1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi tôm hùm tại cam ranh, khánh hòa

84 933 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 1,72 MB

Nội dung

Mục tiêu cụ thể Điều tra thực trạng và đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội nghề nuôi tôm hùm lồng tại thành phố Cam Ranh về các mặt: trình độ kỹ thuật, mức độ đầu tư, sản lượng, doanh thu,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

- -

NGUYỄN ĐỨC TOÀN

HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NGHỀ NUÔI TÔM

HÙM TẠI CAM RANH, KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Khánh Hòa – 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

- -

NGUYỄN ĐỨC TOÀN

HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NGHỀ NUÔI TÔM

HÙM TẠI CAM RANH, KHÁNH HÒA

Chuyên ngành : Kinh tế thủy sản

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: TS Quách Thị Khánh Ngọc

Khánh Hòa - 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài: “Hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi tôm hùm tại Cam Ranh, Khánh Hòa” là công trình do chính bản thân tôi nghiên cứu

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của đề tài nghiên cứu này

Khánh Hòa, tháng 07/2014

Nguyễn Đức Toàn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân còn có sự hướng dẫn tận tình của quý Thầy/Cô, cũng như sự ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ

Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến cô Quách Thị Khánh Ngọc đã hết lòng

và tạo mọi điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này Xin gửi lời tri ân nhất của tôi đối với những điều mà Thầy/Cô đã dành cho tôi

Xin chân thành cảm ơn tới quý Thầy/Cô của Khoa Kinh tế đã tận tình truyền đạt những kiến thức trong suốt quá trình học và thực hiện đề tài

Và cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, những người đã luôn bên tôi hỗ trợ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này

Khánh Hòa, tháng 7/2014

Nguyễn Đức Toàn

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ vii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5

1.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế 5

1.1.1 Các quan điểm truyền thống về hiệu quả kinh tế 5

1.1.2 Các quan điểm mới về hiệu quả kinh tế 8

1.2 Bản chất và tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế 11

1.2.1 Bản chất của hiệu quả kinh tế 11

1.2.2 Tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế 14

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 15

1.3.1 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế 16

1.3.2 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế 19

1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội – môi trường 20

1.4 Các quan điểm đánh giá hiệu quả 21

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1 Tình hình nuôi tôm trên trên thế giới và Việt Nam 23

2.2 Tình hình nuôi tôm hùm tại Việt Nam 28

2.3 Nuôi tôm hùm tại Khánh Hòa và Cam Ranh 29

2.3.1 Nuôi tôm hùm tại Khánh Hòa 29

2.3.2 Nuôi tôm hùm tại Cam Ranh 32

2.4 Phương pháp nghiên cứu 41

2.4.1 Thiết kế nghiên cứu 42

2.4.2 Thu thập số liệu 44

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 46

3.1 Thông tin chung về nghiên cứu 46

Trang 6

3.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm hùm lồng tại Cam Ranh 47

3.2.1 Đánh giá kết quả kinh tế 47

3.2.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế 48

3.2.3 Đánh giá hiệu quả xã hội - môi trường 54

3.2.4 Những khó khăn thường gặp, hướng phát triển và nguyện vọng của hộ nuôi tôm hùm lồng thành phố Cam Ranh 55

3.3 Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi tôm tôm hùm lồng tại Cam Ranh 60

3.3.1 Thành tựu và hạn chế của nghề nuôi tôm hùm lồng Cam Ranh 60

3.3.2 Một số nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả các hộ nuôi tôm hùm lồng tại Cam Ranh 63

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTTSCĐ : Tài sản cố định

HQKT: Hiệu quả kinh tế

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Sản lượng tôm toàn thế giới giai đoạn 2005 - 2011 24

Bảng 2.2: Tổng nhập khẩu tôm từ các nước của 3 thị trường chính Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản năm 2011 24

Bảng 2.3: Tổng nhập khẩu tôm vào Mỹ của các nước năm 2011 25

Bảng 2.4: Tổng nhập khẩu tôm vào EU của các nước năm 2011 25

Bảng 2.5: Tổng nhập khẩu tôm vào Nhật của các nước năm 2011 26

Bảng 2.6 : Sản lượng tôm nuôi của Việt Nam theo khu vực từ năm 2007 - 2012 27

Bảng 2.7: Tiềm năng diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa 30

Bảng 2.8: Chỉ tiêu quy hoạch nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa đến năm 2015 có tính đến 2020 31

Bảng 3.1: Phân bố mẫu theo giới tính 46

Bảng 3.2: Phân bố mẫu theo độ tuổi 46

Bảng 3.3: Phân bố mẫu theo kỹ thuật nuôi tôm của chủ hộ 47

Bảng 3.4: Phân bố mẫu theo trình độ văn hóa 47

Bảng 3.5: Kết quả kinh tế của nghề nuôi tôm hùm lồng tại Cam Ranh 48

Bảng 3.6: Hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm hùm lồng tại Cam Ranh 48

Bảng 3.7: Kiểm định phương sai cho năng suất theo các nhóm kinh nghiệm người nuôi 50

Bảng 3.8: Phân tích ANOVA cho sự khác biệt năng suất theo các nhóm kinh nghiệm người nuôi 50

Bảng 3.9: Kiểm định phương sai cho năng suất theo các nhóm trình độ học vấn 51

Bảng 3.10: Phân tích ANOVA cho sự khác biệt năng suất theo các nhóm trình độ học vấn 51

Bảng 3.11: Kiểm định sự khác nhau của năng suất trung bình giữa các nhóm học vấn 52

Bảng 3.12: Kiểm định phương sai đồng nhất cho năng suất theo lao động 53

Bảng 3.13: Phân tích ANOVA năng suất theo lao động 53

Bảng 3.14: Kiểm định phương sai đồng nhất cho năng suất theo chi phí 54

Bảng 3.15: Lý do tham gia nuôi tôm hùm lồng của hộ nuôi tại TP Cam Ranh 55

Bảng 3.16: Những khó khăn gặp phải trong nuôi tôm hùm lồng tại TP Cam Ranh 57

Bảng 3.17: Hướng phát triển của các hộ nuôi ở TP Cam Ranh 59

Bảng 3.18: Nguyện vọng của hộ nuôi tôm hùm lồng tại TP Cam Ranh 60

Trang 9

DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ Hình 2.1: Bốn loài tôm hùm Gai nuôi nhiều nhất ở Việt Nam 28

Sơ đồ 2.1: Chu kỳ sống của tôm hùm 34

Sơ đồ 2.2: Nội dung nghiên cứu 43

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tôm hùm (Panulirus.spp) thuộc họ Palinuniade là loài tôm có giá trị kinh tế cao Ở Việt Nam có 7 loài tôm hùm gồm tôm hùm bông, tôm hùm đá, tôm hùm sỏi, tôm hùm đỏ, tôm hùm ma, tôm hùm sen và tôm hùm bùn [1]

Nghề nuôi tôm hùm bằng lồng ở Việt Nam bắt đầu phát triển từ năm

2000, phân bố từ Quảng Bình đến Bình Thuận nhưng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận Sản lượng trung bình hàng năm đạt gần 1.400 tấn, chủ yếu là tôm hùm bông và tôm hùm xanh mang lại nguồn thu hơn 3.500 tỷ đồng mỗi năm Hiện cả nước có khoảng 43.000 lồng, tập trung nhiều nhất ở Phú Yên và Khánh Hòa

Tại Cam Ranh, từ năm 2000 đến 2004, số lồng tôm hùm tăng hơn 12 lần, sản lượng tôm thương phẩm tăng 6,6 lần Riêng năm 2003, sản lượng tôm thương phẩm đạt 400 tấn, trị giá khoảng 200 tỷ đồng, tại thời điểm số lồng nuôi đạt cao nhất là 2006 – 2007 với số lượng lên đến 12.000 lồng Sở dĩ nghề nuôi tôm hùm phát triển mạnh

mẽ như vậy do những thuận lợi về nhiệt độ, môi trường nước như: độ mặn, các yếu tố thủy lý, dòng chảy, thủy triều, ít bị tác động của bão gió và có nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào Đến 2013, Cam Ranh có 405 bè nuôi tôm hùm với số lượng 7.950 lồng Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh trên tôm hùm nuôi diễn biến ngày càng phức tạp, nhiều vùng nuôi chưa thể kiểm soát được dịch bệnh gây tâm lý lo ngại cho người nuôi Hiện nay công nghệ nuôi tôm hùm lồng vẫn áp dụng theo kiểu truyền thống, quy mô nhỏ lẻ Thức ăn chủ yếu hiện nay cho tôm hùm là cá tạp nên dễ gây ô nhiễm môi trường nuôi, trong khi đó thức ăn công nghiệp cho tôm hùm chưa được sử dụng rộng rãi…

Trước thực trạng trên, việc tìm hiểu hiện trạng và đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi tôm hùm lồng tại Cam Ranh trong thời gian qua là rất cần thiết, nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc quy hoạch vùng nuôi của địa phương, giúp cho nghề nuôi tôm hùm lồng phát triển ổn định và bền vững Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả kinh tế - xã hội nghề nuôi tôm hùm tại Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa” là cần thiết

2 Mục tiêu của đề tài

2.1 Mục tiêu chung

Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi tôm hùm lồng tại Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa

Trang 11

2.2 Mục tiêu cụ thể

Điều tra thực trạng và đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội nghề nuôi tôm hùm lồng tại thành phố Cam Ranh về các mặt: trình độ kỹ thuật, mức độ đầu tư, sản lượng, doanh thu, chi phí…

