Bảng 4.2 Phân tích lựa chọn dây chuyền sản xuất

Một phần của tài liệu Đồ án tốt ngiệp lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy xi măng Mỹ Đức (Trang 39)

Bố trí mặt bằng phân xưởng theo hình chữ L

Tiết kiệm diện tích

Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu vào kho nhanh hơn, linh hoạt hơn. Có sự liên kết chặt chẽ.

Qúa trình vận chuyển sét lên dây chuyền thứ 2 hơi dài.

Bố trí mặt bằng phân xưởng theo đường thẳng

Quãng đường vận chuyển sét lên 2 dây chuyền đồng đều nhau  sản xuất cân bằng giữa 2 dây chuyền

Không tận dụng được diện tích sẵn có, tốn diện tích, lãng phí

Qua phân tích ưu và nhược điểm của 2 phương án trên ta chọn phương án thiết kế theo chữ L.

4.3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 4.3.1 Tác động môi trường của dự án

 Giai đoạn 1: Giai đoạn thi công xây dựng nhà máy

Trong thời kỳ đầu của dự án các công tác san lấp mặt bằng, đào móng, làm đường, xây lắp các hạng mục công trình sẽ có các nguồn gây ôi nhiễm sau:

Bụi: Các hoạt động san lấp mặt bằng, xây dựng nhà xưởng, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và lắp đặt thiết bị máy móc, dây chuyển công nghệ tạo ra các tác nhân gây ôi nhiễm chính là bụi lơ lững, bụi lắng phát sinh từ các bãi tập kết vật liệu xây dựng và đất cát, vật liệu rơi vãi trong quá trình thi công. Các hoạt động của bụi phát sinh do các hoạt động của dự án chủ yếu trong khu vực công trường xây dựng. Các tác động của bụi do vận chuyển nguyên vật liệu trên đường giao thông ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và người dân trong khu vực thực hiện dự án.

Khí thải: Tải lượng ôi nhiễm khí thải trong quá trình xây dựng được tính toán dự trên nhu cầu sử dụng nguyên liệu trong quá trình xây dựng. Các chất ôi nhiễm trong quá trình thi công là: CO2, C2H4, NO2, SO2, bụi chì….

- Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước.

Nước thải chủ yếu do các hoạt động vệ sinh chân tay, tắm rửa của đội ngũ công nhân tham gia trong quá trình xây dựng công trình. Thành phần nước thải này bao gồm có chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, dầu mỡ…

Nguồn nước bị ô nhiễm do hoạt động thi công xây dựng tạo ra các chất thải xây dựng bị hòa tan vào nguồn nước khi có mưa hoặc những điều kiện thuận lợi khác cho quá trình hoàn tan vào nước.

- Nguồn phát sinh chất thải rắn.

Trong quá trình thi công còn sinh ra các loại dầu mỡ rơi vãi và các loại chất thải rắn như: Phế thải xây dựng, sắt vụn, bao bì dựng vật liệu xây dựng, các mãnh ván, gỗ phế thải và các loại rác thải sinh hoạt (gồm các mẫu thức ăn thừa, bao ni lông, giấy loại…)

- Nguồn tác động không liên quan đến chất thải.

Việc xây dựng nhà xưởng sẽ có tác động đến tài nguyên môi trường đang được con người sử dụng như vấn đề cung cấp nước, giao thông vận tải khu vực và tác động khác lên cuộc sống của người dân xung quanh khu vực dự án.

Trong quá trình thi công xây lắp sẽ tập trung đông người và ăn ở trong điều kiện lán trại. Việc tập trung một lượng lớn lao động sẽ tác động đến an ninh địa phương.

Nhìn chung, trong giai đoạn xây dựng các nguồn gây ô nhiễm mang tính chất tạm thời, không liên tục và sẽ chấm dứt khi hoàn thành giai đoạn xây dựng. Tuy nhiên, để bảo vệ môi trường trong khu vực và sức khỏe của công nhân xây dựng, dự án phải có những biện pháp không chế giảm thiểu ô nhiễm.

 Giai đoạn 2: Khi dự án đi vào hoạt động

- Nguồn gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn.

Bụi: Phát sinh do tập kết nguyên liệu, bụi từ kho chứa các máy nghiền nguyên liệu. Khói thải của các phương tiên vận tải

Tiếng ồn: Phát sinh do các hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm. Mức độ tiếng ồn là khá lớn, trong quá trình hoạt động có sử dụng các loại máy như máy nghiền, máy trộn… đây là nguồn tác động tiếng ồn chủ yếu.

- Nguồn gây ô nhiễm nguồn nước.

Với đặc thù của ngành sản xuất vật liệu xây dựng nói chung thì nhu cầu sử dụng nước cho quá trình sản xuất là rất lớn. Trong giai đoạn này lượng nước được sử dụng để trộn và tạo độ ẩm nguyên liệu.

Nguồn tác động của chất thải sinh hoạt của công nhân viên.

4.3.2 Các biện pháp khắc phục, giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án đến môi trường

 Trong giai đoạn thi công

- Giải pháp khống chế ô nhiễm môi trường đất.

