5.1.1 Các hình thức quản lý dự án
Theo nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 các hình thức quản lý dự án bao gồm:
Người quyết định đầu tư quyết định hình thức quản lý dự án theo quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật Xây dựng. Căn cứ điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân, người quyết định đầu tư, chủ đầu tư xây dựng công trình quyết định lựa chọn một trong các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sau đây:
- Chủ đầu tư xây dựng công trình thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Chủ đầu tư xây dựng công trình trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án. Ban Quản lý dự án phải có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư. Ban Quản lý dự án có thể thuê tư vấn quản lý, giám sát một số phần việc mà Ban Quản lý dự án không có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của chủ đầu tư. Đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng thì chủ đầu tư có thể không lập Ban Quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để giúp quản lý thực hiện dự án.
Trường hợp chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án thì tổ chức tư vấn đó phải có đủ điều kiện năng lực tổ chức quản lý phù hợp với quy mô, tính chất của dự án. Trách nhiệm, quyền hạn của tư vấn quản lý dự án được thực hiện theo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên. Tư vấn quản lý dự án được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn tham gia quản lý nhưng phải được chủ đầu tư chấp thuận và phù hợp với hợp đồng đã ký với chủ đầu tư. Khi áp dụng hình thức thuê tư vấn quản lý dự án, chủ đầu tư vẫn phải sử dụng các đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của mình hoặc chỉ định đầu mối để kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án.
5.1.2 Tổ chức thực hiện dự án
Căn cứ vào nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của chính phủ quy định “Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình” và dựa vào những căn cứ
cũng như năng lực thực tế của chủ đầu tư. Dự án được tổ chức quản lý theo mô hình: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án. Đây là mô hình phù hợp, đơn giản và mang lại hiệu quả cao, đồng thời thể hiện quyết tâm của chủ đầu tư thực hiện dự án đúng tiến độ.
Hình 5.1 Sơ đồ tổ chức thực hiện dự án
Các nhà tư vấn
- Tư vấn giám sát: giám sát thi công và giám sát thiết bị
Đề xuất những điểm bất hợp lý về thiết kế, thi công để xử lý, tham gia nghiệm thu công trình, thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Tư vấn thiết kế
Thiết kế đúng hợp đồng giao nhận thầu, thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Các nhà thầu
- Nhà thầu thi công, xây lắp.
Thi công thiết kế đúng tiêu chuẩn, đảm bảo đúng tiến độ, an toàn lao động, thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Nhà thầu thiết bị
Mua sắm thiết bị theo đúng hợp đồng đã ký kết, thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Chủ đầu tư và ban quản lý dự án.
- Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao công trình vào khai thác sử dụng đảm bảo tính hiệu quả, tính khả thi, của dự án và tuân thủ các quy định của phát luật.
Chủ đầu tư Các nhà tư vấn Các nhà thầu Ban quản lý dự án Tư vấn giám sát Nhà thầu thi công Tư vấn thiết kế Nhà thầu thiết bị
- Ban quản lý có thể được giao quản lý nhiều dự án những phải được người quyết định đầu tư chấp nhận và đảm bảo nguyên tắc: từng dự án không bị gián đoạn, được quản lý và quyết toán đúng quy định.
- Việc giao nhiệm vụ và ủy quyền cho ban quản lý dự án phải được thể hiện trong quyết định thành lập ban quản lý dự án.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của ban quản lý dự án.
- Ban quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu giao và quyền hạn do chủ đầu tư ủy quyền.
5.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH DỰ ÁN 5.2.1 Mục đích
Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, phù hợp với yêu cầu tổ chức kinh doanh, dễ điều phối công việc, phân công chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ rõ ràng theo đúng giấy phép kinh doanh, phù hợp với Luật doanh nghiệp.
5.2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý và vận hành dự án
Hình 5.2 Cơ cấu tổ chức quản lý và vận hành dự án
Nhiệm vụ và chức năng của các đơn vị
- Giám đốc GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC Kinh doanh P. GIÁM ĐỐC Kỹ thuật Xưởng gia công nguyên vật liệu Xưởng sản xuất bột liệu và clinker Xưởng nghiền xi măng và xuất SP Xưởng cơ điện và các công trình PT Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức hành chính Kế hoạch và đầu tư Phòng kinh doanh HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành chung toàn bộ các hoạt động thuộc các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật của nhà nước.