Đánh giá những mặt tích cực và những khó khăn, thách thức, cơ hội ảnh hưởng đến sự phát triển của nghề nuôi tôm hùm lồng và những phương hướng phát triển, những ý kiến, kiến nghị mong muốn của hộ nuôi…

Đưa ra một số kiến nghị cho người nuôi và chính quyền địa phương nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho nghề nuôi tôm hùm lồng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là thực trạng về hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi tôm hùm lồng tại Cam Ranh

Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi tôm hùm lồng tại Cam Ranh, Khánh Hòa – trường hợp các hộ nuôi tôm hùm lồng Thu thập tình hình nuôi tôm hùm lồng thương phẩm tại Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa vào tháng 3 năm

2014

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp Số liệu thứ cấp thu thập từ các cơ quan: Cục Thống kê Khánh Hòa, Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa,

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Khánh Hòa, internet…Số liệu sơ cấp điều tra trực tiếp hộ nuôi

Phương pháp xử lý số liệu: thống kê mô tả, so sánh, tổng hợp

Trang 12

Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho người nuôi tôm hùm lồng có những định hướng

và giải pháp đúng đắn nhằm phát triển nghề nuôi một cách hiệu quả, bền vững

Luận văn còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho những nghiên cứu tiếp theo về hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi tôm hùm lồng

6 Tổng quan tài liệu

Một số đề tài nghiên cứu trong nước có liên quan tới nội dung điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của một số đối tượng nuôi thủy sản như:

Đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của nghề nuôi tôm sú giống (Penaeus monodon) tại tỉnh Khánh Hòa (2008)” của tác giả Hoàng Thu Thủy, luận văn thạc sỹ,

Đại học Nha Trang Kết quả nghiên cứu được tác giả xác định nghề nuôi tôm sú giống

đã giải quyết được công ăn việc làm cho 3.387 lao động trực tiếp cho nghề nuôi tôm sú giống và 20.169 lao động cho nghề nuôi tôm thương phẩm trong 2 năm 2005 và 2006,

và đề tài còn xác định được một số nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất ấu trùng tôm sú như: Nhân tố về trình độ kỹ thuật của người nuôi; nguồn gốc tôm bố mẹ; sản lượng tôm mẹ trong một chu kỳ sản xuất, tỷ lệ m3 bể chứa [14]

Đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của nghề nuôi cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) thương phẩm tại tỉnh Khánh Hòa (2009)” của tác giả Nguyễn

Xuân Bảo Sơn, luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Nha Trang Nghiên cứu này tìm và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng cá chẽm nuôi thương phẩm của các cơ sở/hộ nuôi tại Khánh Hòa dựa trên các số liệu điều tra về diện tích ao nuôi, mật độ thả giống, kích cỡ giống thả nuôi, số năm kinh nghiệm, năng suất, sản lượng, doanh thu, chi phí, lỗ, lãi… Kết quả nghiên cứu được tác giả xác định nghề nuôi cá chẽm thương phẩm đã giải quyết cho 957 lao động trực tiếp với sản lượng thu hoạch là 3.500 tấn sản lượng vào năm 2008, đề tài còn xác định được các nhân tố ảnh hưởng tới sản lượng nuôi cá hàng năm là mật độ thả, kích thước giống thả, số năm kinh nghiệm của chủ hộ nuôi và quy mô vốn đầu tư [12]

Đề tài “Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế - xã hội của nuôi cá rô đồng trong ao, eo ngách vùng bán ngập ở lòng hồ Trị An, tỉnh Đồng Nai (2012)” của

tác giả Phan Thị Hoa, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang Kết quả nghiên cứu của tác giả này cho rằng năng suất trung bình cho 1ha ao nuôi cá Rô đồng tại vùng bán ngập hồ Trị An là 36,32 tấn/ha/năm Các hộ nuôi tại xã Phú Ngọc đạt cao nhất với

Trang 13

42,767 tấn/ha/năm và các hộ nuôi tại xã Mã Đà có năng suất thấp nhất với 29,66 tấn/ha/năm Doanh thu trung bình của 1ha ao nuôi cá Rô đồng tại vùng bán ngập hồ Trị An là 1.046,62 triệu đồng/ha/năm Các hộ nuôi tại xã Phú Ngọc đạt cao nhất với 1.297,19 triệu đồng/ha/năm và các hộ nuôi tại xã Mã Đà có doanh thu trung bình thấp nhất với 776,63 triệu đồng/ha/năm Lợi nhuận trung bình trên 1ha nuôi cá Rô đồng tại vùng bán ngập hồ Trị An là 93,18 triệu đồng/ha Các hộ nuôi tại xã Phú Ngọc đạt cao nhất với 112,38 triệu đồng/ha/năm và các hộ nuôi tại xã Mã Đà có lợi nhuận trung bình thấp nhất với 42,97 triệu đồng/ha/năm [6]

Đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội nghề nuôi tôm he chân trắng thương

phẩm tại tỉnh Khánh Hòa (2014)” của tác giả Hồ Thị Thúy Thanh, luận văn thạc sĩ,

Trường Đại học Nha Trang Nghiên cứu đo lường hiệu quả kinh tế xã hội cho các ao tôm he chân trắng tại tỉnh Khánh Hòa dựa trên chỉ tiêu là lợi nhuận trên một ha nuôi,

tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên chi phí Kết quả điều tra 192

hộ nuôi trong năm 2010 cho thấy bình quân lợi nhuận trên đơn vị ha là rất thấp với lợi nhuận trung bình/ha là 6.196.147 đồng/ha, giá trị nhỏ nhất là - 857.217.241 đồng/ha, giá trị lớn nhất là 831.636.363 đồng/ha, độ lệch chuẩn là 268.167.607 – trong đó chỉ có 40,73% số hộ là có lãi Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trung bình và Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí trung bình của một ao nuôi tại Khánh Hòa lần lượt là -1,11 và 0,01 Kết quả nghiên cứu hàm ý rằng mặc dù nghề nuôi đang gặp khó khăn nhưng các hộ vẫn tiếp tục tham gia nuôi và đây là nghề rủi ro lớn nhưng sức hấp dẫn của nghề cao [13]

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung đề tài gồm:

Chương 1 Cơ sở lý luận

Chương 2 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Chương 3 Kết quả nghiên cứu – Thảo luận

Chương 4 Kết luận – Kiến nghị

Trang 14

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế

1.1.1 Các quan điểm truyền thống về hiệu quả kinh tế

Hiệu quả hiểu theo nghĩa phổ thông, phổ biến trong cách nói của mọi người:

‘’Kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại hiệu quả” [19]

Xét góc độ thuật ngữ chuyên môn, hiểu hiệu quả theo nghĩa kinh tế nó là “Mối quan hệ giữa đầu vào với đầu ra hàng hoá và dịch vụ, có thể được đo lường theo hiện vật gọi là hiệu quả kỹ thuật hoặc theo chi phí thì được gọi là hiệu quả kinh tế Khái niệm hiệu quả kinh tế được dùng như một tiêu chuẩn để xem xét các tài nguyên được thị trường phân phối như thế nào” [8]

Ngày nay, người ta vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về hiệu quả Ở mỗi góc độ, lĩnh vực khác nhau thì hiệu quả cũng được xem xét nhìn nhận khác nhau và thông thường khi nói đến hiệu quả của một lĩnh vực nào đó thì chúng ta xem xét vấn

đề hiệu quả trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị và xã hội Tương ứng ta có 3 phạm trù: hiệu quả kinh tế, hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội

Hiệu quả kinh tế: Nếu xét trên phạm vi từng khía cạnh, từng yếu tố, từng ngành thì chúng ta có phạm trù hiệu quả kinh tế Có thể hiểu hiệu quả kinh tế là hệ số giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Kết quả thu về đề cập trong khái niệm này có thể là doanh thu, lợi nhuận, tổng sản phẩm công nghiệp… Hiệu quả kinh tế thể hiện trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh

Hiệu quả chính trị, xã hội: Nếu đứng trên phạm vi toàn xã hội và nền kinh tế quốc dân thì ta có hai phạm trù hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội Hai phạm trù này phản ánh ảnh hưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh đối với việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội Và hai loại hiệu quả này có

vị trí quan trọng trong việc phát triển đất nước một cách toàn diện và bền vững Hiệu quả chính trị, xã hội phản ánh trình độ phát triển nền kinh tế xã hội ở các mặt: trình độ

tổ chức sản xuất, trình độ quản lý, mức sống bình quân

Phải luôn có sự cân đối giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả chính trị, xã hội Đây

là một nguyên tắc để phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia một cách liên tục và lâu dài Bất kỳ một sự mất cân đối nào sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng

Trang 15

Mặc dù đã có sự thống nhất rằng phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh mặt chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn chưa có sự thống nhất trong quan niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh Các nhà kinh tế và thống kê có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả sản xuất kinh doanh do điều kiện lịch sử và giác độ nghiên cứu là không giống nhau

"Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu trong tiêu thụ hàng hóa” [14] Theo quan điểm này thì hiệu quả là tốc độ tăng của kết quả đạt được như: Tốc độ tăng của doanh thu, của lợi nhuận Như vậy, hiệu quả được đồng nhất với các chỉ tiêu kết quả hay với nhịp độ tăng của các chỉ tiêu ấy Quan điểm này thực sự không còn phù hợp với điều kiện ngày nay Kết quả sản xuất có thể tăng lên do tăng chi phí, mở rộng sử dụng các nguồn sản xuất (đầu vào của quá trình sản xuất) Nếu hai doanh nghiệp có cùng một kết quả sản xuất tuy có hai mức chi phí khác nhau, theo quan điểm này thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của chúng là như nhau

