Kết cấu trƣờng ca

Một phần của tài liệu Đặc điểm trường ca Nguyễn Quang Thiều (Trang 85)

5. Cấu trúc của luận văn

3.1. Kết cấu trƣờng ca

Kết cấu có một vai trò quan trọng trong tác phẩm văn học. Nó không chỉ bao hàm “sự liên kết bên trong”, nghệ thuật kiến trúc, nội dung cụ thể của tác phẩm mà còn là sự tiếp nối ở bề mặt - mối tƣơng quan giữa chƣơng, đoạn. Bởi vì, kết cấu chính là “sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm, là sự tổ chức sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều hƣớng tƣ tƣởng nhất định” [14,tr.143]

Trong quá trình khảo sát trƣờng ca Nguyễn Quang Thiều, chúng tôi nhận thấy những tác phẩm của ông không nằm trong nhóm trƣờng ca truyền thống, nghĩa là không lấy vấn đề tự sự làm trung tâm biểu hiện. Là trƣờng ca của thời đại mới với nhiều yếu tố về hiện thực phức tạp, trƣờng ca của ông hƣớng về thế giới tinh thần, thế giới tâm linh của con ngƣời hiện đại. Đó là nguyên nhân trong trƣờng ca của ông có những nét huyền thoại. Thế giới tinh thần, tâm linh có những đặc điểm đặc biệt, nó có thể theo logic tuyến tính nhƣng cũng có những sự nhảy vọt. Ngoài việc chịu sự chi phối của những sự kiện đời sống nó còn chịu ảnh hƣởng của thế giới tiềm thức, bản năng... Vì thế, kết cấu trong trƣờng ca Nguyễn Quang Thiều không thuộc dạng đơn giản, một chiều. Nó có những nét phi cấu trúc truyền thống. Đôi khi, nó loại bỏ những quan niệm về quan hệ nhân - quả, về giá trị... Nó hƣớng tới việc biểu thị thế giới tinh thần của con ngƣời hiện đại trong hành trình sống phức tạp của mình.

So sánh với các trƣờng ca giai đoạn trƣớc nhƣ Mặt đường khát vọng

(Nguyễn Khoa Điềm), Sông Mê-Kông bốn mặt (Anh Ngọc), Trường ca sư đoàn

(Nguyễn Đức Mậu)... ta ít tìm thấy sự tƣơng đồng về kết cấu. Nguyễn Quang Thiều đã tiên phong trên con đƣờng hiện đại hóa trƣờng ca. Ông tìm những hình thức diễn đạt mới, lối xây dựng tác phẩm mới để có thể thành công trong việc

chiếm lĩnh hiện thực đƣơng thời. Đánh giá tác phẩm của ông, giới phê bình và độc giả đều công nhận là khó đọc hơn. Nhƣng điều đó không có nghĩa là ông không biết cách trình bày cho dễ hiểu. Chỉ có một lí do rằng thời đại ngày nay không hề đơn giản. Những bi kịch, những mê lộ của cuộc sống đã đƣợc ông cố gắng gửi gắm ngay trong hình thức kết cấu. Tìm hiểu nó là con ngƣời đang thâm nhập vào mê lộ của chính mình.

Nghiên cứu các trƣờng ca của Nguyễn Quang Thiều, chúng tôi thấy rằng các trƣờng ca của ông kết cấu chủ yếu theo các mô hình: theo chủ đề tƣ tƣởng và theo dòng ý thức. Và đôi khi, hai dạng này tồn tại đan xen trong một trƣờng ca.

3.1.1. Kết cấu theo chủ đề tư tưởng

Kết cấu phổ biến nhất của trƣờng ca vẫn là theo tuyến sự kiện với những cốt truyện vững chãi. Kết cấu này phù hợp với bối cảnh lớn với nhiều sự kiện trọng đại. Càng về sau, trƣờng ca càng thiên về mạch tƣ tƣởng cảm xúc, yếu tố cốt truyện không còn là vấn đề hàng đầu. Kết cấu mạch chủ đề, tƣ tƣởng đƣợc Nguyễn Quang Thiều khai thác ở quá trình vận động bên trong của các trạng thái cảm xúc để triển khai tác phẩm của mình. Đó là sự tổ chức, phân bố các đoạn thơ, câu thơ. Cách sắp xếp các hình ảnh, hình tƣợng thơ trên một tứ thơ nhất định, qua đó thể hiện ý đồ, một chủ đề tƣ tƣởng nào đó của tác giả.