- Phó giám đốc kỹ thuật
Thực hiện các công việc theo phân công của Giám đốc, điều hành toàn bộ các hoạt động của nhà máy.
- Phó giám đốc kinh doanh
Là người giúp việc cho giám đốc, phụ trách công việc kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm xi măng của nhà máy và các công việc khác theo sự phân công của giám đốc.
Phụ trách công việc thuộc lĩnh vực kế hoạch – đầu tư của Công ty.
- Phòng tổ chức hành chính
Quản lý nhân lực toàn bộ công ty và nhà máy, quản lý việc tiếp nhận, điều động nhân lực theo yêu cầu sản xuất.
Xây dựng quy chế tiền lương, tiền thưởng, quản lý và thực hiện các công việc khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách liên quan đến người lao động.
Quản lý quy hoạch đội ngũ cán bộ công nhân viên, chịu trách nhiệm công tác văn thư, hành chính, lưu trữ.
Tổ chức đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiệp vụ, công nhân kỹ thuật cho nhà máy, quản lý công tác vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi trường.
Quản lý khu nhà ở CBCNV, chăm sóc đời sống của họ.
Đôn đốc các đơn vị thực hiện kế hoạch công tác của nhà máy, đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị nơi làm việc.
- Phòng kế hoạch vật tư
Lập kế hoạch và kiểm tra thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Lập kế hoạch và theo dõi công tác đầu tư xây dựng cơ bản.
Lập kế hoạch tạo nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn.
Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch cung ứng nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất nhà máy.
Quản lý công tác nhập thiết bị, vật tư, hóa phẩm. Chịu trách nhiệm về chất lượng vật tư nhập về.
- Phòng tài chính, kế toán
Thực hiện các hoạt động tà chính kế toán và tổ chức thực hiện công tác hạch toán kinh tế trong toàn nhà máy theo pháp lệnh kế toán, thống kê của nhà nước.
Lập kế hoạch tài chính của nhà máy và chỉ đạo giám sát các đơn vị thực hiện, phân tích hoạt động kinh tế tài chính của nhà máy.
Thực hiện đầy đủ công tác thanh toán quyết toán, nộp ngân sách và các chế độ tài chính khác, quản lý và bảo quản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
- Phòng kinh doanh
Quản lý và thực hiện các công việc hiện liên quan đến tiêu thụ sản phẩm của nhà máy.
Tổ chức, quản lý, điều hành các trạm phân phối, các đại lý bán hàng các tỉnh thuộc khu vực nhà máy.
Giám sát công việc bán hàng của trạm phân phối và các của hàng bán lẻ tại các khu vực thị trường.
Nghiên cứu, phân tích và mở rộng thị trường tiêu thụ, thực hiện quản cáo sản phẩm của nhà máy, đề xuất các biện pháp khuyến khích tiêu thụ sản phẩm của nhà máy.
Thu thập thông tin và báo cáo, phối hợp giải quyết các ý kiến, khiếu nại từ phía khách hàng.
- Các phân xưởng sản xuất
Theo dõi, vận hành toàn bộ máy móc thiết bị trong các công đoạn theo quy trình công nghệ đề ra.
Theo dõi tình trạng hoạt động, ngăn ngừa các sự cố xảy ra đối với các máy móc, thiết bị đảm bảo an toàn cho người lao động.
Đảm bảo an toàn đối với con người, máy móc trong dây chuyền. Đảm bảo môi trường và vệ sinh công nghiệp.
Sửa chữa các hỏng hóc nhỏ, đề xuất báo cáo cacs cấp lãnh đạo, các bộ phận chức năng đối với các hỏng hóc lớn đối với các thiết bị trong dây chuyền.
5.3 DỰ KIẾN NHÂN SỰ VÀ CHI PHÍ NHÂN LỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 5.3.1 Dự kiến nhân lực và cơ cấu lao động
Yêu cầu nhân lực phải có trình độ đáp ứng công việc, có tổ chức gọn nhẹ, các bộ phận trong nhà máy phải phối hợp nhịp nhàng, linh hoạt để phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Áp dụng mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động (sau đây gọi chung là người hưởng lương, phụ cấp) làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội có tính chất đặc thù ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã) và lực lượng vũ trang.
Theo đó, mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng/tháng. Nội dung này được quy định tại Nghị định 66/2013/NĐ-CP và Thông tư 07/2013/TT-BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định 66.
