Bảng 6.9 Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa hàng năm

Một phần của tài liệu Đồ án tốt ngiệp lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy xi măng Mỹ Đức (Trang 59)

TT Nội dung chi phí Tổng giá trị tài sản Tỷ lệ Chi phí

1 Công trình thuộc dự án 1,248,036,238 1.50% 18,720,544

2 Thiết bị thuộc dự án 1,276,427,323 2.00% 25,528,546

Tổng cộng 44,249,090

- Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương

Trên cơ sở đã trình bày về đội ngũ cán bộ công nhân viên của dự án và lương cơ bản cho mỗi vị trí ở chương V. Qua đótổng hợp được quỹ lương và các khoản trích theo lương mà chủ đầu tư phải nộp hàng năm. Song với tình hình thực tế hiện nay thì việc tăng lương cho cán bộ sau mỗi 1 thời kỳ nào đó để đảm bảo duy trì bộ máy sản xuất là khá cần thiết. Giả định mức lương cho mỗi vị trí 3 năm sẽ tăng 1 lần với hệ số là 1,05.

Các khoản trích theo lương tổng cộng là 24% quỹ lương, bao gồm : Đóng bảo hiểm xã hội,đóng bảo hiểm y tế,đóng bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn và 1% tiền ăn ca.

Kết quả tính toán cụ thể xem PHỤ LỤC 6.8

- Chi phí quản lý và bán hàng

Chi phí quản lý và bán hàng là toàn bộ những chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm để thu lại doanh thu cho dự án, tùy thuộc vào mỗi

doanh nghiệp có chiến lược riêng trong kế hoạch bán hàng. Tại dự án này, ước tính chi phí quản lý và bán hàng (bao gồm việc bán hàng và tuyên truyền quảng cáo cho những sản phẩm và dịch vụ của dự án) theo doanh thu là 2%.

Kết quả tính toán cụ thể xem PHỤ LỤC 6.8

- Chi phí quản lý và chi phí khác

Bao gồm các khoản chi phí khác như: văn phòng phẩm;bưu điện phí, công tác phí, chè nước tiếp khách, lệ phí cố định nộp hàng năm và một số chi phí lặt vặt khác…

Kết quả tính toán cụ thể xem PHỤ LỤC 6.8

- Tổng hợp chi phí vận hành cho dự án

Trên cơ sở tính toán các khoản mục chi phí duy trì sản xuất tổng hợp được bảng chi phí vận hành , thể hiện chi tiết ở PHỤ LỤC 6.8

6.2.3 Khấu hao và chi phí phân bổ

Dự án áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Áp dụng Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định dự án xác định thời gian khấu hao đối với công trình xây dựng, thuê đất là 20 năm, máy móc thiết bị là 15 năm, các chi phí còn lại được phân bổ trong vòng 5 năm.

Chi tiết tính toán xem PHỤ LỤC 6.9 6.2.4 Dự trù lãi lỗ

Dự trù lãi lỗ phản ánh các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận và tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước của doanh nghiệp. Do đó, phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng cho ta đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp, biết được trong kỳ doanh nghiệp kinh doanh có lãi hay bị lỗ. Từ đó tính được tốc độ tăng trưởng của kỳ này so với kỳ trước và dự đoán tốc độ tăng trong tương lai.

Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu – Tổng chi phí Kết quả tính toán cụ thể xem PHỤ LỤC 6.10

6.2.5 Xác định dòng tiền của dự án

Báo cáo dòng tiền tệ được lập theo phương pháp gián tiếp để trả lời các vấn đề liên quan đến luồng tiền vào ra trong doanh nghiệp, tình hình thu chi ngắn hạn của doanh nghiệp.

Dòng tiền = Dòng tiền ròng = Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao và chi phí phân bổ + Lãi vay +Thu hồi vốn lưu động +Giá trị thanh lý.

Kết quả tính toán cụ thể xem PHỤ LỤC 6.11

6.3 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 6.3.1 Suất chiết khấu của dự án

2 1 2 2 1 1 I I r I r I r + + = Trong đó I1: Tổng vốn chủ sở hữu.

r1: Mức chi phí cơ hội của vốn chủ sở hữu, r1 = 18 % I2: Tổng vốn vay dài hạn

r2: Lãi suất vay dài hạn, r2 = 9%/ năm.