Trong trƣờng ca, không riêng gì trƣờng ca của Nguyễn Quang Thiều mà hầu hết các trƣờng ca đều đƣợc chia thành các phần, mỗi phần lại thể hiện một tiêu điểm khác nhau. Tuy nhiên nó vẫn nằm trong một chỉnh thể thống nhất đảm bảo đƣợc tính trọn vẹn ở cùng một hệ thống tƣ tƣởng, vấn đề chính của tác phẩm. Trƣờng ca Nguyễn Quang Thiều không hoàn toàn nhƣ vậy. Nếu đánh giá theo các

tiêu chí chung, thơ dài và trƣờng ca của ông đƣợc xếp vào loại lệch chuẩn - “phản

trường ca”. Các trƣờng ca, thơ dài cũng đƣợc chia thành từng phần, song sự phân chia đó không quy định nhiều trật tự đọc vì ông không lấy cốt truyện làm trung

tâm. Với Mười một khúc cảm chúng ta cũng có thể đọc đảo trật tự mà không ảnh

hƣởng gì nhiều, riêng bài Hồi tưởng là duy nhất có trật tự cảm xúc theo mƣời hai

làm biên độ xác định trọng tâm, tuy nhiên đọc trƣờng ca Nguyễn Quang Thiều ta không thể phủ nhận đƣợc một mạch thống nhất ngầm. Đó chính là mạch cảm xúc của tác giả. Đây là kiểu kết cấu phổ biến nhƣng với các tác phẩm trƣờng ca chống Mỹ thì thƣờng đƣợc kết hợp với kiểu kết cấu theo tuyến sự kiện. Ví dụ: Trƣờng ca

Sông Mê Kông bốn mặt Điệp khúc vô danh, Anh Ngọc đã viết về chuỗi sự kiện

của đất nƣớc Campuchia trong những thời điểm theo trình tự: năm 1975 tháng Tư,

ngày Mười Bảy, năm 1978- tháng Hai, đêm tháng Giêng năm 1978... Kết cấu mạch cảm xúc xót thƣơng cho nhân dân trong nạn diệt chủng PônPôt, căm thù quân phản loạn và tự hào về cuộc chiến dành công lý của quân đội Việt- Campuchia. Đó chính là kết cấu toàn bài và cũng là kết cấu phổ biến thƣờng gặp ở trƣờng ca chuẩn. Trƣờng ca Nguyễn Quang Thiều không duy trì kiểu kết cấu quen thuộc đó.

Trƣờng ca Nhịp điệu châu thổ mới (1997) đƣợc coi là trƣờng ca đầu tiên và

cũng gây đƣợc tiếng vang cho phong cách sáng tác của ông. Trong trƣờng ca này, ta tìm thấy một chút sự kiện, đó là lễ đƣa tang một ngƣời nông dân. Sự kiện đó hoàn toàn bị nhòe mờ, không đƣợc lấy làm trọng tâm diễn biến tác phẩm. Đó chỉ là cái cớ, hay nói cách khác chỉ là một thƣớc phim để Nguyễn Quang Thiều chú ý khai thác đến một nội dung trọng tâm hơn đó chính là cảm nhận của ngƣời đƣa tang - nhân vật Cậu Bé. Lúc này, kết cấu tác phẩm hƣớng vào trong mạch cảm xúc, suy nghĩ (tƣ tƣởng) của Cậu Bé. Trong cách xây dựng kết cấu đó, ta thấy những lớp nhỏ sau: Cảnh thiên nhiên, cảnh những ngƣời đƣa, hồi ức về ngƣời quá cố, tâm trạng Cậu Bé. Tất cả đều đƣợc lồng ghép, không tách biệt.