"Hiệu quả được xác định bằng nhịp độ tăng tổng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân” [14] Xét trên phạm vi của doanh nghiệp, theo quan điểm này thì hiệu quả sản xuất kinh doanh và nhịp độ tăng giá trị tổng sản lượng là một Nhìn trên một góc độ nào đó thì quan điểm này cũng gần giống như quan điểm trên Nó cũng không

đề cập tới chi phí bỏ ra để đạt được giá trị tổng sản lượng đó Nếu tốc độ tăng của chi phí sản xuất được các nguồn lực được huy động tăng nhanh hơn nhịp độ tăng giá trị tổng sản lượng thì sao Hơn nữa, việc chọn năm gốc có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả

so sánh Với mỗi năm gốc khác nhau chúng ta lại có mức hiệu quả khác nhau của cùng một năm nghiên cứu

"Hiệu quả sản xuất diễn ra khi sản xuất không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản xuất của một loại hàng hóa khác Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó” [20] Nhìn nhận quan điểm này dưới giác độ doanh nghiệp thì tình hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả khi nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó Giới hạn khả năng sản xuất của doanh nghiệp được xác định bằng giá trị tổng sản lượng tiềm năng, là giá trị tổng sản lượng cao nhất có thể đạt được ứng với tình hình công nghệ và nhân công nhất định Theo quan điểm này thì hiệu quả thể hiện ở sự so sánh mức thực tế và mức "tối đa" về sản lượng Tỷ lệ so sánh càng gần 1 càng có hiệu quả Mặt khác ta thấy quan điểm này tuy đã đề cập đến các yếu tố đầu vào nhưng lại đề cập không đầy đủ

Trang 16

"Hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là mức độ hữu ích của sản phẩm được sản xuất ra, tức là giá trị sử dụng của nó chứ không phải là giá trị” [14] Theo tác giả của quan điểm này, mức độ thỏa mãn nhu cầu phụ thuộc vào các tác dụng vật chất cụ thể chứ không phải giá trị trừu tượng nào đó Tuy nhiên quan điểm này gặp phải trở ngại là khó tính được tính hữu ích của sản phẩm được sản xuất ra Và nếu vậy thì chúng ta không thể so sánh được tính hữu ích giữa các sản phẩm, do đó cũng không đánh giá được tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh

"Hiệu quả kinh tế được xác định bởi quan hệ tỷ lệ giữa sự tăng lên của đại lượng kết quả và chi phí” [5] Quan điểm này phản ánh hiệu quả chưa đầy đủ và trọn vẹn Nó chỉ đề cập đến hiệu quả của phần tăng thêm bằng cách so sánh giữa phần gia tăng của kinh doanh sản xuất và phần gia tăng của chi phí sản xuất chứ chưa đề cập toàn bộ phần tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh Xét trên quan điểm triết học Mác Lênin thì mọi sự vật, hiện tượng đều có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với nhau chứ không tồn tại một cách riêng lẻ, độc lập Sản xuất kinh doanh không nằm ngoài quy luật này, các yếu tố "tăng thêm" giảm đi có liên hệ với các yếu tố sẵn có Chúng trực tiếp hoặc gián tiếp các động tới kết quả sản xuất kinh doanh Hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là kết quả tổng hợp của toàn bộ phần tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh Quan điểm này chỉ đề cập đến phần tăng thêm trong khái niệm hiệu quả là chưa đầy đủ, thiếu chính xác

"Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra

để đạt được kết quả đó” [5] Quan điểm này cho rằng, nói đến hiệu quả kinh tế tức là nói đến phần còn lại của kết quả sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ chi phí Nó được

đo bằng các chi phí và lời lãi Và cũng nhiều tác giả cho rằng, hiệu quả kinh tế được xem như là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm Những chỉ tiêu hiệu quả này thường là giá thành sản phẩm hay mức sinh lời của đồng vốn Nó chỉ được tính toán khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh

"Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc một quá trình kinh tế) phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (nhân tài, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định” [15]

Như vậy, ta nhận thấy rằng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Còn kết quả

Trang 17

của quá trình sản xuất kinh doanh (doanh thu, lợi nhuận) thì phản ánh số lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh Vậy khi xem xét, đánh giá hoạt động của một doanh nghiệp thì phải quan tâm cả kết quả cũng như hiệu quả của doanh nghiệp đó Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ lợi dụng các nguồn lực ở mọi điều kiện

"động" của hoạt động sản xuất kinh doanh Việc tính toán hiệu quả hoàn toàn có thể thực hiện được trong sự vận động và biến đổi không ngừng của hoạt động sản xuất kinh doanh, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng

Theo Hoàng Hùng (2001): Các quan điểm truyền thống chưa thật toàn diện khi xem xét hiệu quả kinh tế: Thứ nhất, nó coi quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng thái tĩnh, chỉ xem xét hiệu quả sau khi đã đầu tư Trong khi đó hiệu quả là chỉ tiêu rất quan trọng không những cho phép chúng ta biết được kết quả đầu tư mà còn giúp chúng ta xem xét trước khi ra quyết định đầu tư tiếp và nên đầu tư bao nhiêu, đến mức

độ nào Trên phương diện này, quan điểm truyền thống chưa đáp ứng đầy đủ được Thứ hai, nó không tính yếu tố thời gian khi tính toán thu và chi cho một hoạt động sản xuất kinh doanh Do đó, thu và chi trong tính toán hiệu quả kinh tế theo quan điểm này thường chưa tính đủ và chính xác Thứ ba, hiệu quả kinh tế theo quan điểm truyền thống chỉ bao gồm hai phạm trù cơ bản là thu và chi Hai phạm trù này chủ yếu liên quan đến yếu tố tài chính đơn thuần như chi phí về vốn, lao động, thu về sản phẩm

và giá cả Trong khi đó, các hoạt động đầu tư và phát triển lại có những tác động không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà còn cả các yếu tố khác nữa Và có những phần thu lợi hoặc những khoản chi phí lúc đầu không hoặc khó lượng hoá được nhưng

nó là những con số không phải là nhỏ thì lại không được phản ánh ở cách tính này [7] 1.1.2 Các quan điểm mới về hiệu quả kinh tế

Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh sử dụng các nguồn lực sẵn có của đơn vị cũng như của nền kinh tế để thực hiện mục tiêu đặt ra Nó không chỉ là thước đo chất lượng phản ánh thực trạng tổ chức quản lý kinh doanh của một doanh nghiệp, mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề phức tạp, có liên quan đến nhiều yếu tố, nhiều mặt của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, nên doanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi sử dụng tốt các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh Gần đây các nhà kinh tế đã đưa ra các quan niệm mới về hiệu quả kinh tế, nhằm khắc phục những điểm thiếu của các quan điểm truyền thống:

Trang 18

Hiệu quả là sự liên quan giữa nguồn lực đầu vào khan hiếm (như lao động, vốn, máy móc…) với kết quả trung gian hay kết quả cuối cùng Hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội Hiểu theo nghĩa rộng, hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra thu được (outputs) so với các biến số đầu vào đã được sử dụng để tạo ra những kết quả đầu ra

Nó chỉ đạt được khi hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng nguồn lực là tối đa

Yếu tố thời gian, các nhà kinh tế hiện nay đã coi thời gian là yếu tố trong tính toán hiệu quả Cùng đầu tư một lượng vốn như nhau và cùng có tổng doanh thu bằng nhau nhưng hai dự án có thể có hiệu quả khác nhau

Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trường: Theo quan điểm toàn diện, hiệu quả kinh tế nên được đánh giá trên ba phương diện: Hiệu quả tài chính, xã hội

và hiệu quả môi trường Hiệu quả tài chính mà trước đây ta quen gọi là hiệu quả kinh tế thường được thể hiện bằng những chỉ tiêu như lợi nhuận, giá thành, tỷ lệ nội hoàn vốn, thời gian hoàn vốn

Hiệu quả xã hội của một dự án phát triển bao gồm lợi ích xã hội mà dự án đem lại như: Việc làm, mức tăng về GDP do tác động của dự án, sự công bằng xã hội, sự tự lập của cộng đồng và sự được bảo vệ hoặc sự hoàn thiện hơn của môi trường sinh thái Một số tác giả khác khi đánh giá hiệu quả kinh tế cho rằng cần phân biệt hai khái niệm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra Còn hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa các lợi ích xã hội thu được và tổng chi phí

Trang 19

bỏ ra Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là phạm trù thống nhất Việc phân biệt hiệu quả tài chính hay hiệu quả xã hội là tuỳ theo phạm vi và mức độ của sự phân tích là của cá nhân hay cả xã hội khi xem xét Hiệu quả tài chính được phân tích trên quan điểm lợi ích cá nhân của từng người đầu tư; chỉ tính toán những lời lãi thông thường trong phạm vi tài chính để cho người đầu tư ra quyết định đầu tư Hiệu quả xã hội thì được phân tích trên lợi ích của toàn xã hội để xem xét sự phát triển chung của xã hội như mức tăng trưởng, sự công bằng xã hội và sự phát triển cộng đồng và cả về vấn đề môi trường Vì vậy, tùy theo phạm vi xem xét là của cá nhân hay toàn xã hội mà có hiệu quả tài chính hay hiệu quả xã hội

