Kết cấu theo dòng ý thức

Một phần của tài liệu Đặc điểm trường ca Nguyễn Quang Thiều (Trang 93)

5. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Kết cấu theo dòng ý thức

Khái niệm “dòng ý thức” đƣợc nêu ra bởi William James (1842-1910)- một nhà triết học theo chủ nghĩa thực dụng và tâm lý học ngƣời Mỹ. Trong kết cấu dòng ý thức chấp nhận những yếu tố không nằm trong mạch logic trực tiếp của tác phẩm mà thuộc về mạch ngầm, về cảm nhận cá nhân. Dòng ý thức dành một khoảng không gian rộng lớn cho những yếu tố thuộc về tiềm thức của con ngƣời nhƣ nỗi ám ảnh, sự sợ hãi vô thức... Với vô thức là “những yếu tố tâm lý tồn tại ở một thực thể cá nhân mà chính nó không hay biết. Chính ham muốn ẩn ức sẽ khai mở ý thức con ngƣời để trở thành hữu thức. Giấc mơ và hồi ức là đặc điểm của nhân vật dòng ý thức. Có nghĩa là trong dòng ý thức của nhân vật, mọi hình ảnh, mọi ý tƣởng, ký ức hƣớng đến tâm lý nhân vật luôn xuất hiện một cách tự do, đột ngột, không kiểm soát đƣợc trong tƣ duy của mình. Trong các sáng tác có sự phá vỡ cấu trúc trần thuật truyền thống, sự xáo trộn các bình diện thời gian và đôi khi mang tính chất là sự thể nghiệm hình thức.

Văn học hiện đại Việt Nam tiếp cận muộn hơn với xu thế của thế giới. Thế kỷ XX, nhà tiên phong đổi mới văn học Nguyễn Minh Châu viết truyện ngắn

Phiên chợ Giát. Tuy nhiên, phải đến Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), ngƣời đọc mới biết đƣợc chút hình hài, diện mạo của lối kết cấu này. Bảo Ninh đƣa vào thứ hiện thực nằm ở tầng sâu của tâm trạng và tri giác, ám ảnh và tráng lệ đầu những năm 1990. Đến với những trang văn của Bảo Ninh, chính là những dòng thác bấn loạn rối bời, chảy tràn trên trang giấy đầy biến động trong thế giới nội tâm của nhân vật Kiên. Kiên hiện diện một cách khác thƣờng trong con mắt mọi ngƣời xung quanh, anh nhà văn lập dị này đã và đang luôn sống trong cảnh của những ký ức chắp nối những cơn mộng du huyền ảo mông lung. Qua các lớp thời gian bị đảo lộn đứt gãy liên tục, những mảnh vụn ký ức vƣơng vãi khắp nơi trong tâm trạng rối bời bấn loạn của nhân vật. Kiên đang đứng ở hiện tại nói về trạng thái tinh thần hiện tại của mình, thì những kỷ niệm biến cố của những thời gian khác nhau trong quá khứ gọi anh trở về. Chúng bị xô đẩy, đan cài vào nhau trong suy nghĩ chập chờn, bất định của Kiên với những kỷ niệm dĩ vãng không hệ thống rõ ràng, đứt đoạn liên tục về những mùa mƣa sầu thảm, về cái xác lõa lồ của ngƣời đàn bà trong ngày giải phóng, về cuộc sống ảm đạm ở truông Gọi Hồn, về cái đêm trên

tàu với Phƣơng và khoảnh khắc “cắt lìa” nhau của mối tình định mệnh, về cánh

rừng đại ngàn, những khuôn mặt đồng đội, những mất mát đau thƣơng… Tất cả bị đọng ứ, nhòe mờ, chồng chéo trong dòng chảy miên man bất định hồi ức, cảm xúc của Kiên. Để nắm bắt cốt truyện, ngƣời đọc phải tự mình làm công việc thống kê sự kiện và tự liên kết chúng lại trong một rừng rậm ký ức trên cái nền đứt gãy tâm trạng của nhân vật. Nỗi buồn chiến tranh đƣợc coi nhƣ quả pháo khai mở một lối viết mới phù hợp với thời đại văn học mới.

