1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng hoạt động kho hàng dược phẩm tại công ty Diethelm Việt Nam

104 2,2K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,57 MB

Nội dung

Chuỗi cung ứng trên thế giới đã phát triển mạnh mẽ gần hai thập kỷ năm nay nhưng còn khá mới mẻ ở Việt Nam, chỉ có một số ít tập đoàn lớn ở Việt Nam áp dụng mô hình SCM vào hoạt động kinh doanh của mình. Đề tài nghiên cứu chuỗi cung ứng cũng đã bắt đầu được chính thức đưa vào chương trình giảng dạy tại một số trường đại học tại Việt Nam. Ngoài ra còn phải kể đến một số ít các chương trình đào tạo ngắn hạn của nước ngoài giới thiệu khái quát về chuỗi cung ứng cũng như chuyên môn nghiệp vụ dành cho nhà quản trị chuỗi cung ứng. Trong hoạt động dịch vụ kho hàng đặc biệt là kho hàng dược phẩm, việc ứng dụng các kiến thức và kinh nghiệm quản trị chuỗi cung ứng nhằm tối ưu hóa vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyênyếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng cuối cùng với chi phí hợp lý, thời gian tối ưu là một điều mới, lý thú và thử thách đối với các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp phân phối dược phẩm. Phần lớn các chuyên gia, các nhà nghiên cứu về Quản trị chuỗi cung ứng đều hiểu rõ và thống nhất về những thành tố cơ bản tạo nên một chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều nhà quản lý lại không hoàn toàn hiểu quản trị chuỗi cung ứng mang đến lợi ích gì cũng như không đánh giá cao những lợi thế cạnh tranh mà một chuỗi cung ứng được quản lý tốt đem lại. Làm thế nào để thực hiện chức năng SCM tốt và phù hợp trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế? Và ưu tiên nào sẽ được áp dụng để tăng cường năng lực của chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp trong thời kỳ mở ra những cơ hội mới nhưng cũng đặt ra những thách thức mới? Đây là câu hỏi được đặt ra cho các nhà quản trị chuỗi cung ứng cũng như những người nghiên cứu có quan tâm đến những yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công trong SCM.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chuỗi cung ứng trên thế giới đã phát triển mạnh mẽ gần hai thập kỷnăm nay nhưng còn khá mới mẻ ở Việt Nam, chỉ có một số ít tập đoàn lớn ởViệt Nam áp dụng mô hình SCM vào hoạt động kinh doanh của mình Đề tàinghiên cứu chuỗi cung ứng cũng đã bắt đầu được chính thức đưa vào chươngtrình giảng dạy tại một số trường đại học tại Việt Nam Ngoài ra còn phải kểđến một số ít các chương trình đào tạo ngắn hạn của nước ngoài giới thiệukhái quát về chuỗi cung ứng cũng như chuyên môn nghiệp vụ dành cho nhàquản trị chuỗi cung ứng

Trong hoạt động dịch vụ kho hàng - đặc biệt là kho hàng dược phẩm,việc ứng dụng các kiến thức và kinh nghiệm quản trị chuỗi cung ứng nhằm tối

ưu hóa vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên/yếu tố đầu vào từ điểmxuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ,đến tay người tiêu dùng cuối cùng với chi phí hợp lý, thời gian tối ưu là mộtđiều mới, lý thú và thử thách đối với các doanh nghiệp - đặc biệt là doanhnghiệp phân phối dược phẩm

Phần lớn các chuyên gia, các nhà nghiên cứu về Quản trị chuỗi cungứng đều hiểu rõ và thống nhất về những thành tố cơ bản tạo nên một chuỗicung ứng Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều nhà quản lý lại không hoàn toànhiểu quản trị chuỗi cung ứng mang đến lợi ích gì cũng như không đánh giácao những lợi thế cạnh tranh mà một chuỗi cung ứng được quản lý tốt đem lại.Làm thế nào để thực hiện chức năng SCM tốt và phù hợp trong bối cảnh toàncầu hoá nền kinh tế? Và ưu tiên nào sẽ được áp dụng để tăng cường năng lựccủa chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp trong thời kỳ mở ra những cơ hội mớinhưng cũng đặt ra những thách thức mới? Đây là câu hỏi được đặt ra cho các

1

Trang 2

nhà quản trị chuỗi cung ứng cũng như những người nghiên cứu có quan tâmđến những yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công trong SCM.

Trong quá trình tìm hiểu về chuỗi cung ứng - đặc biệt là chuỗi cungứng hàng dược phẩm, lĩnh vực kinh doanh vừa có tính khoa hoa học vừa có sựphức tạp về cấu trúc đã tạo ra một sức lôi cuốn mạnh mẽ và thúc đẩy tôiviết đề tài này Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực nghiên cứu khá mới mẻ đối vớithực tiễn Việt Nam hiện nay, Tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này với mụcđích là đặt ra những góc nhìn chân thực về việc áp dụng những giải phápnhằm gia tăng năng lực quản trị chuỗi cung ứng trong một doanh nghiệp điểnhình phân phối mặt hàng dược phẩm tại thị trường Việt Nam

Vì những lý do trên, tôi đã lựa chọn vấn đề “Hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng hoạt động kho hàng dược phẩm tại công ty Diethelm Việt Nam”

làm đề tài nghiên cứu bảo vệ luận văn chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trịkinh doanh

2 Mục đích nghiên cứu

Hệ thống hóa các lý luận cơ bản cũng như những kinh nghiệm, nhữngchỉ tiêu đánh giá quản lý dịch vụ phân phối hàng hóa tại kho hàng dược phẩm,hoạch định, tổ chức thiết kế quy trình hoạt động của hệ thống kho hàng dượcphẩm

Nghiên cứu thực trạng quản lý việc phân phối tại kho hàng để từ đó xâydựng các giải pháp hoàn thiện, nâng cao trình độ quản lý kho, quản trị chuỗicung ứng trong hoạt động tại kho hàng dược phẩm Công ty TNHH DiethelmViệt Nam

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động phân phối thuốc tại Kho hàng dượcphẩm công ty TNHH Diethelm Việt Nam, chủ yếu hoạt động cung cứng cácsản phẩm dược do công ty phân phối tại thị trường Việt Nam

2

Trang 3

Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu thực trạng phân phối hàng dược phẩmtại Trung tâm phân phối dược phẩm Bình Dương của Công ty Diethelm ViệtNam, đồng thời có sự so sánh tương quan với kho hàng dược phẩm SanofiPharma và Kho hàng Diethelm Philippines để minh họa cho các kết luận của

đề tài Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp, tài liệu từ năm 2005 đến 2009

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp khảo sát, thu thập, tổng hợp, phân tích các dữ liệu thứ

cấp tại Kho hàng dược phẩm Công ty Diethelm Việt nam từ năm 2005 - 2008;

Phân tích quá trình quản lý kho trong đó có thể hiện được các mối liên

hệ, nội dung và kết cấu được biểu hiện bằng những thông tin, số liệu diễn rahằng ngày đã được ghi nhận, thống kê, tìm ra sự tác động của các quy luậtkinh tế khách quan, phản ánh bản chất của quá trình quản lý kho hàng dượcphẩm để từ đó nhận thức và cải tạo cho phù hợp với thực tế khách quan vàmang lại hiệu quả kinh tế tối ưu

Phương pháp so sánh:

Đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa cócùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng mức độ biếnđộng của chỉ tiêu Nó cho phép chúng ta tổng hợp được những đặc điểmchung, xác định được những đặc điểm riêng của các hiện tượng được so sánh,

từ đó đánh giá được các lợi thế hay bất lợi, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm

ra các giải pháp quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể Những vấn đề cơbản cần chú ý khi so sánh đó là: xác định số gốc để so sánh, xác định điềukiện so sánh, mục tiêu so sánh

5 Đóng góp của luận văn

Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu vai trò quan trọng của quản trị

chuỗi cung ứng trong kho hàng dược phẩm nói riêng và đối với tiến trình hộinhập của nền kinh tế Việt nam nói chung

3

Trang 4

Nghiên cứu kinh nghiệm SCM của kho hàng dược phẩm ở các nướctrong khu vực, của một doanh nghiệp nước ngoài sản xuất tại Việt Nam từ đó

có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho các công ty cung ứng dịch vụ kho hàngdược phẩm tại Việt Nam

Ý nghĩa thực tiễn:

- Phân tích và đánh giá khách quan thực trạng quản trị chuỗi cung ứngtrong hoạt động kho hàng dược phẩm của Công ty TNHH Diethelm Việt Namthời gian qua; Chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chếtrong hoạt động quản trị chuỗi cung ứng các mặt hàng dược phẩm tại khohàng dược phẩm của Diethelm Việt nam;

- Phân tích các nhân tố bên ngoài và bên trong tác động đến hoạt độngkho hàng tại Công ty Diethelm Việt Nam

- Đưa ra những giải pháp phù hợp và khả thi để Công ty Diethelm ViệtNam thực hiện tốt hơn nữa hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại kho hàngdược phẩm trong thời gian tới;

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được trìnhbày qua 3 chương:

CHƯƠNG 1: QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TRONG HOẠT ĐỘNGCỦA DOANH NGHIỆP VÀ KHO HÀNG DƯỢC PHẨM

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG KHOHÀNG DƯỢC PHẨM CÔNG TY DIETHELM VIỆT NAM

CHƯƠNG 3; ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ CHUỖICUNG ỨNG TẠI CÔNG TY DIETHELM VIỆT NAM

4

Trang 5

CHƯƠNG 1: QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP VÀ KHO HÀNG DƯỢC PHẨM