Theo mong muốn của chủ đầu tư thì suất chiết khấu mong muốn 18%, khi dự án vay của ngân hàng Agribank với lãi suất 9%. Từ đó ta tính được hệ số chiết khấu của dự án là 12 %

Thông thường đối với các dự án đầu tư, để dự phòng rủi ro cho dự án thì Rc = 12%+ 1%=13%

Vậy suất chiết khấu dự án là 13%.

6.3.2 Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính

Thời gian hoàn vốn

Thời gian hoàn vốn là thời gian để ngân lưu tạo ra từ dự án đủ bù đắp chi phí đầu tư ban đầu. Cơ sở để chấp nhận dự án dựa trên tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn là thời gian hoàn vốn phải thấp hơn hoặc bằng thời gian hoàn vốn yêu cầu hay còn gọi là ngưỡng thời gian hoàn vốn.

- Thời gian hoàn vốn không chiết khấu

Để áp dụng phương pháp thời gian hoàn vốn, trước tiên cần tính số năm hay thời gian hoàn vốn của dự án. Công thức tính thời gian hoàn vốn như sau

∑ = = + − THV t t CF I 1 0

Đối với dự án thời gian hoàn vốn không có chiết khấu là 5 năm 2 tháng 28 ngày. Kết quả tính toán cụ thể xem PHỤ LỤC 6.12

Ưu điểm của chỉ tiêu hoàn vốn là đơn giản, nó thể hiện khả năng thanh khoản và rủi ro của dự án, nếu thời gian hoàn vốn ngắn cho thấy tính thanh khoản của dự án càng cao và rủi ro đôi với vôn đầu tư của dự án càng thấp.

Nhược điểm của nó là không xem xét dòng ngân lưu sau thời gian hoàn vôn, vì vậy sẽ gặp sai lầm khi lựa chọn và xếp hạng dự án theo tiêu chuẩn này. Mặt khác, chỉ tiêu hoàn vốn không chiết khấu không quan tâm đến thời giá tiền tệ. Cuối cùng, thời gian hoàn vốn yêu cầu mang tính chủ quan, không có cơ sở nào để xác định.

Để khắc phục nhược điểm không quan tâm đến thời giá tiền tệ của chỉ tiêu thời gian hoàn vốn không chiết khấu, người ta có thể sử dụng phương pháp thời gian hoàn vốn có chiết khấu. Thời gian hoàn vốn có chiết khấu được tính toán giông như công thức xác định thời gian hoàn vốn không chiết khấu, nhưng dựa trên dòng ngân lưu có chiết khấu. ∑ ∑ = = = + + + − t t THV t t t t t r CF r I 0 1 0 ) 1 ( ) 1 (

Đối với dự án thời gian hoàn vốn không có chiết khấu là 9 năm 6 tháng 18 ngày. Kết quả tính toán cụ thể xem PHỤ LỤC 6.13

Giá trị hiện tại thuần NPV

Hiện giá thu nhập thuần là chỉ tiêu về lợi ích ròng của dự án. Hiện giá thuần là hiệu số giữa hiện giá thực thu bằng tiền và hiện giá thực chi bằng tiền trong suốt thời gian thực hiện dự án.

Theo phương pháp này một phương án được coi là đáng giá khi điều kiện sau đây được thỏa mãn NPV = ∑( ) = + n t t t r B 0 1 - ∑( + ) ≥ = n t t t r C 0 1 0

Bt : khoản thu ở năm t. Nó có thể là doanh thu thuần năm t, giá trị thanh lý tài sản cố định ở các thời điểm trung gian (khi các tài sản hết tuổi thọ theo quy định) và ở cuối đời dự án, vốn lưu động bỏ ra ban đầu và được thu về ở cuối đời dự án…

Ct : Khoản chi phí của năm t. Nó có thể là chi phí vốn đầu tư ban đầu để tạo ra tài sản cố định và TSCĐ ở thời điểm đầu và tạo ra TSCĐ ở các thời điểm trung gian, chi phí hằng năm của dự án.