Trong và sau thi công cần thu gom toàn bộ các phế thải xây dựng để tránh tồn đọng gây ô nhiễm đất.

Các chất thải rắn cần được thu gom và phân loại theo mức độ độc hại để có biện pháp xử lý riêng cho từng loại. Bãi tập kết rác và xử lý tạm thời cần được thiết kế sao cho vừa đảm bảo mỹ quan vừa đảm bảo về các thông số kỹ thuật để tránh gây ô nhiễm môi trường đất, không khí.

Quản lý hệ thống thu gom và xử lý nước thải, thường xuyên tu sửa và bảo đưỡng.

- Giải pháp khống chế ô nhiễm môi nước.

Hạn chế lượng nước thải bằng việc tăng cường sử dụng nhân công trong khu vực xây dựng có điều kiện ăn ở tự túc. Tổ chức hợp lý nhân lực trong giai đoạn thi công.

Trong khu vực xây dựng cần có nhà vệ sinh tự hoại riêng, nhà vệ sinh công cộng phải cách xa nguồn nước sử dụng và ở cuối hướng gió.

Khi công trình đã hoàn tất, có thế tháo dỡ các công trình vệ sinh tạm và phải hút hết bùn trong bệ tự hoại, phá bỏ, chôn lấp bằng vật liệu dừng cho các công tác san nền. Nước mưa từ các khu trộn vật liệu được dẫn vào hệ thống thu gom riêng, xử lý qua bẫy cặn, rồi nước mới được thoát vào hệ thống chung.

Các tuyến thoát nước phải đảm bảo thoát nước triệt để, không gây úng ngập trong suốt quá trình xây dựng và không gây ảnh hưởng đến khả năng thoát nước của các khu vực lân cận.

Các tuyến thoát nước mưa và nước thải thi công được thực hiện phù hợp với quy hoạch thoát nước của dự án. Không tập trung các loại nguyên, nhiên vật liệu gần các tuyến thoát nước để ngăn ngừa thoát nước, rò rỉ vào đường thoát nước. Thường xuyên kiểm tra, khơi thông không để phế thải xây dựng xâm nhập vào đường thoát nước gây tắc nghẽn.

- Giải pháp khống chế ô nhiễm môi không khí.

Quá trình xây dựng thương gây ra ô nhiễm môi trường không khi do bụi và tiếng ồn. Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân thi công.

Khi chuyên chở nguyên vật liệu, các xe sẽ được phủ kín, tránh tình trạng rơi vãi nguyên vật liệu ra đường.

Các ngày nắng tại công trường thường xuyên phun nước, hạn chế một phần bụi, đất cát có thể cuốn theo gió phát tán vào không khí.

Trong quá trình thi công, xung quanh công trường phải có lưới che phủ để tránh bụi và vật liệu xây dựng rơi vãi xung quanh, và ra những khu vực lân cận.

- Giải pháp giảm thiểu tiếng ồn.

Trong thời gian xây dựng, tiếng ồn chủ yếu phát ra từ các thiết bị vận chuyển vật liệu, san ủi, máy đào, máy khoan… do đó cần giảm tiếng ồn bằng các phương pháp như: kiểm tra mức ồn của thiết bị, nếu mức ồn lơn hơn tiêu chuẩn cho phép thì phải lắp các thiết bị giảm âm.

 Trong giai đoạn khai thác dự án

Khi công trình đi vào hoạt động, việc bảo vệ môi trường sẽ được thực hiện bao gồm xử lý nước thải, xử lý nước, tiếng ồn, khói đảm bao không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quan theo đúng quy định của bộ công nghệ và môi trường.

- Xử lý nước thải

Các nguồn nước thải chủ yếu là nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt, và trong quá trình sản xuất. Vì thế cần quy hoạch một khu chứa và trộn nguyên liệu trong suốt quá trình thi công. Nước thải được dẫn vào hệ thống thu gom riêng, xử lý qua song chắn rác, hố ga lắng cặn trước khi thải vào hệ thống chung.

- Giảm thiểu ô nhiễm chất rắn

Thực hiện tốt việc phân loại chất rắn sinh hoạt với chất thải rắn xây dựng. Đặc biệt là chất thải rắn xây dựng có thể tái sử dụng. Toàn bộ chất thải phát sinh sẽ được tổ chức phân loại ngay tại nguồn thải, sau đó tập kết về nơi quy định và đưa đi xử lý.

- Giảm thiểu tiếng ồn

Lên kế hoạch điều động xe hợp lý, nhằm hạn chế tiếng ồn cộng hưởng vào thời điểm các phương tiện giao thông đi lại trong ngày.

Tắt các máy móc hoạt động gián đoạn nếu không cần thiết.

Giảm tiếng ồn trên đường lan truyền bằng các biện pháp trồng các cây xanh, vừa đảm bảo trong sạch môi trường vừa có thể giảm được một phần sự lan truyền tiếng ồn ra môi trường xung quanh.