1.1 Chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng

1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng

Có nhiều định nghĩa về Chuỗi cung ứng, tại cuốn The Triple A –

Supply Chain, tác giả Dr Hau Lee định nghĩa rằng “Chuỗi cung ứng gồm các

nhà cung cấp, các, nhà sản xuất, các nhà phân phối, người bán lẻ và người tiêu dùng trong mối quan hệ đa chiều thông qua việc vận chuyển, cung cấp thông tin và cấu trúc tài chính Mục tiêu của chuỗi cung ứng là đem lại giá trị

về sản phẩm, dịch vụ cho người sử dụng cuối cùng cũng như lợi nhuận cho mỗi thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng”

GS J Souviron định nghĩa chuỗi cung ứng trong cuốn Supply Chain

Management: “Chuỗi cung ứng là một mạng lưới gồm các tổ chức có liên

quan, thông qua các mối liên kết phía trên và phía dưới, trong các quá trình

và hoạt động khác nhau, sản sinh ra giá trị dưới hình thức sản phẩm dịch vụ trong tay người tiêu dùng cuối cùng Năng lực của các thành viên trong chuỗi cung cấp được sắp xếp nhằm mục đích tạo ra giá trị lớn hơn cho người sử dụng, với chi phí thấp hơn cho toàn bộ chuỗi cung cấp”.

Hình 1.1: Cấu trúc và chu trình của chuỗi cung ứng

5

Trang 6

Tuy có cách diễn đạt có khác nhau, tựu chung lại các học giả đều khẳngđịnh Chuỗi cung ứng bao gồm 5 nhân tố, đó là: Nhà cung ứng, Nhà sản xuất,Nhà phân phối, Người bán lẻ và Khách hàng.

Hình 1.2: Quá trình và các luồng vận chuyển của chuỗi cung ứng

Hình 1.3: Luồng thông tin và vật chất của chuỗi cung ứng

6

Trang 7

Thông qua quá trình và các luồng vận chuyển từ khâu mua nguyên vậtliệu, sản xuất hàng hoá và phân phối hàng hoá đến tay người tiêu dùng kếthợp với luồng thông tin và luồng vật chất (tài chính) tạo nên một hành trìnhcủa sản phẩm.

Mặc dù là các thành tố và các giai đoạn điển hình của một chuỗi cungứng nhưng không nhất thiết tất cả các chuỗi cung cấp đều phải bao gồm đầy

đủ các yếu tố và giai đoạn này

1.1.2 Khái niệm và nội dung quản trị chuỗi cung ứng

Quản trị chuỗi cung ứng (SCM) là sự phối hợp nhiều thủ pháp nghệthuật và khoa học nhằm cải thiện cách thức các công ty tìm kiếm nhữngnguồn nguyên liệu thô cấu thành sản phẩm /dịch vụ, sau đó sản xuất ra sảnphẩm / dịch vụ và phân phối tới các khách hàng" (Tìm hiểu về Supply ChainManagement - Phần 2) “Quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý các luồngbên trong và giữa các giai đoạn của chuỗi cung ứng để tối đa hoá khả năngsinh lời cho toàn bộ chuỗi cung ứng” (Dr J Souviron - Supply ChainManagement)

Hình 1.4: Mô hình quản trị chuỗi cung ứng

7

Nguyên vật liệu

Thành phẩm

Trang 8

Điều quan trọng đối với bất kì giải pháp SCM nào, dù sản xuất hànghóa hay dịch vụ, chính là việc làm thế nào để hiểu được sức mạnh của cácnguồn tài nguyên và mối tương quan giữa chúng trong toàn bộ chuỗi cungứng sản xuất Về cơ bản SCM sẽ cung ứng giải pháp cho toàn bộ các hoạtđộng đầu vào của doanh nghiệp, từ việc đặt mua hàng của nhà cung cấp, chođến các giải pháp tồn kho an toàn của công ty

Từ khái niệm trên chúng ta hiểu rõ hơn về nội dung quản trị chuỗi cungứng, đó là việc quản trị các chức năng khác nhau trong chuỗi cung ứng và trảlời các câu hỏi: Sản xuất (Làm gì, như thế nào, khi nào?), Vận chuyển (Khinào, vận chuyển như thế nào?) Tồn kho (Chi phí sản xuất và lưu trữ?), Định vị(Nơi nào tốt nhất để làm cái gì?) và Thông tin (Cơ sở để ra quyết định?)

- Sản xuất là khả năng của chuỗi cung ứng tạo ra và lưu trữ sản phẩm Phân xưởng, nhà kho là cơ sở vật chất, trang thiết bị chủ yếu của thành phần này Trong quá trình sản xuất, các nhà quản trị thường phải đối mặt với vấn đềcân bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và hiệu quả sản xuấtcủa doanh nghiệp

- Vận chuyển: Việc vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm giữa các nơitrong chuỗi cung ứng Ở đây, sự cân bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu vàhiệu quả công việc biểu thị trong việc lựa chọn phương thức vận chuyển

- Tồn kho: Là việc hàng hoá được sản xuất ra tiêu thụ như thế nào.Chính yếu tố tồn kho sẽ quyết định doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệptham gia chuỗi cung ứng Nếu tồn kho ít tức là sản phẩm được tiêu thụ nhanh,hiệu quả sản xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp ở mức cao

- Định vị: Doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu sản xuất ởđâu? Nơi nào là địa điểm tiêu thụ tốt nhất? Đây chính là những yếu tố quyếtđịnh sự thành công của chuỗi cung ứng Định vị tốt sẽ giúp quy trình sản xuấtđược tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn

8

Trang 9

- Thông tin: Thông tin chính là “nguồn dinh dưỡng” cho hệ thống SCM.Nếu thông tin chuẩn xác, hệ thống SCM sẽ đem lại những kết quả chuẩn xác.Ngược lại, nếu thông tin không đúng, hệ thống SCM sẽ không thể phát huytác dụng

Việc giảm chi phí một bất kỳ khâu nào của chuỗi cung ứng bằng cáchtận dụng những lợi ích đạt được từ phía đối tác không hẳn đã có tác dụng đến

cả chuỗi Ví dụ như nhà sản xuất muốn giảm tồn kho vật tư, sản phẩm củamình sẽ yêu cầu nhà cung cấp chuyển giao vật tư theo tiến độ sản xuất hoặcyêu cầu người bán hàng tồn trữ sản phẩm mà không tính chi phí, nhưng thật rachi phí tồn kho vật tư sẽ được cộng vào giá bán vật tư và chi phí tồn trữ hànghoá sẽ làm tăng giá bán ra của sản phẩm Với cách tiếp cận theo khái niệmQuản trị chuỗi cung ứng tối ưu, những đối tượng có liên quan trong một chuỗicung ứng một sản phẩm nào đó cùng nhau chia sẻ thông tin về nhu cầu thịtrường, hợp tác nhằm tối ưu hoá chi phí trên toàn bộ chuỗi cung ứng sảnphẩm

Cho đến nay, nhiều người vẫn nhầm tưởng quản trị chuỗi cung ứng vàquản trị logistics là một nên dùng hai thuật ngữ này thay thế cho nhau Thật

ra, quản trị logistic hay quản trị hậu cần chỉ liên quan đến công việc quản lý

về mặt kho bãi, vận chuyển, giao nhận và phân phối hàng hóa Còn SCM làviệc quản lý cả một hệ thống bao gồm phát triển sản phẩm, sản xuất, mua bán,tồn kho, phân phối và các hoạt động hậu cần Nói cách khác, hậu cần chỉ làmột thành tố của chuỗi cung ứng SCM phản ánh quá trình sản xuất, phânphối và tiêu thụ sản phẩm như là một chuỗi liên kết, liên tục và có liên quanchặt chẽ với nhau từ nhà cung cấp đầu tiên, qua quá trình sản xuất, đếnkhách hàng Quản trị chuỗi cung ứng là một khái niệm mới phản ánh quá trìnhsản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm như một quá trình liên kết, tích hợp,phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau từ nhà cung cấp, công ty đến khách hàng

9

Trang 10

1.1.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị chuỗi cung ứng

Xây dựng hệ thống thước đo mở rộng trong nhiều kênh để đánh giáthành công tổng hợp của một chuỗi cung ứng hiệu quả hướng tới người tiêudùng cuối cùng một cách hiệu quả chính là những chỉ tiêu đánh giá sự thànhcông của quản trị chuỗi cung ứng Để trả lời câu hỏi “Làm thế nào?” phần lớncác công ty đều nhìn ngược lại mình và áp dụng các hệ thống chỉ tiêu đánh giáhướng vào chức năng Đối với một chuỗi cung ứng được cấu thành bởi 3chức năng cơ bản là Quản trị quan hệ nhà cung ứng, Quản trị cung ứng nội bộ

và Quản trị quan hệ khách hàng thì thông qua các chỉ tiêu tương ứng là:Tăng trưởng doanh số, Tối ưu hóa việc sử dụng tài sản cùng với kiểm soát chiphí và Mức độ hài lòng của khách hàng