Hiện nay, những dự án sản xuất ra sản phẩm hàng hoá, các nhà đầu tư thường chú ý nhiều tới hiệu quả tài chính Thế nhưng ở những dự án phát triển như những dự án xóa đói giảm nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn thì hiệu quả của

dự án chủ yếu tập trung vào hiệu quả xã hội Chính vì vậy các dự án đầu tư hiện nay hiệu quả đem lại chưa cao Các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn cần hướng đồng thời vào ba mục tiêu sau: Một là đảm bảo lợi ích tài chính (tăng số lượng, chất lượng và chủng loại sản phẩm, hiệu quả sử dụng nguồn lực ) Hai là đảm bảo mục tiêu xã hội (tạo việc làm, phát triển đồng đều giữa các vùng, các cộng đồng, các tầng lớp cư dân, giữ gìn bản sắc văn hóa, ) Ba là sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, hạn chế suy thoái môi trường, Ba mục tiêu trên luôn luôn được tính toán một cách kỹ lưỡng trong xây dựng và thực hiện các dự án phát triển nông thôn Một dự án phát triển được coi là đạt hiệu quả chỉ khi đồng thời cùng một lúc đáp ứng được cả mục tiêu tài chính, xã hội và môi trường…

Coi việc đánh giá dự án thông qua việc so sánh giữa lợi ích và chi phí Quan điểm đánh giá hiệu quả gắn với việc xem xét quá trình phát triển và tăng trưởng cho phép đưa ra một cách nhìn tổng quát hơn về hiệu quả kinh tế Một mặt, quan điểm này phù hợp với quan điểm truyền thống về đánh giá hiệu quả kinh tế ở chỗ nó cũng nhằm

so sánh chi phí bỏ ra và lợi ích thu được Mặt khác, quan điểm này có cách nhìn nhận rộng hơn về khái niệm chi phí và lợi ích

Về chi phí, các quan niệm truyền thống chỉ chú ý chủ yếu vào các yếu tố tiền bạc, vật chất, công sức bỏ ra cho một dự án đầu tư Quan điểm mới cho rằng ngoài yếu

tố chi phí trên còn phải tính đến các chi phí phi vật chất và gián tiếp như các tác

Trang 20

động bất lợi của dự án đầu tư đến môi trường (ô nhiễm môi trường, thay đổi bất lợi cho hệ sinh thái,vv ) và đến xã hội như khoảng cách giàu và nghèo, công bằng trong phân phối

Về lợi ích, quan điểm mới tính đến ba phạm trù: Lợi ích tài chính, xã hội và lợi ích về môi trường Lợi ích tài chính bao gồm việc đạt được kết quả, năng suất cao cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ Ở các dự án đầu tư nông nghiệp và nông thôn thì lợi ích kinh tế chính là sự tăng lên của năng suất vật nuôi, cây trồng, sự

đa dạng hóa nền sản xuất nông nghiệp và chủng loại sản phẩm nông nghiệp dựa trên lợi thế so sánh của từng vùng sinh thái khác nhau Lợi ích xã hội thể hiện ở khả năng đảm bảo công bằng trong phân phối các nguồn lực và phúc lợi xã hội giữa các vùng, giữa các cộng đồng dân cư trong cùng một vùng Đồng thời đảm bảo sự bền vững của dự án thông qua các cơ chế tham gia của người hưởng lợi dự án vào các quá trình đầu tư và sử dụng thành quả đầu tư, thực hiện được mục tiêu ổn định xã hội Lợi ích môi trường là khả năng bảo tồn và phát triển tài nguyên môi trường (đất, nước,

đa dạng sinh học )

Quan niệm mới về hiệu quả đầu tư cho phép đánh giá toàn diện hơn các tác động do dự án đầu tư mang lại, phù hợp với xu thế thời đại và chiến lược tăng trưởng

và phát triển bền vững của các quốc gia ngày nay

1.2 Bản chất và tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế

1.2.1 Bản chất của hiệu quả kinh tế

Hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị, máy móc, tiền, nguyên vật liệu) để đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là sự thực hiện yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian

Các Mác đã cho rằng quy luật tiết kiệm thời gian là quy luật có tầm quan trọng đặc biệt Mọi hoạt động của con người đều phải tuân theo quy luật đó Con người tạo

ra của cải vật chất bằng sức lao động Lao động được đo lường bằng thời gian Với một mục tiêu nhất định con người phải thực hiện trong một thời gian lao động ít nhất, hay nói một cách khác thì trong một thời gian lao động nhất định kết quả đạt được phải cao nhất

Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu (thời gian hao phí lao động thấp nhất) Điều này có

Trang 21

nghĩa là với mức chi phí nhất định thì doanh nghiệp phải đạt kết quả tối đa hoặc ngược lại, đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu

Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh Trước đây trong lý luận cũng như thực tiễn đã tồn tại sự nhầm lẫn giữa hai phạm trù hiệu quả và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, khi đó đã coi kết quả là mục đích và coi hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh là mục tiêu Từ quan niệm nhầm lẫn đó dẫn đến sự hạn chế trong phương pháp luận giải quyết vấn đề, đôi khi người ta hay coi đạt được kết quả là đạt được hiệu quả

và rõ ràng điều đó có nghĩa là không cần chú ý đến hiệu quả sản xuất kinh doanh Đây

là quan niệm sai lầm và cần phải được thay đổi

Hiện nay, chúng ta có thể hiểu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt bao giờ cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp

có thể là những đại lượng có thể cân, đo, đong đếm được như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận… và cũng có thể là các đại lượng chỉ phản ánh mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất định tính như uy tín của hãng, chất lượng sản phẩm…

Như thế, kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp Trong khi đó trong khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh, người ta đã sử dụng cả hai chỉ tiêu

là kết quả (đầu ra) và chi phí (các nguồn lực đầu vào) để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh

Trong lý thuyết và thực tế quản trị kinh doanh, cả hai chỉ tiêu kết quả và chi phí đều có thể được xác định bằng đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị Tuy nhiên, sử dụng đơn vị hiện vật để xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ vấp phải khó khăn là giữa

“đầu vào” và “đầu ra” không có cùng một đơn vị đo lường, còn việc sử dụng đơn vị giá trị luôn luôn đưa các đại lượng khác nhau về cùng một đơn vị đo lường tiền tệ Vấn đề được đặt ra là hiệu quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu hay phương tiện của kinh doanh? Trước tiên, hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp đạt được ở trình độ nào Nhưng xem xét hiệu quả kinh

tế không chỉ dừng ở đó mà thông qua đó có thể phân tích, tìm ra các nhân tố cho phép nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Từ đó có thể có các giải pháp nhằm đạt mục tiêu của doanh nghiệp ở mức độ cao hơn với chi phí về nhân tài, vật lực và tiền

Trang 22

vốn ít hơn Như vậy, nhiều lúc người ta sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả như mục tiêu cần đạt và trong nhiều trường hợp khác người ta lại sử dụng chúng như công cụ để nhận biết khả năng tiến tới mục tiêu cần đạt là kết quả

Như đã đề cập trên, bản chất hiệu quả hoạt động kinh doanh là hiệu quả của lao động xã hội, được so sánh giữa chất lượng kết quả lợi ích thu được với lượng hao phí lao động xã hội và tiêu chuẩn của hiệu quả hoạt động kinh doanh là tối đa hóa kết quả hoặc tối thiểu hóa chi phí trên nguồn vốn sẵn có Hiệu quả kinh doanh chỉ có thể đạt được trên cơ sở nâng cao năng suất lao động và chất lượng công tác Để đạt hiệu quả ngày càng cao và vững chắc, đòi hỏi các nhà kinh doanh không những nắm chắc các tiềm năng tiềm ẩn về lao động, vốn, kỹ thuật… mà còn phải nắm vững tình hình cung cầu hàng hóa trên thị trường, đối thủ cạnh tranh…hiểu được thế mạnh thế yếu của doanh nghiệp để khai thác hết mọi tiềm năng hiện có, tận dụng được những

cơ hội vàng của doanh nghiệp, ngoài ra phải nghiên cứu và nhận thức một cách đầy đủ bản chất và các quan điểm đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh Từ việc đánh giá đúng hiệu quả, cho phép doanh nghiệp phát hiện khả năng và tìm đúng biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh:

Thứ nhất, cần phân biệt sự khác nhau và mối quan hệ giữa kết quả kinh tế với hiệu quả kinh tế Về hình thức, hiệu quả kinh tế luôn là một phạm trù so sánh thể hiện mối tương quan giữa cái phải bỏ ra và cái thu về được Kết quả kinh tế chỉ là yếu tố cần thiết để tính toán và phân tích hiệu quả kinh tế Tự bản thân mình, kết quả chưa thể hiện được nó tạo ra ở mức nào và với chi phí bao nhiêu [10]

Thứ hai, phân biệt hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế mà doanh nghiệp đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu về xã hội nhất định

Các mục tiêu xã hội thường là: giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong phạm vi toàn xã hội, phạm vi từng khu vực, nâng cao trình độ văn hóa, nâng cao mức sống, đảm bảo vệ sinh môi trường… Hiệu quả xã hội của doanh nghiệp còn thể hiện ở đóng góp của doanh nghiệp vào việc đạt mục tiêu kinh tế xã hội của toàn bộ nền kinh tế quốc dân như đóng góp vào ngân sách, vào sự tăng trưởng kinh tế,