N : Số năm hoạt động của đời dự án R : Tỷ suất chiết khấu được chọn.

Phương án được chọn là phương án thỏa mãn cả hai điều kiện: NPV > 0 và NPV = max

Chỉ tiêu NPV còn được sử dụng như tiêu chuẩn tốt nhất để lựa chọn các dự án loại trừ lẫn nhau (trong trường hợp không có hạn chế về nguồn vốn).

Đối với dự án NPV = 1,126,492,336,000 >0, Do đó dự án được chấp nhận, tức có lời.

Suất lợi nhuận nội tại IRR

Tỷ suất thu lợi nội bộ là mức lãi suất nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để tính chuyển các khoản thu, chi của dự án về cùng mặt bằng thời gian hiên tại thì tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi, tức là

( )

n Bt +1 t -

( )

Trong dự án IRR= 18% >13%. Do đó dự án được chấp nhận.

Tỷ số lợi ích –chi phí B/C

Tỷ số này cho biết mối quan hệ tương quan giữa giá trị hiện tại của doanh thu và giá trị hiện tại của giá thành.

B/C= Tổng hiện giá thu nhập/ Tổng hiện giá chi phí

Khi đánh giá dự án, đối với các dự án độc lập thì khi B/C > 1 là có thể chấp nhận được. Trong trường hợp dự án loại bỏ nhau thì phương án được chọn phải là phương án B/C > 1 và lớn nhất trong các phương án.

Đối với dự án B/C= 1.69. Do đó có thể chấp nhận được. Kết quả tính toán cụ thể xem PHỤ LỤC 6.14

Kết luận

Phân tích các chỉ tiêu tài chính của dự án cho thấy Dự án nhà máy xi măng Mỹ Đức rất khả thi qua các thông số tài chính như NPV =1,126,492,336,000, suất sinh lợi nội tại

IRR = 18% thời gian hoàn vốn có chiết khấu là 9 năm 6 tháng 18 ngày. Vì vậy dự án mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư, niềm tin lớn khi khả năng thanh toán nợ vay cao và thu hồi vốn đầu tư tương đối nhanh.

6.4 PHÂN TÍCH DỰ ÁN TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ KHÁCH QUAN

Một trong những chỉ tiêu để đánh giá tính khả thi và độ an toàn của một dự án người ta thường phân tích độ nhạy của dự án đó, có nghĩa là xem xét trong thực tế khi dự án đi vào hoạt động có các ảnh hưởng bất lợi đến tình hình hoạt động của nó mà khi lập dự án chưa tính đến như: Thời gian xây dựng có thể kéo dài, doanh thu dự kiến có thể giảm, chi phí đầu vào tăng,…Nếu gặp những vấn đề như vậy thì dự án có thể đảm bảo an toàn về tài chính hay không.

Ở đây, khi phân tích độ nhạy của dự án này, ta giả sử giá bán dự kiến của dự án giảm , chi phí nguyên vật liệu tăng , khi đó ta tính toán lại các chỉ tiêu kinh tế tài chính. Từ đó, ta có những phương pháp để chuẩn bị và phòng tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến dự án.

6.4.1 NPV và IRR khi giá bán thay đổi

Có nhiều yếu tố có thể tác động lên giá bán, buộc chủ đầu tư phải xem xét độ nhạy về giá bán. Điều đó có thể xảy ra khi đối thủ có cạnh tranh có giá thấp hơn hay khó khăn của nền kinh tế tác động vào ngành.

Khi giá bán sản phẩm giảm 10% thì các chỉ tiêu tài chính NPV và IRR vẫn đạt mức yêu cầu, dự án lúc đó vẫn đạt hiệu quả về mặt tài chính. Dự án mất tính an toàn về mặt tài chính khi giá bán sản phẩm giảm 15%. Lúc này NPV= -368,440,045 < 0 và IRR= 11% < 13%.

Bảng 6.10 NPV và IRR khi giá bán thay đổi

Một phần của tài liệu Đồ án tốt ngiệp lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy xi măng Mỹ Đức (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w