Dù nhìn nhận dưới góc độ nào thì tựu trung, việc đánh giá hiệu quả củaquản trị chuỗi cung ứng trong mối liên kết chặt chẽ giữa các chức năng củachuỗi cung ứng được thể hiện ở các chỉ tiêu sau:

1.1.3.1 Tăng trưởng doanh số và lợi nhuận

Trước hết, hiệu quả quản trị chuỗi cung ứng được thể hiện qua tốc độtăng trưởng về doanh số Đồng nghĩa với tăng trưởng doanh số là mức độ đápứng thị trường của chuỗi cung ứng đó đối với nhu cầu thị trường không giảm

và thị phần của doanh nghiệp tăng lên Điều này còn thể hiện sức mạnh củanhà sản xuất, nhà cung cấp đối với những loại hàng hóa họ tạo ra để đưa đếncho nhà cung ứng phân phối cho thị trường Ngoài ra nó cũng thể hiện vai tròquản trị của doanh nghiệp cung ứng trong mối quan hệ với các nhà cung cấp,thông qua thị trường để xác lập, điều chỉnh mối quan hệ với những người sảnxuất, cung cấp hàng hóa và ngược lại vận dụng linh hoạt quan hệ mày để tácđộng vào thị trường nhằm làm cho lượng hàng hóa do mình cung ứng là nhiềunhất trong một vòng quay thời gian

10

Trang 11

1.1.3.2 Tối ưu hóa việc sử dụng tài sản và kiểm soát chi phí

Khi nhu cầu của nhà phân phối không đồng nhất với nhu cầu thực tếcủa người tiêu dùng cuối cùng đã tạo ra mức tồn kho không thể dự đoán được

và buộc lượng hàng tồn kho phải cao mà vẫn không thể ngăn chặn được tìnhtrạng thiếu hàng Nhà phân phối bắt đầu thực hiện việc chia sẻ thông tin vềnhu cầu thực tế (và khá ổn định) với nhà sản xuất, và nhà sản xuất bắt đầuquản lý tồn kho cho nhà phân phối Sự phối hợp của kế hoạch sản xuất vàquyết định tồn kho đã trao đổi cho nhau khá tốt, giúp cải thiện lượng hàng tồnkho, doanh số và các chi phí cho các bên liên quan

Các đơn hàng hoàn hảo là khi chúng sẵn sàng khi có yêu cầu, hoànthiện, được định giá và lên hóa đơn đúng, và không bị lỗi Thứ hai, nhà quảntrị chuỗi cung ứng hoàn hảo xác định khả năng sinh lợi thực sự của dịch vụbằng việc tìm ra chi phí và doanh thu thực tế của các hoạt động có liên quanđến việc cung ứng hàng hóa tới khách hàng

Một chuỗi cung ứng hoàn là khi nó được duy trì với chi phí thấp hơn vàhiệu quả cao hơn, do vậy đồi hỏi tầm nhìn sáng suốt hơn - nhìn nhận chi phícủa các nhà cung cấp cũng chính là chi phí của nhà cung ứng Khi đặt mộtđơn hàng với nhà cung cấp, cần xác định rằng nhà cung cấp đó phải cùng chia

sẻ mục tiêu cắt giảm chi phí trong chuỗi cung ứng để giảm giá bán ra của sảnphẩm và gia tăng lợi nhuận Đây chính là việc cùng chia sẻ lợi ích (gain-sharing) để đảm bảo mọi nhân tố tham gia vào chuỗi cung ứng cùng đóng gópvào khả năng sinh lợi nhuận lớn hơn

1.1.3.1 Mức độ hài lòng của khách hàng

Đối với một chuỗi cung ứng, thành công cụ thể nhất thể hiện ở sự cânbằng giữa dịch vụ khách hàng và sự tăng trưởng lợi nhuận của công ty Bằngviệc quyết định những gì khách hàng cần và làm thế nào phối hợp các nỗ lựctrong chuỗi cung ứng để đáp ứng yêu cầu này nhanh hơn, rẻ hơn và tốt hơn,

11

Trang 12

các nhà cung ứng sẽ nâng cao sự hài lòng của khách hàng cũng như hiệu quảkinh doanh của mình

Việc thiết lập các dịch vụ được đánh giá bởi tất cả khách hàng so vớinhững tiêu chuẩn xác định ban đầu có thể giúp nhà cung ứng phát triển cácdanh mục, chương trình quản lý chuỗi cung ứng và tạo ra các gói dịch vụ chonhững phân khúc khách hàng nhất định từ đó tạo ra sự chọn lựa tốt nhất củatừng phân khúc cụ thể Thực tế quản trị chuỗi cung ứng của các doanh nghiệptiêu biểu cho thấy, một doanh nghiệp nếu gia tăng được 5% khách hàng trungthành thì lợi nhuận sẽ tăng lên được khoảng 25-75%, hoặc cứ trung bình mộtkhách hàng không hài lòng họ sẽ kể sự khó chịu đó cho tận 9 khách hàng khác

và một khách hàng được thoả mãn sẽ kể cho 5 người khác về những cảm nhậntốt đẹp đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Vì vậy, khi bất kỳ mộtkhâu nào trong chuỗi cung ứng không làm thoả mãn khách hàng thì khôngnhững doanh nghiệp đó đánh mất khách hàng đó mà còn làm mất đi rất nhiềukhách hàng tiềm năng Các doanh nghiệp điều hiểu rằng để luôn đạt đượcthành công, muốn có sự tăng trưởng trong doanh nghiệp thì chỉ có thể địnhhướng theo thị trường (market driven), có nghĩa là phải đầu tư và kinh doanhdựa trên cơ sở nắm bắt nhu cầu của khách hàng với mục tiêu thỏa mãn tốt nhấtnhu cầu và mong muốn của họ Thực hiện việc nghiên cứu chỉ số hài lòng củakhách hàng (Customer Satisfaction Index – CSI) sẽ giúp doanh nghiệp cungứng tiếp cận và giải quyết được vấn đề trên Qua đó, các nhà quản trị chuỗicung ứng sẽ có những kết quả cụ thể về sự đánh giá, cảm nhận của kháchhàng đối với từng sản phẩm – dịch vụ mà họ cung ứng Đây cũng là cơ sởvững chắc cho việc cải tiến chất lượng, xây dựng các chiến lược cạnh tranh,tiếp thị, chiến lược xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại của chính nhàcung ứng đó trong phạm vi địa bàn hoạt động cũng như trong ngành kinhdoanh

12

Trang 13

1.2 Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng

1.2.1 Đối với doanh nghiệp

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và siêu cạnh tranh, bất kỳ một sản phẩmnào cũng chịu áp ức từ các đối tượng có liên quan (nhà cung ứng, đối thủ cạnhtranh hiện tại và tiềm năng, chính phủ, tổ chức phi chính phủ, khách hàng…)cùng với tốc độ thay đổi công nghệ và những tiến bộ vượt bậc trong côngnghệ thông tin, thương mại điện tử Bên cạnh đó là xu hướng rút ngắn vòngđời sản phẩm , áp lực từ yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và người tiêudùng đôfng thời với xu hướng cạnh tranh toàn cầu gay gắt và biên giới thịtrươờn ngày càng mở rộng với sự xuất hiện các kênh phân phối mới đã đặt racho doanh nghiệp một cách nhìn mới về vai trò, chức năng SCM trong hoạtđộng của doanh nghiệp

Với mỗi doanh nghiệp, chuỗi cung ứng bao trùm tất cả các chức năng

có liên quan đến việc đáp ứng yêu cầu khách hàng (phát triển sản phẩm,marketing, vận hành, phân phối, tài chính, dịch vụ khách hàng…) SCM có ýnghĩa to lớn đối với doanh nghiệp bởi nó xuyên suốt hầu hết các hoạt độngcủa doanh nghiệp từ việc quyết định mua nguyên vật liệu nào, từ ai, sản xuấtnhư thế nào, sản xuất ở đâu, phân phối cho ai, số lượng bao nhiêu…

Chuỗi cung ứng tối ưu là chuỗi cung ứng vận hành nhịp nhàng, có khảnăng đáp ứng nhu cầu khách hàng ở mức cao nhất với chi phí vận hành thấpnhất Đồng thời, nó phải có hệ thống thông tin được tổ chức khoa học và cậpnhật thường xuyên để giúp các bộ phận phối hợp ăn ý với nhau nhằm phảnứng nhanh nhạy với những biến động thường xuyên và liên tục của môitrường

Việc giảm chi phí có thể từ nhiều nguồn: Thứ nhất doanh nghiệp cóđược lợi thế về quy mô khi hợp tác với các nhà cung ứng; Thứ hai, doanhnghiệp không phải mất thời gian và nguồn lực khi thay đổi nhà cung ứng khi

13

Trang 14

nhà cung ứng hiện thời không có khả năng đáp ứng nhu cầu, giảm chi phítrong giao dịch và rút ngắn thời gian tiêu thụ sản phẩm.

