộng rãi, đủ điều kiện xây dựng và mở rộng khi cần thiết, có nhiều khả năng bố trí dây chuyền công nghệ phù hợp nhất.
- Diện tích khu đất chủ yếu là đất lâm nghiệp và bãi trồng dâu nên việc giải phóng và đền bù tương đối thuận lợi. Kết cấu đất tốt, nằm ở vị trí cao nên không dễ bị ngập lụt.
4.1.2 Giải pháp quy hoạch mặt bằng tổng thể công trình xây dựng của dự án
Dự án nhà máy xi măng Mỹ Đức thuộc địa bàn huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Khu vực dự án đã được đưa vào quy hoạch phát triển chung của huyện Mỹ Đức. Do vậy, quy hoạch tổng thể của dự án phải có tính kế thừa và kết nối hài hòa và quy hoạch tổng hể của khu vực. Dự kiến quy hoạch tổng thể của của nhà máy xi măng Mỹ Đức sẽ có các bộ phận chính như sau:
Mặt bằng nhà máy
Khu vực đặt nhà máy được đặt tại Văn Phú thuộc xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Diện mặt bằng xây dựng nhà máy là 120,28 ha trong đó phân chia thành các phần khác nhau nhưng có liên quan chặt chẽ với nhau. Cụ thể như sau:
- Khu vực dây chuyền sản xuất
Tổ chức tại vị trí trung tâm của khu đất xây dựng nhà máy trong đó: Các hạng mục thuộc dây chuyền sản xuất được bố trí theo hướng Đông Tây, theo đúng yêu cầu công nghệ sản xuất, khoảng cách giữa các công trình đảm bảo yêu cầu bố trí thiết bị an toàn khi đi vào sản xuất. Diện tích đất chiếm dự kiến: 61,67 ha.
Diện tích một số công trình chính trong dây chuyền sản xuất như sau: Kho hỗn hợp (phụ gia, thạch cao, bazan và than) 9360 m2
Trạm tiếp nhận silica, laterit, thạch cao 232 m2
Trạm đập sét 232 m2
Kho đất sét 4595 m2
Kho đá vôi 19152 m2
Trạm định lượng nguyên liệu 335 m2
Silo đồng nhất bột liệu Ø20
Lò quay 555 m2
Nhà làm nguội 1812 m2
Nhà nghiền than 540 m2
Silo clinker thứ phẩm Ø10
Silo cliker Ø60
Định lượng và nghiền xi măng 820 m2
Nhà thí nghiệm và điều khiển trung tâm 741 m2
Trạm khí nén 144 m2
Trạm tuần hoàn nước 1008 m2
Nhà cứu hỏa 126 m2
Bồn dầu chính 72 m2
Xưởng sửa chữa cơ điện 960 m2
Kho vật liệu chịu lửa và dầu mỡ bôi trơn 960 m2
Kho phụ tùng nặng và vật tư tổng hợp 960 m2
- Khu vực hành chính, phụ trợ
Khu hành chính bao gồm các công trình như văn phòng, nhà trưng bày, giới thiệu sản phẩm, bưa điện, sản xuất bao bì và các VLXD khác…được bố trí tại phía đầu lối vào chính từ phía Bắc tiếp giáp với tuyến đường giao thông chính của nhà máy, thuận tiện cho quản lý và giao dịch. Diện tích đất dự kiến 30,70 ha.
Trạm xử lý nước thải 1.000 m2 Trạm xử lý cấp nước 2.200 m2 Trạm điện chính 400 m2 Cầu cân 63 m2 Nhà bảo vệ 48 m2 Nhà hành chính 2 tầng 468 m2
Nhà khách, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm 508 m2
Nhà ăn ca, nhà nghỉ CBCNV, nhà y tế 615 m2
Nhà để xe 2 bánh 162 m2
Gara ô tô 162 m2
Khu bãi clinker 79.200 m2
Khu vực sản xuất VLXD khác 19.500 m2
Khu vực sản xuất bao bì 9750 m2
Khu vực phụ trợ cảng và dịch vụ 68.000 m2
- Khu cây xanh cách ly
Hệ thống cây xanh cách ly giữa nhà máy với các khu dân cư được bố trí làm hai: một ở phía Bắc, một ở phía Nam, và kết hợp đất cây xanh phân tán dọc theo các tuyến
đường giao thông tạo vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, môi trường và giảm thiểu ô nhiễm, tạo nên sự ngăn cách riêng biệt, đảm bảo cảnh quan và sự điều hòa về môi trường cho toàn khu vực của dự án. Diện tích đất chiếm dự kiến 27,92 ha.