Hiệu quả kinh tế là tiền đề vật chất của hiệu quả xã hội Nếu hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp giảm tức là doanh nghiệp mất đi khả năng cạnh tranh thiếu sức sống

Trang 23

và trở thành gánh nặng cho nhà nước Vì thế doanh nghiệp không thể đạt được mục tiêu xã hội

Về mặt định lượng: Biểu hiện ở mối tương quan giữa kết quả thu được so với chi phí bỏ ra, chênh lệch giữa kết quả thu về và chi phí đã bỏ ra càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại

Về mặt định tính: Mức độ hiệu quả kinh tế cao thu được phản ánh sự cố gắng,

nỗ lực, trình độ và năng lực quản lý ở các khâu, các cấp quản lý và sự gắn bó của việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị

xã hội [10]

Khi xem xét bản chất hiệu quả kinh tế, không được phép đồng nhất giữa kết quả

và hiệu quả Vì kết quả chỉ mới làm cơ sở để tính toán hiệu quả

1.2.2 Tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế

Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là cơ sở để đánh giá mức độ hiệu quả của các phương án khác nhau và chọn phương án có hiệu quả kinh tế cao Trong thực tế, nếu thiếu một tiêu chuẩn thống nhất sẽ không có căn cứ xác đáng để đưa ra những quyết định hợp lý, nhất là trong điều kiện giải quyết một nhiệm vụ đòi hỏi thực hiện tổng hợp các biện pháp, mà ảnh hưởng của chúng đến kết quả cuối cùng không đồng nhất hoặc không đồng hướng như nhau

Cần phải có một tiêu chuẩn chung để đánh giá hiệu quả kinh tế Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế phải thể hiện mối tương quan giữa thu và chi theo hướng cực đại cái thu được và cực tiểu cái phải chi ra Tiêu chuẩn ấy nhất thiết phải thể hiện được mục đích của sản xuất trong điều kiện nền kinh tế xã hội chủ nghĩa trong từng giai đoạn cụ thể Mục đích của chủ nghĩa xã hội, suy đến cùng, là nâng cao mức sống vật chất, tinh thần và sự phát triển toàn diện của mọi công dân trong xã hội Để thực hiện mục đích đó, phải sử dụng hợp lý tất cả chi phí và dự trữ sản xuất để tạo nên kết quả cao nhất Nghĩa là phải tăng năng suất lao động xã hội

Như vậy, theo nghĩa tổng quát có thể coi tăng năng suất lao động xã hội như tiêu chuẩn chung của hiệu quả kinh tế dưới chủ nghĩa xã hội Theo ý nghĩa trực tiếp, tăng năng suất lao động xã hội là giảm hao phí lao động xã hội cần thiết để tạo ra đơn

vị sản phẩm hoặc tăng lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian Theo ý nghĩa rộng hơn, tăng năng suất lao động dưới chủ nghĩa xã hội còn là việc phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề, trên cơ sở đó thu hút thêm lao động vào việc tạo ra của cải vật chất, tạo thêm việc làm cho người lao động Tăng năng suất lao động xã

Trang 24

hội tạo ra điều kiện vật chất để tăng thu nhập quốc dân, tăng quỹ tích lũy và quỹ tiêu dùng xã hội Đó là những điều kiện không thể thiếu để cải thiện mức sống vật chất, tinh thần và sự phát triển toàn diện của mọi công dân trong xã hội

Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế phải đảm bảo tính toàn diện Trước hết, đó là sự gắn bó và ước định lẫn nhau giữa giá trị và giá trị sử dụng: một mặt, giảm chi phí lao động xã hội sản xuất hàng hóa; mặt khác, bảo đảm chất lượng sản phẩm và không ngừng mở rộng mặt hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của xã hội Thứ hai, tính toàn diện của tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế đòi hỏi cùng lúc vừa phải giải quyết những vấn đề kinh tế - kinh doanh, vừa giải quyết những vấn đề xã hội của đất nước Thứ ba, tính toàn diện của tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế yêu cầu phải xem xét mỗi giải pháp, mỗi phương án một cách toàn diện về không gian và thời gian, làm sao để hiệu quả của từng phần tử, từng phân hệ có tác động tích cực đến việc nâng cao hiệu quả của toàn bộ hệ thống, nâng cao hiệu quả hiện tại và lâu dài của cả nền kinh tế quốc dân

Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đối với mọi tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, việc tạo ra và không ngừng làm tăng lợi nhuận là hết sức cần thiết Nhưng không được đơn giản coi lợi nhuận như là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hiệu quả kinh tế Điều quan trọng là phải xem xét lợi nhuận đạt được bằng cách nào và được phân phối sử dụng như thế nào Mọi tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh là một tế bào của hệ thống kinh tế quốc dân,

sự vận động của nó phải nằm trong quỹ đạo chung và góp phần thực hiện mục tiêu chung của cả hệ thống Do đó, lợi nhuận mà mọi tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thu được phải thể hiện sự gắn bó của họ đối với sự vận động của thị trường, vừa phải thể hiện sự tuân thủ pháp luật Nhà nước, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đồng thời, lợi nhuận cũng phải được phân phối theo hướng kết hợp hài hòa các loại lợi ích khác nhau: lợi ích cá nhân người lao động, lợi ích người chủ sở hữu, lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội [10]

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

HQKT của các tiến bộ kỹ thuật, các phương án sản xuất hoặc các mô hình kinh

tế (gọi tắt là các mô hình) … được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu Các chỉ tiêu này chịu tác động của những nhân tố khác nhau và với những cường lực không giống nhau Thậm chí cùng một loại nhân tố nhưng thời kỳ này tác động mạnh, thời kỳ

Trang 25

khác lại có thể yếu hơn Mặt khác, có loại chỉ tiêu trị số càng lớn càng tốt (được gọi

là chỉ tiêu thuận), lại có chỉ tiêu trị số càng nhỏ càng tốt (được gọi là chỉ tiêu nghịch) Trong đánh giá HQKT không thể sử dụng một chỉ tiêu mà phải sử dụng một

hệ thống chỉ tiêu Các chỉ tiêu này lại không trực tiếp cộng lại được với nhau và mỗi chỉ tiêu biểu hiện HQKT ở một khía cạnh riêng biệt, do đó cũng không thể sử dụng một chỉ tiêu làm đại diện để so sánh

Xác định kết quả kinh tế của nghề nuôi tôm hùm lồng là xác định những chi phí

bỏ ra cho các yếu tố đầu vào, như: Chi phí cố định: Chi phí khấu hao của giá trị đầu tư xây dựng lồng bè, chi phí sửa chữa lớn, chi phí trả lãi vay và thuế Các khoản chi phí biến đổi, gồm: Chi phí mua con giống; chi phí thức ăn, chi phí thuốc phòng trừ dịch bệnh, vi sinh, vi lượng; chi phí năng lượng; chi phí tiền lương công nhân; chi phí sửa chữa nhỏ; các khoản chi phí giao dịch khác Và đồng thời xác định doanh thu từ nghề nuôi tôm hùm lồng Cuối cùng là việc xác định lợi nhuận, lợi nhuận được tính bằng tổng doanh thu trừ (-) tổng chi phí, và sử dụng chỉ tiêu này để xác định tỷ suất sinh lợi của nghề nuôi tôm hùm lồng mang lại cao hay thấp [14]

1.3.1 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế

Với mục tiêu nghiên cứu của luận văn chủ yếu tập trung vào xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi tôm hùm lồng tại Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, nên tác giả chủ yếu tập trung xây dựng các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh tế Từ cơ sở trên các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá kết quả kinh tế nghề nuôi tôm hùm lồng tại Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa được trình bày trong luận văn này bao gồm:

Doanh thu từ hoạt động nuôi tôm hùm lồng thương phẩm là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà các hộ nuôi thu được từ việc nuôi tôm hùm lồng và tiêu thụ nó Doanh thu của các cơ sở nuôi được thay đổi theo sản lượng tôm thương phẩm mà các cơ sở

Trang 26

nuôi đạt được Sản lượng tôm thương phẩm càng lớn thì mức doanh thu càng cao (giả

sử cố định giá) Tuy nhiên, sản lượng tôm thương phẩm phải đạt được mức độ đồng đều và cỡ (size) phải đạt chuẩn thì mức doanh thu mới càng cao, và phải đảm bảo khi thu hoạch để bán trọng lượng trên mỗi con tôm thương phẩm [15]

1.3.1.2 Chi phí

Chi phí của hộ nông dân là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống, hao phí lao động vật hoá và chi phí cần thiết khác mà hộ nông dân đã bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định” Như vậy, chi phí gồm rất nhiều hoạt động chi tiêu khác nhau, chi mua nguyên vật liệu, thuê lao động Các khoản chi phí có thể phân thành 2 loại: Chi phí cố định và chi phí biến đổi

Chi phí cố định là các khoản chi phí không thay đổi tùy thuộc vào quy mô sản xuất hoặc mức doanh số như tiền thuê nhà, thuê tài sản, tiền bảo hiểm hoặc chi trả lãi vay…

Chi phí bất biến không thay đổi cùng với thay đổi của khối lượng hoạt động Xét cho 1 sản phẩm (đơn vị sản phẩm) chi phí bất biến có quan hệ tỉ lệ nghịch với khối lượng hoạt động Chi phí bất biến của các cơ sở nuôi tôm hùm thương phẩm chủ yếu bao gồm: Chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí sửa chữa lớn, chi phí tiền lương, chi phí trả lãi vay và thuế