Nhịp điệu châu thổ mới, ngay từ nhan đề đã gợi lên hai yếu tố: Âm thanh và hình ảnh. Âm thanh của tiếng khóc, tiếng kèn trống trải dài trên triền châu thổ đƣa tiễn một con ngƣời về thế giới bên kia. Cũng nhƣ các tác phẩm khác, ở đây thiên nhiên góp một vai trò quan trọng trong việc xây dựng kết cấu. Nó không chỉ là nền cảnh mà còn là một “vai nghệ thuật” để cảm xúc của Cậu Bé đƣợc bộc lộ sâu sắc, tạo liên kết cho toàn bộ tác phẩm. Dƣới đây là những đoạn viết về thiên nhiên đại diện trong trƣờng ca.

-Về từ bên kia sông, từ đỉnh núi xa

đang ngủ hay đang chết trong mưa chiều tháng Bảy -Nến được đốt lên sớm hơn mọi thế kỷ trước Những vết rạn dương gian chầm chậm tràn tràn đầy Ánh hoàng hôn - đấy bình minh linh ẩn

Dâng ngập những mái nhà, những vòm cây, những đỉnh núi u trầm - Phía bên kia, những vầng mây không mang họ của nước Chở lịch sử của chúng tôi nham nhở dọc chân trời

-Và lúc đó những dòng sông nước mắt bắt đầu tuôn chảy Chảy về ngày mai, nơi hàng rào chân trời nở mãi mùa hoa lạ Chảy về hôm qua phần sống của người

-Chúng ta sinh ra khóc rống những dòng sông

Chúng ta sinh ra, lửa cháy mãi trong bếp, trên đồng, trên đỉnh núi không hề đứt quãng

-Đâu cũng con đường... trong huyết, trong cốt Trong cỏ cây, trong đất, trong nước và gió

Và trong những biên giới của hư vô chưa sinh nở con đường

- Những người đàn bà lượn như chim phượng, những vòng, những vòng... Và rộng mãi tận cánh đồng bị lãng quên trên những bến bờ xa.

Họ gieo xuống, và ra đi...

- Đêm vĩ đại và linh ẩn đã chuẩn bị con đường cho Cậu Bé Những quả đồi tự xưng tên tuổi thật của mình

Tất cả thức dậy và đứng lên, những quả đồi bóng tối

Nhƣ vậy, có thể nói, những hình ảnh thiên nhiên xuyên suốt trƣờng ca Nhịp

điệu châu thổ mới. Thiên nhiên là một tấm phông nền bao quát toàn bộ không gian của ngƣời sống, ngƣời chết. Khi xa xôi, nó là vũ trụ, là mƣa giông sấm sét, là màn đêm bí ẩn. Khi gần gũi, nó là cánh đồng, là dải đê sông, là quả đồi, bờ dậu. Đó là một không gian nghệ thuật. Nó không hoàn toàn mang giá trị tả thực. Ta có thể thấy nét làng quê trong đó nhƣng không có nghĩa Nguyễn Quang Thiều tả đích

danh một làng quê, một thiên nhiên nào. Ông lấy cảm hứng từ thiên nhiên làng Chùa, từ vũ trụ nhân sinh quanh ông. Và qua một lớp từ ngữ ẩn dụ, hình ảnh liên tƣởng, không gian ấy có sức gợi lớn. Nó gợi ra sự bao la của vũ trụ, tƣơng phản lại là sự nhỏ bé của kiếp nhân sinh. Những cụm từ “thế kỉ trƣớc” đƣợc lặp lại rất nhiều lần thể hiện một chân lý khái quát về sự hƣ vô của kiếp ngƣời. Nghìn năm rồi, sinh ra lại mất đi. Con ngƣời lặp lại, những cuộc mƣu sinh, những sinh đẻ, những tội lỗi, những nỗi bất hạnh... Chứng kiến chúng là tất cả thiên nhiên vũ trụ cao vòi vọi. Nhân vật Cậu Bé vốn mang nhận thức nguyên thủy, nhìn mọi sự vật trôi qua một cách đơn giản. Trƣớc mắt cậu là cái chết đã diễn ra. Cái chết do sự già nua, tàn tạ. Cậu là thế hệ tƣơng lai, là một nhịp mới trên châu thổ. Những cảm nhận của cậu là sự tổng kết một kiếp ngƣời từng tồn tại. Những lời dặn dò “thổ ngữ” là hành trang riêng cho cậu bƣớc chính thức vào cuộc đời này. Giữa vũ trụ