4.2 LẬP PHƯƠNG ÁN MẶT BẰNG PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT CHÍNH 4.2.1 Các thiết bị chính và phụ trợ của quá trình sản xuất
Bảng 4.1 Máy móc, thiết bị trong các công đoạn
STT Công đoạn Thiết bị chính Thiết bị phụ Phương tiện Công đoạn gia công NVL
1 Vận chuyển và chứa
đá vôi Kho chứa đá vôiThiết bị cân con lăn 01 thiết bị lọc túi01 trạm nén khí Xe tải 01 cầu trục
2 Đập, vận chuyển và chứa đất sét Phễu tiếp nhận Máy đập Kho đồng nhất sét 01 thiết bị lọc túi 01 cầu trục Xe tải 3 Tiếp nhận, vận
chuyển và chứa than Phễu tiếp nhậnCân con lăn Kho chứa
01 thiết bị lọc túi Xe tải
4 Tiếp nhận, vận chuyển và chưa thạch cao, bazan
Máy đập búa
Kho chứa thạch cao, baazan
01 thiết bị lọc túi Xe tải
Công đoạn sản xuất bột liệu 5 Định lượng nguyên liệu Hệ thống định lượng. Cân băng Hệ thống thiết bị tách từ
01 thiết bị lọc túi Băng chuyền
6 Nghiền nguyên liệu và vận chuyển bột liệu
Máy nghiền nguyên liệu Silo đồng nhất Két cân cấp liệu lò Thiết bị định lượng Gầu nâng Hệ thống xử lý khí thải Cầu trục Tời điện Băng chuyền Sản xuất clinker 7 Nung clinker và
nghiền than Hệ thống lò nungTháp trao đổi nhiệt Máy làm nguội Máy nghiền than Két than
Hệ thống xử lý khí
thải Tời điệnBăng chuyền Xe tải
STT Công đoạn Thiết bị chính Thiết bị phụ Phương tiện 8 Silo chứa và vận chuyển cliker Silo chứa Silo thứ phẩm Hệ thống tiếp nhận clinker
Thiết bị lọc bụi túi Băng chuyền Tời điện
9 Định lượng nghiền
xi măng Két clinkerKét thạch cao Két phụ gia
Thiết bị lọc bụi túi Băng tải
10 Nghiền xi măng Máy nghiền đứng Thiết bị lấy mẫu Gầu nâng
Chứa xi măng và xuất sản phẩm
11 Chứa xi măng Silo xi măng Băng chuyền
12 Đóng bao và xuất
sản phẩm Hệ thống đóng baoHệ thống xuất xi măng rời
Máy đếm bao, in số lô
Máy xếp bao, cân tự động
Ô tô, xe tải
4.2.2 Thiết kế phân xưởng sản xuất chính
Do đặc tính của xi măng ít thay đổi về chủng loại cũng như thiết kế nên nếu thiết kế phân xưởng theo bố trí theo sản phẩm sẽ phù hợp với mặt băng phân xưởng nhà máy.
Đặc điểm
Theo cách bố trí này thì các thiết bị trong một dây chuyền sản xuất được bố trí theo một chuỗi các nguyên công cần thiết để thực hiện sản phẩm. Bố trí theo sản phẩm thường được sử dụng khi dòng sản phẩm hay dịch vụ yêu cầu có quy mô sản xuất lớn và nhanh. Vì vậy, dạng này đòi hỏi sản phẩm hay dịch vụ phải được tiêu chuẩn hóa cao, tức là quá trình chế tạo phải tiêu chuẩn hóa cao. Công việc sẽ được chia ra thành hàng loạt các nhiệm vụ được tiêu chuẩn hóa. Do đó cho phép chuyên môn hóa cả về nhân sự và thiết bị. Chỉ có một hoặc rất ít các sản phẩm rất giống nhau nên dễ sắp xếp bố trí mặt bằng tương ứng với yêu cầu công nghệ của sản phẩm hay dịch vụ. Dây chuyền có thể được bố trí theo đường thẳng hoặc có dạng chữ U, L, W, M...
