5. Cấu trúc của luận văn
3.3.1. Ngôn ngữ đậm chất văn xuôi
Ngôn ngữ là chất liệu sáng tạo văn học, là phƣơng tiện biểu hiện mang tính đặc trƣng của văn học. Hơn nữa, qua ngôn từ của ngƣời nghệ sĩ, chúng ta cảm nhận sâu sắc thế giới nội tâm, tâm linh của họ. Mặt khác, ngôn từ đƣợc sử dụng trong tác phẩm còn là biểu hiện của văn hóa tri thức.
Nghiên cứu ngôn từ trong trƣờng ca Nguyễn Quang Thiều, chúng tôi đi sâu vào việc nghiên cứu các nguyên tắc nghệ thuật, các đơn vị ngôn ngữ và hình thức biểu hiện trong tác phẩm. Từ đó, chỉ ra những nét đặc sắc trong việc sáng tạo hình ảnh, phản ánh cuộc sống khách quan và thế giới nội tâm nhân vật trữ tình. Một đặc điểm dễ nhận thấy nhất ở trƣờng ca Nguyễn Quang Thiều là hệ thống ngôn từ hình ảnh và chất văn xuôi trong ngôn ngữ. Có thế nói, đây cũng chính là trọng tâm cách tân của ông và cũng là vấn đề khiến ngƣời đọc, giới phê bình chú ý.
Ta dễ dàng nhận thấy chất văn xuôi dàn trải trong trƣờng ca Nguyễn Quang Thiều. Đây không phải là một điều mới lạ. Lối sáng tác rành mạch theo đúng thể loại: Thơ - văn - kịch đã không còn độc tôn từ thế kỷ XIX. Để khẳng định cá tính sáng tạo của mình, các tác giả đã hƣớng đến sự hòa trộn, kết hợp các thể loại đó trong một tác phẩm. Và một trong những hƣớng kết hợp phổ biến nhất là đƣa văn
xuôi vào thơ (còn gọi là chất văn xuôi trong thơ). Ngôn ngữ trƣờng ca Nguyễn Quang Thiều đã thể hiện chất văn xuôi khá đều với các đặc điểm cơ bản nhƣ: Lối hành thơ không vần, thiên về kể tả, đƣa vào thơ những hình ảnh suồng sã.
Nguyễn Quang Thiều không phải là ngƣời duy nhất cách tân ngôn ngữ và hình ảnh thơ. Những tác giả nhƣ Nguyên Sa, Mai Văn Phấn, Vi Thuỳ Linh... cũng có nhiều sáng tạo trong tác phẩm của mình và cùng với Nguyễn Quang Thiều tạo nên một thế hệ tác giả đƣơng đại. Mỗi ngƣời đều có những hƣớng sáng tác khác nhau, khẳng định tài năng và phong cách của mình.
Một biểu hiện rõ nét nhất của chất văn xuôi trong ngôn ngữ là cách diễn đạt kiểu tự sự thiên về kể, tả trong ngôn ngữ. Trong trƣờng ca của mình, Nguyễn Quang Thiều hầu hết diễn đạt đối tƣợng theo kiểu tự sự. Ông không cố bộc lộ thế giới nội tâm của mình (dù là qua sự nhập thân với các nhân vật) mà dùng giọng kể lại, tả lại những gì xảy ra bên ngoài mình, khiến cho ngƣời đọc có cảm giác rằng mỗi trƣờng ca mở ra một thế giới hiện thực đƣợc tạo hình đang tự phát triển, tồn tại bên ngoài tác giả, không phụ thuộc vào tình cảm, ý muốn của tác giả. Có thể nói, ở một giới hạn nào đó, Nguyễn Quang Thiều luôn thể hiện một cốt truyện trong trƣờng ca của mình.