CHƯƠNG 5

TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ NHÂN SỰ

5.1 LỰA CHỌN HÌNH THỨC TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN 5.1.1 Các hình thức quản lý dự án

Theo nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 các hình thức quản lý dự án bao gồm:

Người quyết định đầu tư quyết định hình thức quản lý dự án theo quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật Xây dựng. Căn cứ điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân, người quyết định đầu tư, chủ đầu tư xây dựng công trình quyết định lựa chọn một trong các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sau đây:

- Chủ đầu tư xây dựng công trình thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Chủ đầu tư xây dựng công trình trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án. Ban Quản lý dự án phải có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư. Ban Quản lý dự án có thể thuê tư vấn quản lý, giám sát một số phần việc mà Ban Quản lý dự án không có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của chủ đầu tư. Đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng thì chủ đầu tư có thể không lập Ban Quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để giúp quản lý thực hiện dự án.

Trường hợp chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án thì tổ chức tư vấn đó phải có đủ điều kiện năng lực tổ chức quản lý phù hợp với quy mô, tính chất của dự án. Trách nhiệm, quyền hạn của tư vấn quản lý dự án được thực hiện theo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên. Tư vấn quản lý dự án được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn tham gia quản lý nhưng phải được chủ đầu tư chấp thuận và phù hợp với hợp đồng đã ký với chủ đầu tư. Khi áp dụng hình thức thuê tư vấn quản lý dự án, chủ đầu tư vẫn phải sử dụng các đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của mình hoặc chỉ định đầu mối để kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án.

5.1.2 Tổ chức thực hiện dự án

Căn cứ vào nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của chính phủ quy định “Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình” và dựa vào những căn cứ

cũng như năng lực thực tế của chủ đầu tư. Dự án được tổ chức quản lý theo mô hình: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án. Đây là mô hình phù hợp, đơn giản và mang lại hiệu quả cao, đồng thời thể hiện quyết tâm của chủ đầu tư thực hiện dự án đúng tiến độ.

Hình 5.1 Sơ đồ tổ chức thực hiện dự án

 Các nhà tư vấn

- Tư vấn giám sát: giám sát thi công và giám sát thiết bị

Đề xuất những điểm bất hợp lý về thiết kế, thi công để xử lý, tham gia nghiệm thu công trình, thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

- Tư vấn thiết kế

Thiết kế đúng hợp đồng giao nhận thầu, thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

 Các nhà thầu

- Nhà thầu thi công, xây lắp.

Thi công thiết kế đúng tiêu chuẩn, đảm bảo đúng tiến độ, an toàn lao động, thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

- Nhà thầu thiết bị

Mua sắm thiết bị theo đúng hợp đồng đã ký kết, thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

 Chủ đầu tư và ban quản lý dự án.

- Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao công trình vào khai thác sử dụng đảm bảo tính hiệu quả, tính khả thi, của dự án và tuân thủ các quy định của phát luật.

Chủ đầu tư Các nhà tư vấn Các nhà thầu Ban quản lý dự án Tư vấn giám sát Nhà thầu thi công Tư vấn thiết kế Nhà thầu thiết bị

- Ban quản lý có thể được giao quản lý nhiều dự án những phải được người quyết định đầu tư chấp nhận và đảm bảo nguyên tắc: từng dự án không bị gián đoạn, được quản lý và quyết toán đúng quy định.

- Việc giao nhiệm vụ và ủy quyền cho ban quản lý dự án phải được thể hiện trong quyết định thành lập ban quản lý dự án.

- Chủ đầu tư có trách nhiệm, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của ban quản lý dự án.

- Ban quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu giao và quyền hạn do chủ đầu tư ủy quyền.

5.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH DỰ ÁN 5.2.1 Mục đích

Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, phù hợp với yêu cầu tổ chức kinh doanh, dễ điều phối công việc, phân công chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ rõ ràng theo đúng giấy phép kinh doanh, phù hợp với Luật doanh nghiệp.

5.2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý và vận hành dự án

Hình 5.2 Cơ cấu tổ chức quản lý và vận hành dự án

Nhiệm vụ và chức năng của các đơn vị

- Giám đốc GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC Kinh doanh P. GIÁM ĐỐC Kỹ thuật Xưởng gia công nguyên vật liệu Xưởng sản xuất bột liệu và clinker Xưởng nghiền xi măng và xuất SP Xưởng cơ điện và các công trình PT Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức hành chính Kế hoạch và đầu tư Phòng kinh doanh HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành chung toàn bộ các hoạt động thuộc các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật của nhà nước.

- Phó giám đốc kỹ thuật

Thực hiện các công việc theo phân công của Giám đốc, điều hành toàn bộ các hoạt động của nhà máy.

- Phó giám đốc kinh doanh

Là người giúp việc cho giám đốc, phụ trách công việc kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm xi măng của nhà máy và các công việc khác theo sự phân công của giám đốc.

Phụ trách công việc thuộc lĩnh vực kế hoạch – đầu tư của Công ty.

- Phòng tổ chức hành chính

Quản lý nhân lực toàn bộ công ty và nhà máy, quản lý việc tiếp nhận, điều động nhân lực theo yêu cầu sản xuất.

Xây dựng quy chế tiền lương, tiền thưởng, quản lý và thực hiện các công việc khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách liên quan đến người lao động.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt ngiệp lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy xi măng Mỹ Đức (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w