bao la, huyền bí “ Đêm vĩ đại và linh ẩn đã chuẩn bị con đường cho Cậu Bé”, ta

vẫn thấy nhân vật tự tin khẳng định mình. Sự già nua nằm xuống, sự non trẻ tiếp tục. Đó là một cuộc kế thừa đầy hy vọng, lạc quan của nhân sinh, dù cuộc sống vẫn nhƣ trƣớc, nhiều thử thách, bi kịch. Đó chính là dụng ý của kết cấu, là dòng khép

lại sau tất cả những cảm xúc chứng kiến của Cậu Bé. Là ý nghĩa “nhịp điệu mới

mà Nguyễn Quang Thiều gửi gắm.

Lớp kết cấu còn đƣợc thể hiện qua các âm thanh mang tính ẩn dụ cao.

Cố kìm thêm chút nữa nỗi sợ hãi Sấm rền vang, bặt tiếng gọi trên đồng

Vọng lên tiếng khởi nguyên chưa bao giờ ố nhục, chưa bao giờ chảy máu Hòa vào bản kinh của cỏ trong vườn

Rồi những tiếng ngập ngừng, rồi thanh thoát, và dâng khắp, vang vang Có tiếng gõ lên cánh cửa vô hình và tiếng mở cửa vang xa

Lá sang sảng khua lên, và vang xa, không sao cầm được... Tiếng tù và trôi qua thế giới khói, biền biệt phía bên kia Mở con đường hay mê ngủ, nức nở và cầu nguyện

Tiếng tù và cổ xưa... tha thứ... tha thứ... và khóc khẽ. Bời bời.

Ở đó đợi chờ trong tiếng rống và rì rầm tự nguyện Có ai đó run rẩy, tiếng vừa thức dậy

Âm nhạc đến với người - Âm nhạc không bao giờ bị vấy bẩn Đến trong trống - linh hồn của kiêu hãnh, khát vọng mang cảm xúc vĩ đại Đến trong nhị - Linh hồn những goá bụa chói sáng và nước mắt đẹp buổi tối.

Đến trong kèn - linh hồn những cổ họng chứa đầy ánh sáng bi thương Xin chào Người!

Họ cất tiếng Thời gian

Và Cậu Bé đi, trong tiếng đập rền rĩ của cờ ngũ sắc THỨC DẬY ĐỂ CHÀO ĐÓN MỘT GIỌNG NÓI

(Nhịp điệu châu thổ mới)

Cũng giống nhƣ thiên nhiên, âm thanh xuất hiện nhiều, xuyên suốt trƣờng ca, nhƣ một tiêu điểm trình bày của tác giả. Âm thanh đƣợc cảm nhận bằng tâm tƣởng, đƣợc thể hiện qua lớp hình ảnh, so sánh, liên tƣởng mang giá trị thẩm mỹ cao. Nó nhƣ một sợi dây nối tạo liên kết trong trƣờng ca, hƣớng đến ý nghĩa của

tiêu đề. Nhịp điệu châu thổ mới là gì? Nó đƣợc so sánh trong sự tƣơng quan với

nhịp điệu cũ. Có những âm thanh thật (là tiếng sấm, tiếng khóc, tiếng than, tiếng cầu nguyện, tiếng tù và, tiếng kèn, tiếng đập của cờ trong gió...) nhƣng những âm thanh đó lại đƣợc gắn với những liên tƣởng mang tính chất tâm linh. Nghiễm nhiên, nó không mang hoàn toàn giá trị tả thực, cái nó hƣớng tới quan trọng hơn bản thân nó. Âm thanh ở đây mang ý nghĩa thể hiện một nhịp điệu mới trên nền của nhịp điệu cũ đã kết thúc. Âm thanh cuối cùng là giọng nói của Cậu Bé, một giọng nói đƣợc khai sinh, một kiếp ngƣời chính thức nhập cuộc. Nhƣ đã trình bày, khi xác lập sự tồn tại của con ngƣời Nguyễn Quang Thiều đặc biệt chú ý qua ngôn ngữ, nó là yếu tố có quan hệ với muôn ngàn thứ khác, cho ta biết quê hƣơng bản quán, tuổi tác, trình độ, quan hệ, tính cách... Nếu nhớ đƣợc giọng nói của một