Bố trí sản xuất theo sản phẩm có những ưu, nhược điểm sau:
Ưu điểm
- Tốc độ sản xuất sản phẩm nhanh.
- Chi phí đơn vị sản phẩm thấp.
- Chuyên môn hóa lao động, giảm chi phí và thời gian đào tạo,tăng năng suất.
- Việc di chuyển của nguyên liệu và sản phẩm được dễ dàng.
- Mức độ sử dụng thiết bị và lao động cao.
- Hình thành thói quen, kinh nghiệm và có lịch trình sản xuất ổn định.
- Dễ dàng trong hạch toán, kiểm tra chất lượng, dự trữ và khả năng kiểm soát hoạt động sản xuất cao.
Nhược điểm
- Hệ thống sản xuất không linh hoạt với những thay đổi về khối lượng, chủng loại sản phẩm, thiết kế sản phẩm.
- Hệ thống sản xuất có thể bị gián đoạn khi có một công đoạn bị trục trặc;
- Chi phí bảo dưỡng, duy trì máy móc thiết bị lớn;
- Không áp dụng được chế độ khuyến khích tăng năng suất lao động cá nhân. Nhà máy xi măng Mỹ Đức sản xuất với 2 loại sản phẩm chính đó là clinker CPC50 và xi măng PCB40. Với sản lượng clinker sản xuất là 1,6 triệu tấn/năm, sau đó sẽ nghiền 0.334 triệu tấn clinker thành xi măng, số còn lại sẽ được vận chuyển vào thị trường tiêu thụ ở miền Nam.
Với đặc tính sản phẩm như vậy nếu áp dụng thiết kế phân xưởng theo bố trí theo sản phẩm, cụ thể theo đường thẳng và chữ L thì nó sẽ có những ưu điểm phân tích ở trên và khắc phục được nhược điểm là “Hệ thống sản xuất không linh hoạt với những thay đổi về khối lượng, chủng loại sản phẩm, thiết kế sản phẩm”. Do đặc tính của xi măng ít thay đổi về chủng loại cũng như thiết kế nên nếu thiết kế phân xưởng theo bố trí theo sản phẩm sẽ hoàn toàn khắc phục được nhược điểm này.
Phân tích lựa chọn dây chuyền sản xuất theo đường thẳng và theo chữ L
Bảng 4.2 Phân tích lựa chọn dây chuyền sản xuất
Ưu điểm Nhược điểm
Bố trí mặt bằng phân xưởng theo hình chữ L
Tiết kiệm diện tích
Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu vào kho nhanh hơn, linh hoạt hơn. Có sự liên kết chặt chẽ.
Qúa trình vận chuyển sét lên dây chuyền thứ 2 hơi dài.
Bố trí mặt bằng phân xưởng theo đường thẳng
Quãng đường vận chuyển sét lên 2 dây chuyền đồng đều nhau sản xuất cân bằng giữa 2 dây chuyền
Không tận dụng được diện tích sẵn có, tốn diện tích, lãng phí
Qua phân tích ưu và nhược điểm của 2 phương án trên ta chọn phương án thiết kế theo chữ L.
4.3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 4.3.1 Tác động môi trường của dự án
Giai đoạn 1: Giai đoạn thi công xây dựng nhà máy
Trong thời kỳ đầu của dự án các công tác san lấp mặt bằng, đào móng, làm đường, xây lắp các hạng mục công trình sẽ có các nguồn gây ôi nhiễm sau:
Bụi: Các hoạt động san lấp mặt bằng, xây dựng nhà xưởng, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và lắp đặt thiết bị máy móc, dây chuyển công nghệ tạo ra các tác nhân gây ôi nhiễm chính là bụi lơ lững, bụi lắng phát sinh từ các bãi tập kết vật liệu xây dựng và đất cát, vật liệu rơi vãi trong quá trình thi công. Các hoạt động của bụi phát sinh do các hoạt động của dự án chủ yếu trong khu vực công trường xây dựng. Các tác động của bụi do vận chuyển nguyên vật liệu trên đường giao thông ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và người dân trong khu vực thực hiện dự án.
