I. Quá trình xây dựng trùng tu đình làng
I.1. Đôi nét về thực trạng đình làng ở Thừa Thiên Huế
Sinh hoạt văn hóa cộng đồng có tính truyền thống ở các ngôi đình. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, những ngôi đình cũng bị mờ nhạt dần theo năm tháng. Do đó, việc cúng tế theo qui tắc chuẩn của ngƣời xƣa cũng mang tính giản lƣợc. Tuy nhiên, những ngôi đình xƣa đang còn tồn tại ở Thừa Thiên Huế vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt trong hành trình Nam tiến.
Nhìn tổng thể đình làng ở Thừa Thiên Huế, chúng ta dễ dàng nhận ra điểm chung về kiến trúc tạo nên một phong cách riêng cho đình làng xứ Huế. Tuy nhiên, vẫn có một số đình làng ở các vùng quê nghèo có quy mô kiến trúc đơn giản hơn.
Phần lớn, những đình làng ở phía Bắc thƣờng các dãy Tả vu, Hữu vu ở hai bên sân, có tòa Tiền tế ở phía trƣớc và Hậu cung ở phía sau. Ngƣợc lại, đa số những ngôi đình ở Thừa Thiên Huế đều đƣợc xây dựng vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với lối kiến trúc khá đơn giản so với những đình làng ở phía Bắc.
Đình làng ở Thừa Thiên Huế thƣờng toạ lạc tại trung tâm một khuôn viên hoàn chỉnh có thành bao bọc, ngoài toà đình chính gồm 1 gian 2 chái, 3 gian 2 chái, 5 gian 2 chái, còn có các am miếu và các nhà giải vũ hay nhà trù chung quanh; có ba gian và hai chái, ở hai đầu không có tƣờng bao, luôn mở với bên ngoài. Những đình lớn nhƣ đình Lại Thế thì hai chái kéo dài, mở rộng thành những chái kép, tạo cho lòng đình nhƣ năm gian hai chái. Phía hiên trƣớc đình thƣờng có mái đua vƣơn ra một khoảng rộng do một hệ thống sân đình rộng thoáng, cổng đình, bình phong và trụ hoa biểu ở phía trƣớc.
Trên cột trƣớc các cột gỗ thƣờng đƣợc trang trí bằng những câu liễn đối hầu hết bằng chữ Hán chân phƣơng, biểu hiện sự nhận thức triết lý, lòng tôn kính thần linh tổ tiên, xác định vị trí phƣơng hƣớng, hay thời điểm thành lập, ca ngợi quê hƣơng, truyền thống của làng và bày tỏ lòng biết ơn thần linh, tổ tiên…[105].
Những đình làng ở Thừa Thiên Huế, hiện trạng và kiến trúc đều thuộc phong cách cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Phần lớn đó là niên đại trùng tu hơn là khởi dựng. Chẳng hạn kiến trúc đình Kim Long (thuộc phƣờng Kim Long, thành phố Huế) còn ghi rõ: Khải Định, Canh Thân đại tu bổ 啟 定 庚 申 大 修 補 cho biết lần đại trùng tu vào năm Canh Thân đời Khải Định (1920). Đình Xuân Hoà (thuộc xã Hƣơng Long, thành phố Huế) (…).
Những đình làng thuộc nội thành hoặc ở vùng lân cận có quy mô bề thế hơn nhƣ: Lại Thế, Phú Xuân, Kim Long, An Cựu, Xuân Hoà, Vĩ Dã (Vĩ Dạ)... Những đình làng ở các vùng huyện nhƣ: Văn Xá, Hạ Lang, La Chử, Khuông Phò, Thủ Lễ… cũng uy nghi không kém. Trong số đó, có một ngôi đình đang trên đà bị xoá sổ, vẫn biết Nhà nƣớc đã công nhận di sản văn hoá cấp tỉnh (An Cựu). Đình làng Dƣơng Phẩm, nằm trên đƣờng Phan Đình Phùng, hƣớng ra sông An Cựu đang bị trong tình trạng gần nhƣ huỷ diệt hoàn toàn. Nhà cửa của cƣ dân ở chung quanh dần dần lấn át hết diện tích sân đình. Đây là ngôi đình cổ đã gần 200 tuổi nhƣng thực trạng chỉ còn một đống ngói vỡ, kèo cột tan hoang bày la liệt trong đám xà bần.
Từ đầu thế kỷ XIX, việc mở rộng khu trung tâm thành phố song hành với việc xây dựng các kiến trúc cung đình, tôn giáo và các công sở hành chính, buộc dân làng phải di dời về vùng đất thuộc ngoại vi thành phố.