Chi phí khấu hao: Là khoản chi phí bù đắp sự giảm dần giá trị của TSCĐ do quá trình sử dụng, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ của kỹ thuật…Chi phí khấu hao là giá trị phân bổ của nguyên giá TSCĐ qua thời gian sử dụng Khấu hao TSCĐ đối với nghề nuôi tôm hùm lồng thương phẩm bao gồm khấu hao của tất các máy móc, nhà xưởng phục vụ cho việc nuôi tôm hùm lồng Để khấu hao chính xác cần xác định giá trị (theo nguyên giá - giá lúc mua, xây dựng), số năm sử dụng tài sản, số vụ nuôi trong năm Số năm sử dụng của từng loại TSCĐ khác nhau Trong đề tài nghiên cứu này, qui ước TSCĐ dùng cho nuôi tôm hùm lồng của các hộ nuôi là tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên và có thời gian sử dụng trên 1 năm

Phân bổ khấu hao được tính toán dựa trên khung thời gian sử dụng tài sản theo quyết định của Bộ Tài chính và được phân bổ mức khấu hao theo từng năm và từng vụ nuôi

Chi phí sửa chữa lớn: Là những khoản chi phí có kế hoạch sửa chữa, đại tu ban đầu nhằm phục hồi những bộ phận bị hao mòn, hư hỏng trong quá trình sử dụng TSCĐ Trong quá trình dừng nuôi, cơ sở sẽ có kế hoạch sửa chữa…

Trang 27

Chi phí trả lãi vay: là khoản chi trả cho chi phí sử dụng vốn vay trung, dài hạn phục vụ cho việc nuôi tôm hùm lồng

Thuế: Là các khoản đóng góp của người nuôi vào ngân sách nhà nước

Chi phí tiền lương công nhân: các khoản tiền lương nhân viên trả theo lương thời gian, thông thường tính trả lương theo tháng làm việc

Chi phí biến đổi là những khoản chi phí thay đổi theo quy mô sản xuất hoặc doanh số như lao động, nguyên liệu hoặc chi phí hành chính Chi phí biến đổi cộng chi phí cố định bằng tổng chi phí sản xuất Trong khi tổng chi phí biến đổi thay đổi cùng với sự gia tăng của sản xuất hoặc doanh số thì tổng chi phí cố định không đổi

Chi phí khả biến là chi phí thay đổi cùng với thay đổi của khối lượng hoạt động theo một tỉ lệ thuận Khi khối lượng hoạt động tăng, làm tăng chi phí khả biến tăng theo và ngược lại, khi khối lượng hoạt động giảm, làm giảm chi phí khả biến Khi khối lượng hoạt động bằng 0, chi phí khả biến cũng bằng 0 Chi phí khả biến của các cơ sở nuôi tôm hùm lồng thương phẩm chủ yếu bao gồm: Chi phí mua con giống; chi phí thức ăn, chi phí thuốc phòng trừ dịch bệnh, vi sinh, vi lượng; chi phí năng lượng; chi phí tiền lương công nhân trực tiếp; chi phí sửa chữa nhỏ; các khoản chi phí giao dịch khác

Chi phí mua con giống: Bao gồm tiền mua con giống từ các cá nhân, đơn

vị cung cấp giống và tiền vận chuyển từ nơi nhà cung cấp đến cơ sở nuôi

Chi phí thức ăn: Bao gồm toàn bộ tiền mua thức ăn cho tôm ăn từ lúc thả giống đến khi thu hoạch

Chi phí thuốc phòng trừ dịch bệnh, vi sinh, vi lượng: bao gồm các khoản chi phí mua các loại thuốc phòng trị bệnh tôm, các vi sinh vi lượng xử lý trong nước hoặc trộn vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng của tôm

Chi phí năng lượng: Bao gồm chi phí điện năng, xăng, dầu chạy máy phục vụ nuôi tôm hùm lồng

Chi phí tiền lương công nhân: Các khoản tiền lương nhân viên trả theo sản phẩm, trả lương theo tỷ lệ phần trăm doanh thu hoặc lợi nhuận

Chi phí sửa chữa nhỏ: Là những khoản sửa chữa phát sinh đột xuất trong quá trình nuôi, giá trị nhỏ như sửa chữa máy móc, thiết bị bị hư hỏng…

Các khoản chi phí khác: Là các khoản đóng góp địa phương, chi phí thuê thu hoạch, lưới chắn, thuê thiết bị…[15]

Trang 28

Chi phí cơ hội (Opportunity costs)

Là lợi ích bị bỏ qua khi quyết định lựa chọn giữa các phương án Lợi ích cao nhất của một trong các dự án bị bỏ qua trở thành chi phí cơ hội của dự án được chọn Khái niệm chi phí cơ hội là yếu tố quan trọng và chủ yếu khi tính toán hiệu quả của dự

án, nhất là về mặt giá trị kinh tế, mặc dù chúng không được (hoặc chưa từng được) phản ánh trong sổ sách của kế toán tài chính

Chi phí cơ hội được sử dụng để tính toán cho các cơ sở nuôi tôm hùm lồng được tính toán dựa trên mức lãi suất bình quân từ nhiều nguồn khác nhau như ngân hàng, dự án nhỏ, quỹ xóa đói giảm nghèo,…tại thời điểm các cơ sở nuôi tôm hùm lồng

bỏ ra vốn để đầu tư Tuy nhiên, việc đầu tư vốn vào nuôi tôm hùm lồng dàn trãi trên các tháng nuôi và không đều nhau; các tháng đầu chủ yếu đầu tư vào TSCĐ, máy móc, thiết bị phục vụ nuôi, thuốc hóa chất xử lý, chuẩn bị nuôi, con giống…chi phí đầu tư cho tôm hùm lồng Vì vậy, chi phí cơ hội tác giả không tính toán để hạch toán lợi nhuận kinh tế [15]

1.3.1.3 Lợi nhuận

Lợi nhuận từ hoạt động nuôi tôm tôm hùm lồng thương phẩm là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động nuôi tôm hùm lồng thương phẩm của các cơ sở nuôi; là phần còn lại của doanh thu sau khi đã trừ các khoản chi phí nuôi tôm hùm lồng để có được sản lượng tôm hùm lồng để bán [15]

Lợi nhuận/lồng: Đây chính là lợi nhuận thực sự của nông hộ Chỉ số này dương cho thấy nông hộ có đủ khả năng tái đầu tư trong dài hạn Sự bền vững của sản xuất chỉ thực sự đạt được nếu lợi nhuận/lồng dương

1.3.2 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế

Có nhiều chỉ tiêu khác nhau để đánh giá hiệu quả kinh tế Trong nghiên cứu này, để đơn giản, tác giả tham khảo nghiên cứu của Hoàng Thu Thủy (2008) [14], Nguyễn Xuân Bảo Sơn (2009) [12], Phan Thị Hoa (2012) [6], Hồ Thị Thúy Thanh (2014) [13]

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (Tỷ suất sinh lời trên doanh thu, Suất sinh lời của doanh thu, Hệ số lãi ròng) là một tỷ số tài chính dùng để theo dõi tình hình sinh lợi của hộ nuôi… Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng và doanh thu của hộ nuôi

Trang 29

Công thức xác định:

Lợi nhuận ròng (hoặc LN sau thuế)

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu =

Doanh thu

x 100%

Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là hộ nuôi có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là hộ nuôi thua lỗ Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm của từng nghề Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của hộ nuôi, người ta so sánh tỷ số này của hộ nuôi với tỷ số bình quân của toàn nghề mà hộ nuôi

đó tham gia Mặt khác, tỷ số này và số vòng quay tài sản có xu hướng ngược nhau Do

đó, khi đánh giá tỷ số này, người phân tích tài chính thường tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản [15]

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí

Là chỉ tiêu tương đối phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa tổng lợi nhuận và tổng chi phí kinh doanh trong kỳ

Công thức xác định:

Lợi nhuận ròng (hoặc LN sau thuế)

Tỷ số lợi nhuận trên chi phí =

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ với một mức chi phí thấp cũng cho phép mang lại lợi nhuận cao cho hoạt động nuôi của hộ nuôi [15]

1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội – môi trường

Giải quyết việc làm cho người lao động: Nuôi trồng thủy sản nước ta sản xuất nhỏ, đa số người nuôi là hộ nghèo Nghề nuôi phát triển hiệu quả sẽ giải quyết nhiều công ăn việc làm cho người lao động và kéo theo gia tăng số lao động gia công chế biển thủy sản, thương mại dịch vụ… góp phần xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng cư dân sống ven biển và hải đảo đồng thời cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Đóng góp cho ngân sách: Thể hiện các hộ nuôi có nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước hằng năm, qua đó Nhà nước có nguồn thu để phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội tốt hơn cho nhân dân

Hiệu quả môi trường: Thể hiện khả năng bảo tồn và phát triển tài nguyên môi trường (đất, nước, đa dạng sinh học ) [15]

Trang 30

Nghiên cứu sử dụng chỉ số hàm lượng N hoặc P thải ra từ các hộ nuôi tôm hùm đại diện cho chất lượng nước tại khu vực nghiên cứu Tuy nhiên, do không có số liệu về hàm lượng P trong thịt tôm hùm nên đề tài chọn N là chỉ số đại diện Kết quả tính toán

Ước tính lượng P, N thải ra môi trường: Theo công thức của Wallin & Hankanson (1991)

