Bảng 2.5 Nguyên liệu chính phục vụ cho sản xuất Bảng 2.6 Định mức tiêu hao nguyên vật liệu và năng lượng

Một phần của tài liệu Đồ án tốt ngiệp lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy xi măng Mỹ Đức (Trang 27)

A. Sản xuất clinker

1 Đá vôi 0,5 Mỏ đá vôi Nam Hợp Tiến

2 Đất sét 12 Mỏ sét ở huyện Ứng Hòa

3 Than cám 10 Hòn Gai – Quảng Ninh

B. Sản xuất xi măng PCB40

1 Clinker Clinker của dự án

2 Thạch cao 3 Nhập từ Trung Quốc

3 Bazan 5 Mỏ đá bazan Trán Voi

2.5.2 Định mức tiêu hao nguyên vật liệu

Căn cứ tính toán công nghệ sản xuất đảm bảo chất lượng clinker CPC50 theo TCVN 7024:2002, kết hợp với công nghệ sản xuất và nguồn cung cấp nguyên vật liệu, nhiên liệu đã lựa chon, định mức tiêu hao nguyên vật liệu như sau:

Bảng 2.6 Định mức tiêu hao nguyên vật liệu và năng lượng

TT Nguyên vật liệu Định mức tiêu hao Đơn vị tính Trị số I Clinker CPC50

1 Đá vôi Tấn/tấn clinker 1,206

2 Đất sét Tấn/tấn clinker 0,175

3 Quặng sắt Tấn/tấn clinker 0,024

4 Than cám Tấn/tấn clinker 0,123

5 Vật liệu chịu lửa Kg/tấn clinker 0,8

6 Vật liệu nghiền Kg/tấn clinker 0,012

7 Dầu mỡ bôi trơn Kg/tấn clinker 0,05

8 Dầu Diezel Kg/tấn clinker 0,75

9 Điện kWh/tấn clinker 61,5 10 Nước M3/tấn clinker 0,49 II Xi măng PCB40 1 Clinker Tấn/Tấn xi măng 0.785 2 Thạch cao Tấn/Tấn xi măng 0,036 3 Bazan Tấn/Tấn xi măng 0,190

4 Dầu mỡ bôi trơn Kg/Tấn xi măng 0,05

5 Vật liệu nghiền Kg/Tấn xi măng 0,012

6 Điện kWh/tấn clinker 32,45

7 Nước M3/tấn clinker 0,47

8 Vỏ bao Cái/Tấn xi măng 20,05

2.6 CƠ SỞ HẠ TẦNG

 Giao thông

Đường bộ: Quốc lộ 21A nằm ở phía Tây và cách mặt bằng nhà máy khoảng 2km. Đường Hồ Chí Minh nằm ở phía Đông và cách mặt bằng nhà máy khoảng 500m. Ngoài ra còn có các tuyến đường liên xã nối giữa quốc lộ 21A với các xã An Phú, An Tiến.

Đường thủy: Nằm cạnh sông Đáy và khoảng 2km là sông Thạch Hà, cách về phía Tây 10km là sông Bôi. Dự kiến sẽ xây dựng một cảng nhập nguyên vật liệu tại Sông Đáy.

Hiên trạng An phú có 13km đường nhựa, 2km đường cấp phối. Hệ thống đường nội xã và đường lên thôn xóm tổng cộng dài 13.39 km, chủ yếu là đường nhựa.

Nhìn chung khu vực xây dựng nhà máy có hệ thống giao thông tương đối phát triển, cả đường thủy lẫn đường bộ. Đường thủy cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc lưu thông nguyên vật liệu cũng như sản phẩm sang các khu vực lân cận.

 Hệ thống điện

Cung cấp điện cho sản xuất dự kiến lấy từ đường dây 110 kV mạch kép của khu vực. Ngành điện sẽ đầu tư tuyến đường dây trên không đến sát nhà máy.