Sau những năm 1975, phần lớn các ngôi đình làng ở Huế có chung một số phận. Chính quyền địa phƣơng tiếp quản đình và giao cho các hợp tác xã sản xuất chổi đót, mây tre xuất khẩu. Việc sản xuất những mặt hàng này,
đồng nghĩa với việc tiếp tay cho mối mọt làm cho các ngôi đình ở Thừa Thiên Huế dần xuống cấp và bị thất thoát nhiều dụng cụ thờ cúng.
Cùng chung số phận, đình làng Kim Long - một kiến trúc nổi tiếng trong hệ thống làng ở Huế đã biến thành chợ Kim Long suốt mấy chục năm qua nay đã đƣợc trả lại cho làng.
Đình làng An Cựu cũng chịu sự án ngữ trong sân bởi hai dãy nhà HTX cũ đổ nát. Kiến trúc tuy còn nguyên vẹn nhƣng mái ngói có dấu hiệu xuống cấp trầm trọng. Rƣờng gỗ lâu ngày không đƣợc sửa chữa đang hƣ hại nặng nề. Với kiến trúc một gian hai chái gần 150 tuổi, đình làng Xuân Dƣơng đang đƣợc lợp bằng tôn lạnh vì mái ngoái đã đổ nát từ lâu.
Đình làng Thế Lại Thƣợng - di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia, là một trong những ngôi đình nổi tiếng với kiến trúc cổ ba gian hai chái, mái ngói âm dƣơng rất độc đáo, đang chịu sự cộng cƣ của ngôi trƣờng tiểu học Phú Hiệp. Tám phòng học của ngôi trƣờng này chia thành hai dãy chầu hai bên sân. Nội thất điện chính đƣợc nhà trƣờng biến thành nhà kho chất đầy bàn ghế.
Tƣơng tự, đình làng Xuân Hoà cũng bị án hai dãy phòng học của trƣờng Tiểu học Hƣơng Long.
Đình làng Phú Xuân cũng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, hầu nhƣ không ai quản lý đình về đêm nên cả khu đình, đặc biệt nhà tiền đình trở thành nơi hò hẹn của các đôi tình nhân và các con nghiện.
Qua mấy lần trùng tu, đình Phú Vĩnh hiện nay chỉ là một ngôi đình hoang phế thậm tệ. Ngôi đình này đã bị quên lãng từ lâu. Rƣờng cột đổ nát, lỗ bộ rêu phong, mái ngói tan hoang. Trâu bò vào phóng uế bừa bãi. Trƣớc sân đình vẫn còn một bình phong lớn và hai trụ biểu uy nghi. Nhƣng toàn bộ di tích đã chìm khuất giữa cỏ tranh và keo lá tràm. Nhà bia là nơi tiêm chích của những con nghiện.
Trên thực tế, có một nguyên nhân quan trọng khác, là sự dịch chuyển từ cơ chế làng sang tổ chức đô thị làm cho thiết chế văn hóa các làng này dần mất đi một số đặc trƣng quan trọng. [120]
Bên cạnh đó, có một số ngôi đình đã đƣợc trùng tu gần đây đã làm mất đi vẻ cổ kính của ngôi đình làng truyền thống (đình Hạ Lang, đình Thủ Lễ, đình Khuông Phò).
I.2.Quá trình xây dựng, trùng tu đình làng
“Đình là hiện tượng văn hoá độc đáo của làng xã Việt Nam, đình làng là trung tâm sinh hoạt xã hội, văn hoá, tín ngưỡng của cả làng Việt” [110, tr
133]. Vì vậy, thông qua văn bia đình, chúng ta có cơ sở khoa học để xác định thời điểm ra đời cũng nhƣ quá trình trùng tu, phát triển của đình làng Việt Nam. Tác giả Phạm Thị Thuỳ Vinh trong công trình Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng xã đã căn cứ vào tấm bia Hưng tạo Đại Đoan đình bi và cho biết: “sự xuất hiện đình làng có ít nhất từ giữa thế kỷ XVI” [110, tr 133].