L = P x (Fc x Cfeed – Cfish)

Trong đó:

+ L lượng N hoặc P thải vào môi trường (kg/m2)

+ P tổng sản lượng sản xuất (kg/m2)

+ Fc hệ số chuyển đổi thức ăn (khác nhau cho từng hộ)

+ Cfeed: hàm lượng N/P trong thức ăn (%)

+ Cfish: hàm lượng N/P trong tôm hùm (%) thông tin này được sử dụng từ các nghiên cứu trước

1.4 Các quan điểm đánh giá hiệu quả

Phương pháp dãy số thời gian để đánh giá hiệu quả

Vật chất luôn luôn vận động không ngừng theo thời gian Để nghiên cứu sự biến động của kinh tế xã hội Người ta thường sử dụng dãy số thời gian

Khái niệm: dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian Dãy số thời gian cho phép thống kê học nghiên cứu đặc điểm biến động của hiện tượng theo thời gian vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự biến động, đồng thời dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai [14]

Kết cấu

Dãy số thời gian gồm 2 phần: Thời gian và chỉ tiêu của hiện tượng nghiên cứu

Thời gian có thể đo bằng ngày, tháng, năm…tùy theo mục đích nghiên cứu Đơn vị thời gian phải đồng nhất trong dãy số thời gian Độ dài thời gian giữa hai thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian

Chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu là chỉ tiêu được xây dựng cho dãy số thời gian Các trị số của chỉ tiêu được gọi là các mức độ của dãy số thời gian Các trị số này

có thể là tuyệt đối, tương đối hoặc bình quân

Phương pháp thống kê để đánh giá hiệu quả

Phương pháp này sử dụng các số liệu thống kê để xác định các chỉ số đánh giá

Số liệu gồm có số liệu đầu vào (chi phí), số liệu đầu ra (doanh thu) Có hai loại chỉ tiêu đánh giá:

Trang 31

Dạng thuận: H = Kết quả kinh tế /Chi phí kinh tế = Q/C

Trong đó: H biểu thị mỗi đơn vị đầu vào có khả năng tạo ra bao nhiêu đơn vị đầu ra Chỉ tiêu H được dùng để xác định ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng nguồn lực hay chi phí thường xuyên đến kết quả kinh tế

Dạng nghịch: E = Chi phí kinh tế / Kết quả kinh tế = C/Q

Chỉ tiêu E cho biết để có một đơn vị đầu ra cần bao nhiêu đơn vị đầu vào Chỉ tiêu E là cơ sở để xác định quy mô tiết kiệm hay lãng phí nguồn lực hay chi phí thường xuyên

Phương pháp đồ thị

Là phương pháp mô tả bằng đồ thị để có thể so sánh và đánh giá tính hiệu quả Phương pháp này biểu thị rất trực quan và sinh động

Trang 32

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Tình hình nuôi tôm trên trên thế giới và Việt Nam

Với đặc trưng là sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, tình hình đánh bắt và nuôi trồng thủy sản từ năm 2000 không có nhiều đột biến nhưng có tốc độ phát triển khá ổn định Tổng sản lượng thủy hải sản trên thế giới bình quân tăng 1,4%/năm Cơ cấu nguồn cung dịch chuyển theo hướng tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng và giữ ổn định nguồn khai thác tự nhiên Nguyên nhân do thủy sản đánh bắt ngày càng cạn kiệt và sự cải tiến

kỹ thuật cho phép gia tăng năng suất nuôi trồng Năm 2009, mảng nuôi trồng thủy sản đóng góp 37% tổng sản lượng, tăng đều từ mức 26% năm 2000 [2]

Theo nhiều nghiên cứu, mức tiêu dùng thủy hải sản ở các quốc gia rất khác nhau và không có mối liên hệ chặt chẽ với mức sống và khả năng chi trả của người dân Một số quốc gia có thu nhập trung bình lại có mức tiêu thụ thủy sản/người/năm tương đối cao như Malaysia (55,4kg), Tonga (53,1kg)… trong khi đó, dân cư các khu vực có mức sống cao như EU, Mỹ tiêu dùng thủy sản khá thấp Các nước như Iceland (90,5kg), Nhật Bản (63,2kg) lại nằm trong trường hợp mức sống và tiêu thụ đều tốt [1] Vì vậy có thể thấy rằng, khả năng tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người phụ thuộc nhiều hơn vào các yếu tố như tập quán ẩm thực, vị trí địa lý (gần biển) và thường ít có

sự đột biến Trong vòng 40 năm trở lại đây, nhu cầu thủy sản tăng cao, khoảng 3%/năm, tăng nhanh so với tốc độ tăng trưởng dân số là 1,7%/năm Các sản phẩm thủy sản cung cấp 16% lượng đạm động vật cho toàn thế giới và 30% - 50% ở châu Á Tiêu dùng thực phẩm thủy sản bình quân đầu người từ năm 2006 ở mức 16,8 kg/người/năm Theo dự báo, trong giai đoạn hiện tại đến 2025, tốc độ tăng tiêu dùng thủy sản sẽ tăng khoảng 2%/năm, nhỉnh hơn tốc độ dự phóng tăng trưởng dân số là 1,4%/năm [24]

Trang 33

Bảng 2.1 : Sản lượng tôm toàn thế giới giai đoạn 2005 - 2011

(ĐVT: ngàn tấn)

(Nguồn: [18])

Bảng 2.1 chỉ ra rằng, sản lượng thành phẩm tôm của Việt Nam năm 2005 chiếm 6,7% sản lượng tôm toàn thế giới (115 ngàn tấn so với 1.701 ngàn tấn) đã tăng lên tỷ trọng 14% năm 2011 (240 ngàn tấn so với 1.672 ngàn tấn)

Trong các thị trường nhập khẩu tôm chính của thế giới năm 2011, Hoa Kỳ có sản lượng nhập khẩu lớn nhất, tiếp theo là EU và Nhật Bản (bảng 2.2)

Bảng 2.2 : Tổng nhập khẩu tôm từ các nước của 3 thị trường chính Hoa Kỳ, EU,

Nhật Bản năm 2011

(Nguồn: VASEP, 2013)

Trang 34

Trong 10 nước nhập khẩu tôm lớn nhất vào Mỹ năm 2011, Việt Nam chiếm tỷ trọng 7,78% (xếp 5/10 nước) (bảng 2.3)

Bảng 2.3 : Tổng nhập khẩu tôm vào Mỹ của các nước năm 2011

Trang 35

Trong 10 quốc gia nhập khẩu tôm hàng đầu vào Nhật năm 2011, Việt Nam xếp thứ 2 với 18,08% (bảng 2.5)

Bảng 2.5 : Tổng nhập khẩu tôm vào Nhật của các nước năm 2011

(Nguồn: [18])

Với đường bờ biển dài hơn 3.260 km, Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng hơn 1 triệu km2 [1] Việt Nam cũng có vùng mặt nước nội địa lớn, rộng hơn 1,4 triệu ha nhờ hệ thống sông ngòi, đầm khá dày đặc Trữ lượng hải sản ở Việt Nam ước tính có khoảng 4,2 triệu tấn và nguồn tái tạo là khoảng 1,73 triệu tấn [1] Trong những năm gần đây, các sản phẩm mặt hàng thủy sản của Việt Nam ngày càng được

đa dạng hóa Đây là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực, đóng góp khoảng 4% GDP của nền kinh tế Giai đoạn 2000 – 2008, ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh, bình quân đạt 15%/năm [2] Giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam bị chững lại trong năm

2009, tăng trưởng âm 6% chủ yếu do sự sụt giảm ở mảng cá tra, basa

Diện tích mặt nước và sản lượng nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam tăng nhanh trong những năm gần đây Năm 2000 là 641.900 ha với tổng sản lượng nuôi trồng là 589.600 tấn; năm 2004 là 920.100 ha, sản lượng 1.202.500 tấn; năm 2006 là 976.500

ha, sản lượng 1.693.900 tấn; năm 2008 là 1.052.600 ha, sản lượng 2.465.600 tấn; trong

đó diện tích nuôi mặn lợ là 713.800 ha, riêng nuôi tôm 629.300 ha [2] Tuy Việt Nam

Trang 36

gia nhập nhóm các cường quốc “tôm” chậm hơn một số nước khác nhưng đã thâm nhập mạnh vào thị trường thế giới nhờ tận dụng uy tín về chất lượng và đang đứng thứ

3 về sản lượng nuôi tôm

Nghề nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời, riêng nghề nuôi tôm ước tính xuất hiện khoảng 100 năm nay nhưng nuôi chuyên tôm mới phát triển từ năm 1987, khi sản xuất tôm bột đạt số lượng thương phẩm Đến thập kỷ 90, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có sản lượng tôm nuôi cao trong khu vực và trên thế giới với diện tích nuôi tôm cả nước đạt 260.000 ha và sản lượng 52.000 tấn vào năm 1995

Bảng 2.6 : Sản lượng tôm nuôi của Việt Nam theo khu vực từ năm 2007 - 2012

(ĐVT: tấn) Năm

2007 – 2012, nếu như cả nước có tổng sản lượng là 384.519 tấn vào năm 2007, thì

Trang 37

năm 2012 đã là 473.861 tấn, trong đó, riêng Đồng Bằng Sông Cửu Long, sản lượng tăng từ 309.531 tấn năm 2007 lên 357.772 tấn năm 2012 [21]