Với hệ thống thông tin liên kết trong toàn chuỗi - một yêu cầu bắt buộccủa SCM – thông qua đó mà các thông tin về hàng hoá, thị trường thườngxuyên được cập nhật đến từng điểm của chuỗi giúp giảm thời gian và chi phítrong truyền tải thông tin đồng thời giúp cho doanh nghiệp xác định được xuhướng tiêu dùng, dự báo nhu cầu sản phẩm trong tương lai, từ đó cân đốilượng hàng hoá, vật tư tồn kho giúp nâng cao khả năng cung ứng của doanhnghiệp Cũng nhờ SCM, doanh nghiệp có thể tăng cường quản lý nguồn cungthông qua việc điều chỉnh công suất, lượng tồn kho dự trữ từ các nhà cungứng khác đồng thời quản lý và dự báo được nhu cầu thông qua việc sử dụngcác chính sách thương mại phù hợp hay dựa trên các số liệu thống kê, phântích Việc này giúp cho doanh nghiệp chủ động đối phó với các tình huống cóthể xảy ra

Thực hiện tốt chức năng SCM là doanh nghiệp đã làm tốt việc quản lýcác nhà cung cấp, nguồn nguyên vật liệu đầu vào, kiểm soát chất lượng đầu racủa sản phẩm đồng thời đánh giá được những bất ổn, đe doạ để đưa ra phương

án khắc phụ, điều chỉnh kịp thời

Với chức năng SCM, doanh nghiệp còn có thể tăng cường năng lựcquản lý đối với sự thay đổi và tăng trưởng Những doanh nghiệp hoạt độnghiệu quả khi ở quy mô nhỏ và vừa nhưng khi bắt đầu mở rộng quy mô lớnhơn, vượt tầm kiểm soát thì các nhà quản trị thường lúng túng

Một chuỗi cung ứng tối ưu sẽ giúp doanh nghiệp thu hút thêm nhiềukhách hàng, gia tăng thị phần, tiết kiệm chi phí, từ đó gia tăng doanh thu vàlợi nhuận Chính nhờ quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả mà các doanh nghiệp,tập đoàn sản xuất hay phân phối mới có thể trở thành công ty hàng đầu thếgiới trong bối cảnh nhiều áp lực của nền kinh tế toàn cầu Việc thiết kế và

14

Trang 15

quản trị các luồng trong chuỗi cung cấp (luồng sản phẩm, luồng thông tin vàluồng vật chất) có mối quan hệ chặt chẽ với thành công của chuỗi cung cấpqua đó góp phần quan trọng trong thành công hay thất bại của một doanhnghiệp.

1.2.2 Đối với hoạt động của kho hàng dược phẩm

Thực hiện tốt chức năng SCM trong việc quản lý các luồng vật chất,luồng thông tin của chuỗi cung ứng giúp cho việc tiết kiệm chi phí, tối đa hoálợi ích của doanh nghiệp cũng như của khách hàng Khi các quy trình củaSCM được thiết kế và thực hiện đồng bộ nhằm đạt tới những mục tiêu hay kếtquả cụ thể như là phát triển một sản phẩm mới, hoàn thành đơn hàng, hayđánh giá và lựa chọn nhà cung ứng đối với kho hàng dược phẩm

Các quy trình được liên kết tốt với định hướng quản trị chuỗi cung ứnghiệu quả giúp cung cấp cho mọi luồng chảy được tiêu chuẩn hóa và loại bỏnhu cầu phải tái lập các thủ tục mỗi khi cần phát triển một sản phẩm, hoànthành đơn hàng, hay đánh giá một nhà cung ứng

Hơn nữa, thực hiện chức năng SCM góp phần tạo ra và duy trì một quytrình hệ thống hóa làm mọi thứ dễ dàng hơn để kết hợp chặt chẽ giữa hiểu biết

và hành động, giữa khoa học và thực tiễn, một trong những yếu tố sống còn điđến thành công Từ việc thực hiện chức năng SCM, nhà quản trị có thể lậpbảng theo dõi để đánh giá hoạt động của kho hàng dược phẩm, từ đó đưa ranhững sáng kiến cải tiến cần thiết cho chuỗi cung ứng đối với các mặt hàngdược phẩm cung cấp cho thị trường

Cuối cùng, việc nhìn nhận các hoạt động của chuỗi cung ứng trong bốicảnh chung của các quá trình trên toàn cầu giúp việc ứng dụng đồng nhất cácquy trình cho các thành viên tham gia chuỗi cung ứng hoạt động của kho hàngdược phẩm, đồng thời giúp cho quá trình phát triển, nâng tầm quy mô của khohàng dược phẩm đạt đến tầm cỡ khu vực và quốc tế

15

Trang 16

1.3 Bài học kinh nghiệm từ các trung tâm phân phối dược phẩm

1.3.1 Trung Tâm phân phối Mamplasan - Diethelm Philippine

Đây là kho hàng thuộc DKSH thực hiện phần mềm hệ thống chươngtrình ứng dụng SAP (System Application Program) là một giải pháp kinhdoanh dùng để quản lý doanh nghiệp, quản lý tài chính đặc biệt là quản lý khohàng Để áp dụng được chương trình này, Kho MAMPLASAN đã xây dựng

và thực hiện các quy trình hoạt động chuẩn (Standard Operation Process SOP) một cách có hệ thống hoàn chỉnh, chi tiết và rất chặt chẽ cũng như trang

-bị các trang thiết -bị cơ sở hạ tầng hiện đại ví dụ như thiết -bị đo nhiệt độ bằngtia hồng ngoại (IR Thermometer Gun), dụng cụ quét mã vạch bằng sóng radioRF.v v

Công ty Diethelm Philippine đã áp dụng hệ thống phần mềm quản lýtoàn diện mà công ty hiện đang sử dụng là phần mềm Navision của Microsoft,

có khả năng hỗ trợ quản lý ở tất cả các khâu trong hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty bao gồm tài chính kế toán, bán hàng, tồn kho…; hỗ trợ chophần mềm này là Scala để tính toán và quản lý nguyên vật liệu và phần mềmmanugistic để tính lượng hàng bổ sung Hiện nay công ty đã thực hiện đượcviệc tích hợp thông tin từ ba phần mềm này để tạo thành một chu trình quản lýkhép kín từ sản xuất đến tiêu thụ

Kinh nghiệm SCM tại Mamplasan - Diethelm Philippine

Mặc dù có sự đầu tư đáng kể về cơ sở vật chất cho hạ tầng kho hàngcũng với các chương trình quản lý luồng thông tin thông qua những phầnmềm chuyên dụng nhưng Dithelm Philippine lại thiếu các giải pháp xử lýluồng thông tin ngược, các giải pháp chăm sóc khách hàng còn yếu kém – làmcho quan hệ quản trị khách hàng CRM kém hiệu quả mặc dù ở các giai đoạntrước công ty đã thực hiện khá tốt quan hệ quản trị nhà cung cấp và quản trịchuỗi cung ứng nội bộ

16

Trang 17

1.3.2 Trung Tâm phân phối Dược phẩm Sanofi Pharma

Công ty LD Dược Phẩm Sanofi-Aventis Việt Nam tiền thân là công tyliên doanh giữa Sanofi Pharma (Pháp) và Xí nghiệp dược phẩm Trung Ương

23, năm 1993 sau đó chính thức được đổi tên thành Công ty Liên doanh dượcphẩm Sanofi–Aventis Việt Nam vào tháng 6/2006 Công ty có 02 nhà máysản xuất thuốc viên và thuốc nước là: Nhà máy Sanofi Synthelabo Việt Nam

và Nhà máy Aventis Việt Nam đều đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh

Hình 1.5: Sơ đồ tổ chức chuỗi cung ứng Sanofi - Aventis

Như vậy, chuỗi cung ứng được hình thành bắt đầu từ đầu vào cho đếnđầu ra sản phẩm, bắt đầu từ bộ phận mua hàng (SC-Purchaser), đảm bảo việccung ứng nguyên vật liệu thông suốt cho nhà máy và kết thúc là trung tâmphân phối (Distribution Center) – chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm đếncác đại lý và đến từng hiệu thuốc (Pharmacy), dưới đây được gọi chung làkhách hàng, còn SC-Logistics là cầu nối, nhằm đảm bảo việc cung ứng hànghóa ra thị trường với mức chi phí hợp lý Đứng đầu chuỗi cung ứng là Giámđốc chuỗi cung ứng chịu trách nhiệm về mọi họat động của chuỗi theo đúngchức năng của bộ phận như: bảo đảm lượng hàng cung cấp cho thị trường; lưu

17

Trang 18

trữ bảo quản hàng hóa theo đúng các yêu cầu của ngành dược; mức độ tồn khohợp lý; đảm bảo hàng hóa không bị tồn kho quá lâu; đóng gói và giao hàngcho khách hàng theo đơn đặt hàng…

Phụ trách chất lượng: chịu trách nhiệm kiểm soát hoạt động của hệ thống; các vấn đề liên quan đến chất lượng hàng hóa, chất lượng họat động của các bộ phận trong chuỗi; đánh giá hiệu quả thông qua các chỉ số KPI – Key Performance Indicators

Phụ trách logistics: chịu trách nhiệm về việc cung ứng hàng hóa, đảm bảo luôn có đủ hàng hóa phục vụ cho nhu cầu thị trường với chi phí hợp lý

Phụ trách phân phối: chịu trách nhiệm lưu trữ và bảo quản hàng hóa theo đúng quy định của Bộ Y tế; tiếp nhận và phân phối hàng theo nguyên tắc hạn dùng gần xuất trước, hạn dùng xa xuất sau; đóng gói và phân phối hàng hóa đến tay khách hàng theo từng đơn đặt hàng cụ thể

Phụ trách phát triển thị trường xuất khẩu: phối hợp với bộ phận

Marketing trong các chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu; chuẩn bị nhữngđiều kiện cần thiết cho việc cung ứng và xuất khẩu hàng hóa