Hầu hết các văn bia đình còn lại trên địa bàn Thừa Thiên Huế đều đề cập đến việc xây dựng hoặc trùng tu đình làng, đó không chỉ là những sự kiện mà còn là một quá trình, từ ý tƣởng, mong muốn của nhân dân trong làng cho tới các khâu: chọn đất, tổ chức dựng đình, chẳng hạn nhƣ các văn bia:
Văn bia đình làng Văn Xá:
嘉隆初天下大定邑人捎光復茅而祀之先太師壽國公陳興達先大夫光 禄大卿陳興德庀材儲用謀新之難其地未克果 後十餘年公弟管奇陳興美與邑齒謀仍舊貫更瓦缝挨針向左右卜稽屢 不吉邑人懼焉若或啟之於是辛酉夏绅弁于咸集相吉于邑之沖湖既迺薰沐 誓齋請命于神卜舊址不吉卜新遷吉卜地與向聖茭躍而舞三擲三吉眾皆神 之迺差榖迺培基词以茅慎考卜也後三年閭耆考祥吉兆果如卜於是呈工費 具材料澈舊亭移新址凡百工役鄉長副衛尉陳興卿經幾之绅弁咸勤之邑子
丁壯群趨之以 嗣德拾捌年四月干支鼻工越秋工竣牢材桀瓦煥然一新八月 朔干支奉神位安焉
Gia Long sơ, thiên hạ đại định, ấp nhân sảo quang phục mao nhi tự chi. Tiên thái sƣ Thọ quốc công Trần Hƣng Đạt, tiên đại phu Quang Lộc đại khanh Trần Hƣng Đức phỉ tài trừ dụng mƣu tân chi, nan kỳ địa vị khắc quả.
Hậu thập dƣ niên công đệ quản cơ Trần Hƣng Mỹ dữ ấp xỉ mƣu nhƣng cựu quán cánh ngõa, phùng ai châm hƣớng tả hữu bốc kê lũ bất cát. Ấp nhân cụ yên, nhƣợc hoặc khải chi. Ƣ thị, Tân Dậu hạ, thân biền vu hàm tập tƣơng cát vu ấp chi xung hồ, ký nãi huân mộc thệ trai thỉnh mệnh vu thần, bốc cựu chỉ bất cát, bốc tân thiên cát, bốc địa dữ hƣớng thánh giao dƣợc nhi vũ, tam trịch tam cát, chúng giai thần chi. Nãi si cốc, nãi bồi cơ, từ dĩ mao thận khảo bốc dã. Hậu tam niên lƣ kỳ khảo tƣờng cát triệu quả nhƣ bốc. Ƣ thị trình công phí, cụ tài liệu, triệt cựu đình di tân chỉ. Phàm bách công dịch, hƣơng trƣởng phó vệ uý Trần Hƣng Khanh kinh kỷ chi. Thân biền hàm cần chi. Ấp tử đinh tráng quần xu chi. Dĩ Tự Đức thập bát niên tứ nguyệt can chi tỵ công. Việt thu công thoan, lao tài kiệt ngõa, hoán nhiên nhất tân, bát nguyệt sóc can chi phụng thần vị an yên.
Đầu đời Gia Long, đất nước đại định, dân làng khôi phục lại đình tranh để thờ. Ngài thái sư đời trước là Thọ Quốc công Trần Hưng Đạt, Ngài Quang Lộc tự khanh đời trước là Trần Hưng Đức sắm sửa vật liệu để dành định làm mới lại. Gặp khó tìm đất nên không thành. Hơn mười năm sau, em ngài là Quản cơ Trần Hưng Mỹ cùng các bô lão trong làng dự định lợp ngói lại đình cũ, nhưng lần lượt tìm hướng bên tả bên hữu nhiều lần cũng không được tốt. Đến mùa hạ năm Tân Dậu (1861), chức sắc trong làng họp lại đều cho chỗ đất ở xung hồ trong làng là tốt. Thần cho cơ bói nhảy múa, ba lần gieo ba lần tốt, mọi người đều cho là thiêng, bèn gặt lúa, đắp nền, làm đền tranh để khảo bói kỹ lưỡng. Ba năm sau làng khảo được điềm tốt quả như đã bói được trước
đây, bèn dự toán kinh phí, sắm sửa gỗ, vật liệu, triệt hạ đình cũ dời đến đình mới.