Mỗi nhân công sẽ có một mức lương riêng tùy thuộc vào phòng ban làm việc, chức vụ và bậc lương. Cụ thể số lượng nhân công và mức lương như sau:
Bảng 5.1 Dự kiến nhân sự và kế hoạch tiền lương của Công ty
ĐVT: 1000 đồng
TT Tên chức vụ lượngSố Lương tháng Lương năm
I Khối quản lý
1
Ban giám đốc
Giám đốc 1 15,000 180,000
Phó giám đốc kĩ thuật 1 12,000 144,000
Phó giám đốc kinh doanh 1 12,000 144,000
2 Phòng tài chính, kế toán Trưởng phòng 1 10,000 120,000 Phó phòng 1 8,000 96,000 Nhân viên 14 6,000 72,000 3 Phòng TCHC Trưởng phòng 1 9,000 108,000 Phó phòng 1 8,000 96,000 Nhân viên 15 5,500 66,000 4 Phòng kế hoạch, vật tư Trưởng phòng 1 10,500 126,000 Phó phòng 1 9,000 108,000 Nhân viên 12 6,000 72,000 5 Phòng kinh doanh Trưởng phòng 1 11,000 132,000 Phó phòng 2 9,000 108,000 Nhân viên 16 7,000 84,000 II Bộ phận sản xuất 1
Xưởng gia công NVL
Kỹ sư 10 9,000 108,000
Quản đốc 2 7,000 84,000
Công nhân 20 4,000 48,000
2
Xưởng sản xuất bột liệu và clinker
Kỹ sư 15 8,500 102,000
Quản đốc 3 6,500 78,000
Công nhân 40 4,000 48,000
3
Xưởng nghiền và xuất xi măng
Kỹ sư 15 10,000 120,000
Quản đốc 3 7,000 84,000
TT Tên chức vụ lượngSố Lương tháng Lương năm 4 Xưởng CĐ và các công trình phụ trợ Kỹ sư 5 10,000 120,000 Công nhân 15 4,000 48,000 Tổng quỹ lương 217 2,544,000
III Chi phí khác theo lương
1 Bảo hiểm, trích kinh phí công đoàn 24% QL 610,560
2 Tiền ăn ca 1% QL 25,440
Tổng cộng 3,180,000
Thực tế trong vận hành thì lương cơ bản luôn thay đổi theo thời gian để phù hợp với tình hình biến động giá cả thị trường, vì vậy cần tính thành phần chi phí này theo 1 hệ sô phát triển nào đó để có thể ứng phó với những thay đổi trong tương lai. Tạm tính hệ số phát triển mức lương là 1.05 và cứ 3 năm lại thay đổi 1 lần.
5.3.2 Chế độ làm việc của người lao động
Bộ phận quản lý
Làm việc theo giờ hành chính, 8h/ngày, 6 ngày/tuần.
Bộ phận sản xuất
Bảng 5.2 Chế độ làm việc
TT Công đoạn Số ngày/năm Số ca/ngày Số giờ/ca
1 Công đoạn gia công NVL 300 2 8
2 Công đoạn sản xuất bột liệu 315 3 8
3 Công đoạn sản xuất clinker 315 3 8
4 Công đoạn sản xuất xi măng 315 3 8
Phòng bảo vệ
Làm việc 3 ca/ngày, 7 ngày/tuần.
5.3.3 Khuyến khích lao động, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Khuyến khích lao động
Công ty có trích lập quỹ khen thưởng hàng năm từ lợi nhuận để trao cho cá nhân, tập thể hoàn thành xuất sắc công việc, các phát minh hoặc cải tiến kỹ thuật...
Hàng năm nếu doanh thu vượt mức kế hoạch thì sẽ có thưởng quý, năm, lễ tết... Bộ máy duy trì sản xuất cần được duy trì ổn định và chất lượng. Do đó cần chú trọng trong quan tâm đời sống cán bộ công nhân viên, đảm bảo tập thể vững mạnh.
Đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Nói chung sự thay đổi hay gặp trong sản xuất đó là lực lượng công nhân sản xuất trực tiếp, nên công tác đào tạo thường xuyên về chuyên môn và tay nghề là cần thiết.
Đối với bộ phận cán bộ quản lý, với chức năng quan trọng và là những nhân tố chính đem lại lợi ích cho doanh nghiệp nên lực lượng này cần được đào tạo một cách
bài bản và ngoài ra cần có những chính sách đãi ngộ hợp lý để ổn định bộ máy quản lý.
CHƯƠNG 6
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH