Những mê lộ cuộc sống

Một phần của tài liệu Đặc điểm trường ca Nguyễn Quang Thiều (Trang 65)

5. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Những mê lộ cuộc sống

Con ngƣời với khát khao khám phá vốn tự tin cho mình là nắm đƣợc vũ trụ. Họ quy định đƣờng kinh tuyến vĩ tuyến để kiểm soát diện tích trái đất, họ tính thời gian lên thiên hà này, thiên hà kia bằng đơn vị “năm ánh sáng”. Thế, có nghĩa là họ làm chủ. Nhƣng sự thật hình nhƣ lại không nhƣ thế. Trong thế giới ngƣời vẫn còn và còn nhiều những mê lộ mà họ đang lạc lối. Đó không phải là những lâu đài ma quái, không phải là những con đƣờng trúc trắc, đó không phải là mê lộ của vũ trụ. Vì nếu có một đấng toàn năng nào đó khai sinh ra vũ trụ này thì dẫu họ có tạo ra mê lộ cũng là điểm dựa đáng tin của con ngƣời. Nói cách khác, mê lộ của tự nhiên bao giờ cũng có lối thoát nhƣng mê lộ của con ngƣời hiện đại thì không. Con ngƣời hiện đại bị lạc lối trong những cái bình thƣờng, thậm chí tầm thƣờng nhỏ nhặt mà nếu không chú ý thì con ngƣời rất dễ bỏ qua và không ý thức đƣợc rằng họ đang sống trong mê lộ.

Vòng xoáy bi kịch cuộc sống là sự quẩn quanh. Những điều xung quanh tƣởng chừng rất đơn giản với các yếu tố gia đình, công việc, bạn bè, tình yêu…nhƣng tất cả lại bị rối bời trong nhận thức. Họ không thể kiểm soát. Vỏ bọc kiên cố khiến con ngƣời bị va đập trong chính trật tự của mình, không nắm bắt đƣợc trật tự ấy và chìm trong u uất, khó hiểu. Trong văn học thế giới, từ thế kỷ XX, các nhà văn đã viết về điều này tiêu biểu nhƣ Franz Kapka. Họ đã có những tác phẩm nổi tiếng cũng nhƣ những nhận xét chính xác, nhạy bén về tình trạng “bệnh” của con ngƣời hiện đại. Trong nền văn học Việt Nam, có thể nói Nguyễn Quang Thiều là một trong những tác giả tiên phong và thành công khi đi tìm hiểu con ngƣời theo hƣớng đó. Qua các trƣờng ca, vấn đề cuộc sống thực sự của con ngƣời luôn đƣợc quan tâm, các nhân vật đều băn khoăn trƣớc bản thể và không tìm đƣợc lối đi trong cuộc sống. Các hình ảnh đƣợc xây dựng trong trƣờng ca Nguyễn Quang Thiều hầu hết mang tính chất hỗn độn. Các sự vật bất ngờ xuất hiện nhƣ những suy nghĩ vụt lóe trong óc, khó có thể lúc nào cũng kiểm soát. Không gian bỗng chốc thay đổi, con ngƣời đôi khi bị tách ra khỏi thời gian thông thƣờng để chìm vào một thế giới phi thời gian với những rối rắm của cuộc sống bộn bề hiện tại. Nếu trong thơ trƣớc đây có những câu thơ triết lý, ý thơ triết lý, hoặc những

bộc bạch suy tƣ có tính triết lý thì với cách biểu đạt nhƣ vậy, Nguyễn Quang Thiều có cả những kết cấu triết lý về một quá trình, về một sự vận động. Đó không chỉ là thơ mà còn là một tƣ tƣởng.

Một trong những biểu hiện của việc con ngƣời bị lạc lối trong mê lộ là sự

đánh mất mình. Trong trƣờng ca Cây ánh sáng, con ngƣời không chỉ không biết

mình là ai mà thậm chí không biết mình là gì ? Có những câu hỏi tƣởng nhƣ không bình thƣờng, con ngƣời không biết mình là con trùng, là con sói, là đại bàng, lạc đà hay ngôi sao xanh...? Sự tồn tại chƣa khi nào đau đớn đến thế. Con ngƣời đã đánh mất mọi chỗ dựa, đức tin, sự hành xử thật thà...Họ đối mặt với nhau bằng vỏ bọc, họ không biết đến ngƣời khác, lâu dần họ quên mất cả mình. Họ đánh mất những ràng buộc liên quan về gia đình, về ƣớc mơ mà bất cứ đứa trẻ nào lúc mới sinh

cũng có. “Ôi quyền lực và sự man rợ của bóng tối biến chàng thành côn trùng?

thành con sói cô độc? thành đại bàng im lìm trên đỉnh núi lạnh? thành lạc đà và thành ngôi sao xanh?/ Chàng có còn sống không? Chàng không biết. Hay chàng bây giờ chỉ là cái bóng quá khứ của chàng/ Sao tuyệt vọng và trống rỗng và dối trá và tình yêu lấp lánh và kinh hãi như máu chảy trên ngực không giết chàng? Chàng thèm lưỡi dao xuyên thủng trái tim chàng lúc này hơn mọi ân huệ/ Chàng đang sống thật ư? Hay đấy chỉ là cái bóng của chàng đang mỗi lúc một mờ? hay đang tan dần vào ánh sáng? hay chàng không có thật trên thế gian/ Hay chàng chỉ là một ảo ảnh của chính chàng, ảo ảnh của một ảo ảnh? và chàng đi từ ảo ảnh này sang một ảo ảnh khác.(Cây ánh sáng)

Vậy điều gì làm xuất hiện những bi kịch ấy? Nó xuất phát từ chính mê lộ mà họ bị ném vào. Cuộc sống chính là một mê lộ, mỗi chúng ta từng ngày sống đều tự khai mở mê lộ cho chính mình. Hành động ấy của họ đã mang lại hai nét nghĩa tƣơng phản: Một mặt họ là những sinh thể đáng thƣơng, bơ vơ hun hút giữa nẻo đƣờng mê lô; mặt khác họ là những con ngƣời đáng phục vì giữa cõi bao la vẫn ý thức đƣợc mê lộ của mình và khát khao vƣợt qua. Tuy nhiên, bản chất của mê lộ luôn gợi cảm giác hãi hùng của sự lạc lối, của nỗi khốn cùng. Điều này càng khẳng định hơn sự xót xa của ông dành cho con ngƣời qua lối kể đầy day dứt

Cuộc sống có những lúc đƣợc ví nhƣ một nghĩa địa. Ranh giới giữa sự sống và cái chết trở nên mơ hồ. Đó không phải là ranh giới sinh học mà là cái chết tâm thần. Càng lún sâu vào mê lộ, càng hoang mang. Phơi bày ra trƣớc mắt là cuộc sống đầy biến ảo. Sự thật giả lẫn lộn, con ngƣời hành động không có ý thức nhƣ những ngƣời điên, đôi mắt mù lòa trƣớc những cảnh đáng thƣơng, trắc ẩn. Đôi mắt đó chỉ biết đếm những lợi ích, những đồng tiền...Cuộc sống đó khiến con ngƣời

chê chán. : “ Đêm đêm chàng tự hỏi có phải đó là một nghĩa địa của những kẻ quá

nhiều dục vọng./ Nhiều lúc chàng không phân định được chàng đang sống trong một cái chết hay đã chết trong một đời sống./ Thời đại chàng chật ních những tay ảo thuật, những người điên, những kẻ mù loà, những người câm, những kẻ hoang tưởng./ Và thế chàng vẫn luẩn quẩn gần nửa thế kỷ trong thành phố tìm câu trả lời: - Tại sao tôi không dời bỏ nơi này ?”(Lò mổ)

Thế giới con ngƣời trong trƣờng ca của Nguyễn Quang Thiều thƣờng xuyên bị rối rắm trong hiện thực của mình. Họ thấy mình biến dạng, họ thấy mình nhơ bẩn, là kẻ xu nịnh, là kẻ hầu hạ, là kẻ phản bội, là kẻ lừa dối...: “Kẻ xu nịnh chúng ta nhất là chúng ta./ Kẻ hầu hạ chúng ta một cách đê tiện nhất chính là chúng ta./

Kẻ luôn luôn phản bội chúng ta là chính chúng ta./ Kẻ lừa dối chúng ta nhiều nhất và tinh vi nhất là chính chúng ta.(Lò mổ)

Cuộc sống với họ là sự hƣ vô, họ bị mất phƣơng hƣớng trong mê lộ cuộc đời. Hƣớng nào là sự sống, hƣớng nào là cái chết? Và quan trong hơn, hƣớng nào là hƣớng giải thoát? Cái cảm giác mơ màng, sợ hãi của con ngƣời hiện đại trong những mê lộ thật đáng sợ.

Cả hai phía chiếc cửa kia. Hai khoảng hư vô.

Nàng đi từ phía nào đến phía nào ? Bao giờ nàng quay lại ? Phía nào là sự sống ? Phía nào là cái chết ?

Nếu chàng đi qua chiếc cửa kia từ trái sang phải. Chàng sẽ biến mất.

Nếu chàng đi qua chiếc cửa kia từ phải sang trái. Chàng cũng sẽ biến mất.