Kinh nghiệm SCM tại Sanofi Aventis

Công ty đã áp dụng hệ thống phần mềm quản lý toàn diện mà công tyhiện đang sử dụng là phần mềm Navision của Microsoft, có khả năng hỗ trợquản lý ở tất cả các khâu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty baogồm tài chính kế toán, bán hàng, tồn kho…; hỗ trợ cho phần mềm này là Scala

để tính toán và quản lý nguyên vật liệu và phần mềm manugistic để tính lượnghàng bổ sung Hiện nay công ty đã thực hiện được việc tích hợp thông tin từ

ba phần mềm này để tạo thành một chu trình quản lý khép kín từ sản xuất đếntiêu thụ Bên cạnh đó, công ty cũng đã đầu tư phần mền quản lý toán diện(ERP), một công cụ tối quan trọng để thực hiện quản lý theo chuỗi cung ứng

18

Trang 19

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Một doanh nghiệp có “định hướng chuỗi cung ứng” và “quy trình quảntrị chuỗi cung ứng” phù hợp là doanh nghiệp nhìn nhận giá trị chiến lược củaviệc quản lý các hoạt động và các luồng lưu chuyển trong chuỗi cung ứngtrong mối quan hệ đa chiều hướng đến mục tiêu hoạt động của chính họ

Các nhà quản trị cần phải nhận ra rằng quản trị chuỗi cung ứng đòi hỏi

sự phối hợp trong phạm vi rộng các hoạt động và luồng chảy mà nó mở rộng

ra nhiều ranh giới tổ chức hay chức năng Những hoạt động này bao gồm việcmua hàng và giải phóng hàng, vận tải, nhận hàng, xử lý nguyên liệu, lưu kho

và phân phối, kiểm soát và quản lý tồn kho, lên kế hoạch cung cầu, xử lý đơnhàng, lên kế hoạch sản xuất và dịch vụ khách hàng

Các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm đã thực hiện một hoặc nhiềuhoạt động này bao năm nhưng điều mà họ vẫn chưa nhìn nhận được đó lànhững hoạt động tương hỗ với nhau và cần phải được sắp xếp phối hợp vàđồng bộ hóa – đó chính là bản chất của quản trị chuỗi cung ứng

Vì thế, cần phải nhìn nhận chuỗi cung ứng kho hàng dược phẩm như làtập hợp các quy trình có quan hệ với nhau chứ không phải là tập hợp các hoạtđộng riêng rẽ phi tuyến Những quy trình này được thiết kế để đạt tới nhữngmục tiêu hay kết quả cụ thể như là phát triển một sản phẩm mới, hoàn thànhcác đơn hàng, hay đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng phù hợp

Quản trị chuỗi cung ứng tốt sẽ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ kháchhàng với chi phí thấp nhất, nhưng muốn hoàn thiện SCM thì trước hết phảihiểu rõ, phân tích, đánh giá đúng hiện trạng qui trình hoạt động dịch vụ khohàng dược phẩm, những lợi thế và hạn chế của đối tượng nghiên cứu Vấn đề

đó sẽ đựoc khảo sát thực tế, phân tích định lượng và đánh giá chi tiết ở từngkhâu và toàn bộ quá trình quản trị chuỗi cung ứng kho hàng dược phẩm củamột doanh nghiệp tiêu biểu trong chương sau

19

Trang 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG KHO HÀNG DƯỢC PHẨM TẠI CÔNG TY DIETHELM VIỆT NAM

2.1 Giới thiệu về Diethelm Việt Nam.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH Diethelm Việt Nam là công ty TNHH 1 thành viên100% vốn nước ngoài được thành lập vào tháng 2 năm 1999 bởi Tập đoànDiethelm Keller Siber Hegner (DKSH) chuyên về lĩnh vực tiếp thị và kho vậnhàng đầu của Thụy Sỹ

Tập đoàn DKSH có trụ sở chính đặt tại Zurich Thụy Sỹ với 8000 nhânviên, là tập đoàn hàng đầu tại châu Á trong lĩnh vực tiếp thị và kho vận vớidoanh thu 5 tỉ USD/năm - DKSH chủ trương theo đuổi chiến luợc liên Á vớiViệt Nam là trụ cột.Cam kết kinh doanh lâu dài tại Việt Nam, tập đoàn DKSHnâng tổng vốn đầu tư tại Việt Nam lên 10 triệu USD

Thực ra DKSH đã có mặt ở Việt Nam từ rất lâu, năm 1980, với vănphòng đặt tại Sài Gòn và Hải Phòng Năm 1992, DKSH đã có Văn phòng đạidiện Diethelm & Co.Ltd tại thành phố Hồ Chí Minh sau đó là Hà Nội (1994)

và Đà Nẵng (1995)

Lĩnh vực hoạt động:

- Cung cấp dịch vụ kho bãi, vận chuyển và dịch vụ tiếp thị các sảnphẩm dinh dưỡng, sản phẩm chăm sóc sức khỏe con người, dược phẩm, hoáchất, thuốc thú y, sản phẩm vế cơ khí, thiết bị văn phòng, chất phụ gia dùngcho dầu nhớt, các bộ phận của thắng xe hơi, bình điện và pin dùng cho máyảnh, thiết bị điện tử và thiết bị tẩy rửa Dịch vụ đóng gói và dán nhãn lại sảnphẩm; Thu mua các loại thủy sản tại Việt nam để xuất ra nước ngoài; Xuấtkhẩu các sản phẩm dược tại Việt nam sang Campuchia

20

Trang 21

Diethelm Việt nam có mạng lưới hoạt động rộng khắp Việt Nam

- Trụ sở chính đặt tại Khu Công nghiệp Việt nam – Singapore

- Văn phòng giao dịch và Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh

- Trung tâm phân phối hàng hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh

- Chi nhánh tại Hà Nội

- Các kho hàng đặt tại Bình Dương (2 kho Trung tâm), Hà Nội (2kho), Đà Nẵng (2 kho), Cần Thơ (1 kho) và Kiên Giang (1 kho)

2.1.2 Cơ cấu tổ chức Diethelm Việt Nam

2.1.2.1 Cơ cấu kinh doanh ngành hàng Diethelm Việt Nam

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu ngành hàng Diethelm Việt Nam

Theo cơ cấu kinh doanh ngành hàng, Công ty Diethelm Việt Nam doDKSH Thụy Sỹ đầu tư vốn và hỗ trợ về kinh doanh tập trung phân phối vàtiếp thị trong 4 ngành hàng chính là: Máy móc thiết bị, phụ tùng, hóa chấtchuyên dụng, hàng tiêu dùng và dược phẩm

Ngành hàng Tiêu dùng

Ngành hàng dược phẩm

Hệ thống các kho hàng

DKSH

Trang 22

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị Diethelm Việt Nam

Hình 2.2: Mô hình tổ chức bộ máy quản trị Diethelm Việt Nam

(Nguồn: Công ty TNHH Diethelm Việt nam - 2009)

2.1.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

Là một doanh nghiệp ra đời và phát triển trong bối cảnh kinh tế ViệtNam có sự tăng trưởng mạnh mẽ, với chiến lược kinh doanh tốt, Diethelm đãtrở thành một doanh nghiệp tiêu biểu trong ngành dịch vụ ở Việt Nam đạt tốc

độ tăng trưởng về doanh số và lợi nhuận đáng kinh ngạc Tốc độ tăng trường

về doanh số toàn công ty trung bình trong 5 năm gần đây đều đạt 70%/năm,lợi nhuận trên vốn đạt bình quân 50% cao hơn rất nhiều so với mức độ kỳvọng về tỷ suất lợi nhuận bình quân trong ngành dịch vụ Riêng dược phẩm códoanh số chiếm 40% tổng doanh số của các ngành hàng khác là mặt hàng códoanh số và lợi nhuận cao nhất của công ty (Bảng 2.2)

Chỉ trong vài năm qua, Diethelm đã đầu tư trên 10 triệu USD cơ sở hạtầng, kho bãi Hiện mạng lưới dịch vụ phân phát đã vươn tới 59 Tỉnh, Thànhtrên toàn quốc với những trạm liên lạc trực tiếp đến hơn 20.000 nhà phân phối

và điểm mua bán đặc thù được kết nối với cộng đồng địa phương

Giám đốc Nghiên cứu Phát triển

Giám đốc Chuỗi cung ứng

Giám đốc Dịch vụ Khách hàng

Tài chính

Nhân sự

Hành chính

Tiếp thị Bán hàng Quảng cáo

Nghiên cứu Ứng dụng Mua hàngLogistics

Kho vận

Đơn hàng Phân phối Khiếu nại

Trang 23

Hình 2.3: Tăng trưởng về doanh thu 2005 - 2008

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH Diethelm Việt Nam 2005 – 2008)

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động SX-KD năm 2006 – 2008

875

386 210 97 182

1.095

496 235 126 238

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Diethelm Việt Nam)

2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng kho hàng dược phẩm Diethelm Việt Nam

2.1.4.1 Nhân tố bên ngoài

23

Trang 24

Kinh tế - xã hội

Việt Nam là nước đang phát triển với dân số gần 87 triệu dân (2009), cơcấu dân số trẻ (60% dân số có độ tuổi dưới 30) và tỷ lệ tăng dân số ở mức cao,cùng với chất lượng đời sống ngày càng cải thiện nên nhu cầu sử dụng các sảnphẩm dược phẩm tăng mạnh Theo thống kê của WHO, chi phí cho khámchữa bệnh của người dân Việt Nam đạt mức 22USD/người/năm (2,5% thunhập bình quân đầu người) Tiềm năng thị trường dược phẩm Việt Nam năm