Khí thải: Tải lượng ôi nhiễm khí thải trong quá trình xây dựng được tính toán dự trên nhu cầu sử dụng nguyên liệu trong quá trình xây dựng. Các chất ôi nhiễm trong quá trình thi công là: CO2, C2H4, NO2, SO2, bụi chì….
- Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước.
Nước thải chủ yếu do các hoạt động vệ sinh chân tay, tắm rửa của đội ngũ công nhân tham gia trong quá trình xây dựng công trình. Thành phần nước thải này bao gồm có chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, dầu mỡ…
Nguồn nước bị ô nhiễm do hoạt động thi công xây dựng tạo ra các chất thải xây dựng bị hòa tan vào nguồn nước khi có mưa hoặc những điều kiện thuận lợi khác cho quá trình hoàn tan vào nước.
- Nguồn phát sinh chất thải rắn.
Trong quá trình thi công còn sinh ra các loại dầu mỡ rơi vãi và các loại chất thải rắn như: Phế thải xây dựng, sắt vụn, bao bì dựng vật liệu xây dựng, các mãnh ván, gỗ phế thải và các loại rác thải sinh hoạt (gồm các mẫu thức ăn thừa, bao ni lông, giấy loại…)
- Nguồn tác động không liên quan đến chất thải.
Việc xây dựng nhà xưởng sẽ có tác động đến tài nguyên môi trường đang được con người sử dụng như vấn đề cung cấp nước, giao thông vận tải khu vực và tác động khác lên cuộc sống của người dân xung quanh khu vực dự án.
Trong quá trình thi công xây lắp sẽ tập trung đông người và ăn ở trong điều kiện lán trại. Việc tập trung một lượng lớn lao động sẽ tác động đến an ninh địa phương.
Nhìn chung, trong giai đoạn xây dựng các nguồn gây ô nhiễm mang tính chất tạm thời, không liên tục và sẽ chấm dứt khi hoàn thành giai đoạn xây dựng. Tuy nhiên, để bảo vệ môi trường trong khu vực và sức khỏe của công nhân xây dựng, dự án phải có những biện pháp không chế giảm thiểu ô nhiễm.
Giai đoạn 2: Khi dự án đi vào hoạt động
- Nguồn gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn.
Bụi: Phát sinh do tập kết nguyên liệu, bụi từ kho chứa các máy nghiền nguyên liệu. Khói thải của các phương tiên vận tải
Tiếng ồn: Phát sinh do các hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm. Mức độ tiếng ồn là khá lớn, trong quá trình hoạt động có sử dụng các loại máy như máy nghiền, máy trộn… đây là nguồn tác động tiếng ồn chủ yếu.
- Nguồn gây ô nhiễm nguồn nước.
Với đặc thù của ngành sản xuất vật liệu xây dựng nói chung thì nhu cầu sử dụng nước cho quá trình sản xuất là rất lớn. Trong giai đoạn này lượng nước được sử dụng để trộn và tạo độ ẩm nguyên liệu.
Nguồn tác động của chất thải sinh hoạt của công nhân viên.
4.3.2 Các biện pháp khắc phục, giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án đến môi trường
Trong giai đoạn thi công
- Giải pháp khống chế ô nhiễm môi trường đất.
Trong và sau thi công cần thu gom toàn bộ các phế thải xây dựng để tránh tồn đọng gây ô nhiễm đất.
Các chất thải rắn cần được thu gom và phân loại theo mức độ độc hại để có biện pháp xử lý riêng cho từng loại. Bãi tập kết rác và xử lý tạm thời cần được thiết kế sao cho vừa đảm bảo mỹ quan vừa đảm bảo về các thông số kỹ thuật để tránh gây ô nhiễm môi trường đất, không khí.
Quản lý hệ thống thu gom và xử lý nước thải, thường xuyên tu sửa và bảo đưỡng.
- Giải pháp khống chế ô nhiễm môi nước.
Hạn chế lượng nước thải bằng việc tăng cường sử dụng nhân công trong khu vực xây dựng có điều kiện ăn ở tự túc. Tổ chức hợp lý nhân lực trong giai đoạn thi công.