Phàm mọi việc phục dịch đều do hương trưởng là Phó vệ uý Trần Hưng Khanh trông coi. Các thân hào chức sắc đều siêng năng lo liệu. Dân làng lính tráng đều hưởng ứng. Lấy ngày tháng tư năm Tự Đức thứ 18 (1865) khởi công, qua mùa thu thì hoàn tất, xong hết vật hạng, xán lạn một phen mới mẽ. Ngày mồng1 tháng 8 kính rước thần an vị
Văn bia đình phƣờng Phú Vĩnh, thành phố Huế:
保 大 十 二 年 二 月 初二日, 城 鋪 化 富 永 坊 仝 本 坊 等 奉 鑿 誌 事 仝 製 改 構 造 新 瓦 亭 於 前 舊 第 九 坊 玆 已 奉 改 著 富永 坊 號 原 舊 亭 一 屋 奉 旨 準 節 經 深 年 木 項 虫 蠹 瀋 漏 墜 下 多 處 難 堪 修 補 陳 祀 仝 應 改 造 前 脊 後 亭 二 座 外 欄 杆 屏 風 柱 表 女 垣 功 德 廟 石 屋 石 誌 燎 爐 加 製 宜 春 甲 廟 陰 魂 壇 迎 神 壇 外 兩 住 內 亭 等 項 祀 器 陳 祀 並 香 案 扁 額 均 製 彫 刻 硃 膝 湘 金 湘 銀 亭 內 亭 外 經 固 巧 好。 。 。地 以 人而 勝 神 依 人 而 行 佳 哉 斯 土 旺 氣 鐘 焉 缇 之 造 之 沒 世 後 不 能 忘 者 爰 逑 其 事 用 誌 于 石 使 後 之 生 於 斯 長 於 斯 恍 然 知 我 坊 之 建 設 上 賴 神 庥 下 和民 族 蓋 有自來 者 敢 曰 誇 云 乎 哉
Bảo Đại thập nhị niên nhị nguyệt sơ nhị nhật, thành phố Huế, Phú Vĩnh phƣờng đồng bổn phƣờng đẳng phụng tạc chí sự đồng chế cải cấu tạo tân ngõa đình. Ƣ tiền cựu Đệ Cửu phƣờng, tƣ dĩ phụng cải trứ Phú Vĩnh phƣờng hiệu. Nguyên cựu đình nhất ốc phụng chỉ chuẩn tiết kinh thâm niên, mộc hạng trùng đố thẩm lậu truỵ hạ đa xứ, nan kham tu bổ trần tự, đồng ứng cải tạo tiền tích hậu đình nhị tòa, ngoại lan can, bình phong trụ biểu, nữ viên, công đức miếu,
thạch ốc thạch chí, liệu lô, gia chế Nghi Xuân giáp miếu, âm hồn đàn, nghênh thần đàn, ngoại lƣỡng trụ. Nội đình đẳng hạng tự khí trần tự tịnh hƣơng án biển ngạch quân chế điêu khắc châu tất tƣơng kim tƣơng ngân, đình nội đình ngoại kinh cố xảo hảo… Địa dĩ nhân nhi thắng, thần y nhân nhi hành. Giai tai tƣ thổ, vƣợng khí chung yên. Đề chi tạo chi. Một thế hậu bất năng vong giả. Viên cầu kỳ sự dụng chí vu thạch, sử hậu chi sinh ƣ tƣ, trƣởng ƣ tƣ, hoảng nhiên tri ngũ phƣờng chi kiến thiết, thƣợng lại thần hƣu, hạ hòa dân tộc. Cái hữu tự lai giả cảm viết khoa vân hồ.
Dịch:
“Bảo Đại năm thứ 12 (1937), ngày mồng 2 tháng chạp, toàn thể phường Phú Vĩnh thành phố Huế kính khắc bia chí, và cùng làm lại mới, lợp ngói ngôi đình. Từ trước, vốn là phường Đệ Cửu, nay vâng mệnh đổi tên là phường Phú Vĩnh. Nguyên một ngôi đình cũ, vâng chỉ cho làm, trải qua nhiều năm, gỗ bị mối mọt, dột nát sụp đổ nhiều nơi, khó mà tu bổ để phụng thờ, nên cùng đồng lòng đổi làm hai tòa tiền tích và hậu đình, ngoài là lan can, tường, bình phong, trụ biểu, miếu công đức, nhà bia, bia đá, lư đốt giâý; lại còn làm thêm miếu giáp Nghi Xuân, đàn âm hồn, đàn rước thần, bên ngoài hai trụ. Các hạng tự khí trong đình, biển ngạch và hương án đều chạm trỗ, sơn son, thếp vàng, thếp bạc. Trong đình và ngoài đình đều kiên cố tốt đẹp (…) Đất nhờ người mà nổi tiếng, thần nhờ người mà hành sự. Đẹp thay đất này, vượng khí un đúc. Lập ra, tạo ra, mở mang, phát triển. Sau khi qua đời, vẫn không thể quên vậy. Nên gom góp mọi việc, để ghi vào đá, để người sau sinh ra ở đây, lớn lên ở nơi này, hiểu biết rõ ràng công việc xây dựng của phường ta, trên đội ơn thần, dưới hòa thuận cùng dân các họ. Đó là việc có căn do vậy”.