2008 đã vượt mức 1 tỷ USD và dự kiến sẽ đạt mức 1,5 tỷ USD năm 2010(xem hình 2.5) trong đó tỷ lệ dược phẩm nhập khẩu từ nước ngoài ở mức 80 –85% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu dược phẩm (xem hình 2.6)

Hình 2.4: Tiềm năng thị trường dược phẩm Việt nam

(Nguồn: Báo cáo Hội nghị ngành dược Việt Nam đến 2020 – Bộ Y tế)

Hình 2.5: Kết quả kim ngạch xuất nhập khẩu thuốc Việt Nam 2005-2008

24

Trang 25

(Nguồn: Báo cáo Hội nghị ngành dược Việt Nam đến 2020 – Bộ Y tế)

Chi phí cho dược phẩm của người dân cũng ở mức cao nhất so với khuvực và tăng lên hàng năm tương ứng với mức tăng thu nhập bình quân đầungười được thống kê và dự báo dưới đây

Hình 2.6: Chi phí cho dược phẩm bình quân đầu người 2005 - 2008

Tiền thuốc bình quân đầu người được tính trên tổng doanh thu thuốc sản

xuất trong nước và trị giá thuốc nhập khẩu chia cho tổng dân số từng thời

điểm (Chưa tính đến các nguồn thuốc viện trợ khác)

Đơn vị tính:

USD/người/năm

Trang 26

Từ năm 2005 đến nay, có 14 văn bản pháp quy bao gồm các Nghịquyết, Nghị định, Thông tư được ban hành liên quan đến hoạt động kinhdoanh dược phẩm và dịch vụ logistics trong ngành dược phẩm Đây là một nỗlực không nhỏ của Quốc hội và Chính phủ Việt Nam nhưng cũng là một tháchthức lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành dịch vụ kho dượcphẩm và phân phối dược phẩm

Các văn bản pháp luật về quản lý ngành dược trong đó liên quan đếntồn trữ và cung ứng thuốc, trong đó đáng chú ý là các văn bản do Bộ Y tế banhành liên quan đến “Thực hành tốt bảo quản thuốc - GSP”, “Thực hành tốtphân phối thuốc - GDP” và “Thực hành tốt sản xuất thuốc-GMP”

Luật pháp Việt Nam chưa cho phép nhà đầu tư nước ngoài được trựctiếp phân phối thuốc, nhưng với cam kết WTO, từ 01/01/2009, các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép trực tiếp nhập khẩu thuốc và phânphối lại cho các doanh nghiệp trong nước có chức năng bán lẻ thuốc Cácdoanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối thuốc bắt buộc phải đạt chứng chỉ ISO.Theo quy định pháp luật thì doanh nghiệp nhập khẩu khẩu thuốc phải tuân thủquy định về thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP)

Như vậy, với hành lang pháp lý về doanh nghiệp phân phối, bảo quảnthuốc hiện nay, Diethelm mặc dù không có chức năng trực tiếp phân phốithuốc nhưng được quyền nhập khẩu các mặt hàng dược phẩm và phân phốicho các nhà bản lẻ trực tiếp (các công ty phân phối trong nước, các đại lý bán

lẻ thuốc, nhà thuốc và quầy thuốc) cùng với chức năng kinh doanh kho hàngbảo quản dược phẩm đạt tiêu chuẩn GSP – Diethelm trở thành doanh nghiệpcung ứng dịch vụ kho vận hàng đầu trong ngành dược phẩm Việt Nam

Gia nhập WTO, Việt Nam thực hiện cam kết trong ngành dược phẩm:

- Thuế suất áp dụng cho ngành dược còn 0-5% so với 0-10 % trướcđây

26

Trang 27

- Mức thuế trung bình sẽ là 2,5% sau 5 năm kể từ ngày Việt Namchính thức trở thành thành viên của WTO.

- Từ 01/01/2009, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh củadoanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam được trực tiếp xuất nhập khẩu dượcphẩm và phải bán lại cho các doanh nghiệp trong nước có chức năng phânphối

Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới và Hội nghị thường niên vềthương mại và phát triển của Liên Hợp quốc, Việt Nam đang được xếp hạng ởCấp độ 2,5 - 3 là quốc gia có công nghiệp dược nội địa sản xuất được generic

và xuất khẩu được một số dược phẩm

Hình 2.7: Xếp hạng công nghiệp dược Việt Nam của WHO 2007

(Nguồn: Cục Quản lý dược – Bộ Y tế)

Thị trường phân phối dược phẩm

Công ty chuyên nghiên cứu thị trường dược phẩm IMS dự báo mứctăng trưởng thị trường dược phẩm Việt Nam năm 2009 là 24% Hiện tại cógần 900 công ty có chức năng kinh doanh dược phẩm, trong đó riêng doanh sốcủa 3 công ty phân phối nước ngoài là Zuellig Pharma, Diethelm và Mega

27

Trang 28

Products đã chiếm gần 50% thị trường thuốc tại Việt Nam Thị phần còn lạidành các công ty trong nước.

Thuốc chữa bệnh sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được hơn 50% nhucầu, còn lại là thuốc nhập khẩu Thế nhưng, hệ thống phân phối thuốc nhậpkhẩu lại qua nhiều tầng trung gian, phức tạp, việc tổ chức kiểm soát đòi hỏidoanh nghiệp phải có quy mô và năng lực quản lý chuyên nghiệp, có mạnglưới phân phối và đội ngũ trình dược viên đông đảo Mạng lưới cung ứngthuốc trên thị trường dược phẩm Việt Nam bao gồm các thành phần tham gia:

- Các công ty TNHH, Công ty Cổ phần, DNTN: 893

- Quầy thuốc thuộc DN nhà nước đã cổ phần hóa: 1.222

Hệ thống lưu thông, phân phối thuốc phát triển rộng khắp trên phạm vi

64 tỉnh thành cả nước, đảm bảo đưa thuốc đến tận tay người dân, trung bìnhmỗi điểm bán lẻ phục vụ cho 2.000 người dân

Các doanh nghiệp nắm thị trường phân phối dược phẩm hiện nay là cácdoanh nghiệp chuyên phân phối chứ không phải doanh nghiệp sản xuất Vềmặt pháp lý, các hãng dược phẩm nước ngoài không được phân phối trực tiếptại Việt Nam nhưng lại là đại diện phân phối của rất nhiều công ty sản xuấtdược phẩm nước ngoài có số đăng ký thuốc tại Việt Nam đồng thời thực hiện

hỗ trợ doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối trong tất cả các khâu của quá trìnhphân phối thuốc, vận chuyển thuốc, lưu kho, bảo quản cho đến giao hàng vàthu tiền tại các cơ sở bán buôn bán lẻ

28

Trang 29

Hình 2.8: Sơ đồ hệ thống phân phối dược phẩm tại Việt Nam

(Nguồn: Hiệp hội Dược Việt nam – 2008)

Các công ty có chức năng kinh doanh dược phẩm trong nước chưa thực

sự chuyên nghiệp trong hoạt động phân phối mà còn dựa vào cơ chế ưu đãicủa nhà nước như "độc quyền" nhập khẩu, được giao phụ trách và khai tháccác chương trình quốc gia hay của địa phương Đến nay, chỉ có 8 công tydược được Bộ Y tế cấp Chứng nhận GSP/GSP-ASEAN

Đối nghịch với tình trạng tranh giành thị trường, mua bán qua nhiềutầng nấc trung gian giữa các doanh nghiệp trong nước, các công ty sản xuất,phân phối dược đa quốc gia rất bài bản, có chiến lược xây dựng thương hiệusản phẩm lâu dài và tiến hành marketing chuyên nghiệp Về cơ cấu sản phẩm

áp ứng được nhu cầu điều trị của từng loại bệnh lý khác nhau và tránh được sựcạnh tranh trực diện, tập trung vào việc tiếp thị, quảng bá tạo sự vững chắccho sản phẩm trên thị trường Các công ty dược phẩm nước ngoài hình thànhhiện tượng liên kết dọc trong chỉ định và phối hợp với các khâu trung giankhép kín khi phân phối dược phẩm Các thành viên liên kết dọc này có thỏathuận ngầm hạn chế cạnh tranh, không để các công ty phân phối khác thamgia hoặc tiếp cận nguồn cung các loại thuốc họ đang độc quyền phân phối

29

Trang 30

2.1.4.2 Nhân tố bên trong

Năng lực tài chính - nhân sự

Được đầu tư bởi Tập đoàn phân phối dược phẩm và hàng tiêu dùngDKSH (Thụy Sỹ), sự tăng trưởng không ngừng về năng lực tài chính và độingũ nhân sự chuyên nghiệp của Công ty Diethelm đã có ảnh hưởng to lớn đếnhoạt động quản trị chuỗi cung ứng kho hàng dược phẩm Thành lập năm 1999với vốn đầu tư 3 triệu USD, đến nay Công ty Diethelm đã tăng vốn đầu tư lên

12 triệu USD năm 2008 chủ yếu sử dụng cho việc đầu tư xây dựng hệ thốngkho bãi, trang thiết bị nhà kho và phương tiện vận chuyển