Trƣờng ca Nhịp điệu châu thổ mới, dù lối kết cấu khá phức tạp nhƣng chúng ta vẫn hình dung ra câu chuyện về một đám tang. Ông đã không giấu nguồn
cảm hứng của tác phẩm là “tưởng nhớ ngày mất của bà nội”. Nhƣ vậy, đám tang
bà từ thuở ông còn nhỏ đã đƣợc ông tái hiện lại bằng một cảm xúc, nhận thức của một ngƣời trƣởng thành (qua nhân vật Cậu Bé). Trong câu chuyện đó, ta có thấy thời gian của hiện tại, quá khứ chồng chéo. Ta cũng thấy không gian, thời gian đan lẫn hiện thực và hƣ ảo. Dù không rõ ràng nhƣng chắc chắn không phải lối viết không đầu không cuối theo cách làm thơ quen thuộc. Câu chuyện về một đám tang trên triền sông châu thổ không thể coi là phi cốt truyện. Trong tác phẩm, ta hoàn toàn có thể thấy cảm xúc của Nguyễn Quang Thiều nhƣng không từ những gì tác giả tự bộc lộ mà qua cách cảm nhận không gian, thời gian; qua cảm xúc, tâm trạng
của nhân vật Cậu Bé. Toàn bộ câu chuyện về đám tang đƣợc kể dƣới điểm nhìn của Cậu Bé. Tính chất kể đƣợc thể hiện rõ trong ngôn ngữ.
Ở đó xoè những ngón tay, những con đường tin cậy trong im lặng Lan rộng những hoa vân mầu mỡ bí ẩn đất đai
Ở đó đợi chờ trong tiếng rống và rì rầm tự nguyện
Những ngón tay đón đợi những ngón chân để không thể chết Ở đó, những nấm mộ - những hướng dương âm bản thầm thĩ Mọc về phía mặt người và tươi tốt
Bởi những giọng nói và uống chầm chậm những dòng tóc Và ở đó, Cậu Bé quay về trong tiếng gọi bản di chúc Trên những đỉnh đồi vàng, thức dậy cổ xưa...
(Nhịp điệu châu thổ mới)
Không gian huyền ảo đƣợc miêu tả với hình ảnh con đƣờng trải dài vùng châu thổ đầy bí ẩn. Câu chuyện nhƣ một giấc mộng đƣợc tái hiện bằng những ký ức, những ấn tƣợng rời rạc của nhân vật.
Trong trƣờng ca Nhân chứng của một cái chết, Nguyễn Quang Thiều lại
nói đến câu chuyện thị xã bị ngập nƣớc, cơn đại hồng thủy đã cuốn trôi đi tất cả. Câu chuyện bắt đầu từ cơn mƣa và những dự đoán về ngày tận thế, kết thúc bằng cảnh thị xã chìm trong biến nƣớc. Diễn tiến rất logic thể hiện một ý đồ kể chuyện rõ ràng. Điểm nhìn trần thuật đƣợc để ở ngôi thứ ba kèm nhận xét đánh giá về sự việc đƣợc nói đến. Các yếu tố không gian, thời gian, nhân vật đƣợc kể theo kiểu cắt thành từng mảnh nhỏ ghép thành bức tranh thị xã, bức tranh loài ngƣời trên con đƣờng tận diệt vì hành động, vì cách sống của chính mình.
Cũng nhƣ vậy, các trƣờng ca Lò mổ, Cây ánh sáng đều ấp ủ một câu chuyện trong đó. Nguyễn Quang Thiều luôn thể hiện một bức tranh “minh họa” hiện thực theo cách cảm nhận của riêng ông. Trƣờng ca Nguyễn Quang Thiều không cho ta cảm giác dễ dàng, thoải mái hay một cảm giác sảng khoái nhƣ khi ta đọc trƣờng ca chống Mỹ. Tuy nhiên, chính những câu chuyện đầy ẩn ý đã khơi dậy suy nghĩ chung của độc giả về các vấn đề nhân sinh, tâm linh. Nguyễn Quang
Thiều đã gặp ngƣời đọc ở những mối quan tâm đó. Trƣờng ca Nguyễn Quang thiều thƣờng hƣớng đến những câu chuyện mang ý nghĩa nhân sinh và cũng rất thời sự. Qua trƣờng ca, Nguyễn Quang Thiều đã thể hiện rất nhiều điều muốn nói. Đó là những tình cảm bản thể gắn bó với quê hƣơng, xóm làng, với ngƣời thân, với tuổi
thơ của chính mình mà ông thể hiện qua Nhịp điệu châu thổ mới. Đó là những
trăn trở về cuộc sống vỏ bọc, cô đơn đầy bế tắc của con ngƣời hiện đại qua trƣờng ca Cây ánh sáng, Nhân chứng của môt cái chết, Lò mổ. Có thể nói, Nguyễn Quang thiều chƣa khi nào ngừng khắc khoải về nhân sinh. Ngay từ những trƣờng ca đâu tiên, ông đã thể hiện những suy nghĩ của mình. Đó là những vấn đề lớn của nhân loại, là câu hỏi lớn của loài ngƣời từ bao nhiêu thế hệ. Tài tình ở chỗ, ông đã kết hợp và thể hiện nó trong thể loại trƣờng ca làm nên một kiểu trƣờng ca mang chất sử thi theo kiểu của riêng mình.
