Quá trình tạo tác văn bia đình Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống văn bia đình Thừa Thiên Huế (Trang 33)

Trong công việc dựng văn bia ở các nơi công cộng để lƣu truyền những thông tin giá trị về phƣơng diện văn hoá của quốc gia hay của cộng đồng cƣ dân, thì quá trình tạo tác là công việc cần thiết nhất, cần phải có sự chuẩn bị chu đáo về tinh thần cũng nhƣ vật chất. Ngoài sự chuẩn bị về vật liệu nhƣ đá, xi măng, gỗ ngói để dựng nhà bia… điều quan trong trƣớc tiên là phải tìm cho đƣợc ngƣời soạn bài văn, ở đây chúng tôi gọi là tác giả văn bia. Tiếp theo là chọn ngƣời viết chữ và sau cùng là thợ chạm khắc.

Bên cạnh đó, về mặt hình thức của văn bia cũng không kém phần quan trọng. Trong chƣơng này, chúng tôi đi sâu nghiên cứu về quá trình tạo tác (tác giả văn bia, ngƣời viết chữ, thợ khắc bia) và đặc điểm hình thức văn bia nhƣ bố cục, kích thƣớc, hoa văn trang trí và một số vấn đề liên quan đến nội dung văn bia nhƣ chữ huý, chữ Nôm, bài minh, bài tán…

I.1. Tác giả văn bia

Bia đình Thừa Thiên Huế rất ít đề cập đến các tác giả soạn bia một cách cụ thể. Phần lớn thƣờng ghi là bản xã kính ghi hoặc kính khắc. Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều văn bia không ghi tên ngƣời soạn là 13/19 bia (chiếm 68,42%). Xét về nội dung, những văn bia có ghi tên có học vị, chức tƣớc cao. Dƣới đây là bảng thống kê về những ngƣời tham gia dựng bia.

STT Tên bia Tên tác giả Chức tước, địa vị xã hội

Học vị

1 Hô Lâu Không ghi 2 Đệ Nhất 1 Bản phƣờng 3 Đệ Nhất 2 Bản phƣờng 4 Đệ Cửu Bản Phƣờng 5 Phú Vĩnh Bản phƣờng 6 Phú Cát 1 Không ghi 7 Phú Cát 2 Không ghi

8 Phƣớc Tích 1 Trần Tử Nông Nguyên thự Tuần vũ lãnh Bố chánh sứ 9 Phƣớc Tích 2 Nguyễn Đỉnh Thần Toản tu Quốc sử quán, Đốc học Ninh Bình, Đốc học Nam Định Nhị giáp tiến sĩ 10 Phƣớc Tích 3 Nguyễn Uyên Ngu Dực Thiện phủ Tuy An quận công

Không rõ

11 Hòa Viện Không ghi

12 Văn Xá Vũ Phạm Khải Sử quán Toản tu, Hàn lâm trực học sĩ. Cử nhân 13 L. Hồ Thƣợng Trần Thiện Toán Không rõ Không rõ

14 Hạ Lang 1 Không ghi 15 Hạ Lang 2 Không ghi 16 Thủ Lễ 1 Không ghi

17 Thủ Lễ 2 Không ghi 18 An Truyền 1 Bản xã 19 An Truyền 2 Bản xã

Bảng 8. Các tác giả soạn văn bia đình Thừa Thiên Huế

Dựa vào bảng trên đây chúng tôi nhận thấy có 06 văn bia ghi tác giả soạn, còn lại là bản xã hoặc không ghi tên. Những tác giả biên soạn Văn bia

đình Thừa Thiên Huế bao gồm các thành phần khác nhau nhƣ: quan lại, ngƣời đỗ đạt và dân làng. Trong các tác giả đỗ đạt, có học vị, địa vị xã hội cao, đáng chú ý nhất là Nguyễn Đỉnh Thần và Vũ Phạm Khải.

Nguyễn Đỉnh Thần tức là Nguyễn Thƣợng Hiền (1868 – 1925), tự là Đỉnh Thần và Đỉnh Nam, hiệu là Mai Sơn. Ngƣời thôn Trù, xã Liên Bạt, tổng Xà Cầu, huyện Sơn Lãng, phủ Ứng Hoà tỉnh Hà Nội (Nay thuộc xã Liên Bạt huyện Ứng Hoà tỉnh Hà Tây).