Hiện thực cuộc sống là một khối hỗn độn, bế tắc. Con ngƣời mù lòa không tìm ra phƣơng hƣớng. Hƣớng nào cũng không đƣa đến sự giải thoát. Ai cũng muốn chạy trốn nhƣng không thể. Cuộc sống của con ngƣời quẩn quanh nhƣ con kiến nhỏ bé trên chiếc bàn trong đêm tối. Chiếc bàn đã là một thế giới mênh mông với con kiến nhƣng ngoài chiếc bàn là căn phòng, ngoài căn phòng có ngôi nhà, và xa hơn nữa là phố phƣờng, là mênh mang vũ trụ... Một thân kiến nhỏ bé sẽ không thể đủ sức kiểm soát những gì trƣớc mắt, đằng sau, bên phải hay bên trái cuộc sống của mình. Muốn chạy trốn cũng là không thể, chỉ còn những cơn hoảng loạn, dày

vò trong những giấc mơ. “Với cả một con kiến bò lang thang vô định trên chiếc

bàn rộng trong đêm/ Đôi lúc chàng không dám cầm trái tim mình đặt vào chỗ cũ trong lồng ngực tối đen bởi chàng sợ những đau đớn, những tuyệt vọng và cả những cơn mơ/ Trong tiếng đập không ngưng nghỉ, không cho phép chàng được chạy trốn khỏi đời sống (Cây ánh sáng)

Nguyễn Quang Thiều nói nhiều về sự trừng phạt. Cuộc sống lạc lối này là do con ngƣời tự chuốc lấy. Không phải ai cũng ý thức đƣợc sự lạc lối, nhƣng ý thức đƣợc rồi thì không một ai đủ dũng cảm, bản lĩnh để là ngƣời thay đổi tiên phong. Kết quả khi con ngƣời chìm trong bi kịch thì cũng chỉ có hờn trách và hờn trách. Ngày ngày, con ngƣời càng ghê tởm chính mình. Cái chết xuất hiện ngay trong đời sống. Con ngƣời trở thành ma quỷ chẳng có hình hài. Cuộc sống không có lý tƣởng, không có chân lý, chỉ có sự giả dối, tham lam, sự thao túng của dục vọng... để rồi họ bóp méo những giá trị thật và tôn thờ (một cách giả dối) những giá trị thật bị bóp méo. Cứ thế con ngƣời làm bẩn mình. Cứ thế con ngƣời hoàn thành quá trình hủy diệt Chân giá trị.

Chúng ta lạc đường : giữa hoa hồng và rác rưởi. Chúng ta phải gánh chịu sự trừng phạt của Người. Nhưng chúng ta quá ngây thơ.

Chúng ta là những chữ cái. Những chữ cái nghuệch ngoạc Viết cả ngày lẫn đêm.

Chúng ta suốt đời phải xếp chữ. Để loài người đọc ra bẩn thỉu. Đọc ra trong sạch. Đọc ra tởm lợm. Đọc ra mù loà. Chúng ta xoè cánh bay. Những vết bẩn thấm đen ký ức. (Lò mổ)

Xuân Diệu đã rất tài tình khi chọn những hình ảnh tƣơng hợp làm nên hai câu thơ để nói lên một vấn đề lớn của nhân loại là nỗi buồn chúng sinh: "Trái đất ba phần tư nước mắt. Đi như giọt lệ giữa không trung". Nhƣng nói nỗi buồn tức vẫn còn chung chung quá, mà Đức Phật cũng từng nói: "Đời là bể khổ". Còn qua đoạn thơ trên, Nguyễn Quang Thiều tiếp cận sâu hơn, nói cụ thể hơn những vấn đề chính yếu, không chỉ buồn mà còn đau, còn khắc nghiệt, luôn hiện diện trong cuộc sống muôn loài, kể cả loài ngƣời chúng ta: sự đấu tranh sinh tồn giữa mình với mình!

Con ngƣời đã bị trơ cứng trong sự mất cảm giác. Họ chuẩn bị để đƣơng đầu với mê lộ, chuẩn bị mà biết trƣớc mình thất bại. Đọc trƣờng ca Nguyễn Quang Thiều ta có cảm giác ông không chỉ là ngƣời viết văn làm thơ theo một đam mê hay năng khiếu. Nó nhƣ một cái nợ đời, nợ ngƣời. Ông luôn bị ảm ảnh bởi sự tồn tại thật sự, bởi cái chết, bởi việc sống nhƣ thế nào? Ta thấy, phần lớn vẫn là những câu hỏi chƣa có câu trả lời? Đó là những câu hỏi cho con ngƣời trong thời đại hiện nay. Một thời đại với bao nhức nhối của bệnh tật, phạm tội, quyền lực, ngoại tình, tăng giá, khí hậu, chật chội... Trong mớ hỗn độn đó, con ngƣời không chỉ xung đột với hoàn cảnh mà còn xung đột với chính mình. Bản thân trở thành một kẻ biến dạng, vụng về không khát vọng, con ngƣời bất lực trong việc tìm kiếm những mô hình của chính cuộc đời họ. Sự di chuyển vào nội tâm nhƣ một chiến địa của cuộc tranh đấu. Trong cuộc đấu tranh đó, bản thân con ngƣời bị đập vỡ thành những mảnh nhỏ li ti không liên kết. Bi kịch con ngƣời trong trƣờng ca Nguyễn Quang

Thiều thấm thía hơn vì họ phải đối diện với sự hƣ vô, trống rỗng của thực tiễn xung quanh mình.

Một phần của tài liệu Đặc điểm trường ca Nguyễn Quang Thiều (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)