Cấp điện cho thi công dự kiến lấy từ tuyến đường dây trung thế 376 EVĐ, 35Kv xuất phát từ Trạm trung gian Vân Đình cách mặt bằng dự kiến xây dựng nhà máy khoảng 200 m.

An Phú có 10 trạm biến áp với tổng công suất 1.480 KVA, hệ thống đường dây trung thế 6.46 km, hạ thế 9.124 km.

 Thủy lợi

Hệ thống thủy lợi, tưới tiêu chủ yếu chủ yếu thông qua các trạm bơm và kênh các cấp. Trên địa bàn xã An Phú có 7 trạm bơm, tổng công suất 24.000 m3. Kênh cấp 3 có 3.117 km đã được bê tông hóa. Kênh nội đồng có 13.39 km toàn bộ là kênh đất. Tổng diện tích tưới tiêu chủ động 280 ha (chiếm 45.66%) diện tích đất canh tác.

Nguồn cung cấp nước cho nhà máy lấy từ sông Đáy cạnh nhà máy.Nguồn nước đảm bảo cung cấp đủ cho giai đoạn thi công và vận hành nhà máy.

CHƯƠNG 3

LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN

3.1 NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM

 Nguyên tắc

- Phù hợp với đường lối chính sách của nhà nước.

- Phù hợp với quy hoạch (Tổng thể phát triển ngành, chọn ở đâu cũng phải phù hợp quy hoạch, trường hợp dự án ở địa điểm chưa có quy hoạch được duyệt thì cần được cấp có thẩm quyền về quy hoạch phê duyệt).

- Các tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật và điều kiện tự nhiên:

• Tốt về điều kiện địa hình, địa chất công trình và địa chất công trình và địa chất thuỷ văn

• Điều kiện về thời tiết khí hậu phù hợp với loại dự án, điều kiện về động đất, sóng thần, núi lửa...

• Điều kiện về cung cấp nguyên vật liệu xây dựng

• Điều kiện về trữ lượng tài nguyên

- Tiêu chuẩn về kinh tế:

• Thường thì đánh giá các phương án đảm bảo tối ưu về kỹ thuật sau đó mới xét đến tối ưu về kinh tế

• Chi phí đầu tư xây dựng

Các yếu tố do địa điểm có thể làm ảnh hưởng đến chi phí đầu tư xây dựng: chi phí san lấp mặt bằng, đền bù di dân, tái định cư, xử lý nền, điều kiện cung cấp vật liệu xây dựng...) giá công trình mang tính địa phương, ảnh hưởng do điều kiện vị trí đến chi phí đầu tư xây dựng rất lớn.

• Chi phí vận hành và khai thác dự án

Yếu tố địa điểm tác động đến khoản chi phí này thông qua các vấn đề: Chi phí vận chuyển, vận tải, nguyên liệu đầu vào cho dự án, đặc biệt là các dự án sản xuất công nghiệp. VD: xi măng, sắt thép, đường – nhà máy sử dụng chi phí vận chuyển nguyên liệu đầu vào bị ảnh hưởng rất đáng kể, rồi yếu tố tiền lương, trình độ nhân công... Đặt nhà máy ở gần nơi cung cấp nguyên liệu đầu vào, chi phí vận chuyển thấp, nơi có nguồn cung ứng lao động dồi dào, trình độ dân trí cao, ảnh hưởng tiền lương, trình độ tay nghề, năng suất, nhận thức của người lao động.

• Chi phí cho việc tiêu thụ sản phẩm

Đặt nhà máy ở xa thị trường, chi phí vận chuyển hàng hoá đến thị trường cao hơn, ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ.

3.2 CÁC BƯỚC LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM 3.2.1 Chọn khu vực địa điểm

So sánh các điều kiện chủ yếu tại vị trí tại xã An Phú, Mỹ Đức và vị trí tại xã Phú Cát, huyện Quốc Oai.

Bảng 3.1 So sánh các địa điểm thực hiện dự án

Một phần của tài liệu Đồ án tốt ngiệp lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy xi măng Mỹ Đức (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w