Ông cử nhân năm Giáp Thân niên hiệu Kiến Phúc 1 (1884), đời vua Nguyễn Giản Tông và thi đỗ đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân năm Nhâm Thìn, niên hiệu Thành Thái thứ 4 (1892) đời vua Nguyễn Thành Thái. Ông giữ các chức quan nhƣ: Toản tu Quốc sử quán, Đốc học Ninh Bình, Đốc học Nam Định. Nguyễn Thƣợng Hiền là một chí sĩ yêu nƣớc, ông từ quan sang Trung Quốc rồi sang Nhật, sau trở lại Trung Quốc hoạt động phong trào yêu nƣớc ở trong nƣớc. Ông tham gia phong trào chống Pháp, có uy tín trong Việt nam Quang Phục Hội. Mất tại Quảng Châu năm 1925. [47, tr 248]

Vũ Phạm Khải hiệu là Phƣợng Trì (1807- 1872) tự là Đông Dƣơng, ngƣời xã Thiên Trì huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Ông thi đỗ cử nhân năm Tân Mão niên hiệu Minh Mệnh 12 (1831) đời vua Nguyễn Thánh Tổ. Ông giữ các chức nhƣ: Lễ khoa cấp sự trung, Hàn lâm trực học sĩ, Sử quán toản tu, Thị lang, Bố chính Thái Nguyên, Thị độc học sĩ. [47, tr 340]

Trong số các tác giả soạn văn bia tỉnh Thừa Thiên Huế thì những quan lại đỗ đạt ít tham gia vào việc biên soạn. Điều này cho thấy những tác giả soạn văn bia đa phần là những ngƣời có chức sắc trong làng, những chức quan nhỏ. Đây là điểm khác biệt của Văn bia đình Thừa Thiên Huế so với văn bia cung đình Huế, văn bia Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.

Sự tạo dựng bia đình ở các địa phƣơng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt là quá trình soạn văn bản ít có sự đóng góp trực tiếp của giới quan chức, những ngƣời có vị thế cao trong xã hội. Tuy nhiên, sự tham gia soạn thảo văn bản của một số vị quan, trong đó có cả vị đại quan triều đình giữ chức Sử quán Toản tu nhƣ Vũ Phạm Khải hay sự tham gia của nhị giáp tiến sĩ Nguyễn Đỉnh Thần, phần nào cho thấy mối quan hệ gắn bó giữa cƣ dân với tầng lớp trí thức và quan lại.

I.2. Người viết chữ

Ngoài chất liệu và hoa văn trang trí trên trán bia và diềm bia, đáng chú ý nhất vẫn là nét chữ. Chữ viết trên văn bia ngoài việc chuyển tải nội dung cần thiết của cá nhân hoặc nhóm ngƣời biên soạn tuân theo mục đích và ý nghĩa nhất định, nó còn biểu lộ đƣợc cái hồn của bi ký. Những ngƣời viết chữ trong văn bia với nét chữ tài hoa của mình đã tôn vinh nội dung của văn bia thêm phần giá trị.

Trong số 19 văn bia đình Huế chúng tôi khảo sát, chỉ có 2 văn bia ghi rõ tên ngƣời viết chữ, chiếm 0,05 %. Văn bia đình Văn Xá là văn bia thứ nhất khắc tên ngƣời viết chữ. Văn bia Phú Cát 1 là văn bia thứ 2 có ghi tên ngƣời viết chữ. Điều này khác hẳn với văn bia vùng Kinh Bắc và văn bia Hà Nội. Chỉ xét riêng văn bia huyện Gia Lâm (Hà Nội), chúng ta cũng thấy rằng

“những người viết chữ cho văn bia huyện Gia Lâm cũng chủ yếu là những người có chức tước, địa vị xã hội hoặc có đỗ đạt” [15, tr 78], trong số những văn bia có ghi rõ tên ngƣời viết chữ “các tác giả chuyên trách viết chữ chiếm

sinh, những người giữ chức Thị nội Thư tả, những nha lại theo ngạch văn thư” [15, tr 78].