Văn bia đình làng Hoà Viện - tổng Phò Trạch - huyện Phong Điền - phủ Thừa Thiên:
有 善 不 揚 雖 美 弗 彰 貞 岷 所 由 立 也邇 於 今 年 六 月 日 重 修 亭 宇 壬 山 丙 向 分 針 丁 亥 丁 巳 如 舊 所 以 萃 尊 靈 而 議 鄉 政 皆 於 是乎 在 也 而 貴 列 位 功 德 其 可 泯 沒 耶 迺 於 亭 之右 建 立 豐 碑 刊 刻 徽 號 及 一 功 德 者 表 諒 之 所 而 壽 芳 名 於 不 朽 也 高 山 仰 止 景 行 止 煥 乎 韙 哉 垂 億 萬 酉 後 Phiên âm:
Hữu thiện bất dƣơng tuy mỹ phất chƣơng, trinh mân sở do lập dã. Nhĩ ƣ kim niên lục nguyệt nhật trùng tu đình vũ Nhâm sơn Bính hƣớng phân châm Đinh Hợi Đinh Tỵ nhƣ cựu, sở dĩ tụy tôn linh nhi nghị hƣơng chính giai ƣ thị hồ tại dã. Nhi quý liệt vị công đức kỳ khả mân một da? Nãi ƣ đình chi hữu kiến lập phong bi san khắc huy hiệu cập nhất công đức giả biểu nhi lƣợng chi sở dĩ thọ phƣơng danh ƣ bất hủ giả. Cao sơn ngƣỡng chỉ cảnh hành chỉ hoán hồ vĩ tai. Thùy ức vạn tự hậu.
Dịch nghĩa:
Có việc thiện mà không nêu ra thì tuy tốt đẹp vẫn không sáng tỏ, bia đá
vì thế phải tạo lập vậy. Ngày tháng 6 năm nay ngôi đình đã được trùng tu, tọa Nhâm hướng Bính, phân châm Đinh Tỵ, Đinh Hợi như cũ, cốt để hội tụ chư thần, mà sự bàn bạc việc làng phải chăng cũng ở nơi đây. Thế mà công đức của quý vị há để cho mai một sao. Bèn dựng bia đẹp ở bên hữu của đình, khắc lên huy hiệu và tất cả công đức (của các vị) để biểu dương và tin rằng có thể lưu tiếng thơm vào nơi bất hủ vậy. Ngửa trông núi cao, noi theo đường lớn rực rỡ thay lớn lao thay, truyền đến ức vạn năm sau.
Thừa Thiên Huế là vùng đất đƣợc mở mang muộn hơn rất nhiều so với xứ Kinh Bắc và các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Từ giữa thế kỷ XIV trở về trƣớc, lãnh thổ này thuộc quyền cai quản của Lâm Ấp, Cham pa. Làng Việt nơi đây vì thế cũng xuất hiện muộn hơn nhiều so với làng ở vùng đồng bằng
sông Hồng. Những tấm bia đình Thừa Thiên Huế còn lại tới ngày nay đã cho thấy rõ điều này. Toàn bộ 19 bia/11 đình làng đều có nói rõ thời gian ra đời của các đình là thế kỷ XIX, dƣới thời nhà Nguyễn.
18/19 văn bia đề cập đến quá trình xây dựng, trùng tu đình làng Huế, trong đó, 16 bia có ghi cụ thể thời gian (triều đại, niên hiệu, can chi, ngày tháng) mục đích cũng nhƣ khát vọng của cƣ dân trong việc lập đình, trùng tu đình, chỉ trừ 3 văn bia ở đình làng Phƣớc Tích, xã Phong Hoà, huyện Phong Điền không ghi thời gian xây dựng, trùng tu đình. Tuy nhiên có thể dựa vào 2 căn cứ sau đây để suy luận về thời gian lập đình: thứ nhất trong đình Phƣớc Tích, ngoài tấm bia vừa kể trên còn có 2 tấm bia khác có ghi rõ thời gian dựng đình, bia thứ nhất ghi ngày 9 – 11 năm Thành Thái thứ 9, bia thứ hai ghi ngày 1 tháng 2 năm Thành Thái thứ 10. Thứ hai, qua các văn bia có ghi thời gian lập đình, trùng tu đình, chúng tôi nhận thấy ở đây, ngày lập đình, trùng tu đình gần nhƣ kế sát với thời gian tạo bia. Do vậy, nếu nếu thời gian tạo bia của các