Trong thơ và trƣờng ca, Nguyễn Quang Thiều lại đƣợc coi là ngƣời mở đƣờng. Theo tiêu chí “tính trƣờng ca”, trƣờng ca của Nguyễn Quang Thiều đƣợc tìm hiểu với những nét rất khu biệt. Ông tìm cho mình một lối viết riêng và kiên

định với nó. Ngay từ những trƣờng ca đầu tay (Nhịp điệu châu thổ mới) ông đã

thể nhiệm lối kết cấu dòng ý thức. Về cấu trúc và thủ pháp, ông đã không tuân theo những cách xử lý truyền thống. Cách phân trƣờng ca thành chƣơng/ khúc/ đoạn hay pha trộn thể loại đều không đƣợc ông quan tâm thể hiện. Điều này hoàn toàn khác so với trƣờng ca giai đoạn chống Mỹ và trƣớc đó (ví dụ: Trƣờng ca Mặt

đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm gồm 9 phần: Lời chào, báo động, giặc Mỹ, tuổi trẻ không yên, đất nước, áo trắng và mặt đường, xuống đường, báo bão.

Các phần đã thể hiện chủ đề của mình và có trật tự liên kết với nhau, sẽ là vô lý nếu ta cố tình đảo trật tự từng phần đó. Trật tự đó là cần thiết để tác giả đi từ những nhánh nhỏ rồi hƣớng đến một chủ đề lớn đó là bối cảnh đánh giặc sục sôi của đất nƣớc). Có thể nhận xét cơ bản rằng, hiện thực chống Mỹ cứu nƣớc là một hiện thực lớn nhƣng không phức tạp. Cuộc sống cá nhân của con ngƣời vẫn có

nhƣng trong bối cảnh ƣu tiên, nó hoàn toàn lấp sau vận mệnh của đất nƣớc. Sau

khi hòa bình lập lại, cuộc sống cá nhân sau bao năm bị kìm nén vỡ òa với bao vấn đề của cuộc sống hiện tại. Đó là môi trƣờng nảy sinh những suy nghĩ phức tạp về

nhân sinh, những ẩn ức, những vô thức, những sợ hãi... Đó cũng là chất liệu hiện

thực cần để Nguyễn Quang Thiều viết nên những trƣờng ca kết cấu theo dòng ý

thức của mình. Dòng ý thức là một kiểu viết diễn tả rất tốt sự hoảng loạn, rối bời

tâm lý của con ngƣời hiện đại. Cuộc sống xô bồ, gấp gáp khiến cho những sự thay đổi cứ dồn dập, tác động liên tục đến nhận thức tâm lý con ngƣời không theo một trật tự nhân quả.

Qua tập Châu Thổ, đọc phần lời tựa ta thấy chính những sáng tác của Nguyễn Quang Thiều cũng là sản phẩm sự đan xen giữa quá khứ, hiện tại và tƣơng lai của những kí ức, ẩn ức... trong nhận thức của ông. Những kí ức về tuổi thơ, về ngƣời bà quá sâu sắc không ngừng ám ảnh ông cho đến tận hiện tại. Lòng yêu, sự gắn bó với làng Chùa, với sông nƣớc châu thổ, với những ngƣời quê chân lấm tay bùn cũng khẳng định một “Nguyễn Quang Thiều rất nông dân”. Nhƣng ông còn là một trí thức lớn, có hiểu biết, có tầm ảnh hƣởng với nhiều ham muốn khám phá những góc ẩn trong kiếp nhân sinh của loài ngƣời. Và cuối cùng, ông cũng là một kiếp ngƣời, sinh ra nhờ sự ban ơn bí ẩn của tạo hóa, có một cuộc sống giới hạn về thời gian, biết đƣợc sự nhỏ bé của mình... Không tính những ẩn ức trong cuộc sống, từng đó yếu tố cũng đủ tạo sự đa nhân cách khi sáng tác.