ngƣời, nghĩa là ngƣời ấy đã đƣợc tồn tại, đã từng tồn tại. Ta thấy cái đúng trong

cách nghĩ của ông. Trƣờng ca Nhịp điệu châu thổ mới không kết cấu theo tuyến

sự kiện nhƣng kết cấu theo chủ đề tƣ tƣởng. Với các hình ảnh thiên nhiên, âm thanh bám sát theo cảm nhận của nhân vật cậu bé, trƣờng ca đã hoàn thành hành trình khẳng định một nhịp điệu mới, khẳng định sự sống mới nảy chồi.

Trƣờng ca Nguyễn Quang Thiều không độc tôn một dạng kết cấu. Tuy nhiên khảo sát qua các trƣờng ca tiêu biểu, ta thấy tác phẩm nào cũng phát triển dựa trên mạch cảm xúc của nhân vật (có khi một hoặc nhiều). Nếu lấy tâm trạng, tƣ tƣởng làm trung tâm sẽ thấy trƣờng ca của ông thật gần gũi. Những suy tƣ trăn trở trong trƣờng ca vẫn là những băn khoăn về cuộc đời đúng nhƣ ông từng nói “Thơ không phải viết về những bất hạnh cá nhân, mà viết về những bất trắc của cuộc đời”. Thể trƣờng ca với đặc trƣng là tính dài hơi càng giúp ông thực hiện quan niệm này. Qua những cảm xúc đƣợc thể hiện (của Cậu Bé trong Nhịp điệu châu thổ mới; của chàng trai, cô gái, ông chủ, bầy ruồi, lũ bò trong Lò mổ, của

chàng trai trong Cây ánh sáng, của các nhân vật trong Nhân chứng của một cái

chết...) ta cũng thấy những cảm xúc của mình. Những trăn trở về nhân sinh, về vinh nhục, về trách nhiệm, về sống chết... không ai là không có. Nguyễn Quang Thiều đã nói lên cảm xúc chung đó qua cách tổ chức hình ảnh, âm thanh trong dòng suy tƣởng của nhân vật. Đây cũng là nguyên nhân mà thơ cũng nhƣ trƣờng ca của ông dù rất khó đọc, dù khó thuộc, nhƣng vẫn rất thấm, khiến ngƣời đọc day dứt. Dù ai có chê chỗ này chỗ khác nhƣng mấy chục năm, ông vẫn viết, đƣợc các nhà phê bình và ngƣời đọc hƣởng ứng. Đó chính là sự khẳng định giá trị.

Trong các trƣờng ca khác, ta cũng không khó để tìm đƣợc mạch chủ đề, tƣ

tƣởng làm nên kết cấu. Nhân chứng của một cái chết với 19 chƣơng, khá rời rạc

về nhân vật. Ta tƣởng nhƣ chỉ cần một chƣơng bất kỳ cũng có thể đại diện cho cả văn bản. Đây là một trƣờng ca viết theo cảm hứng quen thuộc của Nguyễn Quang Thiều, cảm hứng về cái chết. Với lớp kết cấu song song về hình thức, mỗi chƣơng là một câu chuyện về sự sống và cái chết đƣợc các nhân chứng chứng kiến. Những câu chuyện có khi rất hiện thực về một công viên, một khu phố, một con đƣờng, có khi lại là sự hồi tƣởng về quá khứ của nhân vật... Tất nhiên, cũng giống nhƣ những

trƣờng ca khác, Nguyễn Quang Thiều không hƣớng về sự việc trên câu chữ. Tất cả

Một phần của tài liệu Đặc điểm trường ca Nguyễn Quang Thiều (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)