Hoài niệm gia đình

Một phần của tài liệu Đặc điểm trường ca Nguyễn Quang Thiều (Trang 28)

5. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Hoài niệm gia đình

Gia đình luôn là cái nôi ƣơm những khát vọng văn chƣơng. Ngƣời ta nhớ đến quê hƣơng cũng là nhớ đến gia đình. Tác giả vĩ đại Nga Macxim Gocki cũng

đã mang hình ảnh gia đình của mình trong sáng tác, ông đã khẳng đinh rằng hình ảnh ngƣời bà ngoại hiền từ, nhân ái, bằng một giọng huyền bí, trầm ấm luôn kể cho ông nghe những câu chuyện về tên kẻ cƣớp tốt bụng, về những vị thánh làm ra điều kỳ diệu... Những câu chuyện đƣợc kể từ trái tim giản dị và nhân hậu của bà đã dạy cho cậu bé Alêchxây lòng trắc ẩn đối với những kẻ bị chà đạp, truyền cho cậu niềm ham mê khám phá thế giới đời thƣờng và tình yêu đối với ngôn ngữ Nga bình dân hết sức sinh động và phong phú. Đó cũng là tài sản duy nhất và quý giá nhất mà Alêchxây đƣợc thừa kế. Có thể nói, những hoài niệm về gia đình trong thời thơ ấu có một ảnh hƣởng rất lớn tới cảm hứng sáng tác. Điều đó đã đƣợc các tác giả ghi lại trong hồi ký hay trong chính những lời tựa của tác phẩm.

Với Nguyễn Quang Thiều, những ảnh hƣởng của gia đình đến sáng tác là rất lớn. Ông đã dành toàn bộ lời tựa trong tuyển Châu thổ để viết về những kỷ niệm gia đình, về ngƣời bà nội quá cố. Ghi nhớ trong lòng ông không chỉ là những kỷ niệm, hơn thế nữa là những ám ảnh, trăn trở về “con đƣờng tồn tại” của loài ngƣời. Ông không tìm hiểu sự sống và cái chết trên những suy luận biện chứng của

một nhà triết học mà qua những nhận thức của một ngƣời đàn bà nông dân. “Trong

những tháng năm nằm bất động, bà tôi- một người đàn bà nông dân không biết chữ- bắt đầu tự ý thức về mình. Trước đó, bà tôi không mảy may ý thức về mình. Ý thức về bản thân mình của bà tôi không phải do học vấn dẫn dắt. Ý thức đó sinh ra từ sự biến mất của rất nhiều các hoạt động sống trước đó. Sự biến mất này, đẩy con người vào một tâm lý hoảng loạn và đánh mất khả năng kiểm soát” [58, tr.12]. Ngƣời bà mất từ ngày ông còn nhỏ. Cũng chính từ điều ấy cho ta thấy, ngay từ thuở thơ ấu, Nguyễn Quang Thiều đã là một ngƣời nhạy cảm với những suy tƣ về sự tồn tại của con ngƣời. Một kiếp ngƣời nhƣ kiếp của ngƣời bà, cả đời lam lũ đã trở thành những ký ức của tuổi thơ ông và sau này trở thành những day dứt lặp lại trong sáng tác của ông.

Trƣờng ca Nhịp điệu châu thổ mới với lời đề tựa cảm động “Tưởng nhớ

ngày mất của bà nội” đã thể hiện sự trân trọng của ông với bà. Dù ngƣời bà ra đi khi ông còn là một cậu bé nhƣng những kí ức mà bà để lại là kỷ niệm cũng là tài sản dành tặng cho cuộc đời sáng tác của ông. Bảy chƣơng trong trƣờng ca đã để

hiện tấm lòng của ông với bà. Trong những dòng viết đó, ta cảm nhận đƣợc sự biết ơn vì những điều mà cả cuộc đời lam lũ tần tảo của bà gửi tặng cho đứa cháu. Một cách mơ hồ nhất của tuổi thơ, ông cảm nhận đƣợc sự khắc khoải của con ngƣời trong ranh giới giữa cái sống và cái chết cùng với đó là một khát khao sống. Những khắc khoải ban đầu đó đã ám ảnh cả cuộc đời và trở thành một cảm hứng chủ đạo khác trong trƣờng ca mà chúng tôi sẽ trình bày cụ thể ở phần sau.

Trong các trƣờng ca đã đến với ngƣời đọc ta thấy hình ảnh ngƣời bà, ngƣời cha, ngƣời em xuất hiện khá đều. Với ngƣời bà, đó là nỗi nhớ, lòng thƣơng vô hạn với một cuộc đời lam lũ, một minh chứng của kiếp nhân sinh tự nhiên trôi qua trƣớc mắt ông, một ngƣời thầy đầu tiên trong cuộc đời của ông.

Không còn ai trên cánh đồng mù mắt Bà tôi đâu, đòn gánh gãy đâu rồi Sấm mất giọng, đỉnh núi già mất bóng Mất hay còn, than thở để làm chi...

