5. Cấu trúc của luận văn
2.4. Biểu tƣợng trong trƣờng ca
Nếu văn xuôi thiên về yếu tố cốt truyện thì thơ là sự bộc bạch cảm xúc trữ tình. Ngƣời sáng tạo thơ có thể bày tỏ trực tiếp, dạt dào tâm trạng, cảm xúc của mình qua câu chữ mà không gặp bất kỳ một trở ngại nào. Nhƣng muốn hữu hình hóa thế giới tinh thần của mình thì tác giả cần đến những điểm tựa và một trong những điểm tựa quan trọng đó chính là hệ thống hình ảnh - biểu tƣợng.
Biểu tƣợng không chỉ thể hiện quan niệm thẩm mỹ mà còn thể hiện sâu sắc tƣ tƣởng của tác giả. Bởi đó là hình ảnh gọi dậy từ miền kí ức của nghệ sĩ. Ngƣời nghệ sĩ dùng biểu tƣợng để phản ánh cuộc sống. Vì thế, trong thơ biểu tƣợng còn là hình ảnh cụ thể giàu cảm xúc, có khả năng biến hóa và chứa đựng nhiều tầng nghĩa sâu xa, luôn gắn với cách tƣ duy, quan niệm nghệ thuật của tác giả và mối liên quan đối với hoàn cảnh và tâm lý thời đại.
Trƣờng ca là thể loại sử dụng nhiều biểu tƣợng trong sáng tác. Điều này có thể do đặc điểm tự thân của trƣờng ca là đƣợc hình thành từ những cảm xúc lớn của con ngƣời. Trƣờng liên tƣởng rộng lớn và cảm xúc mạnh liệt khiến xuất hiện
nhiều biểu tƣợng rất tiêu biểu. Trong giai đoạn chống Mỹ, trƣờng ca Mặt đường
khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm đã để lại nhiều biểu tƣợng đẹp và tự hào về đất nƣớc lạc hồng truyền thống, về phấm chất cần cù, chịu khó, đùm bọc yêu thƣơng ngàn đời của ngƣời Việt, trƣờng ca của Anh Ngọc cũng tạo đƣợc nhiều biểu tƣợng
nhƣ biểu tƣợng cánh sóng, ngọn lủa, con đường, vầng trăng... thể hiện cội nguồn
sức mạnh của dân tộc, phẩm chất ngƣời lính...
Nền văn học hậu chiến mang con ngƣời từ cái ta rộng lớn trở về với cái tôi sâu thẳm với khát vọng khám phá tìm hiểu cuộc sống. Có thể nói đó là một thế giới tự do nhƣng phức tạp. Chính bối cảnh đó càng khiến trong văn học xuất hiện nhiều biểu tƣợng đa dạng, phong phú, nổi bật. Điều đó càng đƣợc thể hiện rõ nét qua trƣờng ca của Nguyễn Quang Thiều. Cùng với các nhà thơ hiện đại, Nguyễn Quang Thiều đã tạo đƣợc hệ thống biểu tƣợng vừa mang nét chung của thời đại
vừa tạo đƣợc vẻ riêng khá đặc sắc và giàu sức gợi. Xét về phong cách, Nguyễn Quang Thiều vốn có cái đặc biệt hơn các nhà thơ khác, càng đặc biệt so với các nhà viết trƣờng ca khác. Ta vẫn xếp ông vào nhóm các tác giả đƣơng đại, sáng tạo, đổi mới trong lối viết. Thực chất, bản thân Nguyễn Quang Thiều chƣa khi nào tự nhận ông là một trƣờng phái nào mà viết là để thổ lộ chính mình. Khi viết, ông thiên về một cõi khác kế tiếp cõi nhân sinh, hƣớng nhiều đến thế giới tâm linh, những niềm tin tôn giáo nguyên sơ về sự sinh ra, mất đi của loài ngƣời. Ông đã kết hợp cảm hứng về nhân sinh, tâm linh với chất sử thi kì vĩ tạo nên một nét riêng của mình. Và con đƣờng mà ông chọn cho trƣờng ca lại là mảnh đất thích hợp để khai sinh ra các biểu tƣợng. Khác với văn học giai đoạn trƣớc, những biểu tƣợng cũng có nhƣng thƣờng đơn giản. Nguyễn Quang Thiều là tác giả của dòng văn học đƣơng đại, với lối sáng tác đã thay đổi nhiều. Từ Phiên chợ Giát của Nguyễn