Chất văn xuôi cũng đƣợc thể hiện qua hình thức xây dựng đối thoại tự sự. Trƣờng ca Nguyễn Quang Thiều xây dựng không nhiều đối thoại nhƣng hầu hết đều là những đối thoại tƣợng trƣng thể hiện đƣợc tâm trạng của con ngƣời hiện đại. Ta dễ dàng bắt gặp những cuộc nói chuyện không đầu, không cuối, thậm chí giữa các câu hỏi và câu trả lời không có sự thống nhất về nội dụng, chủ đề.
Trong trƣờng ca Lò mổ, hội thoại rất phổ biến nhƣng đều có đặc điểm chung là không liên quan nội dung hội thoại giữa ngƣời nói, ngƣời nghe. Ý nghĩa có, nhƣng phải hiểu theo một tầng khác:
“Nàng: Những bông hồng nặng quá làm em ngạt thở Chàng: Anh sẽ mù trong một mùa đông
Nàng: Mỗi lần cắm hoa làm em chóng mặt. Bác sĩ bảo em thiếu máu Chàng:Buổi sáng những bông hồng giấu hết những cái rễ của chúng Nàng: Em mơ thấy những người lạ”
Ngôn ngữ và kiểu hội thoại trong trƣờng ca Nguyễn Quang Thiều phần nào đó khiến ta liên tƣởng đến những vở kịch phi lí của Becton Brech. Những hội thoại đó là hệ quả của cuộc sống vỏ bọc, sự ích kỉ. Con ngƣời không cần và cũng ít có cơ hội biết đến ngƣời đối diện. Mỗi ngƣời theo những suy nghĩ giả tạo của riêng
mình. Trƣờng ca mang chất văn xuôi thể hiện sự thích nghi để diễn đạt tâm trạng của con ngƣời hiện đại cũng thể hiện sự cố gắng trong hành trình cách tân, khám phá ngôn ngữ của Nguyễn Quang Thiều. Ông thực sự đã tạo ra đƣợc một nhịp điệu mới của riêng mình.
Chất văn xuôi còn đƣợc thể hiện ở cách xây dựng hình ảnh trong trƣờng ca của Nguyễn Quang Thiều. Trong thơ, việc tạo ra các hình ảnh mới, xây dựng các
“nhãn tự” rất quan trọng. Đánh giá cả bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh, ta thấy
Bác dồn sức nặng toàn bộ vào nhãn tự “hồng” cuối bài. Qua một từ ấy, ta cảm nhận đƣợc bức tranh thiên nhiên chiều tối và cũng cảm nhận đƣợc tâm hồn và nghị lực của ngƣời tù cách mạng. Trƣờng ca Nguyễn Quang Thiều bỏ qua nguyên tắc thơ đó. Ông gần nhƣ không xây dựng từ mới mà chỉ kết hợp các hình ảnh để tạo thành một thế giới nghệ thuật trong trƣờng ca. Điều này đƣợc ông thể hiện nhiều
trong thơ. Nhà thơ dồn nén cảm xúc vào những trạng thái đặc biệt, chú trọng
tạo hiệu ứng xung đột cao để bạn đọc cảm nhận đƣợc vẻ đẹp thơ ca trong những không gian lạ thƣờng bằng cách kết hợp từ đặc biệt: Ngôi nhà gỗ cắn môi, ổ khoá hóc chết chẹt một khoảng tối.” (Sự chuyển dịch màu đen)
Trong trƣờng ca, ông sử dụng rất nhiều hình ảnh suồng sã, không mang thi vị. Có thể khẳng định rằng, cái mới trong cách viết của Nguyễn Quang Thiều không nằm ở sự mới lạ của ngôn từ mà nằm trong sự mới lạ của việc sử dụng hình ảnh, cách đƣa hình ảnh của cuộc sống vào tác phẩm. Đọc một trích đoạn bất kì trong
Nhịp điệu châu thổ mới, ta đều có thể tìm ra những minh chứng cho điều này.