2.2 Tình hình nuôi tôm hùm tại Việt Nam

Tôm hùm (Panulirus.spp) thuộc họ Palinuniade là loài tôm có giá trị kinh tế cao Ở Việt Nam có 7 loài tôm hùm gồm: Tôm hùm bông, tôm hùm đá, tôm hùm sỏi, tôm hùm đỏ, tôm hùm ma, tôm hùm sen và tôm hùm bùn Trong đó, tôm hùm bông có kích thước lớn nhất, tăng trưởng nhanh nhất và có giá trị cao nhất

Hình 2.1: Bốn loài tôm hùm Gai nuôi nhiều nhất ở Việt Nam

Tôm hùm là loài ăn tạp, trong tự nhiên và cũng như nuôi thương phẩm Thức ăn chủ yếu là cá, giáp xác và nhuyễn thể Môi trường sống của chúng thường là những nơi nước sạch, có hang hốc, san hô, chất đáy ở tầng đáy sạch, độ mặn cao (>30‰) và nhiệt độ nước luôn ổn định trong khoảng 22 - 320 C Cũng như những loài tôm khác, tôm hùm cũng lớn lên nhờ quá trình lột xác Tuy nhiên, tôm hùm có chu kỳ lột xác dài hơn, do đó tốc độ tăng trưởng cũng chậm hơn Tôm hùm nuôi trong lồng sau thời gian

từ 18 tháng trở đi mới đạt giá trị thương phẩm, cỡ 1 kg trở lên

Trang 38

Nghề nuôi tôm hùm bằng lồng ở Việt Nam bắt đầu phát triển từ năm

2000, phân bố từ Quảng Bình đến Bình Thuận nhưng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận Sản lượng trung bình hàng năm đạt gần 1.400 tấn, chủ yếu là tôm hùm bông và tôm hùm xanh mang lại nguồn thu hơn 3.500 tỷ đồng mỗi năm Hiện cả nước có khoảng 43.000 lồng, tập trung nhiều nhất ở Phú Yên và Khánh Hòa

Nghề nuôi tôm hùm đang phát triển mạnh mang lại thu nhập cho người dân vùng duyên hải miền Trung, nhưng nhiều năm qua vẫn gặp khó trước tình trạng khan hiếm con giống Trung bình mỗi năm cả nước khai thác khoảng 7,5-9 triệu con tôm hùm giống tự nhiên nhưng vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu người nuôi Mỗi vụ nuôi người dân phải tranh nhau mua với giá đến 350,000 đồng một con Chưa có trung tâm nghiên cứu thủy sản nào cho sinh sản nhân tạo tôm hùm giống, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III nghiên cứu cho tôm hùm sinh sản nhân tạo suốt hơn 20 năm qua, nhưng đến nay vẫn chưa khả quan

Tuy nhiên, đối tượng nuôi này thường gặp một số bệnh lý như trắng râu, long đầu, đầu to, đỏ thân, đen mang… Cuối năm 2006 và đầu năm 2007, tại các vùng nuôi tôm hùm ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận đã xuất hiện và bùng phát bệnh sữa, gây chết nhiều tôm hùm nuôi, thiệt hại hơn 160 tỉ đồng Đến năm

2012, bệnh lại xuất phát trên tôm hùm nuôi tại 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa

đã làm thiệt hại hàng trăm tỉ đồng Khó khăn nhất hiện nay đối với nghề nuôi tôm hùm

là một số vùng nuôi chưa được quy hoạch, con giống phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên

vì chưa thể sản xuất giống nhân tạo

Tình hình dịch bệnh trên tôm hùm nuôi diễn biến ngày càng phức tạp, nhiều vùng nuôi chưa thể kiểm soát được dịch bệnh gây tâm lý lo ngại cho người nuôi Hiện nay công nghệ nuôi tôm hùm lồng vẫn áp dụng theo kiểu truyền thống, quy mô nhỏ lẻ Thức ăn chủ yếu hiện nay cho tôm hùm là cá tạp nên dễ gây ô nhiễm môi trường nuôi, trong khi đó thức ăn công nghiệp cho tôm hùm chưa được sử dụng rộng rãi…

2.3 Nuôi tôm hùm tại Khánh Hòa và Cam Ranh

2.3.1 Nuôi tôm hùm tại Khánh Hòa

Với hơn 520 km đường bờ biển và 135 km đường bờ ven đảo, hơn 72 hòn đảo lớn nhỏ, 1.658 km2 đất ngập nước, hơn 10.000 km2 thềm lục địa… Biển Khánh Hòa

có hơn 2.030 loài cá, trong đó 130 loài có giá trị kinh tế, 1.600 loài giáp xác, 2.500 loài nhuyễn thể,… và rất nhiều rong, chim biển Về lĩnh vực chế biến thủy sản, hiện Khánh Hòa đã có trên 44 xưởng chế biến xuất khẩu trong đó có 26 xưởng chế biến đông lạnh,

Trang 39

3 phân xưởng chế biến đồ hộp, 15 cơ sở chế biến thủy sản khô, 22 phân xưởng đạt tiêu chuẩn được cấp Code xuất khẩu vào thị trường châu Âu [22] Xuất khẩu thủy sản được coi là một trong những thế mạnh của Khánh Hòa trong những năm gần đây với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trưởng qua các năm: đạt 315 triệu USD vào năm 2011, năm 2012 đạt 320 – 325 triệu USD [17] Tuy nhiên, bên cạnh thiếu nguyên liệu sản xuất, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản còn đối mặt với nhiều vấn đề lớn như: chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, thuế, phí đã tác động không nhỏ đến khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế Mặt khác, tình trạng thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu, công tác dự báo thống kê chưa kịp thời, vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản vẫn đang trong quá trình tháo gỡ, khắc phục và rào cản kỹ thuật của các nước là những vấn đề còn tồn tại Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản hoạt động từ 50 - 60% công suất do thiếu nguyên liệu Hiện ngành thủy sản đã trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Khánh Hòa, góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn, tham gia xóa đói giảm nghèo Từ nay đến năm 2015 và tầm nhìn

2020, tỉnh Khánh Hòa phấn đấu sản lượng thủy sản đạt trên 120.000 tấn, trong đó sản lượng khai thác đạt 90.000 tấn, nuôi trồng 30.000 tấn, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt trên 500 triệu USD

Là tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển ngành nuôi trồng thủy sản nên tiềm năng diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh Khánh Hòa là khá lớn

Bảng 2.7: Tiềm năng diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa

(Đơn vị tính: hec-ta)

Huyện, thị

Ao, hồ nhỏ (nước ngọt)

Nuôi mặt nước các công trình thủy lợi

Đìa (nước lợ) Eo vịnh

Tổng cộng

Trang 40

Bảng 2.7 cho thấy, tiềm năng diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa tương đối lớn với 8.801,3 hec-ta Trong đó nhiều nhất là ở thị xã Ninh Hòa với 2.770 hec-ta chiếm 31,47% diện tích có thể nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh; đứng thứ hai là huyện Vạn Ninh với 2.326 hecta; huyện Cam Lâm đứng thứ ba với 1.685,5 hecta; đứng thứ tư là thành phố Cam Ranh và thứ năm là thành phố Nha Trang Các huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh có rất ít diện tích đất nuôi trồng thủy sản, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của cả 2 huyện chỉ là 26,3 hecta Hiện nay, Khánh Hòa đã sử dụng gần như tối đa diện tích tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản nước lợ với 4.690 hec-ta Có thể nhận thấy khả năng mở rộng diện tích nuôi trồng trên ao, đìa là rất khó

và Khánh Hòa chỉ có thể phát triển mở rộng diện tích nuôi trồng trên các eo, vịnh trên biển Có thể nói tôm là đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh Khánh Hòa với diện tích và sản lượng đều rất lớn

Trong năm 2008, tổng sản lượng thủy sản tỉnh Khánh Hòa đạt 25.283 tấn Bên cạnh đó, sản xuất giống đạt 2.030 triệu con Theo qui hoạch nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa đến 2015 và tính đến 2020, tỷ lệ tăng trưởng: Tôm sú, tôm thịt: 7,5%/năm; Tôm hùm: 3,6%/năm; Cá biển: 2%/năm; Cá nước ngọt: 5,4%/năm; Nhuyễn thể: 6%/năm; Rong sụn: 8,5%/năm

Tôm hùm là đối tượng nuôi biển trọng điểm của tỉnh, toàn tỉnh có 23 tiểu vùng được phân theo địa giới hành chính của 04 vùng nuôi chính là Vạn Ninh, Ninh Hòa, Nha Trang và Cam Ranh, với 18.842 lồng nuôi, sản lượng là 900 tấn (năm 2013) Các

loài tôm hùm được nuôi chính là: Tôm hùm bông/sao (Panulirus ornatus) và Tôm hùm xanh/ đá (Panulirus homarus) là 2 đối tượng nuôi chính, tùy theo từng vùng

nuôi mà đối tượng tôm hùm bông hay tôm hùm xanh được nuôi nhiều hơn Bên cạnh

đó, còn có các đối tượng khác nuôi kèm theo là tôm hùm đỏ (Panulirus longipes), tôm hùm tre (Panulirus polyphagus) và tôm hùm sỏi

Bảng 2.8: Chỉ tiêu quy hoạch nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa đến năm 2015

2 Sản xuất giống (tôm

sú, tôm he chân trắng) Triệu con 2.030 4.000 6.000

Ngày đăng: 06/03/2015, 10:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w