Với lợi thế của một nhà cung cấp lớn, Công ty được sự hỗ trợ về tàichính của các tổ chức tín dụng, các nhà cung cấp thông qua việc tài trợ tíndụng ngắn hạn và ưu đãi thanh toán mua hàng Đây là những đặc điểm quantrọng góp phần làm cho nguồn vốn kinh doanh của công ty luôn đủ đáp ứngyêu cầu của hoạt động kinh doanh nhập khẩu và phân phối mặt hàng dượcphẩm

Diethelm Việt Nam có đội ngũ nhân sự với gần 800 nhân viên trong đó

có hơn 200 nhân viên kinh doanh dược phẩm (mạng lưới phân phối thuốc đếncác bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, nhà thuốc, hiệu thuốc bán lẻ và cáccông ty dược phẩm) và 150 nhân viên quản lý vận hành hệ thống 8 Trung tâmkho đặt tại 5 tỉnh thành lớn của cả nước

Đội ngũ cán bộ nhân viên kinh doanh phân phối dược và lao động trựctiếp làm việc tại kho hàng dược phẩm đã qua đào tạo ban đầu, đào tạo lại đápứng các quy trình hoạt động tạo nên sức mạnh và sự phối hợp hiệu quả trongtoàn chuỗi cung ứng Công ty thực hiện chính sách tiền lương thông qua hai

hệ số: hệ số lương cơ bản và lương hiệu quả nhằm kích thích năng suất, chấtlượng lao động

30

Trang 31

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động tại Công ty Diethelm Việt nam

Đơn vị tính: người

Cơ cấu lao động

theo nghiệp vụ

Trung cấptrở xuống

Đại học Sau đại học

(Nguồn: Báo cáo sử dụng lao động doanh nghiệp năm 2008)

Qua 10 năm phát triển, trưởng thành, đội ngũ nhân sự Diethelm chính

là tài sản vô hình đóng góp vào sự thành công của chuỗi cung ứng kho hàngdược phẩm nói riêng và sự thành công của công ty nói chung

Nhà kho - trang thiết bị

Hiện tại Công ty Diethelm sở hữu 8 nhà kho lớn tại TP Hồ Chí Minh,Bình Dương, Hà Nội, Đà nẵng, Cần Thơ và Kiên Giang

Năm 2004, quy mô kho hàng đặt ở các tỉnh thành trên cả nước đạt15.000m2 nhà kho với sức chứa đến 12.000 pallet và một mạng lưới phục vụhơn 20.000 khách hàng trên toàn quốc Tháng 2/2008, Công ty khánh thànhTrung tâm phân phối dược phẩm lớn nhất Việt nam tại Khu Công nghiệp ViệtNam Singapore (VSIP, Tỉnh Bình Dương) rộng 4 hecta với hệ thống kho hàngdược phẩm hiện đại vào bậc nhất trong khu vực Đông Nam Á có diện tích khochứa dược phẩm lên đến 24.000m2 và tổng mức đầu tư gần 4 triệu USD Đây

là Trung tâm kho vận dược phẩm đạt chuẩn GSP (Thực hành tốt bảo quảnthuốc) có sức chứa trên 22.000 pallet trên các hệ thống kệ, có chế độ nhiệt độđược kiểm soát từ 2 - 8 độ C Với trung tâm kho vận đạt chuẩn quốc tế này,các mặt hàng dược phẩm được bảo quản bởi Diethelm sẽ được đảm bảo vềchất lượng lưu giữ toàn diện Hệ thống kho dược này được thiết kế nhằm phục

31

Trang 32

vụ một chuỗi các hoạt động đa dạng từ khâu đặt hàng toàn cầu, nhận hàng, lưugiữ, chọn lựa và đóng gói, cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng, tới khâu rahóa đơn và xuất hàng đến tay khách hàng

Hình 2.9: Quy mô đầu tư kho & kho dược phẩm

(Nguồn: http://www.dksh.com/vietnam)

Hoạt động kho hàng mang tính chuyên nghiệp có chất lượng cao, đầunăm 2005 Diethelm đã được tổ chức quốc tế UKAD - SGS cấp chứng chỉ chấtlượng ISO 9001:2000 và 6 tháng sau, ngày 21/7/2005 được nhận Chứng chỉthực hành tốt việc bảo quản thuốc (GSP) do Cục quản lý Dược Việt Nam cấp.Công ty Diethelm cũng là đơn vị đầu tiên tại Việt nam áp dụng các tiêu chuẩnthực hành tốt GSP và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 :

2000 cho toàn bộ quá trình cung ứng dịch vụ bao gồm việc cung ứng , tồn trữ

và dịch vụ hậu mãi về dược phẩm tại Việt Nam

Trung tâm phân phối dược phẩm được đầu tư xây dựng đồng bộ đảmbảo các điều kiện tiêu chuẩn kho hàng dược phẩm quốc tế, phù hợp với quyđịnh về “Thực hành tốt bảo quản thuốc” của Bộ Y tế Mạng lưới kho được dặt

32

Trang 33

tại các tỉnh thành lớn, là trung tâm phân phối cho các tỉnh thành lân cận Quy

mô đầu tư kho có tính đến năng suất phân phối và có lộ trình mở rộng, nângcấp hợp lý Công ty Diethelm đã trang bị hệ thống giá kệ, xe nâng hàng, xechở hàng đáp ứng yêu cầu bảo quản, vận chuyển cùng với hệ thống các thiết

bị soi, quét mã vạch, phần mềm quản lý kho WMS nối mạng toàn quốc theodõi công tác xuất, nhập, bảo quản thuốc được đánh giá, bảo hành định kỳ bởinhà cung cấp Nhà kho được vệ sinh công nghiệp định kỳ, các quy định về vệsinh cá nhân, nhà xưởng, trang thiết bị được thực hiện nghiệm ngặt góp phầnbỏa đảm chất lượng hàng lưu giữ một cách tốt nhất

Hệ thống thông tin, phần mềm hỗ trợ

Đây là một trong những điểm nổi bật mà Diethelm quyết tâm thực hiệntrong 3 năm gần đây, đặc biệt khi Hệ thống quần thể nhà kho mới của Trungtâm phân phối dược phẩm Bình Dương đưa vào hoạt động, đã triển khai ápdụng đồng bộ hệ thống phần mềm quản lý toàn diện kho hàng WMS/eBPCstích hợp với hệ thống quản lý doanh nghiệp EPR tạo thành một chu trình quản

lý luồng thông tin khép kín Đặc biệt, kho hàng trung tâm được đầu tư về hệthống kiểm soát và điều chỉnh nhiệt độ tự động giúp việc đảm bảo chất lượnghàng dược phẩm đạt tiêu chuẩn bảo quản GSP

Hiện nay Diethelm có ưu thế so với các công ty có hệ thống kho ở ViệtNam (rất ít công ty Việt Nam áp dụng quản lý kho theo hệ thống phần mềmquản lý kho) là đã áp dụng eBPCs và EDI (do IBM thiết kế, cung cấp) chotoàn bộ các chi nhánh và kho hàng ở các tỉnh, thành trên toàn quốc

Xây dựng các quy trình chuẩn

Công ty đã xây dựng các quy trình chuẩn (SOP), hướng dẫn công việccho từng hoạt động tại kho dược phẩm: nhập hàng, xuất hàng, bảo quản, kiểmtra kiểm soát khi nhập hàng, trong quá trình bảo quản, đóng gói, vận chuyển,giao hàng, nhận hàng trả lại Các hoạt động này được thực hiện trên hệ thống

33

Trang 34

phần mềm máy tính kết hợp đối chiếu với chứng từ in, đảm bảo theo dõi chínhxác luồng thông tin trong kho hàng về:

+ Số lượng nhập, xuất, vị trí và số lô của từng loại thuốc

+ Đảm bảo thực hiện việc xuất nhập thuốc theo đúng các nguyên tắcFEFO-FIFO

Các quy trình này dùng để đào tạo cho tất cả các nhân sự có liên quan,được lưu trữ bằng cả bản in và file mềm trên hệ thống quy định nội bộ

Lợi thế của nhà phân phối độc quyền

Là doanh nghiệp hàng đầu Việt nam trong lĩnh vực phân phối và cungcấp dịch vụ kho hàng dược phẩm, Diethelm có được lợi thế từ các nhà cungcấp dược phẩm cho mình Chính nhờ sức mạnh này mà Kho hàng dược phẩmDiethelm luôn có sẵn hàng cung cấp cho thị trường, tự xây dựng và điều chỉnhthị trường trong khuôn khổ quy định của các cơ quan quản lý dược

Thông qua mạng quản lý, lượng hàng tồn kho được cập nhật hàng ngàycho các đối tượng phòng ban gồm bộ phận kinh doanh, quản lý kho hàng, dovậy không xảy ra tình trạng thiếu hàng cung cấp trên cả nước, dù là các thịtrường không trung tâm Bộ phận Kinh doanh cũng chủ động phối hợp vớiquản lý kho hàng trong việc chuẩn bị kế hoạch mua phục vụ phân phối, xâydựng mức tồn kho an toàn cho từng loại sản phẩm khác nhau

34

Trang 35

2.2 Thực trạng SCM tại kho hàng dược phẩm Công ty TNHH Diethelm Việt Nam

2.2.1 Cấu trúc chuỗi cung ứng kho hàng dược phẩm

Hoạt động cung ứng tại kho hàng dược phẩm Công ty TNHH DiethelmViệt Nam được mô hình hóa theo sơ đồ dưới đây