Chúng ta gieo vào sự chối từ, gieo vào cơn dị ứng
Gieo vào những hốc chân răng gẫy, những lỗ chân tóc rụng
Gieo vào những lỗ tai điếc, những lỗ mũi ngạt, vào những hốc mắt mù Gieo vào giường ngủ, vào chăn chiếu, vào giày và tất
Gieo xuống những hôn phối, những ly dị, gieo xuống những cắt rốn (Nhịp điệu châu thổ mới)
Cả một đoạn thể hiện một cách nghĩ rất mới của Nguyễn Quang Thiều về sự
răng gẫy” “lỗ mũi ngạt” “hôn phối” “ngạt thở”... Cách sử dụng từ của ông cốt sao diễn đạt đƣợc quan niệm của mình, hiện thực muốn nói không chú trọng vào sự trau chuốt, gọt giũa. Ông có thể mang luôn cả “tảng cuộc sống” thô kệch vào tác phẩm. Cách ông không chọn lựa ngôn ngữ chính là sự chọn lựa của ông, là sự cố ý của ông trong tham vọng phác họa một hiện thực cuộc sống chân thực.
Trong trƣờng ca Lò mổ, những hình ảnh suồng sã đƣợc sử dụng với mật độ dầy đặc. Ta cảm nhận đƣợc sự dẫy dụa của ngôn từ trong từng câu thơ. Mỗi hình ảnh đƣợc sủ dụng nhƣ có sắc cạnh, cứa vào quan niệm thi học truyền thống. Ông
đƣa vào tác phẩm những hình ảnh suồng sã, có khi là thô tục, trần trụi nhất: “Con
bò trong lò mổ đêm qua chết khác những con bò chàng đã giết. Không kêu rống, không vật vã, không bắn vọt phân và nước tiểu, không ợ máu mũi. Đôi mắt mở dịu dàng. Buồn bã. Không bao giờ rơi lệ.” (Lò mổ)
Đọc đoạn trƣờng ca trên, ta thấy cảm giác quen thuộc nhƣ khi đọc văn xuôi Nguyễn Huy Thiệp. Cái vẻ trần tục, phi thi không cần che giấu. Vấn đề là ở chỗ, Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn còn Nguyễn Quang Thiều lại là nhà thơ. Ngôn ngữ đậm chất văn xuôi không phải là một điểm yếu mà là một đặc trƣng trong bút pháp sáng tác của ông. Là những cố gắng của ông trong việc thể hiện bộ mặt có khi rất phũ phàng của hiện thực.
Chất văn xuôi cũng đƣợc thể hiện trong cách thức xây dựng câu thơ không vần. Ta hiểu, chính là vẻ bề ngoài và nhịp điệu của câu thơ mà ông viết. Nói về thơ, cũng nhƣ văn xuôi, nó đƣợc chia thành các thể. Ta nhận biết thơ Đƣờng, thơ lục bát, thơ thất ngôn, ngũ ngôn, thơ bốn tiếng, thơ tự do, thơ biến thể, thơ phá thể... qua hình thức số lƣợng tiếng, vần luật. Trong trƣờng ca của Nguyễn Quang Thiều hầu nhƣ không tìm đƣợc những câu nhƣ thế. Ông đã văn xuôi hóa thơ của mình, tự do dùng các quan hệ từ, hƣ từ, tự do phá bỏ vần điệu. Ông đã dựa trên cơ sở mỹ học truyền thống và nâng cấp trong việc sử dụng ngôn từ. Ngôn từ và mạch thơ luôn là vấn đề ông coi trọng, kết hợp với việc bỏ âm vần, giảm bớt tu từ và duy trì tính truyện, diễn ngôn nghiêm cẩn với cảm xúc lãng mạn và cách xa lối nói bình dân.
