Khát vọng sống, tình yêu và hạnh phúc

Một phần của tài liệu Đặc điểm trường ca Nguyễn Quang Thiều (Trang 56)

5. Cấu trúc của luận văn

2.2.4. Khát vọng sống, tình yêu và hạnh phúc

Cảm xúc tìm thấy trong trƣờng ca của ông phần lớn là cảm xúc thuộc cung trầm, bi quan trƣớc nhân thế. Nào mất mát, nào chia ly, nào tuổi già, nào vĩnh biệt nhƣng đó chỉ là một phần của hiện thực, một phần của con ngƣời. Con ngƣời với bản năng sinh tồn, dù ở trong hoàn cảnh nào cũng cố gắng trỗi dậy, chiến thắng, trong trƣờng ca của mình ông đã ghi lại những nét đẹp của sức mạnh ấy. Trong

"Nhịp điệu châu thổ mới", khi tƣợng trƣng hóa mọi cảnh vật, mọi sự việc, Nguyễn Quang Thiều đã dựng lên một thế giới của trí tƣởng tƣợng. Ở đó không có ranh giới giữa sự sống và cái chết, tất cả đều là sinh thể, tất cả đều có linh hồn. Về mặt này, về

sự phong phú của trí tƣởng tƣợng, có lẽ Nguyễn Quang Thiều đƣợc xếp đầu bảng, ông đúng thực là nhà thơ có trí tƣởng tƣợng phong phú, kỳ lạ. Qua con mắt của một đứa trẻ, cuộc tiễn đƣa cái chết của ngƣời bà nội đƣợc dựng lên nhƣ một hành trình về một xứ sở kỳ lạ; ở đó "Nến đƣợc đốt lên sớm hơn mọi thế kỷ", ở đó có "Vầng dƣơng thổn thức trên cánh đồng vải liệm thơm tho", nơi ngƣời bà "Thƣờng bay qua cánh đồng mỗi ngày cuối chiều... Khâu lặng lẽ những hơi thở rách", nơi tất cả đều mang một đời sống mới từ "Ngôi nhà", "Chiếc giƣờng", "Dây phơi" đến "Ngọn đèn"...; và cái chết cũng không phải chỉ là cái chết mà là sự gieo cấy một sứ mệnh mới, một sứ mệnh thiêng liêng: "Thổ ngữ gieo từ bàn tay Ngƣời Nông Dân Già vào tay cậu bé. Cậu bé chầm chậm mở vƣơng quốc của mình";rồi từ đó là "Tuôn chảy một dòng sông", là "Mọc lên một quả đồi", là "Mở ra một con đƣờng", rồi " Một cây cầu"đƣợc dựng lên mà đứa bé "Nhƣ một trụ cầu mọc lên để đỡ lấy một giọng nói"...

Trƣờng ca Nhân chứng của một cái chết lại viết về khát vọng sống đƣợc

thể hiện theo một cách khác. Qua biến cố một thị xã ngập nƣớc, tác giả đã đóng vai một nhân chứng, chứng kiến cái chết, kết thúc của những sự mục ruỗng, sự ngƣng trệ trƣớc một thử thách khắc nghiệt, của khoảng thời gian mà dòng sông chảy nhƣ "một dòng nƣớc đục lạnh tanh"; "Bụi quá nặng làm mái nhà oằn xuống"; khi những câu hỏi "vang lên nhƣ bom" mà vẫn không có câu trả lời, khi những thông điệp của ngôn từ "không ngƣời nghe", khi các thi sĩ, những ngƣời cất giữ tâm linh thời đại cô đơn đến cùng tận: "Họ không bao giờ đƣợc cộng vào đám đông và đám đông cũng không bao giờ cộng đƣợc họ"... Nhƣng nhƣ có một sự thống nhất trong tƣ tƣởng nghệ thuật, Nguyễn Quang Thiều luôn là con ngƣời mạnh mẽ, thơ anh không dẫn ngƣời đọc đến ngõ cụt, mà luôn hƣớng tới một "sự lột vỏ", tới một "bình minh đang lên", và trong "Nhân chứng của một cái chết" cũng vậy, trong sự tan rã, trong sự cuốn trôi cuối cùng, thi sĩ vẫn cho chúng ta thấy trên vòm trời mãi lấp lánh một vì sao "bền bỉ sáng"...