Ngƣời viết chữ cho văn bia đình làng Văn Xá còn lƣu lại tên cho đến nay, là Cao Xuân Thiều 高 春 韶 , làm thƣ lại ở bộ Công (Công bộ ty thƣ lại

工 部 司 書 吏 (viên chức trông coi việc giấy tờ ở công đƣờng dƣới thời nhà Nguyễn). Ngƣời viết chữ cho văn bia đình Phú Cát 1 là Đồng Thời Hoàng, chức vụ Đội trƣởng, hàng bát phẩm. Vì vậy, viết chữ cho văn bia cũng thuộc lĩnh vực chuyên trách, sở trƣờng. Điều đó cho thấy rằng, những (chúng tôi nói “những” vì số lƣợng ngƣời viết chắc chắn lớn hơn một, song do ngƣời khắc chữ đã bỏ qua không ghi) ngƣời viết chữ cho văn bia bia đình Thừa Thiên Huế bao gồm cả tầng lớp quan lại, làm việc một cách chuyên nghiệp.

Mƣời bảy văn bia còn lại tuy không ghi tên ngƣời viết chữ nhƣng có thể suy đoán rằng, ngƣời viết chữ trong văn bia có thể là chính tác giả soạn văn bản hoặc không, trong số những ngƣời này, có một số lƣợng không nhỏ đƣợc đào tạo theo đúng chuyên nghành, viết chữ cho văn bia là công việc đúng sở trƣờng. Đây cũng là điều thƣờng thấy của văn bia nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc.

I.3. Thợ khắc bia

Khắc đá là một khâu cuối cùng rất quan trọng trong công việc lập bia. Thợ khắc bia là những ngƣời thể hiện bài văn bia của ngƣời soạn qua nét chữ của ngƣời viết và chạm khắc những hoa văn cách điệu để trang trí cho trán bia, diềm bia thêm bề thế và trang nhã hơn. Thợ khắc đá có khi cũng là ngƣời viết chữ, có khi họ chỉ chuyên trách một việc chạm khắc mà thôi. Trong tổng 19 bia đình Thừa Thiên Huế có 15 bia không ghi tên ngƣời khắc. Có 2 bia ghi là bản xã kính khắc. Còn lại bia có ghi tên và địa vị của ngƣời khắc. Bia Phƣớc Tích 1 do cửu phẩm Nguyễn Hoàn 阮 完 ở Lặc thạch tƣợng cục

勒 石 匠 局 khắc và bia Phƣớc Tích 2 là cửu phẩm Nguyễn Ban 阮 般 ở

Thạch tƣợng cục 石 匠 局 đảm nhiệm việc này. Bia đình Phú Cát 2 do bát phẩm đội trƣởng Nguyễn Đăng Thạch đƣợc ban danh hiệu công nghệ xảo thủ cùng con là Nguyễn Đăng Bồn khắc.

Dƣới đây là bảng thống kê phân loại những ngƣời khắc đá cho văn bia đình Thừa Thiên Huế.

STT Cương vị người khắc Số lượng văn bia Tỉ lệ%

1 Không ghi tên ngƣời khắc 14 73.68 2 Lặc thạch tƣợng cục 1 5.26 3 Thạch tƣợng cục 1 5.26 4 Bát phẩm đội trƣởng 1 5.26

5 Bản xã 2 10.52

Tổng cộng 19 100

Bảng 9. Thành phần người khắc chữ cho văn bia đình Thừa Thiên Huế

Qua sự thống kê trên, chúng tôi thấy hầu hết các bia đình ở Thừa Thiên Huế không chú trọng đến ngƣời khắc bia. Điều đó chứng tỏ, những ngƣời thợ khắc đá ở đây có thể là ngƣời thợ bình thƣờng không nằm trong đội ngũ của những ngƣời chuyên trách ở các thạch tƣợng cục có tên tuổi, có chức vị trong xã hội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống văn bia đình Thừa Thiên Huế (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)