Nguyễn Quang Thiều đã không theo cái nhịp chung trầm bổng. Nhịp thơ Việt gần nhƣ mất hẳn, thay vào đó là lối hành thơ kiểu giải ý, lối diễn giải này tất nhiên thích hợp để dùng cho viết văn hơn. Ngay cả đánh giá Nguyễn Quang Thiều làm theo thể loại thơ tự do đi chăng nữa thì lối thơ tự do này cũng quá lạ. Cái việc sắp xếp một từ này bên cạnh một từ khác chỉ đơn giản diễn đạt đƣợc cái trừu tƣợng trong tƣ duy của tác giả chứ không có nghĩa là do chúng hợp hay tạo nhạc khi đứng cạnh nhau. Điều này so với bản thân loại hình tiếng Việt càng lạ hơn nữa vì tiếng Việt là ngôn ngữ giàu tính nhạc, có tới sáu thanh điệu. Viết văn tiếng Việt thôi cũng có thể tạo nhạc rồi chứ chƣa nói gì đến làm thơ (có thể tham khảo các sáng tác truyện ngắn của Thạch Lam). Thế nhƣng thơ (trƣờng ca) của Nguyễn Quang Thiều lại rất khó nghe, có cái vẻ ngoài giống những câu thơ dịch. Tất nhiên, không phải Nguyễn Quang Thiều không ý thức đƣợc điều ấy, ngƣợc lại ông rất ý thức đƣợc cái lạ của mình, ý thức đƣợc cả những khen chê của ngƣời đời với cái lạ đó trong mấy chục năm qua. Ông vẫn dùng ngôn ngữ, hình ảnh không giới hạn để diễn tả những liên tƣởng phóng túng của mình. Một âm thanh tiếng tù và nhƣ vọng qua bờ bên kia của thế giới. Thế giới bên kia ấy nhƣ một thế giới ảo nhƣng lại có sức ám ảnh lớn, soi chiếu hiện thực của đời sống thực tại. Ý tứ đó đã đƣợc ông diễn đạt bằng những câu:
“Tiếng tù và trôi qua thế giới khói, biền biệt phía bên kia Mở con đường hay mê ngủ, nức nở và cầu nguyện Phía bên kia, những vầng mây không mang họ của nước Chở lịch sử của chúng tôi nham nhở dọc chân trời”
(Nhịp điệu châu thổ mới).
Câu chữ, khổ đoạn đƣợc mở rộng tối đa không hề để ý đến tứ thơ, nếu chỉ đƣợc trích đơn lẻ, ta khó nhận ra câu thơ sau là thơ:
“Ai đó lại đến bên chàng, không phải một bóng ma, nhưng chàng không bao giờ nhìn thấy mặt, ngồi đối diện kể cho chàng nghe câu chuyện loạn luân Và những câu chuyện tình bi thương cùng cái chết bởi rượu độc, dây treo cổ, cùng những tháng ngày buồn tẻ lờ đờ trôi từ những thế kỷ trước
Chàng muốn ra đi khỏi thế gian này trong đêm tối khi tất cả còn đang say ngủ”
(Cây ánh sáng).
Với thể thơ không vần điệu, phóng túng và mở rộng câu đoạn, Nguyễn Quang Thiều đã diễn đạt đƣợc những ẩn ức, phản ứng của con ngƣời hiện đại trƣớc
cuộc sống hỗn độn, xô bồ trong cảnh hậu hiện đại và đô thị hóa:
“ Một ngày không giết những con bò.
không làm tình, không công sở, không thù hận, không điện thoại, không cà phê, không thăm hỏi, không bệnh xoang…
Ngày chàng chìm sâu trong căn phòng.
Chàng là một Pharaon. Được mai táng trong hầm mộ cô đơn với toàn bộ ngôn từ của chàng”.
(Lò mổ).