Đó cũng là “chất sống ” trong trƣờng ca của ông. Nhận biết về cái chết với tất cả nguyên nhân, chiều kích nhƣng trong tuyệt vọng nhất vẫn có một sự thật tồn tại : Dù sao cả nhân loại cũng không thể vì chán sống, không biết sống mà kết thúc ngay lập tức cuộc sống của mình. Điểm tuỵêt vọng mà chúng ta đứng liệu có phải con

đƣờng cùng, hay nhƣ nhà văn Nguyễn Khải nói đó chỉ là những “ranh giới” . Mà, đã

là ranh giới thì vẫn còn có thể vƣợt qua: “Nhưng chàng đã đứng dậy như lạc đà với

sức nặng khủng khiếp chỉ của một hạt cát trên lưng, nhẫn nại và kiêu hãnh bước đi. /Hay chàng là một thi sỹ chân chính của xứ sở này không dối lừa mình, chàng là ví dụ của điên loạn đập cánh và sự dày vò như sóng bạc đầu của đại dương thanh sạch nhất thế gian. /Hay chàng là kẻ mang cơn mơ phá tung những bức tường, những cánh cửa của thế gian nơi chàng đang sống. /Hay chàng chỉ là một ống họng khổng lồ rống vang hai tiếng khổng lồ đau đớn: Tự do.”(Cây ánh sáng)

Quá trình tiếp tục sống cũng là quá trình tự vƣợt lên chính mình. Ƣớc ao tấm thân mình là thân lạc đà, những khó khăn nhƣ hàng hóa nặng nề chất trên vai, những cám giỗ nhƣ cái nóng chang chang trên sa mạc. Lạc đà vẫn vƣợt qua và chúng ta có thể hi vọng. Ông mơ về một sức mạnh có thể phá tung những bức tƣờng, những thành trì lối sống cũ kĩ, dục vọng đang nhan nhản trên thế gian mà ta đang sống. Hai tiếng “tự do” dù đau đớn xé họng nhƣng cũng thật tự hào, kiêu hãnh nếu đƣợc kêu lên.

Cuộc sống có khi bị trói buộc lừa dối trong biết bao tấm màn ảo ảnh nhƣng

con ngƣời chẳng khi nào thôi hi vọng: “Nhưng chàng vẫn tin chàng sẽ tìm thấy

chàng đích thực trong những ảo ảnh kia”(Cây ánh sáng)

Tuyên ngôn hƣớng đến sự sống có khi mãnh liệt, đầy thúc giục, để động viên con ngƣời tự tin bƣớc tiếp. Sự sống ấp ủ trong vạn vật, trên những cánh đồng trải dài ƣơm ngũ cốc từ ngàn năm, trên những lá non xanh đâm chồi nảy lộc.

Nhưng trên cánh đồng đêm đêm

Những hạt ngũ cốc không ngừng chuyển động Những cái rễ phóng sâu vào lòng đất thẫm nâu Những tia chớp rạch bầu trời mù tối

Và những lá xanh chói

Dựng sáng những thanh bảo kiếm Lời tuyên thệ của khát vọng sống

Có những lúc, lời thơ thật thanh thoát, không còn chút nào u ám của cái chết hay sự cô đơn. Tất cả đều tràn đầy một niềm tin vào cuộc đời. Bản thân sự sinh ra đã là một bài ca, hành trình tìm những lời hát của nó là bí mật nhƣng là một bí mật tồn tại thật sự. Sẽ có ngày nó hé mở những khúc hát chan hòa.

Hãy cúi xuống thật thấp, hãy ngước lên thật cao Ngươi sẽ nhìn thấy toàn bộ bí mật của bài ca sự sống

(Lò mổ)

Khát vọng sống có khi là những lời quyết tâm tự đáy lòng. Quyết tâm giữ lại những giá trị đẹp đẽ của cuộc sống. Hình ảnh cánh hồng tƣợng trƣng cho những điều tốt đẹp, dù màu đỏ ấy đƣợc tạo thành từ bao nhiêu mạch máu, cũng biết đau

đớn nhƣng vƣợt lên sự đau đớn đó là quyết tâm “phải sống”. Sống để khẳng định

giá trị của mình, sống để khẳng định trên đời vẫn còn đó cái đẹp.

Chàng tỉnh giấc . Hoa hồng phủ kín đêm. Những cánh hồng mềm ướt, chằng chịt những mạch máu.

Nhẫn nại và lặng im hơn những người nông dân trên đất đai. Hoa hồng phải sống.

Đau đớn và khát vọng hơn những tử tù. Hoa hồng phải sống.

(Lò mổ)

Khát vọng sống ở ông vẫn vƣợt lên tất cả những bi quan của cuộc sống. Ông đã khẳng định bản năng sống của con ngƣời. Sinh ra con ngƣời là để làm chủ cuộc đời. Hành trình đó dẫu có phạm những sai lầm dẫn đến những khủng hoảng về tâm lí nhƣng hơn cả là một ý chí muốn sống. Ý chí đó cũng có khi yếu đuối, muốn nƣơng tựa vào một đấng siêu phàm nào đó, để đƣợc an ủi, đƣợc động viên, đƣợc tiếp thêm sức mạnh vƣợt qua những khó khăn trƣớc mắt. Tất cả những bộn bề của cuộc sống trƣớc mắt sẽ không tự nhiên biến mất nhƣ có một phép màu, nhƣng con ngƣời có thể thay đổi chúng nếu đƣợc nhận một nguồn sức mạnh tinh thần tạo thêm ý chí. Hơn hết, trong trƣờng ca của mình, ông không khuyên con

ngƣời lẩn tránh hiện thực. Ông chƣa một lần mơ ƣớc lên cung trăng hay thế giới thiên đàng thanh thản mà ông muốn tất cả chúng ta mở to đôi mắt, để thấy hiện thực cuộc sống nhơ nhuốc, để ý thức đƣợc trách nhiệm của mình là phải tẩy rửa thế giới hiện thực chứ không có con đƣờng trốn tránh nào.

Hỡi con trai tội nghiệp của ta. Ta nghe thấy con khóc cả trong mơ.

Cho dù con đứng ở đâu, nơi tối tăm nhất hay nơi bẩn thỉu nhất của thế gian,

ta cũng thấy con bởi con đang run lên sợ hãi.

Nơi nào có nỗi sợ hãi là ta đến. Ta không dọn sạch sự bẩn thỉu quanh con và nỗi sợ hãi trong con.

Ta đến và thì thầm bên con như giọng cha con như giọng mẹ con, như giọng anh em con, như giọng một người bạn: Hỡi chàng trai , hãy đứng dậy và bước đi.

(Lò mổ)

Trong thơ, ông cũng ko ít lần thể hiện khát vọng vƣợt lên cuộc sống. Bài thơ Linh hồn những con bò của Nguyễn Quang Thiều là một ví dụ. Nếu cánh đồng cuối cùng, bóng tối, tiếng rống, những chiếc ách, dàn kèn đồng thuộc về hôm qua,

hiện thể... thì đám mây trở thành một biểu tƣợng của phục sinh miên viễn nhuốm

màu sắc tâm linh:

Giờ chỉ còn những đám mây

phiên bản của đàn bò/ bay trên cánh đồng của những con bò khác.

Trở về với đời sống tâm linh, trở về cội nguồn là sự trở về với những giá trị vĩnh cửu để xa rời cuộc sống ồn ào, vội vã của nền văn minh hiện đại, là sự kiếm tìm trạng thái bình yên, đối lập trạng thái bất an, khiếp sợ trƣớc cái hỗn loạn của xã hội công nghiệp. Trong trƣờng ca Nguyễn Quang Thiều, màu sắc nghi lễ thiêng liêng của đời sống tâm linh không gắn với tôn giáo nào và không xa lạ với con ngƣời. Theo ông, đức tin về những điều thiêng liêng trong tâm hồn mỗi ngƣời sẽ

khiến cho chúng ta nhận ra rằng thế giới xung quanh tràn ngập những điều thiêng: Sự linh thiêng qua cái nhìn của nhà thơ là cái đƣợc hiện lên ngay từ những điều bình dị nhất của đời sống. Đó là vẻ đẹp của ban mai, ngôi sao, áng mây, cánh đồng, bãi cát, vòm cây, ngọn gió... Thiên đƣờng trong thơ Nguyễn Quang Thiều đó chính là vẻ đẹp trinh nguyên của cuộc sống vĩnh hằng.

Một phần của tài liệu Đặc điểm trường ca Nguyễn Quang Thiều (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)