1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích dự án đầu tư xây dựng nhà máy xỉ titan thừa thiên huế của công ty TNHHH nhà nước MTV khoáng sản thừa thiên huế

110 415 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

Mục tiêu chính của nghiên cứu  Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về phân tích dự án đầu tư;  Phân tích, đánh giá dự án đầu tư xây dựng nhà máy xỉ titan Thừa Thiên Huế củacôn

Trang 1

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN



-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI

HỌC

PHÂN TÍCH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY

XỈ TITAN THỪA THIÊN HUẾ CỦA CƠNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MTV KHỐNG SẢN

THỪA THIÊN HUẾ

PHẠM THỊ NGA

Khóa học: 2009 – 2013

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN



-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

PHÂN TÍCH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỈ TITAN

THỪA THIÊN HUẾ CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC

MTV KHOÁNG SẢN THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:

Phạm Thị Nga PGS.TS Hoàng Hữu Hòa

Lớp: K43B Kế hoạch Đầu tư

Niên khóa: 2009 – 2013

Huế, 05/2013

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 3

Hoàn thành luận văn tốt nghiệp có ý nghĩa hết sức to lớn trong cuộc đời mỗi sinh viên Để hoàn thành đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, quan tâm quý báu của quý thầy cô, người t hân, bạn bè.

Trước hết, tôi xin cảm gửi lời ơn tới quý thầy cô Trường Đại học Kinh

tế Huế đã trang bị cho tôi những kiến thức trong suốt thời gian học tập tại trường làm nền tảng cho tôi trong công việc tương lai.

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Hoàng Hữu Hòa đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo; các anh, chị ở phòng Điều hành sản xuất công ty TNHH Nhà nước MTV Khoáng sản Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện giúp đỡ, chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập.

Trong quá trình hoàn thành khóa luận, do thời gian và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên trong khóa luận không tránh khỏi sai sót Tôi mong được

sự đóng góp quý báu của thầy cô và bạn bè để hoàn thiện hơn.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn.

Huế, tháng 05 năm 2013 Sinh viên thực hiện Phạm Thị Nga

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ viii

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ix

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT x

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4.1 Nội dung và đối tượng nghiên cứu 3

4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC PHÂN TÍCH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG 4

1.1 Lý luận cơ bản về dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất 4

1.1.1 Đầu tư và các hoạt động đầu tư 4

1.1.1.1 Khái niệm đầu tư 4

1.1.1.2 Vốn đầu tư 4

1.1.1.3 Hoạt động đầu tư 5

1.1.1.4 Phân loại các hoạt động đầu tư 6

1.1.2 Dự án đầu tư xây dựng nhà máy công nghiệp khai khoáng 11

1.1.2.1 Khái niệm 11

1.1.2.2 Phân loại 11

1.1.2.3 Đặc điểm của ngành công nghiệp khai khoáng 14

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 5

1.1.2.4 Nội dung dự án đầu tư nhà máy công nghiệp khai khoáng 14

1.2 Phân tích dự án đầu tư xây dựng nhà máy công nghiệp khai khoáng 15

1.2.1 Khái niệm phân tích dự án đầu tư xây dựng 15

1.2.2 Nội dung phân tích 15

1.2.2.1 Phân tích kỹ thuật của dự án 15

1.2.2.2 Phân tích hiệu quả kinh tế (tài chính) của dự án 15

1.2.2.3 Phân tích hiệu quả xã hội của dự án 15

1.2.2.4 Tác động môi trường của dự án 16

1.2.2.5 Thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án 16

1.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu và phương pháp phân tích 16

1.2.3.1 Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích kỹ thuật của dự án 16

1.2.3.2 Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế (tài chính) của dự án18 1.2.3.3 Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích hiệu quả xã hội của dự án 23

1.2.3.4 Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích tác động môi trường của dự án 24

1.2.3.5 Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích thị trường tiêu thụ của dự án 24

1.3 Kinh nghiệm phân tích dự án đầu tư xây dựng nhà máy khai thác và chế biến khoáng sản .25

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỈ TITAN THỪA THIÊN HUẾ CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MTV KHOÁNG SẢN THỪA THIÊN HUẾ 27

2.1 Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng nhà máy xỉ titan Thừa Thiên Huế 27

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng dự án 27

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên 27

2.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 28

2.1.1.3 Đánh giá chung 30

2.1.2 Giới thiệu về công ty TNHH Nhà Nước MTV Khoáng sản Thừa Thiên Huế 30

2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 30

2.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 31

2.1.3 Khái quát nội dung dự án 31

2.2 Phân tích dự án 33

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 6

2.2.1 Phân tích kỹ thuật của dự án 33

2.2.1.1 Sản phẩm của dự án 33

2.2.1.2 Kỹ thuật và công nghệ sản xuất 33

2.2.1.3 Máy móc thiết bị 35

2.2.1.4 Nguyên liệu đầu vào 36

2.2.1.5 Cơ sở hạ tầng 38

2.2.1.6 Lao động và trợ giúp kỹ thuật nước ngoài 40

2.2.1.7 Địa điểm thực hiện dự án 42

2.2.1.8 Kỹ thuật xây dựng công trình của dự án 43

2.2.1.9 Lịch trình thực hiện dự án 44

2.2.2 Phân tích hiệu quả kinh tế (tài chính) của dự án 44

2.2.2.1 Tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp 44

2.2.2.2 Lợi nhuận thuần, thu nhập thuần của dự án 45

2.2.2.3 Hệ số hoàn vốn (RR) còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư 47

2.2.2.4 Tỷ số lợi ích – chi phí (B/C) 48

2.2.2.5 Thời gian thu hồi vốn đầu tư (T) 48

2.2.2.6 Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR) 49

2.2.2.7 Điểm hòa vốn 50

2.2.2.8 Giá trị gia tăng thuần túy (NVA) 51

2.2.2.9 Phân tích độ nhạy của dự án 52

2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy xỉ titan Thừa Thiên Huế năm 2011 -2012 57

2.2.4 Hiệu quả xã hội của dự án 58

2.2.5 Tác động môi trường của dự án 59

2.2.6 Thị trường tiêu thụ 61

2.3 Đánh giá chung về dự án 64

2.3.1 Tính khả thi của dự án 64

2.3.2 Hạn chế của dự án và nguyên nhân 67

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 7

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MTV KHOÁNG SẢN THỪA THIÊN

HUẾ 69

3.1 Giải pháp về nguồn nhân lực 69

3.2 Giải pháp về vốn 70

3.3 Giải pháp về phương tiện kỹ thuật 71

3.3.1 Đối với các phương tiện cho quá trình phân tích dự án 71

3.3.2 Đối với phương tiện thiết bị công nghệ cho quá trình vận hành đầu tư 71

3.4 Giải pháp hoàn thiện việc thu thập thông tin cho quá trình phân tích 71

3.5 Giải pháp thị trường 72

PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 73

1 Kết luận 73

2 Kiến nghị 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 PHỤ LỤC

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 8

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Đề tài: Phân tích dự án đầu tư xây dựng nhà máy xỉ titan Thừa Thiên Huế của công

ty TNHHH Nhà nước MTV Khoáng sản Thừa Thiên Huế

1 Mục tiêu chính của nghiên cứu

 Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về phân tích dự án đầu tư;

 Phân tích, đánh giá dự án đầu tư xây dựng nhà máy xỉ titan Thừa Thiên Huế củacông ty TNHH Nhà Nước MTV Khoáng Sản Thừa Thiên Huế;

 Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các dự án đầu tư của công ty TNHHNhà Nước MTV Khoáng Sản Thừa Thiên Huế trong thời gian tới

2 Dữ liệu phục vụ nghiên cứu

 Số liệu về dự án đầu tư xây dựng nhà máy xỉ titan Thừa Thiên Huế tại công tyTNHH Nhà nước MTV Khoáng sản Thừa Thiên Huế;

 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy xỉ titan Thừa Thiên Huế năm

2011 – 2012;

 Một số sách chuyên ngành về phân tích dự án đầu tư;

 Các thông tin thu thập từ internet, tạp chí, luận văn, …

3 Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu

 Phương pháp thu thập số liệu

 Phương pháp tổng hợp, xử lý, số liệu

 Phương pháp phân tích

 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

4 Các kết quả mà nghiên cứu đạt được

Trong khuôn khổ đề tài: “Phân tích dự án đầu tư xây dựng nhà máy xỉ titan ThừaThiên Huế”, tôi đã phân tích theo các chỉ tiêu về mặt kỹ thuật, tài chính, xã hội, thịtrường tiêu thụ, tác động môi trường của dự án Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằmhoàn thiện dự án đầu tư xây dựng nhà máy tại công ty TNHH Nhà nước MTVKhoáng sản Thừa Thiên Huế

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Nhu cầu nguyên nhiên liệu 36

Bảng 2: Thành phần tinh quặng ilmenite 37

Bảng 3: Mục đích sử dụng nước 38

Bảng 4: Biên chế công nhân viên chức 40

Bảng 5: Lợi nhuận thuần qua các năm 45

Bảng 6: Hệ số hoàn vốn (RR) tính cho từng năm sản suất 47

Bảng 7: Thời gian thu hồi vốn đầu tư 49

Bảng 8: Phân tích hòa vốn (Số năm sản xuất là 20 năm) 50

Bảng 9: Giá trị gia tăng thuần túy tính cho từng năm 51

Bảng 10: Sự thay đổi của NPV do sự thay đổi của doanh thu chi phí vận hành và chi phí đầu tư 52

Bảng 11: Sự thay đổi của IRR do sự thay đổi của doanh thu chi phí vận hành và chi phí đầu tư 54

Bảng 12: Sự thay đổi của T do sự thay đổi của doanh thu chi phí vận hành và chi phí đầu tư 55

Bảng 13: Kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy xỉ titan Thừa Thiên Huế năm 2011 - 2012 57

Bảng 14: Mức tiêu thụ Pigment trên thế giới giai đoạn 20003 - 2012 61

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 10

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 11

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phân loại các dự án đầu tư xây dựng công trình

Phụ lục 2: Kế hoạch huy động vốn và nguồn vốn

Phụ lục 3: Lợi nhuận hàng năm

Phụ lục 4: Dòng tiền chiết khấu toàn bộ vốn đầu tư

Phụ lục 5: Phân tích hòa vốn

Phụ lục 6: Kế hoạch khấu hao TSCĐ

Phụ lục 7: Kế hoạch tài chính (cân đối thu chi)

Phụ lục 8: Gía trị gia tăng thuần túy tính cho từng năm

Phụ lục 9: Phân tích độ nhạy IRR, NPV, T

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 12

FPT: Đầu tư gián tiếp nước ngoài

ODA: Viện trợ không hoàn lại

FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

TNDN: Thu nhập doanh nghiệp

QĐ - TTg: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

CT - TTg: Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ

TB - UB: Thông báo của Ủy ban nhân dân

UBND - CV: Công văn của Ủy ban nhân dân

GP - BTNMT: Giấy phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường

TB - BCN: Thông báo của Bộ Công nghiệp

NĐ - CP: Nghị định của Chính phủ

HĐKT: Hợp đồng kinh tế

TT - BXD: Thông tư của Bộ Xây dựng

TT - BCN: Thông tư của Bộ Công nghiệp

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 13

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Như chúng ta đã biết, khoáng sản là một loại vật chất rất quan trọng trong cuộcsống của con người Nó ảnh hưởng tới sức khỏe, đời sống và cả môi trường xungquanh con người Đặc biệt, khoáng sản có ảnh hưởng rõ rệt tới sản xuất của con người,

là nguồn nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất để tạo nên các dạng vật chất có ích vàcủa cải của con người Hiện nay, với sự phát triển và tiến bộ của khoa học và kỹ thuật,con người đã khám phá ra rất nhiều loại khoáng sản với các công dụng và lợi ích khácnhau đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống

Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng với trên5.000 mỏ và quặng hiếm của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau Trong đó, một sốkhoáng sản được dự báo có trữ lượng lớn như: bôxít, titan, đá nguyên liệu xi măng, đấthiếm và đá vôi… Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản Việt Nam đã hình thành từrất lâu và có đóng góp quan trọng đối với nguồn thu ngân sách và sự nghiệp phát triểnkinh tế - xã hội Việt Nam

Công ty TNHH Nhà Nước MTV Khoáng Sản Thừa Thiên Huế là một trong nhữngcông ty hàng đầu về khai thác và chế biến khoáng sản Titan của Việt Nam Công tykhai thác và chế biến các sản phẩm là tinh quặng Ilmenite, Rutile, Monazite, Zircon,bột Zircon và xỉ titan, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chất lượng của khách hàng trongnước và ngoài nước Sản phẩm của công ty được dùng làm nguyên liệu đầu vào chonhiều ngành công nghiệp và được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất gạch, gốm,thuỷ tinh, sơn, luyện kim và nguyên liệu đa dạng cho nhiều ngành công nghiệp khác.Trong thời gian qua, công ty không ngừng nghiên cứu công nghệ khai thác, chế biến,phát triển sản phẩm có giá trị cao và tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu Thànhquả của nỗ lực đó đã đưa công ty trở thành một công ty xuất khẩu khoáng sản Titanhàng đầu của Việt Nam Sản phẩm của công ty xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản,Trung Quốc, Malaysia và các nước Đông Nam Á Với tiêu chí khai thác nguồn tàinguyên thiên nhiên cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng và có khoa học, nhằm tiết kiệmnguồn mỏ, giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường và cộng đồng dân cư, công ty đãtriển khai nhiều dự án về khai thác và chế biến khoáng sản có hiệu quả cao

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 14

Dự án đầu tư có tầm quan trọng với sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và đốivới từng doanh nghiệp nói riêng Sự thành bại của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớnvào việc đầu tư vào dự án có hiệu quả hay không Viêc phân tích chính xác các chỉ tiêu

từ đó đánh giá tính khả thi của dự án sẻ góp phần chứng minh được điều này

Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động ngành công nghiệp khai thác khoáng sản đã và đangbộc lộ nhiều bất cập, thiếu bền vững Đó là tình trạng khai thác khoáng sản trái phépdiễn ra khá phổ biến, gây thất thoát khoáng sản và nguồn thu ngân sách Khai tháckhoáng sản chưa sử dụng tổng hợp các loại khoáng sản trong quá trình khai thác, chếbiến vẫn còn diễn ra khá phổ biến, gây tổn thất lớn Nguồn lợi tài nguyên khoáng sản

mà thiên nhiên "ban tặng" đôi khi rơi vào một số nhóm lợi ích thay vì cho cả một cộngđồng do cơ chế kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước còn chưa chặt chẽ Khaithác khoáng sản cũng đang để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực, khó khắc phục về môitrường và xã hội

Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã lựa chọn đề tài : “ Phân tích dự án đầu tư xây dựng nhà máy xỉ titan Thừa Thiên Huế của công ty TNHH Nhà Nước MTV Khoáng Sản Thừa Thiên Huế” làm khóa luận tốt nghiệp.

2 Mục đích nghiên cứu

 Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về phân tích dự án đầu tư;

 Phân tích, đánh giá dự án đầu tư xây dựng nhà máy xỉ titan Thừa Thiên Huế củacông ty TNHH Nhà Nước MTV Khoáng Sản Thừa Thiên Huế;

 Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các dự án đầu tư của công ty TNHHNhà Nước MTV Khoáng Sản Thừa Thiên Huế trong thời gian tới

3 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp thu thập số liệu: Tiến hành thu thập số liệu về dự án đầu tư xâydựng nhà máy xỉ titan Thừa Thiên Huế qua các năm từ các nguồn do các phòng bancủa công ty TNHH Nhà Nước MTV Khoáng Sản Thừa Thiên Huế đang quản lý

 Phương pháp tổng hợp, xử lý, số liệu: Dùng phương pháp phân tổ thống kê đểtổng hợp và xử lý số liệu nhằm xác định được các thông tin và chỉ tiêu kinh tế của dự

án đầu tư

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 15

 Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp phân tích thống kê để phân tíchkinh tế dự án đầu tư nhằm đánh giá tính khả thi của dự án đầu tư.

 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Phương pháp chuyên gia, chuyên khảonhằm nắm bắt thông tin và tình hình về các dự án đầu tư của công ty

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Nội dung và đối tượng nghiên cứu

 Nội dung nghiên cứu: Phân tích dự án đầu tư xây dựng nhà máy xỉ titan Thừa ThiênHuế

 Đối tượng khảo sát: Công ty TNHH Nhà Nước MTV Khoáng Sản ThừaThiên Huế

4.2 Phạm vi nghiên cứu

 Phạm vi không gian: Tại công ty TNHH Nhà Nước MTV Khoáng Sản ThừaThiên Huế

 Phạm vi thời gian: Các thông tin của dự án được lấy từ năm 2008 đến năm 2011

và đề xuất các giải pháp hoàn thiện các dự án đầu tư đến năm 2016

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 16

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ KHOA HỌC PHÂN TÍCH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ

MÁY CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG

1.1 Lý luận cơ bản về dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất

1.1.1 Đầu tư và các hoạt động đầu tư

1.1.1.1 Khái niệm đầu tư

Theo Luật đầu tư khái niệm về đầu tư được hiểu như sau :

“Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình đểhình thành tài sản tiến hành hoạt động đầu tư”

Nhà đầu tư có thể là các tổ chức, cá nhân và cũng có thể là Nhà nước (đầu tư củachính phủ) Nhà đầu tư có thể là tổ chức, cá nhân ở trong nước hay ở nước ngoài.Những lợi ích thu được của nhà đầu tư, của xã hội và cộng đồng có thể là sự tăng thêmtài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường xá…), tài sản trí tuệ (trình

độ văn hóa, chuyên môn, khoa học kỹ thuật,…) có đủ điều kiện để làm việc với năngsuất cao hơn cho nền kinh tế và cho toàn xã hội

Thực tế cho thấy, đầu tư là hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng trưởng kinh

tế nói chung và phát triển của doanh nghiệp nói riêng, là hoạt động kinh tế gắn vớiviệc sử dụng vốn trong dài hạn, nhằm mục đích sinh lời và chứa đựng yếu tố rủi ro

1.1.1.2 Vốn đầu tư

Tiếp cận theo quan niệm kinh tế thị trường, vốn đầu tư được hiểu là giá trị củanhững tài sản mà cá nhân, công ty hoặc nhà nước bỏ vào hoạt động sản xuất kinhdoanh nhằm mục đích kiếm lời trong tương lai

Những tài sản này có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ

Do đặc điểm của việc sử dụng tài sản là hoạt động trong thời gian dài và bị hao mòndần, đồng thời do nhu cầu ngày càng gia tăng về tài sản nên phải tiến hành thườngxuyên việc bù đắp hao mòn tài sản và tăng thêm khối lượng tài sản mới Quá trình nàyđược tiến hành bằng vốn đầu tư thông qua hoạt động đầu tư

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 17

1.1.1.3 Hoạt động đầu tư

Hoạt động đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt độngnào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn cácnguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó

 Các nguồn lực trong hoạt động đầu tư được huy động và sử dụng nhằm làm tăngnăng lực sản xuất với mục đích thu đươc lợi ích trong tương lai lớn hơn chi phí ban đầu

mà nhà đầu tư đã bỏ ra Các nguồn lực này theo nghĩa hẹp là tiền vốn, nhưng theo nghĩarộng thì nó bao gồm nhiều nhân tố sản xuất Tuy nhiên tại một thời điểm nào đó, cácnguồn lực đều bị giới hạn bởi những khả năng cung cấp và yêu cầu sử dụng

 Mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt được các kết quả lớn hơn so vớinhững hy sinh về nguồn lực mà nhà đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư

 Kết quả đầu tư chính là những lợi ích do đầu tư mang lại về tài chính, kinh tế

-xã hội, tạo ra năng lực sản xuất mới và những tài sản mới cho nền kinh tế Kết quảchính là những điều kiện thực hiện những mục tiêu mà chủ đầu tư đề ra trong tươnglai

Như vậy không phải bất cứ một sự tiêu tốn nguồn lực nào cũng được gọi là hoạtđộng đầu tư, quá trình sử dụng các nguồn lực nhằm tạo ra năng lưc sản xuất mới hoặctăng năng lực sản xuất của các tài sản cố định sẵn có mới gọi là hoạt động đầu tư theođúng nghĩa của nó

 Về thời gian: Đầu tư trong hiện tại nhưng kết quả thu được trong tương lai, do

đó đầu tư có tính bất định và rủi ro cao

 Đối tượng đầu tư bao gồm tài sản hữu hình (nhà máy, thiết bị, dây chuyền sảnxuất ) và tài sản vô hình (thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ); tài sản sản xuất kinhdoanh (nhà xưởng, máy móc ) và tư liệu lâu bền (đường xá, cầu cống ) Tài sản sảnxuất kinh doanh cần được trích khấu hao và tính vào giá thành sản phẩm Các tư liệulâu bền trong quá trình sử dụng cũng bị hao mòn và bị đào thải sau một số năm nhấtđịnh, nguồn bù đắp sẻ được lấy từ quỹ phúc lợi

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 18

Xét ở góc độ kinh tế vĩ mô, chỉ có những hoạt động đầu tư thực sự làm tăng nănglực sản xuất kinh doanh dưới góc độ toàn bộ nền kinh tế quốc dân mới có ý nghĩa trựctiếp làm tăng trưởng sức sản xuất, tạo việc làm cho nền kinh tế.

1.1.1.4 Phân loại các hoạt động đầu tư

Trong công tác quản lý và kế hoạch hóa hoạt động đầu tư, các nhà kinh tế phân loạihoạt động đầu tư theo các tiêu thức khác nhau Mỗi tiêu thức phân loại đáp ứng nhữngnhu cầu quản lý và nghiên cứu kinh tế khác nhau

 Theo bản chất của các đối tượng đầu tư

Hoạt động đầu tư bao gồm:

 Đầu tư cho các đối tượng vật chất (đầu tư tài sản vật chất, tài sản thực như nhàxưởng, máy móc, thiết bị, )

 Đầu tư cho các đối tượng tài chính (đầu tư tài sản tài chính như cổ phiếu, tráiphiếu, các chứng khoán khác, )

 Đầu tư cho các đối tượng phi vật chất (đầu tư tài sản trí tuệ và nguồn nhân lựcnhư đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế, )

Đầu tư đối tượng vật chất là điều kiện tiên quyết, cơ bản làm tăng tiềm lực của nềnkinh tế Đầu tư tài chính là điều kiện quan trọng để thu hút mọi nguồn vốn từ mọi tầnglớp dân cư cho đầu tư các đối tượng vật chất Đầu tư tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực

là điều kiện tất yếu để đảm bảo cho đầu tư các đối tượng vật chất tiến hành thuận lợi

và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao

 Theo cơ cấu tái sản xuất

Hoạt động đầu tư bao gồm :

 Đầu tư theo chiều rộng là hình thức mở rộng quy mô, tăng sản lượng, tạo ra tàisản mới cho nền kinh tế, nhưng năng suất lao động và kỹ thuật không đổi Đặc điểmcủa hình thức đầu tư theo chiều rộng là vốn lớn, vốn nằm khê đọng lâu, thời gian thựchiện đầu tư và thời gian cần hoạt động để thu hồi vốn lâu, kỹ thuật phức tạp, chịu tácđộng của nhiều yếu tố và do đó có độ mạo hiểm cao Hoạt động đầu tư này thường sửdụng phương pháp mở rộng quy mô nhà xưởng, hay tăng số lượng lao động hoặc kếthợp cả hai

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 19

 Đầu tư theo chiều sâu không mở rộng quy mô, tăng sản lượng hay tạo mới tàisản cho nền kinh tế mà tập trung cho việc tăng năng suất lao động, hạ giá thành sảnphẩm trên cơ sở áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao hiệu quả đầu tư Vớiphương pháp đổi mới quy trình công nghệ, hiện đại hóa máy móc thiết bị, thì đầu tưtheo chiều sâu có đặc điểm là sử dụng vốn không lớn, thời gian thực hiện đầu tư ngắnđồng thời độ mạo hiểm thấp hơn so với đầu tư theo chiều rộng.

Việc phân loại hoạt động đầu tư theo cơ cấu tái sản xuất giúp cho các nhà đầu tưcũng như các nhà quản lý xác định được khi nào nên áp dụng hình thức đầu tư chiềusâu

 Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội của các kết quả đầu tư

Hoạt động đầu tư bao gồm:

 Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh

 Đầu tư phát triển khoa hoc kỹ thuật

 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

Các hoạt động đầu tư trên có mối quan hệ tương hỗ với nhau Đầu tư phát triểnkhoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng tạo tiền đề cho đầu tư phát triển sản xuất kinhdoanh đạt hiệu quả cao Đầu tư cho cơ sơ hạ tầng giúp lưu thông và tiêu thụ sản phẩm.Đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật làm nâng cao năng suất lao động Đầu tư phát triểnsản xuất kinh doanh đến lượt mình lại tích lũy vốn, nộp thuế tạo tiềm lực cho đầu tưphát triển khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và các hoạt động đầu tư khác

Việc phân loại hoạt động đầu tư theo lĩnh vực hoạt động của các kết quả đầu tưtrong xã hội là giúp các nhà quản lý, các nhà hoạch định phân bổ vốn với một tỉ lệ hợp

lý giữa các hình thức đầu tư, từ đó đánh giá được hiệu quả đầu tư

 Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư

Hoạt động đầu tư bao gồm:

 Đầu tư cơ bản là loại đầu tư dài hạn, đặc điểm kỹ thuật của quá trình thực hiệnđầu tư tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định phức tạp, đòi hỏi vốn lớn, thời gian thuhồi vốn lâu (đối với các hoạt động đầu tư có khả năng thu hồi vốn) Đầu tư cơ bảnnhằm tái sản xuất các tài sản cố định (TSCĐ)

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 20

 Đầu tư vận hành chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư, đặc điểm kỹ thuậtcủa quá trình thực hiện đầu tư không phức tạp Đầu tư vận hành cho các cơ sở sản xuấtkinh doanh có thể thu hồi vốn nhanh sau khi đưa ra các kết quả đầu tư vào hoạt động.Đầu tư vận hành nhằm tạo ra các tài sản lưu động (TSLĐ) cho các cơ sở sản xuất, kinhdoanh dịch vụ mới hình thành, tăng thêm tài sản lưu động cho các cơ sở hiện có, duytrì sự hoạt động của cơ sở vật chất - kỹ thuật không thuộc các doanh nghiệp.

Đầu tư cơ bản quyết định đầu tư vận hành, đầu tư vận hành tạo điều kiện cho kếtquả của đầu tư cơ bản phát huy tác dụng Đầu tư cơ bản sẻ không hoạt động nếu không

có đầu tư vận hành, ngược lại không có đầu tư cơ bản thì đầu tư vận hành chẳng đểlàm gì Việc phân loại này giúp nhà đầu tư có sự phân bổ nguồn lực cho TSCĐ vàTSLĐ một cách hợp lý, đảm bảo mục tiêu cuối cùng của hoạt động đầu tư

 Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trình tái sản xuất xã hộiHoạt động đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh bao gồm:

 Đầu tư thương mại là loại đầu tư ngắn hạn nhằm phân phối lại các kết quả củađầu tư sản xuất; kỹ thuật đầu tư đơn giản hơn, vốn đầu tư không lớn; thời gian thu hồivốn nhanh; quay vòng vốn nhanh; độ rủi ro thấp; tính bất định không cao, dễ dự đoánvới độ chính xác cao

 Đầu tư sản xuất là loại đầu tư dài hạn (5, 10, 15 năm) nhằm trực tiếp tạo ra củacải vật chất; kỹ thuật đầu tư phức tạp; vốn đầu tư lớn; thời gian thu hồi vốn lâu; quay vòngvốn chậm; độ rủi ro cao; tính bất định cao, khó dự đoán hết và chính xác được

Việc phân loại này giúp nhà nước thông qua chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô đểhướng các nhà đầu tư không chỉ đầu tư vào lĩnh vực thương mại mà cả vào lĩnh vựcsản xuất với một tỷ lệ hợp lý, theo các định hướng và mục tiêu đã dự kiến trong chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội

 Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi vốn đủ vốn đã bỏ racủa các kết quả đầu tư

Hoạt động đầu tư bao gồm :

 Đầu tư ngắn hạn là loại đầu tư tiến hành trong một thời gian ngắn (≤ 1 năm, nhưđầu tư thương mại), thường do những chủ đầu tư ít vốn thực hiện, đầu tư vào những

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 21

hoạt động nhanh chóng thu hồi vốn Tuy nhiên, rủi ro đối với hình thức đầu tư nàycũng khá lớn.

 Đầu tư trung hạn từ 1 năm đến dưới 5 năm

 Đầu tư dài hạn là việc đầu tư xây dựng các công trình đòi hỏi thời gian đầu tưdài (> 5 năm, như đầu tư sản xuất, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sởhạn tầng ), khối lượng vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu Đó là các công trình thuộclĩnh vực sản xuất, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng Đầu tưdài hạn thường chứa đựng những yếu tố khó lường, rủi ro lớn, do đó, cần có những dựbáo dài hạn, khoa học

Việc phân loại này giúp các nhà đầu tư, các nhà quản lý thực hiện được các mụctiêu trước mắt hay mục tiêu trung hạn, dài hạn

 Theo nội dung

Hoạt động đầu tư bao gồm:

 Đầu tư mới hình thành nên các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ

 Đầu tư thay thế nhằm mục đích đổi mới tài sản cố định làm cho chúng đồng bộ

và tiến bộ về mặt kỹ thuật

 Đầu tư mở rộng nhằm nâng cao năng lực sản xuất để hình thành nhà máy mới,phân xưởng mới với mục đích cung cấp thêm các sản phẩm cùng loại

 Đầu tư mở rộng nhằm tạo ra các sản phẩm mới

 Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư

 Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn không trực tiếp tham giađiều hành quản lý quá trình thực hiện và vận hành các kết quả đầu tư Người có vốnthông qua các tổ chức tài chính trung gian để đầu tư phát triển Ví dụ: Cho vay, muabán các chứng chỉ có giá như cổ phiếu, trái phiếu (đầu tư tài chính); đầu tư gián tiếpnước ngoài FPT (Foreign Portfolio Investment), viện trợ không hoàn lại hoặc có hoànlại với lãi suất thấp giữa chính phủ các nước để phát triển kinh tế xã hội – ODA(Official Development Assistant) Đầu tư gián tiếp là phương thức huy động vốn củađầu tư phát triển

 Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý,điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư Trong đầu tư trực tiếp thì

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 22

đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư đượcmọi quốc gia quan tâm.

Đầu tư trực tiếp có 2 loại: đầu tư dịch chuyển và đầu tư phát triển

 Theo nguồn vốn đầu tư trên phạm vi quốc gia

 Đầu tư bằng nguồn vốn trong nước bao gồm hoạt động đầu tư được tài trợ từnguồn vốn tích lũy của ngân sách (vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư pháttriển, do nhà nước bảo lãnh), vốn tích lũy và huy động của doanh nghiệp, tiền tiết kiệmcủa dân cư

 Đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài bao gồm hoạt động đầu tư được thực hiệnbằng các nguồn vốn đầu tư gián tiếp và trực tiếp nước ngoài

Cách phân loại này nhằm chỉ ra vai trò từng nguồn vốn trong quá trình phát triểnkinh tế - xã hội, quan điểm được thống nhất: “Vốn trong nước là quyết định, vốn nướcngoài là quan trọng”; xác định được cách quản lý khác nhau đối với các loại dự án đầu

tư có nguồn vốn khác nhau; đánh giá được hiệu quả sư dụng vốn, từ đó đưa ra các giảipháp nhằm phát triển huy động nguồn vốn cho hoạt động đầu tư phát triển, tận thungân sách nhà nước

 Theo chủ thể đầu tư

Hoạt động đầu tư bao gồm:

 Đầu tư của nhà nước

 Đầu tư của doanh nghiệp

 Đầu tư của các cá nhân, hộ gia đình

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 23

ra các giải pháp thích hợp nhằm tăng cường huy động các nguồn vốn, phân bổ vốngiữa các vùng một cách hợp lý.

Ngoài ra, trong thực tế, để đáp ứng yêu cầu quản lý và nghiên cứu kinh tếngười ta còn phân chia hoạt động đầu tư theo quan hệ sở hữu, theo quy mô và theocác tiêu thức khác

1.1.2 Dự án đầu tư xây dựng nhà máy công nghiệp khai khoáng

1.1.2.1 Khái niệm

Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên hàng ngàn,hàng nghìn năm ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lỏng, trên mặt đất Khoángsản là nguồn nguyên liệu chính cho nhiều ngành công nghiệp then chốt

Công nghiệp khai khoáng là ngành công nghiệp khai thác khoáng sản có giá trị hoặccác tài nguyên địa chất khác từ lòng đất, thường là từ thân quặng, mạch hoặc than đá

Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạtđộng đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định

Dự án đầu tư xây dựng nhà máy công nghiệp khái khoáng là tập hợp các đề xuất cóliên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những nhà máy côngnghiệp khai khoáng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trìnhhoặc sản phẩm ngành công nghiệp khai khoáng trong một thời hạn nhất định

1.1.2.2 Phân loại

 Theo cơ cấu tái sản xuất

Dự án đầu tư được phân thành:

 Đầu tư chiều rộng là hình thức đầu tư trên cơ sở cải tạo, mở rộng cơ sở vật chất

kỹ thuật hiện có và xây dựng mới, nhưng với công nghệ ở mức trung bình tiên tiến củangành, vùng

 Đầu tư theo chiều sâu là hình thức đầu tư trên cơ sở nâng cấp đồng bộ hóa, hiệnđại hóa, là việc đầu tư mới nhưng trên cơ sở công nghệ, kỹ thuật hiện đại hơn mứctrung bình tiên tiến của ngành, của vùng

Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và theo chiều sâu:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 24

Đầu tư theo chiều rộng thường được đi trước và làm cơ sở tiền đề để đầu tư theochiều sâu Đầu tư theo chiều sâu lại tiếp tục tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục

mở rộng quy mô đầu tư và làm cho đầu tư theo chiều rộng có hiệu quả hơn

 Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội của dự án đầu tư

Có thể phân chia thành dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dự án đầu tưphát triển khoa học kỹ thuật, dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (kỹ thuật và xã hội).Hoạt động của các dự án đầu tư này có quan hệ tương hỗ với nhau Chẳng hạn các dự

án đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho các dự án đầu

tư phát triển sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao; còn các dự án đầu tư phát triển sảnxuất kinh doanh đến lượt mình lại tạo tiềm lực cho các dự án đầu tư khác

 Theo giai đoạn hoạt động của các dự án đầu tư trong quá trình tái sản xuất

xã hội

Có thể phân loại các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh thành dự án đầu

tư thương mại và dự án đầu tư sản xuất:

 Dự án đầu tư thương mại là loại dự án đầu tư có thời gian thực hiện đầu tư vàhoạt động của các kết quả đầu tư để thu hồi vốn đầu tư ngắn, tính chất bất định khôngcao lại dễ dự đoán và dự đoán dễ đạt độ chính xác cao

 Dự án đầu tư sản xuất là loại dự án đầu tư có thời hạn hoạt động dài hạn (5, 10,

20 năm hoặc lâu hơn) vốn đầu tư lớn, thu hồi chậm, thời gian thực hiện đầu tư lâu, dộmạo hiểm cao, tính chất kỹ thuật phức tạp, chịu tác động của nhiều yếu tố bất địnhtrong tương lai không thể dự đoán hết và chính xác được (về nhu cầu, giá cả đầu vào

và đầu ra, cơ chế chính sách, tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật, thiên tai, sự ổn định

về chính trị )

 Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi đủ vốn đã bỏ ra

Ta có thể phân chia các dự án đầu tư thành dự án đầu tư ngắn hạn (như dự án đầu

tư thương mại) và dự án đầu tư dài hạn (các dự án đầu tư sản xuất, đầu tư phát triểnkhoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng )

 Theo phân cấp quản lý

Theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ, dựa vào quy

mô vốn đầu tư và tính chất, dự án được phân loại cụ thể như phụ lục 1

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 25

 Theo nguồn vốn

 Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước

 Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư pháttriển của Nhà nước

 Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước

 Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiềunguồn vốn

Ngoài ra, dự án đầu tư có thể được phân chia thành :

 Dự án đầu tư có vốn huy động trong nước (vốn tích lũy của ngân sách, củadoanh nghiệp, tiền tiết kiệm của dân cư)

 Dự án đầu tư có vốn huy động vốn từ nước ngoài (vốn đầu tư gián tiếp, vốn đầu

tư trực tiếp)

Việc phân loại này cho thấy tình hình huy động vốn từ mỗi nguồn và vai tròđối với sự phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành, từng địa phương và toàn bộ nềnkinh tế

 Theo vùng lãnh thổ (theo tỉnh, theo vùng kinh tế của đất nước)

Cách phân loại này cho thấy tình hình đầu tư của từng tỉnh, từng vùng kinh tế vàảnh hưởng của đầu tư đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương.Ngoài ra trong thực tế, để đáp ứng yêu cầu quản lý và nghiên cứu kinh tế, người tacòn phân chia dự án đầu tư theo quan hệ sở hữu, theo quy mô và theo nhiều tiêu thứckhác:

 Căn cứ vào người khởi xướng: Dự án cá nhân, dự án tập thể, dự án quốc gia, dự

án quốc tế

 Căn cứ vào tính chất hoạt động dự án: Dự án sản xuất, dự án dịch vụ, thươngmại, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án dịch vụ xã hội

 Căn cứ vào địa phận quốc gia: Dự án đầu tư xuất khẩu, dự án đầu tư nội địa

 Căn cứ vào mức độ chính xác của dự án: Dự án tiền khả thi, dự án khả thi

 Căn cứ theo ngành hoạt động: Dự án công nghiệp, dự án nông nghiệp, dự án xâydựng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 26

 Căn cứ vào mức độ tương quan lẫn nhau: Dự án độc lập, dự án loại trừ lẫn nhau(nếu chấp nhận dự án này thì buộc phải từ chối các dự án còn lại).

1.1.2.3 Đặc điểm của ngành công nghiệp khai khoáng

 Tiềm năng khoáng sản Việt Nam được đánh giá là tương đối đa dạng: Việt Nam

có hơn 5000 điểm mỏ thuộc 60 loại khoáng sản được phát hiện và khai thác

 Các loại khoáng sản chủ yếu được khai thác hiện nay là than, dầu khí, quặngkim loại (sắt, titan, mangan, vàng, kẽm, đồng, antimony) và các khoáng sản phi kim -vật liệu xây dựng (VLXD) (đá, cát, sỏi, cao lanh, thạch anh)

 Ngành công nghiệp khai khoáng cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho nhiềungành công nghiệp sản xuất - chế tạo và xây dựng, sự phát triển của ngành phụ thuộcrất lớn vào chu kỳ phát triển của nền kinh tế thế giới

 Nhu cầu và giá bán nhiều loại khoáng sản được quyết định bởi thị trường thế giới

 Ngành công nghiệp khai khoáng chú trọng đến đầu tư theo chiều rộng, chủ yếu xuấtkhẩu quặng và tinh quặng với giá trị thấp hơn nhiều giá kim loại phải nhập khẩu về

 Các doanh nghiệp khoáng sản đang niêm yết hiện nay có quy mô nhỏ, mức độtài trợ bằng nợ ít hơn thị trường nhưng biên lợi nhuận gộp lại cao hơn Trong khi nhómdoanh nghiệp khai thác quặng kim loại có mức độ đầu tư lớn hơn cho tài sản cố định,nhóm doanh nghiệp khai thác VLXD lại có mức sinh lời cao hơn, chất lượng dòng tiền

và chất lượng lợi nhuận tốt hơn

1.1.2.4 Nội dung dự án đầu tư nhà máy công nghiệp khai khoáng

Nội dung dự án nhà máy công nghiệp khai khoángbao gồm :

 Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư, đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm,hình thức đầu tư, địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất

 Mô tả quy mô, diện tích xây dựng nhà máy, các hạng mục nhà máy, phương án

kỹ thuật, công nghệ và công suất

 Các phương án, giải pháp thực hiện, phương án giải phóng mặt bằng, tái định

cư, phân đoạn thực hiện

 Đánh giá tác động môi trường, giải pháp phòng chống cháy nổ, các yêu cầu về

an ninh, quốc phòng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 27

 Tổng mức đầu tư của dự án, khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn, phương án hoàntrả vốn, các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hộicủa dự án.

1.2 Phân tích dự án đầu tư xây dựng nhà máy công nghiệp khai khoáng

1.2.1 Khái niệm phân tích dự án đầu tư xây dựng

Phân tích dự án đầu tư xây dựng là đánh giá các khía cạnh, nội dung của dự án đầu

tư xây dựng nhằm mục đích phát hiện và ngăn chặn những dự án xấu, không bỏ sótcác dự án tốt trong điều kiện giới hạn về nguồn lực

Phân tích dự án đầu tư xây dựng có ý nghĩa quan trọng, nhằm lựa chọn được những

dự án tốt và ngăn chặn những dự án kém hiệu quả; nhận dạng và đánh giá những rủi rotiềm ẩn của dự án đầu tư

1.2.2 Nội dung phân tích

1.2.2.1 Phân tích kỹ thuật của dự án

Phân tích kỹ thuật là tiền đề cho việc tiến hành phân tích kinh tế tài chính của các

dự án đầu tư

Phân tích kỹ thuật của một dự án là nhằm xác định kỹ thuật công nghệ và quy trìnhsản xuất, địa điểm nhu cầu để sản xuất một cách tối ưu và phù hợp nhất với nhữngđiều kiện hiện có mà vẫn đảm bảo về các yêu cầu chất lượng và số lượng sản phẩm

1.2.2.2 Phân tích hiệu quả kinh tế (tài chính) của dự án

Phân tích hiệu quả kinh tế (tài chính) nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dự

án đầu tư đối với nền kinh tế quốc dân Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế (tài chính)

là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền quyết định có cho phép đầu tư vào dự án haykhông, hoặc có chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích thực hiện dự án

1.2.2.3 Phân tích hiệu quả xã hội của dự án

Phân tích hiệu quả xã hội của dự án là việc so sánh có mục đích giữa cái mà xã hộiphải trả cho việc sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình một cách tốt nhất và lợi ích

do dự án tạo ra cho toàn bộ nền kinh tế

Phân tích hiệu quả xã hội góp phần phân tích đầy đủ, toàn diện những đóng gópthực sự của dự án vào việc phát triển nền kinh tế quốc gia và việc thực hiện các mụctiêu kinh tế xã hội của đất nước

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 28

1.2.2.4 Tác động môi trường của dự án

Việc thực hiện một dự án thường có những tác động nhất định đến môi trường Cáctác động này là những ảnh hưởng của các đầu vào, đầu ra của dự án Đó có thể lànhững tác động đến môi trường sinh thái hoặc tác động đến môi trường văn hoá xãhội, tác động trực tiếp hoặc tác động gián tiếp, tác động trước mắt hoặc tác độnglâu dài, tác động có thể lượng hoá được hoặc tác động không thể lượng hoá được…Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởngđến môi trường của các dự án quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội của các cơ sởsản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, anninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệmôi trường

Tác động đến môi trường có thể tốt hoặc xấu, có lợi hoặc có hại Vì vậy, việc đánhgiá tác động môi trường sẽ giúp những nhà ra quyết định chủ động lựa chọn nhữngphương án khả thi và tối ưu trong bất cứ một dự án phát triển kinh tế - xã hội nàonhằm hạn chế tối thiểu những tác động xấu đến môi trường, nâng cao hiệu quả thựchiện dự án

1.2.2.5 Thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án

Tiêu thụ sản phẩm là hoạt động quan trọng hàng đầu trong quá trình sản xuất kinhdoanh của mỗi doanh nghiệp Hoạt động tiêu thụ được thực hiện vào giai đoạn cuốicùng của mỗi chu kỳ kinh doanh, nó quyết định sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp

Thông qua thị trường, sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp được tiêu thụ, giúp choquá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra một cách liên tục trên cơ

sở thực hiện các mục tiêu đã đề ra

Phân tích thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án không chỉ đảm bảo cho doanhnghiệp khả năng thu hồi vốn, thực hiện lợi nhuận để tiếp tục sản xuất kinh doanh mà

nó còn góp phần mở rộng thị trường, nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trênthương trường

1.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu và phương pháp phân tích

1.2.3.1 Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích kỹ thuật của dự án

 Sản phẩm của dự án: Đặc tính, thành phần của sản phẩm, nguồn cung cấp

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 29

 Kỹ thuật và công nghệ sản xuất: Lựa chọn phương pháp sản xuất, quy trìnhcông nghệ thích hợp căn cứ vào công nghệ và phương pháp sản xuất đang được ápdụng hiện nay trên thế giới, khả năng về vốn và lao động, khả năng vận hành và quản

lý công nghệ, điều kiện cơ sở hạ tầng hiện có, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội củavùng dự án…

 Máy móc thiết bị: Tùy thuộc kỹ thuật và công nghệ sản xuất mà lực chọn máymóc thiết bị thích hợp, lựa chọn công suất của máy móc thiết bị và của vả dự án

 Nguyên liệu đầu vào: Bao gồm tất cả các nguyên vật liệu chính và phụ, vật liệubao bì đóng gói Phải xem xét loại nguyên liệu; đặc tính và chất lượng của nguyênliệu; nguồn và khả năng cung cấp nguyên liệu; giá thu mua, vận chuyển và kế hoạchcung ứng

 Cơ sở hạ tầng: Xem xét các nhu cầu về năng lượng, nước, giao thông, thông tinliên lạc… của dự án

 Lao động và trợ giúp kỹ thuật nước ngoài: Xác định về nhu cầu lao động, nguồnlao động, chi phí lao động và những vấn đề khi có tiếp nhận trợ giúp kỹ thuật nướcngoài

 Địa điểm thực hiện dự án: Phân tích các khía cạnh về địa lý, tự nhiên, kinh tế,

xã hội, kỹ thuật… có liên quan đến sự hoạt động và hiệu quả hoạt động của dự án nhưcác chính sách kinh tế - xã hội tại khu vực hoạt động của dự án, ảnh hưởng của địađiểm đến sự thuận tiện và chi phí trong cung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ sảnphẩm…

 Kỹ thuật xây dựng công trình của dự án: Căn cứ vào yêu cầu về đặc tính kỹthuật của máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, cơ sở hạ tầng…

 Lịch trình thực hiện dự án: Lịch trình thực hiện dự án phải đảm bảo dự án bắtđầu đi vào sản xuất và hoạt động đúng thời gian dự định, xác định thời gian cần phảihoàn thành các hạng mục công trình, hạng mục nào cần hoàn thành trước, hạng mụcnào có thể tiến hành sau…

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 30

1.2.3.2 Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế (tài chính) của

dự án

a Tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp

 Hệ số vốn tự có so với vốn đi vay: Hệ số này phải lớn hơn hoặc bằng 1 Đốivới dự án có triển vọng, hiệu quả thu được là rõ ràng thì hệ số này có thể nhỏ hơn 1,vào khoảng 2/3 thì dự án thuận lợi

 Tỷ trọng vốn tự có trong tổng vốn đầu tư phải lớn hơn hoặc bằng 50% Đối với

dự án có triển vọng, hiệu quả thu được là rõ ràng thì tỷ trọng này có thể là 40%, thì dự

án thuận lợi

Như vậy, hai chỉ tiêu trên nói lên tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp đảm bảo dự ánthực hiện được thuận lợi

b Lợi nhuận thuần, thu nhập thuần của dự án

Đây là các chỉ tiêu đánh giá quy mô lãi của dự án

 Lợi nhuận thuần: Chỉ tiêu này được tính cho từng năm hoặc từng giai đoạn hoạtđộng của đời dự án

 Lợi nhuận thuần từng năm (Wi)

Wi= Oi- CiTrong đó:

Oi: Doanh thu thuần năm i

Ci: Các chi phí ở năm i

 Tổng lợi nhuận thuần của cả đời dự án được xác định:

VớiWipvlà lợi nhuận thuần từng năm đưa về hiện tại

 Thu nhập thuần của dự án thường được tính về hiện tại ký hiệu là NPV

Giá trị hiện tại của thu nhập thuần của một dự án bằng tổng giá trị hiện tại của cácdòng tiền sau thuế trừ đi tổng giá trị hiện tại của các khoản đầu tư cho dự án

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 31

i i

r

C r

B NPV

0

Trong đó:

Ci: Dòng tiền sau thuế của dự án tương ứng với năm i

Bi: Là các khoản đầu tư cho dự án trong năm i

c Hệ số hoàn vốn (RR) còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư

Hệ số hoàn vốn nói lên mức độ thu hồi vốn đầu tư ban đầu từ lợi nhuận thuần thuđược hàng năm

 Tính cho từng năm hoạt động:

Trong đó: Iv0là vốn đầu tư tại thơi điểm dự án bắt đầu đi vào hoạt động

Trang 32

Dự án đáng giá khi B/C > 1 Tỷ số B/C càng lớn càng hiệu quả.

Tuy nhiên, dự án có tỷ lệ B/C cao nhưng chưa chắc có NPV lớn nhất Vì vậy, trongthực tế, việc sử dụng chỉ tiêu B/C thường bị hạn chế hơn

e Thời gian thu hồi vốn đầu tư (T)

Thời gian thu hồi vốn đầu tư (T) là số thời gian cần thiết để dự án hoạt động thu hồi

đủ số vốn đầu tư đã bỏ ra

Xác định T thông qua phương trình:

1

1

) 1 (

i i

TH TH

TH D

i T

Trong đó:

Di: Đầu tư lũy kế được tính tại năm thứ i

THi: Thu hồi ròng lũy kế tính được tại năm thứ i

THi-1: Thu hồi ròng lũy kế tính được tại năm thứ (i - 1)

i: Năm thu nhập đã bù đắp được chi phí bỏ ra

Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn (T) được sử dụng trong việc ra quyết định đầu tư Dự

án được chấp nhận khi thời gian thu hồi vốn của nó ≤ T định mức T định mức đượclấy theo từng ngành Trong trường hợp chưa có thì có thể căn cứ vào các dự án tương

tự để xác định hoặc căn cứ vào thời gian hoạt động của dự án

f Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR)

Tỉ lệ hoàn vốn nội bộ là tỉ lệ mà tại đó giá trị hiện tại của các dòng tiền sau thuếđúng bằng giá trị hiện tại của các khoản đầu tư cho dự án

IRR là tỉ suất chiết khấu mà tại đó NPV = 0, và được tính theo công thức sau:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 33

2 1

1 1

2

NPV NPV

NPV r

r r IRR

r1: tỉ suất chiết khấu sao cho NPV1< 0 (càng gần 0 càng tốt)

r2: tỉ suất chiết khấu sao cho NPV2> 0 (càng gần 0 càng tốt)

NPV1: Giá trị hiện tại ròng ứng với tỉ suất chiết khấu r1

NPV2: Giá trị hiện tại ròng ứng với tỉ suất chiết khấu r2

Một dự án đáng giá theo tỉ lệ hoàn vốn nội bộ khi: IRR ≥ r (r là suất thu lợi tối thiểuchấp nhận được)

g Điểm hòa vốn

Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ trang trải các khoản chi phí bỏ ra.Tại điểm hòa vốn tổng doanh thu bằng tổng chi phí do đó tại đây dự án chưa có lãinhưng cũng không bị lỗ

Điểm hòa vốn được xác định thông qua công thức:

Do đó, chỉ tiêu điểm hòa vốn càng nhỏ càng tốt, mức độ an toàn của dự án càng cao,thời gian thu hồi vốn càng ngắn

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 34

h Giá trị gia tăng thuần túy (NVA)

Giá trị gia tăng thuần túy là mức chênh lệch giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào Đây

là đóng góp của dự án đối với toàn bộ nền kinh tế

Giá trị gia tăng thuần túy tính cho một năm:

NVAi= Oi– (MIi+ Di)Trong đó:

NVAi: Giá trị gia tăng thuần túy năm i của dự án

Oi: Là giá trị đầu ra của dự án năm i

MIi: là giá trị đầu vào của dự án

Di: Là khấu hao năm i

Một dự án đáng giá theo giá trị gia tăng thuần túy khi giá trị gia tăng thuần túy càng lớn

i Phân tích độ nhạy của dự án

Phân tích độ nhạy của dự án là xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chínhcủa dự án khi các yêu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi

Phân tích độ nhạy của dự án giúp chủ dầu tư biết được dự án nhạy cảm với các yếu

tố nào để có biện pháp quản lý thích hợp trong quá trình thực hiện dự án Chỉ tiêu nàycho phép lựa chọn được những dự án có độ an toàn hơn Dự án có độ an toàn hơn lànhững dự án vẫ đạt được hiệu quả khi những yếu tố tác động đến nó thay đổi theochiều hướng không có lợi

Để phân tích độ nhạy của dự án, cần phân tích độ nhạy từng chỉ tiêu hiệu quả tàichính với từng yêu tố có liên quan nhằm tìm ra yếu tố gây nên sự nhạy cảm lớn của chỉtiêu hiệu quả xem xét:

 Xác định những biến chủ yếu của chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án

 Tăng, giảm mỗi yếu tố theo cùng mộ tỷ lệ nào đó

 Tính lại chỉ tiêu hiệu quả

 Đo lường tỷ lệ % thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả tài chính do sự thay đổi của cácyếu tố

Từ đó đưa ra kết luận: Yếu tố nào làm cho chỉ tiêu hiệu quả tài chính thay đổi lớn thì dự

án nhạy cảm với yếu tố đó Yếu tố này cần được nghiên cứu và quản lý nhằm hạn chế tácđộng xấu, phát huy các tác động tích cực đến sự thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả tài chính

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 35

1.2.3.3 Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích hiệu quả xã hội của dự án

 Việc làm và thu nhập của người lao động

 Số lao động có việc làm: Bao gồm số lao động có việc làm trực tiếp cho dự án và

số lao động có việc làm ở các dự án liên đới (số lao động có việc làm gián tiếp)

Xác định số lao động có việc làm do thực hiện dự án:

 Xác định số lao động cần thiết cho dự án tại năm hoạt động bình thường của dựán

 Xác định số lao động cần thiết cho việc tăng thêm ở các dự án liên đới về cả đầuvào và đầu ra Đây chính là số lao động có việc làm gián tiếp nhờ thực hiện dự án

 Tổng hợp số lao động trực tiếp và gián tiếp có việc làm trên đây chính là tổng laođộng có việc làm nhờ thực hiện dự án

 Số lao động có việc làm trên một đơn vị vốn đầu tư

 Thu nhập của lao động

Các chỉ tiêu này có giá trị càng cao thì dự án càng có tác động lớn đến nền kinh tế

và xã hội

 Phân phối thu nhập và công bằng xã hội

Phân phối thu nhập và công bằng xã hội là xem xét xem phần giá trị gia tăng của dự

án sẽ được phân phối cho các đối tượng khác nhau hoặc giữa các vùng lãnh thổ nhưthế nào, có đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn nhất địnhhay không

Chỉ tiêu này giúp đánh giá được sự đóng góp của dự án vào việc thực hiện mục tiêuphân phối và xác định được những tác động của dự án đến quá trình điều tiết thu nhậptheo nhóm dân cư và theo vùng lãnh thổ

Xác định chỉ tiêu này thông qua:

 Xác định nhóm dân cư hoặc vùng lãnh thổ được phân phối giá trị tăng thêm của dự án

 Xác định phần giá trị tăng thêm do dự án tạo ra mà nhóm dân cư hoặc vùng lãnhthổ nhận được

 Xác định tỷ lệ gia tăng của mỗi nhóm dân cư hoặc mỗi vùng lãnh thổ thu đượctrong tổng giá trị gia tăng của dự án

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 36

Sau khi xác định tỷ lệ gia tăng thì so sánh các tỷ lệ này sẻ thấy được tình hình phânphối giá trị gia tăng do dự án tạo ra Việc phân tích chỉ tiêu này phụ thuộc vào chínhsách kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn nhất định.

Ngoài ra, hiệu quả xã hội của dự án còn thể hiện qua các chỉ tiêu :

 Thu nhập cho người lao động

 Đóng góp cho ngân sách nhà nước…

1.2.3.4 Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích tác động môi trường của dự án

Một dự án có thể gây tác động tốt hoặc xấu cho môi trường Tùy theo tính chất của

dự án, các ảnh hưởng đến môi trường là khác nhau

 Các chỉ tiêu phân tích:

 Mức độ gây ô nhiễm trong không khí, trong nước, dưới nước và tiếng ồn…

 Sự thay đổi về điều kiện cân bằng sinh thái của vùng dự án trong quá trình thicông và thực hiện dự án

 Sự thay đổi cảnh quan môi trường thiên nhiên

 Mức độ ảnh hưởng tới các tài nguyên đất đai, rừng, biển… và các công trình hiện có

 Mức độ cải thiện về vệ sinh cho môi trường sống…

 Quá trình phân tích tác động của dự án đến môi trường cần:

 Nhận dạng mọi tác động có thể có của dự án đến môi trường trong mọi giai đoạn của

dự án và dưới bất kỳ hình thức tác động nào Dù đó là hình thức trực tiếp hay thứ sinh

 Xác định rõ nguyên nhân dẫn đến những tác động tiêu cực có thể dẫn đến

loại bỏ dự án (vượt quá mức xã hội có thể chấp nhận được)

 Đề xuất các giải pháp khắc phục chú ý đến giải pháp công nghệ Tính toán

các chi phí cho việc thực hiện các giải pháp đó

1.2.3.5 Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích thị trường tiêu thụ của dự án

 Khi phân tích thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án cần quan tâm tới:

 Nhu cầu hiện tại và tương lai về sản phẩm dự án Xác định khách hàng chủ yếu,khách hàng mới

 Tình hình đáp ứng về nhu cầu sản phẩm ở hiện tại: Chủ yếu tiêu thụ ở đâu? Tỷ lệtiêu thụ như thế nào?

 Xác định thị trường tiêu thụ chủ yếu, các cơ sở phân phối sản phẩm

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 37

 Ước lượng giá bán và chất lượng sản phẩm của dự án để có thể cạnh tranh trên thịtrường.

 Khả năng cạnh tranh trên thị trường về giá cả, chất lượng ; khả năng mở rộng thịtrường…

 Phân tích thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án cần tiến hành:

 Xem xét loại thị trường tiêu thụ của sản phẩm: Thị trường tiêu thụ loại sản phẩmnào? Thị trường nội địa hay quốc tế?

 Xác định các mức tiêu thụ hiện tại và trong thời gian gần đây: Khối lượng sảnxuất, khối lượng nhập khẩu…

 Xem xét khả năng cạnh tranh của sản phẩm

 Nghiên cứu vấn đê tiếp thị, giới thiệu sản phẩm

 Điều tra, thu thập thông tin cần thiết về thị trường…

1.3 Kinh nghiệm phân tích dự án đầu tư xây dựng nhà máy khai thác và chế biến khoáng sản.

Hiện nay, nước ta đã thực hiện một số dự án đầu tư xây dựng nhà máy khai thác vàchế biến khoáng sản Tiêu biểu như dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất xỉ titangiai đoạn 1 của công ty công ty cổ phần Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn, dự án đầu

tư xây dựng nhà máy hoàn nguyên ilmenite của Công ty Khoáng sản Ban Mai…

Thông qua công tác phân tích các dự án đầu tư đó có thể rút ra một số kinh nghiệmnhư sau:

 Các dự án đầu tư xây dựng nhà máy khai thác và chế biến khoáng sản là dự án cóliên quan đến nguồn tài nguyên khoáng sản Do đó, khi phân tích cần quan tâm tớinguồn tài nguyên, trữ lượng, địa điểm khai thác nhằm xác định cụ thể nguồn nguyênliệu cần thiết của dự án, từ đó có các giải pháp thích hợp để khai thác và vận chuyểnmột cách có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu sản xuất lâu dài của dự án

 Các dự án đầu tư xây dựng thông thường có giai đoạn xây dựng cơ bản và giaiđoạn đi vào hoạt động sản xuất Các chỉ tiêu đưa vào phân tích được lấy xác định từkhi dự án đi vào hoạt động sản xuất

 Các dự án đầu tư xây dựng nhà máy khai thác và chế biến khoáng sản đa số sửdụng công nghệ và kỹ thuật của nước ngoài nên sự ứng dụng công nghệ trong quá

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 38

trình sản xuất vẫn chưa đạt được hiệu quả cao do trang thiết bị và hạ tầng cơ sở trongđiều kiện hiện nay chưa đáp ứng được.

 Quá trình phân tích dự án đầu tư xây dựng các nhà máy khai thác và chế biếnkhoáng sản thường được tiến hành trước khi nhà máy đi vào xây dựng từ 2 - 3 năm.Các số liệu phân tích chịu ảnh hưởng bởi các quy định nhà nước ở thời điểm hiệnhành Vì vậy, khi tính toán các chỉ tiêu trong quá trình nhà máy đi vào hoạt động sảnxuất cần chú ý đến thời điểm phân tích dự án để có những điều chỉnh phù hợp

 Thị trường tiêu thụ cũng là một yếu tố quan trọng tác động tới quá trình phân tích

dự án đầu tư xây dựng nhà máy khai thác và chế biến khoáng sản do thị trường tiêu thụsản phẩm khoáng sản đang ngày càng mở rộng và có nhiều yêu cầu cao hơn về chấtlượng sản phẩm Điều này đòi hỏi công tác phân tích phải đảm bảo sự linh hoạt trongkhai thác yếu tố thị trường

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 39

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỈ TITAN THỪA THIÊN HUẾ CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MTV KHOÁNG SẢN

THỪA THIÊN HUẾ

2.1 Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng nhà máy xỉ titan Thừa Thiên Huế 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng dự án

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

 Vị trí địa lý

Thừa Thiên Huế là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, cótọa độ địa lý 16 – 16,80 vĩ độ bắc và 107,8 – 108,20 kinh đông Phía Bắc giáp tỉnhQuảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp nước CHDCND Lào,phía Đông được giới hạn bởi Biển Đông Tọa lạc hai bên bờ hạ lưu sông Hương, vềphía Bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng 112 km, cách biển Thuận An 14 km, cách sânbay quốc tế Phú Bài 14 km và cách Cảng nước sâu Chân Mây 50 km

Thừa Thiên Huế là tỉnh ở điểm cuối hành lang kinh tế Đông - Tây nối từ Miến Điện

- Đông Bắc Thái Lan - Lào - Miền Trung Việt Nam, trong đó cảng nước sâu ChânMây nằm trong Khu Kinh tế (CHDCND) Chân Mây - Lăng Cô là đầu ra biển Đôngcủa hành lang kinh tế Đông - Tây

 Đặc điểm địa hình

Địa hình Thừa Thiên Huế có cấu tạo dạng bậc khá rõ rệt

 Địa hình núi chiếm khoảng 1/4 diện tích, từ biên giới Việt - Lào và kéo dài đếnthành phố Đà Nẵng

 Địa hình trung du chiếm khoảng 1/2 diện tích, độ cao phần lớn dưới 500 m, cóđặc điểm chủ yếu là đỉnh rộng, sườn thoải và phần lớn là đồi bát úp, với chiều rộng vàitrăm mét

 Đồng bằng Thừa Thiên Huế điển hình cho kiểu đồng bằng mài mòn, tích tụ, cócồn cát, đầm phá Diện tích vùng đồng bằng chiếm khoảng 1.400 km2 Tổng diện tích

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 40

đất các loại cây trồng: 90.974 ha, trong đó diện tích cây hàng năm là: 76.995 ha; diệntích cây lâu năm: 13.979 ha (số liệu năm 2008).

 Khí hậu

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên thời tiết diễn ra theo chu kỳ 4mùa, mùa xuân mát mẽ, ấm áp; mùa hè nóng bức; mùa thu dịu và mùa đông gió rét.Nhiệt độ trung bình cả năm 25°C Số giờ nắng cả năm là 2000 giờ Mùa du lịch đẹpnhất từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau Độ ẩm tương đối: 85%

 Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của Thừa Thiên Huế rất phong phú và đa dạng, với hơn 120

mỏ, điểm khoáng sản với 25 loại khoáng sản, tài nguyên nước dưới đất, phân bố đềukhắp, trong đó chiếm tỷ trọng đáng kể và có giá trị kinh tế là các khoáng sản phi kimloại và nhóm vật liệu xây dựng Trong đó có các loại chủ yếu như: đá vôi, đá granit,cao lanh, titan, than bùn, sét, nước khoáng… Tổng trữ lượng đá vôi khoảng trên 1.000triệu tấn gồm các mỏ Long Thọ có trữ lượng khoảng 14 triệu tấn, Phong Xuân trữlượng khoảng 200 triệu tấn, Văn Xã trữ lượng khoảng 230 triệu tấn, Nam Đôngkhoảng 500 triệu tấn… Mỏ đá granit đen và xám ở Phú Lộc trữ lượng lớn Cao lanhvới tổng trữ lượng khoảng trên 40 triệu tấn ở A Lưới, Hương Trà Các mỏ cát với hàmlượng SiO2 trên 98,4% và trữ lượng khoảng trên 15 triệu tấn được phân bổ nhiều nơi.Titan có tổng trừ lượng khoảng trên 2 triệu tấn phân bổ dọc theo dải cát ven biển thuộccác huyện Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc Các mỏ nước khoáng ở vùng Phong Điền,Phú Vang… đã được dùng để sản xuất nước giải khát và phục vụ chữa bệnh

2.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

 Kinh tế

Thừa Thiên Huế là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền trung.Nền kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng khá với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quânhàng năm thời kỳ 2001 - 2008 đạt 11% Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch

vụ - công nghiệp - nông nghiệp (năm 2008, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựngchiếm 36,5%, ngành dịch vụ 45,3%, ngành nông nghiệp giảm còn 18,2%) Thu ngânsách tăng bình quân đạt 18,3%/năm Tỷ lệ huy động ngân sách từ GDP đạt trên 12%,xếp thứ 20/63 tỉnh, thành cả Việt Nam Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nằm

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ngày đăng: 19/10/2016, 17:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS. TSKH.Nguyễn Văn Chọn (2003), Kinh tế đầu tư xây dựng, NXB Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế đầu tư xây dựng
Tác giả: GS. TSKH.Nguyễn Văn Chọn
Nhà XB: NXB Xây dựng
Năm: 2003
2. ThS. Hồ Tú Linh (2011), Bài giảng kinh tế đầu tư, Đại học Kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng kinh tế đầu tư
Tác giả: ThS. Hồ Tú Linh
Năm: 2011
3. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, TS. Từ Quang Phương (2007), Giáo trình Kinh tế đầu tư, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tếđầu tư
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, TS. Từ Quang Phương
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
Năm: 2007
4. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt (2005), Giáo trình lập dự án đầu tư, NXB Thống kê, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lập dự án đầu tư
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt
Nhà XB: NXB Thốngkê
Năm: 2005
5. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt (2006), Giáo trình Lập và Quản lý Dự án đầu tư, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lập và Quản lý Dự án đầu tư
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2006
6. PGS.PTS Nguyễn Ngọc Mai (1999), Giáo trình Kinh tế đầu tư, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế đầu tư
Tác giả: PGS.PTS Nguyễn Ngọc Mai
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
7. PGS.PTS Nguyễn Ngọc Mai (1995), Phân tích và quản lý dự án đầu tư, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích và quản lý dự án đầu tư
Tác giả: PGS.PTS Nguyễn Ngọc Mai
Nhà XB: NXBKhoa học và Kỹ thuật
Năm: 1995
8. TS. Nguyễn Hồng Minh (2006), Bài giảng Lập và phân tích dự án đầu tư, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Lập và phân tích dự án đầu tư
Tác giả: TS. Nguyễn Hồng Minh
Năm: 2006
9. TS. Từ Quang Phương (2006), Giáo trình quản lý dự án đầu tư, NXB Lao động, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý dự án đầu tư
Tác giả: TS. Từ Quang Phương
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2006
10. Đặng Minh Trang (1998), Tính toán dự án đầu tư, NXB Giáo dục, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính toán dự án đầu tư
Tác giả: Đặng Minh Trang
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w