Kết cấu dòng ý thức thể hiện rõ nhất qua sự phi trật tự trong sáng tác. Điều này thể hiện ngay trong việc phân chƣơng/ đoạn/ khúc của ông trong tác phẩm. Chúng hoàn toàn không có tính bắt buộc phải tuân theo. Trƣờng ca của ông đều

phi tuyến tính về không gian, thời gian và các tình tiết. Kết cấu lỏng cho phép cảm giác và ý thức đƣợc tự do tìm bến đáp, không phải theo một định lề nào.

Trong trƣờng ca Nhịp điệu châu thổ mới, sự phi trật tự không thể hiện ở sự

kiện (Vì chỉ có một sự kiện “đám tang một người nông dân”) nhƣng lại là sự phi

trật tự trong điểm nhìn, trong cảm xúc. Điểm nhìn trung tâm là của nhân vật Cậu Bé, nhƣng ta có cảm giác lúc nó lại giống nhƣ điểm nhìn của ngƣời nông dân già trong quá khứ. Một cái nhìn tổng kết về cuộc đời mình qua lăng kính của Cậu Bé. Hiện tại chập chờn trong những không gian huyền thoại liên tục nhảy vọt: Khi thì là “những mái nhà, những vòm cây, những đỉnh núi u trầm” lúc lại là

“Con đường của cái chết đẹp không bao giờ đánh lừa hướng đi của bóng tối Nhịp chuyển động của cô đơn về ký ức hoang tàn”

Không gian có sự nhảy vọt từ không gian hiện thực sang không gian tâm tƣởng, thời gian quá khứ hiện thực đồng hiện qua cuộc đời của ngƣời nông dân già và Cậu Bé. Nhân vật cứ thế chìm lắng trong thế giới thực hƣ lẫn lộn. Sắp xếp lại

trật tự của các phần trong Nhịp điệu châu thổ mới là một điều không tƣởng. Nó là

những dòng ký ức cuồn cuộn chảy nhƣng thậm chí không phải của một mà nhiều ngƣời. Lánh xa những câu chữ ta mƣờng tƣợng ra một trời ký ức vỡ vụn của Ngƣời Nông Dân về cuộc sống mà mình đã sống. Nhƣng chính kí ức ấy cũng không theo một trật tự mà lộn xộn. Ta không biết đích xác ở phần nào thì ngƣời nông dân già ra đi, phần nào ngƣời nông dân già hồi tƣởng. Thời gian quá khứ và hiện tại đồng hiện, hòa trộn thực hƣ. Cái chết cũng nhƣ cuộc sống của Ngƣời Nông Dân hiện lên ngay trong các nghi lễ đƣa tiễn của những ngƣời già của làng và Cậu Bé. Nó đƣợc thể hiện đan xen bằng cơn lốc hình ảnh chồng chéo: Ngôi nhà, mùi rơm, ngọn nến, châu thổ, tiếng hát, chiếc áo, cánh đồng, ngũ cốc... Đó chính là cuộc sống có sự sinh ra, lao động, yêu thƣơng, tội lỗi, hủy diệt. Một vòng xoáy mà ai cũng trải qua, giờ là ngƣời nông dân già, rồi là cậu bé. Vòng luân sinh cứ nối tiếp nhau mãi tạo thành một nhịp châu thổ, một nhịp nhân sinh. Về cơ bản, rất khó

để rành rọt kết cấu trong Nhịp điệu châu thổ mới ra thành từng lớp nhỏ, bởi bản

ý thức của nhân sinh với các thế hệ nối tiếp mà Nguyễn Quang Thiều cảm nhận và thể hiện bằng hệ thống hình ảnh. Nó không đơn thuần là những ẩn ức hay ký ức hay vô thức mà là một hỗn hợp tƣ duy và vô thức. Lúc ta thấy những đoạn nhƣ triết lý, lúc tác giả lại đan xen những đoạn huyền thoại, lúc lại là những đoạn hiện thực... Biên độ của tất cả những sự đảo trộn đó là vấn đề nhân sinh mà tác giả hƣớng tới. Vấn đề tồn tại luân sinh của loài ngƣời, cảm giác sâu đọng mà ông hƣớng tới là cảm giác chung mà mỗi con ngƣời ai cũng có (ngƣời tự chủ ý thức nhƣ ông hay những ngƣời không tự chủ ý thức nhƣ bà nội của ông-lời tựa châu thổ).