Minh Châu, biểu tƣợng con bò khoang đã mang phần sáng tạo rất nhiều vì đó là
biểu tƣợng lấy từ chất liệu bình thƣờng của cuộc sống không còn là những biểu tƣợng đơn giản thể hiện ý thức chung của xã hội. Nguyễn Quang Thiều cũng vậy, biểu tƣợng trong trƣờng ca của ông chủ yếu là hình ảnh của cuộc sống bình thƣờng, đại diện cho nhân sinh, cho sự tồn tại, cho khát vọng sống của con ngƣời. Nhƣ Diêu Lan Phƣơng nhận xét: “Một điều cũng nên nói thêm là, khác với ngôn ngữ mang “khoảng cách sử thi” trƣớc đây, Nguyễn Quang Thiều thƣờng nâng những hình ảnh quen thuộc, bình thƣờng thành biểu tƣợng” [43,tr.91]
Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi chỉ đi sâu khảo sát phân tích một số
biểu tƣợng nhƣ chiếc áo, con đường, ánh sáng, bóng tối. Bởi vì, theo thống kê của
chúng tôi, đây là những biểu tƣợng xuất hiện với tần suất nhiều nhất trong hệ thống biểu tƣợng ở 4 trƣờng ca và một bài thơ dài của tác giả. Qua đó chúng tôi muốn góp phần khẳng định tài năng của ông trong việc tạo dựng biểu tƣợng vừa độc đáo vừa giúp ngƣời đọc cảm nhận những vấn đề của cuộc sống tâm tƣ của tác giả Nguyễn Quang Thiều trên một góc nhìn mới hơn.
Bảng thống kê các biểu tƣợng khảo sát trong trƣờng ca Biểu tƣợng Tác phẩm Áo (chiếc áo) Con đuờng Tối (bóng tối) Sáng (ánh sáng) Chết (cái chết) Sông (dòng sông)
Nhịp điệu châu thổ mới 11 23 15 25 6 5
Lò mổ 13 44 69 48 58 12 Nhân chứng của một cái chết 11 43 26 39 31 20 Cây ánh sáng 1 12 30 36 13 2 Mười một khúc cảm 3 3 2 5 0 0 Tổng hợp 39 125 142 153 108 39
Bảng thống kê các biểu tƣợng xuất hiện nhiều trong tập Châu thổ Biểu tƣợng Tác phẩm Áo (chiếc áo) Con đuờng Tối (bóng tối) Sáng (ánh sáng) Chết (cái chết) Sông (dòng sông)
Tuyển thơ Châu thổ 93 225 212 253 143 110 2.4.1. Biểu tượng “chiếc áo”
Hiện thực trong trƣờng ca Nguyễn Quang Thiều là kiểu hiện thực mà ở đó con ngƣời bị buộc mình vào những vỏ bọc. Cuộc sống với quá nhiều những lo toan cơm áo, với quá nhiều những dục vọng giàu sang, quá nhiều những ham mê quyền lực, những thiên tai, bất hạnh, những đối lập... đã vắt kiệt thiên tính, bản thể của con ngƣời. Họ không còn là một sinh vật tồn tại với những mối quan hệ thân tình, những cảm xúc. Cuộc sống với họ chỉ co lại trong một số thao tác lặp lại, tƣ duy
hay ngôn ngữ nghề nghiệp nào đó. Bản thể đã hoàn toàn bị biến dạng. Con ngƣời đã ngụy trang, che đậy bản thể bằng rất nhiều kiểu vỏ bọc.
Nguyễn Quang Thiều đã hình tƣợng hóa sự che đậy cái “tạng ” bên ngoài bằng hình ảnh chiếc áo. Thuở ban đầu, chiếc áo vốn không đƣợc con ngƣời biết đến. Kinh thánh ghi lại, Adam và Eva gặp nhau trong vƣờn địa đàng khai sinh ra loài ngƣời trong hình hài thiên nhiên nhất. Rồi, những chiếc áo xuất hiện để con ngƣời chống lại cái giá lạnh khắc nghiệt của thiên nhiên. Bản năng sống ấy vẫn là lẽ thƣờng. Những chiếc áo ngày càng đƣợc cách tân cải biến, để phân biệt đàn ông, đàn bà; ngƣời giàu kẻ nghèo... Cũng từ đây bắt đầu câu chuyện về những chiếc áo trong trƣờng ca Nguyễn Quang Thiều.
Chiếc áo trở thành một vỏ bọc của con ngƣời. Bất cứ đứa trẻ sơ sinh nào ngay từ đầu cũng đƣợc khoác lên mình tấm áo. Và hành trình cuộc đời là sự thay đổi những tấm áo khác nhau. Có chiếc áo đẹp, có chiếc áo xấu, có chiếc áo phù hợp, có chiếc áo không phù hợp. Có một điều chắc chắn, con ngƣời sẽ không bao giờ thoát khỏi những chiếc áo ngay cả khi nhận thức đƣợc sự chật chội, đau đớn mà nó mang lại cho mình. Trong xã hội này, ngay từ đầu, nó đã là số mệnh trói buộc con ngƣời.
Và những chiếc áo mọc quanh chúng ta Đấy những lá của chúng ta
Đấy hội họa, đấy kiến trúc - Những thẩm mĩ tội lỗi Đấy reo vang của vải, đấy bệnh câm của vải Đấy rũ rượi, căng tràn. Đấy giản đơn, tha thứ
(Nhịp điệu châu thổ mới )
Những chiếc áo cũng nhƣ những chiếc lá. Nếu những chiếc lá che đi vẻ trần trụi, gầy guộc của cây thì những chiếc áo che đi bộ dạng thật của con ngƣời: những vết bầm, những bệnh ghẻ, những vết trổ xăm, những mụn thối, vẻ yếu đuối hay một tội ác... Nó có thể che vì ngƣời ta có thể họa nên đó những kiến trúc xóa dấu vết. Nó không biết nói nên không bao giờ có thể tố cáo kẻ đang mặc “hắn đang giả tạo, hắn là thủ phạm”. Và mọi thứ chìm trong vỏ bọc ấy.
Đằng sau mỗi lớp áo là nụ cƣời, sự đắc thắng, hay giọt nƣớc mắt...??? Thật khó biết vì bản thân chúng cũng không lộ rõ hình dạng của mình.
Trong chiếc áo những lối khâu giấu một nửa mặt chỉ
(Nhịp điệu châu thổ mới )
Con ngƣời ý thức đƣợc điều đó và vỏ bọc chiếc áo khiến họ ngột ngạt. Khát khao đƣợc một lần thôi là chính bản thể. Nhƣng bản thể của họ đâu? Họ không tìm thấy, ngay từ khi ý thức đƣợc, con ngƣời đã quá đà đi tìm một cái hơn mình, và họ đi mãi, đi mãi để rồi lạc lối trong mê lộ cuộc đời. Họ vẫn không tìm thấy cái mà họ muốn, họ lại quên đƣờng trở về xƣa. Trong sự ngột ngạt không lối thoát ấy, họ gào thét thẳng vào cái vỏ đang bọc mình. Quần áo không thể che giấu bản chất, che
giấu đạo đức của con ngƣời: “Quần áo là một thói đạo đức giả.” (Lò mổ); “Hành
động tìm áo quần của chúng ta chỉ khác sự thay lông của con lợn bởi hình thức.”
(Lò mổ).
Con ngƣời sống chung với vỏ bọc giả dối. Dù rất mệt mỏi chán chƣờng nhƣng không thể gỡ bỏ chúng. Họ sợ ngƣời khác biết sự yếu đuối của mình, tội lỗi của mình, những điều thật của mình. Theo một vô thức nào nó, họ lại che dấu nó bằng những lớp áo. Những tội lỗi, sai lầm dù đƣợc ý thức nhƣng không thể rũ bỏ, nó dai dẳng đeo bám con ngƣời nhƣ chứng minh cho sự thất bại của họ:
“Chàng đã từng khóc âm thầm bởi những cơn mê đói khát của con đỉa khổnglồ Mà chàng không thể gỡ nó khỏi chàng, chàng vẫn phải tắm rửa cho nó và mặc áo quần cho nó, đặt tên cho nó và nhiều lúc bào chữa cho nó”
(Cây ánh sáng)
Kết thúc của cái gì không thật vẫn là những bi kịch. Vỏ bọc vẫn chỉ là vỏ bọc, vốn dĩ chúng chẳng có mối liên hệ nào với cái thân thể mà chúng đang che giấu. Một khoảng cách gần lại là một mối quan hệ đƣơng đầu, đối lập, nó càng mong manh trƣớc sóng gió của cuộc đời. Rồi một ngày, cơn đại hồng thủy đến, nó sẽ không thể chống chọi và chắc chắn sẽ trôi đi. Con ngƣời cũng vì thế mà gục ngã. Bi kịch của những chiếc áo cũng là bi kịch của con ngƣời hiện đại:
“Chiếc áo vùng vẫy trong nước. Nó cố ngoi lên bao lần nhưng đều thất bại. Hai ống tay áo bám chặt vào lề đường nhưng bị nước cuốn đi. Tôi thấy chiếc áo giãy giụa kinh hoàng và kêu sặc sụa. Và cuối cùng chiếc áo bị cuốn mất vào một miệng cống tối om. Đấy là con đường dẫn tới địa ngục của những chiếc áo.”
(Nhân chứng của một cái chết)
Hình ảnh chiếc áo vùng vẫy trong nƣớc hay cũng chính là hình ảnh con ngƣời hiện đại vùng vẫy trong bi kịch của mình. Con ngƣời bị ngộp trong bộn bề cuộc sống. Cảm giác sợ hãi, cảm giác muốn bứt lên để thoát khỏi hoàn cảnh nhƣng những cơn lốc xoáy của dục vọng, của mƣu sinh… cứ ào đến. Và, với chút sức yếu ớt, hai cánh tay bé nhỏ tuột mất, bị cuốn theo dòng lốc xoáy. Sẽ chẳng có sức nào kéo họ lại. Hun hút phía trƣớc là miệng cống, là vực thẳm, nơi họ sẽ không bao giờ đƣợc thấy ánh sáng thanh sạch của cuộc sống.
2.4.2. Biểu tượng “con đƣờng”
Nguyễn Quang Thiều đã xây dựng hình ảnh con đƣờng nhƣ một biểu tƣợng của hành trình cuộc sống. Trong trƣờng ca của ông. Hình ảnh đó không chỉ mang tính “tả thực” để nói về những đƣờng đi trong thực tế. Bao giờ cũng vậy, nó là con đƣờng nhân sinh bất ngờ dằng dặc, nó là con đƣờng thử thách con ngƣời. Ông vốn luôn quan tâm đến những vấn đề tồn tại của con ngƣời. Hành trình sống của mỗi cá nhân đại diện cho kiếp chung nhân loại. Dù bề ngoài mỗi ngƣời mỗi vẻ, mỗi hình hài song bản chất cũng đều giống nhau, phải mò mẫm trong cõi nhân sinh. Phải giả dối, phải lọc lừa, phải tuyệt vọng... Hành trình đó là “con đƣờng” đƣợc Nguyễn Quang Thiều biểu tƣợng hóa trong trƣờng ca. Rất đều đặn, ngay cả trong thơ hay những trƣờng ca chƣa hoàn thành ta vẫn thấy những trăn trở mà tác giả gửi gắm qua biểu tƣợng này.