Tiếp nhận thuốc trả về

xuất hóa đơn

Trang 36

2.2.2 Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng kho hàng dược phẩm

Đánh giá thực trạng quản trị chuỗi cung ứng kho hàng dược phẩmthông qua các hoạt động chính sau đây:

2.2.2.1 Hoạt động mua hàng

Mua hàng là một hoạt động rất quan trọng trong chuỗi cung ứng củaDiethelm, bao gồm: mua sản phẩm, dịch vụ theo kế hoạch kinh doanh củacông ty Bộ phận mua hàng quốc tế và mua hàng nội địa bao gồm thực hiệnviệc lập kế hoạch và triển khai các hợp đồng mua hàng Phụ trách mua hàng –dưới sự quản lý điều hành trực tiếp của Giám đốc kinh doanh chịu tráchnhiệm tìm kiếm, thiết lập mối quan hệ với các nhà cung cấp, nhà sản xuấttrong nước và quốc tế để thực hiện nghiệp vụ mua hàng theo các tiêu chí đãxây dựng

Yêu cầu đối với hoạt động mua hàng:

- Hàng được đặt mua dựa trên các dữ kiện về nhu cầu hiện tại và dựđoán nhu cầu tương lai, lượng hàng tồn kho thực tế, lượng các đơn đặt hànghoặc diễn biến thị trường theo kế hoạch ngắn/dài hạn của công ty

- Đảm bảo tuân thủ chế độ đánh giá nhà cung cấp định kỳ và đột xuấtliên quan đến chiến lược thị trường, nếu sản phẩm/dịch vụ có nhiều nhà cungcấp thì dựa trên Bảng đánh giá nhà cung cấp để ra quyết định mua hàng

- Việc tổ chức mua hàng phải có sự phối hợp với các Phòng ban chứcnăng khác (tài chính, logistics, pháp lý ) để đảm bảo hợp đồng mua hàngđem lại lợi ích tối đa và hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể gặp phải

- Trong quá trình phân phối, nếu bất cứ khâu nào có phản ánh không tốt

về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp thì sẽ tiến hành duyệt xétlại nhà cung cấp đó Ngoài ra, theo định kỳ hàng năm công ty sẽ có trực tiếpthực hiện hoặc thông qua DKHS để lập các báo cáo đánh giá nhà cung cấpnhằm đảm bảo rằng sản phẩm đó là hợp pháp và tuân thủ chất lượng

36

Trang 37

Nội dung hoạt động mua hàng:

Do đặc thù của sản phẩm có yêu cầu về chất lượng rất cao và ngặtnghèo, vì vậy việc lựa chọn nhà cung cấp đòi hỏi sự tham gia của nhiều phòngban chức năng bao gồm: mua hàng; QA; kiểm nghiệm, tài chính

- Bộ phận mua hàng chịu trách nhiệm tìm kiếm, liên hệ và xây dựngquan hệ với các nhà cung cấp, thoả thuận các điều kiện mua bán, hợp tác;

- Bộ phận kiểm nghiệm: chịu trách nhiệm thử nghiệm mẫu hoặc theodõi quá trình thử nghiệm mẫu ở cơ quan chức năng và báo cáo kết quả sau đóchuyển Bộ phận QA duyệt kết quả nếu phù hợp các chỉ tiêu thì trình BanGiám đốc cho quyết định cuối cùng

- Trên cơ sở kế hoạch mua hàng được duyệt, Bộ phận mua hàng phốihợp với các phòng ban chức năng : tài chính, hành chính, luật thực hiệnnghiệp vụ mua hàng

Hoạt động mua hàng của Diethelm chịu sự tác động của các nhân tốbên trong và bên ngoài, trong đó một số nhân tố như: đặc điểm phát triển kinh

tế - xã hội, sự thay đổi của chính sách, pháp luật, nhu cầu sử dụng dược phẩm

là những nhân tố có tác động trực tiếp đến lượng cầu của các mặt hàng docông ty phân phối Bên cạnh đó, năng lực tài chính, quy mô và năng lực khohàng cùng với lợi thế của nhà cung cấp độc quyền là những nhân tố có ảnhhưởng quyết định đến lượng cung của công ty

Lượng hàng dự trữ có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ hoạt động phânphối của chuỗi cung ứng Mức dự trữ không thích hợp sẽ làm cho không thựchiện được mục tiêu chiến lược của công ty là: tối thiểu hóa tổng chi phí vàthực hiện tốt các dịch vụ khách hàng Nếu dự trữ quá nhiều sẽ làm cho hànghóa bị ứ động, vốn quay vòng chậm, hiệu quả kinh doanh thấp Ngược lại, nếu

dự trữ quá ít sẽ không có đủ hàng hóa, sản phẩm để đảm bảo cho quá trìnhkinh doanh liên tục, dẫn đến không đáp ứng được yêu cầu thị trường

37

Trang 38

Phương tiện thực hiện

Hoạt động mua hàng được coi là điểm đầu tiên trong chuỗi và có mốiliên hệ chặt chẽ với các khâu tiếp theo trong hoạt động kho hàng dược phẩmcủa Diethelm như kiểm nghiệm - biệt trữ, dán nhãn đóng gói, nhận hàng bảoquản, giao hàng Ngược lại, các hoạt động còn lại cũng có tác động ngược lạiđến hoạt động mua hàng dưới dạng cần bổ sung mua hàng gì, thay đổi nhàcung cấp, nhãn hiệu nào (luồng vật chất), hàng hóa còn nhiều hay ít, chấtlượng ra sao, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho thế nào (luồng thông tin) và dựkiến dòng tiền thu về sau khi phân phối sẽ chảy ngược lại đáp ứng hoạt độngmua hàng lúc nào, bao nhiêu (luồng tài chính)

Chính vì sự tác động hai chiều đến hoạt động của các khâu tiếp theonên việc quản lý hoạt động mua hàng được thực hiện nhờ có hệ thống phầnmềm quản lý kho hàng WMS tích hợp với SAP – giải pháp ứng dụng trongkinh doanh để quản lý doanh nghiệp, tài chính và kho hàng mà Công tyDiethelm triển khai ứng dụng từ năm 2007

- Phân công, giám sát và kiểm soát các công việc của nhân viên;

- Trực tiếp đàm phán mua hàng, hỗ trợ và điều hành công việc muahàng theo chỉ định của Ban Giám đốc;

- Thực hiện các báo cáo kinh doanh liên quan đến chi phí đầu vào

38

Trang 39

Kết quả thực hiện

Trước đây, việc mua hàng phụ thuộc hoàn toàn vào Tập đoàn DKSH.Diethelm Việt nam thực hiện theo chỉ dẫn và các lệnh đặt hàng chỉ định từDKSH chuyển sang Cùng với sự lớn mạnh và hoàn thiện của tổ chức, quy môthị trường mở rộng, giờ đây Diethelm Việt nam đã chủ động thiết lập quan hệvới một số nhà cung cấp dược phẩm mới trong khu vực châu Á và Việt Namnhưng về cơ bản vẫn tiếp tục mối quan hệ truyền thống mà DKSH đã thiết lập

Bảng 2.3: Giá trị nhập khẩu và mua nội địa hàng dược phẩm

khẩu

Mua nội địa (USD

Nguồn: Báo cáo kinh doanh Công ty Diethelm Việt Nam năm 2008

Số liệu tại bảng trên đây cho thấy tỷ lệ hàng dược phẩm do Công tyDiethelm nhập khẩu năm 2008 đạt mức 95% so với tổng giá trị mua hàng

39

Trang 40

dược phẩm đầu vào trong đó nhóm kháng sinh và chống nhiễm khuẩn có tỷtrọng cao nhất (chiếm đến 40%), tiếp đó là nhóm hàng tim mạch (14%) Cácmặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ khu vực Châu Âu và Mỹ.

Ví dụ, đối với nhóm hàng thuốc tim mạch là các mặt hàng công ty nhậpkhẩu 100% sau đó phân phối lại cho các Công ty, đại lý bán sỉ và các nhàthuốc với giá trị tiêu thụ khoảng 3 triệu USD/năm việc tính toán lượng hàngtồn kho và phân phối ra thị trường được công ty thống kê chi tiết về lượnghàng tiêu thụ (thỏa mãn nhu cầu thị trường), năng lực về vốn và kho bãi củacông ty, phương thức thanh toán để cân đối dòng tiền thu – chi sao lợi nhuậnđạt mức cao nhất

Hình 2.11: Tiến độ mua và bán hàng dược phẩm

Theo sơ đồ mua hàng như trên, thời gian đặt hàng nhà sản xuất là 15ngày, tiến hành thủ tục vận chuyển, nhập khẩu và nhập kho tối đa 4 ngày Khihàng đã nhập kho có thể sẵn sàng nhận lệnh đặt hàng và giao hàng cho khách.Thời hạn thanh toán cho các lô hàng giao là từ 2 – 10 ngày kể từ ngày hàngđược giao tùy theo điều kiện bán hàng áp dụng cho đối tượng khách hàng Tạithời điểm này, Công ty lại có thể bắt đầu một chu kỳ mua hàng mới với điềukiện trả trước 10 – 20% giá trị lô hàng và phần còn lại được thanh toán chậm

40

Ngày đăng: 06/03/2015, 12:36

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w