Kết cấu dòng ý thức còn thể hiện qua hệ thống hình ảnh tƣợng trƣng. Ta không khó để bắt gặp lớp lớp hình ảnh trong trƣờng ca của ông. Hình ảnh là một phƣơng tiện để tác giả thể hiện ý tƣởng nghệ thuật của mình. Ngƣời nghệ sĩ tái hiện bằng tƣởng tƣợng, sáng tạo sao cho tạo đƣợc ấn tƣợng sâu sắc, khiến ngƣời đọc nhớ mãi. Với những đặc trƣng trên thì trong một tác phẩm thƣờng có những hình ảnh trung tâm và hình ảnh vệ tinh trong đó hình ảnh trung tâm thể hiện tâm ý nghệ thuật cũng nhƣ tài năng của tác giả, các hình ảnh vệ tinh có ý nghĩa bổ sung cho hình ảnh trung tâm. Hình ảnh có một vai trò quan trọng với việc tạo dựng kết cấu tác phẩm,

nó tạo điểm nhấn, cũng nhƣ tạo “tông màu” cho kết cấu (một tác phẩm nhẹ nhàng,

một tác phẩm táo bạo...) Có thể nói, hình ảnh đƣợc các tác giả lựa chọn, chăm chút rất kỹ lƣỡng. Ví dụ, chƣơng II - trƣờng ca sƣ đoàn của Nguyễn Đức Mậu dành một trƣờng thơ dài 80 câu viết về hình ảnh dòng sông Thạch Hãn:

“..Người đã khuất có nghe dòng sông hát Sông đưa người tới khoảng đất cỏ xanh Người bị thương có nghe sông hát

Sông cho người gương mặt bình minh...”

(Trường ca sư đoàn-Nguyễn Đức Mậu)

Trong trƣờng ca của Nguyễn Quang Thiều, ta không còn bắt gặp kiểu xây dựng hình ảnh nhƣ thế. Những hình ảnh đƣợc ông đƣa vào rất nhiều, không có hình ảnh trung tâm. Tất cả chúng tạo thành một dòng hình ảnh có sức tác động lớn vào cảm xúc, nhận thức. Các hình ảnh cũng đƣợc dùng theo nhiều nhóm đa dạng.

Có nhóm hình ảnh mang tính huyền thoại, phi thực. Giữa không gian nông thôn châu thổ, hình ảnh bầy ngựa bạch âm thanh dƣờng nhƣ không có mấy liên hệ. Nhƣng đó lại là những hình ảnh thể hiện đƣợc cảm giác của tác giả về sự ra đi:

Bầy ngựa bạch âm thanh mang thông điệp sự ra đi kỳ vĩ Đôi mắt mở ra tạ lỗi lần cuối những đồ đạc thế kỷ

(Nhịp điệu châu thổ mới)

Có khi tác giả lại tƣởng tƣợng ra một đức chúa trời đứng trƣớc mặt. Con ngƣời chứng kiến những đau khổ của chúa và chúa lại chứng kiến những đau khổ của con ngƣời:

Hỡi Chúa Trời, con quỳ dưới chân người, con gánh trên lưng con bóng tối khổng lồ

Đôi môi con run rẩy chạm vào những ngón chân Người giá lạnh nhưng những giọt máu chảy từ bàn tay bị đóng đinh của Người từng giọt, từng giọt rơi xuống ngực con rực sáng và nóng ấm vô tận

(Cây ánh sáng)

Những hình ảnh tƣợng trƣng đƣợc sử dụng trong trƣờng ca của ông khá dày đặc. Tƣợng trƣng cho nhân sinh, tƣợng trƣng cho tội ác, tƣợng trƣng cho sự sống, tƣợng trƣng cho khổ đau... Hình ảnh bầy cá và câu hỏi khiến chúng ta đau đớn khi nghĩ về cuộc sống quên bản thể của mình:

Và đêm nay trong tiếng sông và tiếng bầy cá. Chúng ta bỏ những ngôi nhà và đứng dọc hai bờ. Một con cá vàng nổi lên hỏi chúng ta cần gì không? Câu hỏi ấy sẽ làm cho chúng ta khóc cho tới sáng.