Con đƣờng đẹp nhất vẫn là con đƣờng tuổi thơ, chƣa có lo toan, chƣa ý thức đƣợc những sự nghiệt ngã của cuộc sống. Tuổi thơ, với những ký ức về gia đình, ngƣời thân, làng Chùa châu thổ yêu dấu, với những nhận thức mơ hồ đầu tiên về cuộc sống mãi là một vùng kỷ niệm đẹp. Con đƣờng về đó trải đầy hoa cổ tích nhƣng không một ai bƣớc vào đƣợc bao giờ. Nhìn về con đƣờng đó để tạo niềm tin bƣớc tiếp trên con đƣờng hiện tại:
Dâng lên như mùa xuân thứ nhất Những con đường biền biệt thuở thơ Có lẽ nào đó là đường nhân loại Đó là niềm tin sót lại trên đời
(Mười một khúc cảm)
Con đƣờng hiện tại là biết bao chông gai, thử thách của cuộc sống khắc nghiệt. Đi mà chƣa biết đâu là đích đến, nó mênh mông nhƣ sa mạc bao la chứa đầy bất trắc. Nó sẵn sàng nuốt chửng những con ngƣời ngã gục vào hàng vạn tỷ khối cát nóng giẫy và ngạt thở. Nhƣng đó lại là đƣờng đời, có ai sống mà không phải đi. Con ngƣời nhƣ những con lạc đà. Nếu lạc đà nặng bởi hành lý chất trên lƣng thì ta cũng è cổ, nặng vai bởi những tham vọng, đam mê. Cứ thế, lấn sâu vào con đƣờng sa mạc cát để không biết lúc nào bị nuốt chửng.
Nhưng lạc đà không chối bỏ những bao tải cát trên lưng và không rời bỏ những con đường sa mạc cát
(Cây ánh sáng)
Con đƣờng còn biểu tƣợng cho số phận và con ngƣời không thể trốn tránh. Buộc phải dấn thân vào đó, đối diện với hiện thực mình đang từng ngày chết đi, xấu đi cả nhân hình và nhân tính:
Mi không còn đường chạy thoát khỏi ta được nữa. Mi là ta bóng tối và ta
là mi ánh sáng
(Cây ánh sáng)
Con đƣờng số phận đó do con ngƣời bƣớc đi nhƣng không bao giờ có thế kiểm soát đƣợc điểm đến của nó, không bao giờ có thể biết đƣợc ngày cuối cũng đƣợc nhấc bàn chân bƣớc ra khỏi nó:
Sẽ đến một ngày như thế, nhưng không phải lúc này vì con đường mi đi
không hạn định.
Tất cả bị cuốn đi lao theo con đƣờng của số phận mình. Họ không biết điều gì trƣớc mắt, chỉ biết những thử thách nối tiếp nhau nhƣ mƣa táp mặt. Với tất cả sự mệt mỏi cố giấu đi, họ không dám bảo nhau ngừng bƣớc mà chỉ dặn nhau hãy nhớ đƣờng về.
Tất cả hồn hoa, thư tình, bồ câu và những cuốn sách gặp nhau trên con đường cắt qua cánh đồng ngoại ô. Cuốn sách già nhất vuốt nước mưa trên
mặt và nói: “Chúng ta phải ra đi, nhưng hãy nhớ đường về”.
(Nhân chứng của một cái chết)
Trên những hành trình dài dằng dặc và đầy bất trắc đó cũng là nơi sinh ra sự mệt mỏi, tuyệt vọng.
Có tiếng nấc đêm đêm vọng về từ con đường xa khuất thế gian này
(Nhân chứng của một cái chết)
Con ngƣời thật sự đã lạc trong mê lộ. Chẳng hề có bảng chỉ dẫn, chẳng hề có ngƣời chỉ đƣờng. Tôi muốn giàu sang, hƣớng nào đi đến giàu sang? Tôi muốn quyền lực thao túng, hƣớng nào chắc chắn đƣa tôi đến quyền lực? Và sự mò mẫm, sự phỏng đoán khiến con ngƣời chìm trong mê loạn, lạc lối nhƣ một đứa trẻ trong lễ hội đền Trần đêm phát ấn:
Một con đường tỏ dần trong tôi và ánh ngày rạng toả. Một bản nhạc
trong lặng im tấu lên rộn rã. Một lễ hội toàn người lạ kéo tôi như đi lạc mất đường về.
(Nhân chứng của một cái chết)
Trong hoàn cảnh đó, việc tìm con đƣờng thoát là vô vọng nhƣ một ngƣời mù muốn rời khỏi đám đông đang chen lấn:
Như con ngươi của người mù Cố ngước lên tìm đường
Để thoát khỏi đám đông gào thét
Đáng sợ hơn là sự lạc đƣờng trong ý nghĩ của chính con ngƣời. Quá thụ động trƣớc những trắc trở, họ mất khả năng tự tin vào bản thân, mất khả năng phán