(Nhân chứng của một cái chết)

Rất thƣờng gặp trong trƣờng ca của Nguyễn Quang Thiều là những hình ảnh xuất hiện dồn dập nhƣ cơn gào thét của loài ngƣời trong khi hứng chịu cơn lốc cuộc đời:

Chúng ta gieo vào sự chối từ, gieo vào cơn dị ứng

Gieo vào những lỗ tai điếc, những lỗ mũi ngạt, vào những hốc mắt mù Gieo vào giường ngủ, vào chăn chiếu, vào giường và tất

Gieo xuống những hôn phối, những li dị, những cắt rốn

Gieo xuống những ngạt thở, những nức nở, những quằn quại rên xiết Gieo xuống những kinh hoàng, những chui rúc trốn chạy, những cơn dại Gieo xuống những bệnh đao, những máu trắng

Gieo xuống những bại liệt, gieo xuống những tự vẫn

Gieo xuống những bóng mê man đang xiết bỏng cặp môi đen vào ánh sáng đầm đìa

(Nhịp điệu châu thổ mới)

Trong khoảnh khắc, ta nhƣ cảm nhận tất cả cơn lốc cảm xúc ùa về, chồng chéo. Giữa từng câu dƣờng nhƣ tự trào tuôn ra theo dòng vô thức, trực giác, mê sảng bất chợt trong mê lộ hiện thực. Ông gằn xuống giữa những thanh âm của cuộc đời đang hỗn độn, đan bện vào nhau một cách lạ lùng. Tác giả đặt cạnh nhau những sự việc, hiện tƣợng không liên quan nhiều, thủ pháp phi trật tự, phi logic đƣợc sử dụng hiệu quả. Các trăn trở bí mật của nội tâm đƣợc phơi bày.

Trƣờng ca Cây ánh sáng không thiếu những trƣờng đoạn độc thoại nội tâm

triền miên thể hiện sự hỗn loạn của nhận thức trong thế giới hiện thực. Thế giới nội tâm khó hiểu đƣợc phơi bày. Dòng ý thức trải dài từ sự vật này sang sự vật khác, hoảng loạn rối bời nhƣ bản chất của cuộc sống mà con ngƣời không làm chủ đƣợc. Trong hành trình ngắn ngủi của cuộc đời, câu hỏi „ta là ai” mãi mãi day dứt. Không biết đƣợc bản thể, càng không biết đƣợc đồng loại, càng không biết đƣợc những sự vật khác. Tâm trạng mê sảng, hoảng loạn, hƣ vô đó đƣợc tác giả thể hiện:

Vẫn chiếc ghế ấy trong bóng tối chàng đau đớn nghĩ tới người đàn bà đau ốm với nỗi đau buồn lớn hơn toàn bộ đời sống của nàng

Hai ngọn đèn sáng mãi trong mưa gió xa xôi, xa xôi như ở tận bến bờ bên kia, xa như nàng đã chết từ lâu

Sáng mãi im lặng trong gió gào, trong mưa, trong tiếng rền rĩ đau thương biển cả

Nàng là ai? những người đàn bà đi qua cuộc đời chàng là ai? Nô lệ của chàng hay Nữ hoàng của chàng? Thánh thần hay Ma quỷ?

Ôi những người đàn bà suốt đời đau đớn bởi tình yêu đã yêu chàng như uống thuốc an thần để chống lại cơn mất ngủ của vô vọng

Chàng là ai? Chàng sinh ra trên thế gian này với sứ mệnh gì? Chàng có phải là một côn trùng tội lỗi?

Một phần của tài liệu Đặc điểm trường ca Nguyễn Quang Thiều (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)