Thổ ngữ gieo từ bàn tay Người Nông Dân Già vào bàn tay Cậu Bé Cậu Bé chầm chậm mở vương quốc của mình và chầm chậm khép vào

(Nhịp điệu châu thổ mới)

Trong lời tựa của tuyển Châu thổ, ông cũng viết: “Và qua chính giọng nói

ấy, tôi đã lưu giữ trọn vẹn những gì đã qua đời sống làng quê này ở làng quê của tôi. Một đời sống mà chẳng bao giờ mất đi như ta tưởng”. [65, tr.18]. Ngƣời bà là

cảm hứng chính trong trƣờng ca Nhịp điệu châu thổ mới. Ông đã gọi bà bằng một

danh xƣng trân trọng Người Nông Dân Già. Trong cách gọi ấy, không chỉ là tình

cảm của một ngƣời cháu mà còn là tình cảm của ngƣời thế hệ sau trong lễ tiễn biệt với ngƣời thế hệ trƣớc, cuộc tiễn đƣa mà ai cũng phải một lần trong đời làm nhân

vật chính. Khi ngƣời bà (Người Nông Dân Già) ra đi, thứ duy nhất truyền lại cho

ngƣời cháu (Cậu Bé) là những thổ ngữ gieo vào lòng bàn tay. Những thổ ngữ ấy là

gì? Là những câu chuyện về làng Chùa thân thuộc lam lũ một đời ngƣời, là chuyện về ông trăng, ông sao, dòng sông, cánh đồng, về sự sinh ra và biến mất...Nguyễn Quang Thiều đã bằng cách này hay cách khác kể lại cảm giác của mình qua một

câu chuyện của mình. Nhƣng qua những dòng tâm tƣởng tràn về từ kí ức đó, chúng ta bỗng thấy quen thuộc. Phải chăng, đó cũng là câu chuyện của chính mỗi ngƣời, có điều ta có nghĩ đến nó hay không. Ngay cả trong danh xƣng, ông cũng riêng hóa những danh từ chung: Ngƣời Nông Dân Già, Cậu Bé. Cách gọi nhƣ thế đã vừa nói lên kí ức của ông vừa khiến ngƣời đọc suy nghĩ. Bởi vì, ai chẳng từng là một Cậu Bé, chứng kiến đám ma đƣa tiễn những ngƣời thân-Ngƣời Nông Dân Già của mình sang thế giới bên kia. Sự hoang mang không biết phía dƣới huyệt mộ kia là một thế giới nhƣ thế nào, tại sao lại có cái chết đề từng một lần ta trăn trở. Qua trƣờng ca

Nhip điệu châu thổ mới, hình ảnh ngƣời bà thật ám ảnh suy nghĩ của chúng ta. Trong trƣờng ca Nhân chứng của một cái chết, không chỉ là một câu chuyện về thị xã trong cơn mƣa gợi những khắc khoải về sự tồn tại mà ở đó trong ký ức chập chờn ta lại bắt gặp hình ảnh những ngƣời thân của ông nhƣng lại ở một vị trí gián cách. Đó không phải là ngƣời mẹ của nhà văn, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều mà là của cậu bé Nguyễn Quang Thiều. Ngƣời mẹ hiện lên qua một vài dòng ngắn ngủi nhƣng sức lắng của hình ảnh không thể phủ nhận.

“Người đàn bà ấy không con và thường qua khúc sông làng tôi. Đến bây giờ, những năm cuối thế kỷ, mẹ tôi vẫn nhớ rõ người đàn bà ấy”

(Trích Nhân chứng của một cái chết)

Ngƣời mẹ luôn sợ hãi, luôn muốn bao bọc con mình khỏi những nguy hiểm. Trong suy nghĩ của mẹ, con luôn bé bỏng, con làm sao biết đƣợc những trắc trở của cuộc đời. Và mẹ, một ngƣời đàn bà nông dân Chƣa Già, mẹ vẫn phải lao động. Chƣa đến cái ngày mà mẹ nhƣ bà ngồi bất lực trƣớc sự biến mất của các hành động và ý thức về mình. Ngƣời mẹ hay cũng là hình ảnh ngƣời bà ngày trẻ, là hình ảnh ngƣời phụ nữ trong gia đình Việt. Họ chỉ biết làm việc và phục tùng chồng con, không màng chi đến bản thân mình. Với Nguyễn Quang Thiều những ký ức về mẹ giản dị nhƣng sâu sắc. Ngƣời mẹ cũng có thể nhƣ ngƣời bà, không hề biết chữ nhƣng luôn ghi nhớ những nguy hiểm đe dọa con mình, dù là một câu chuyện đã xa xƣa. Trong sự hồi tƣởng của tác giả về một câu chuyện ngƣời đàn bà xa lạ thì ngƣời mẹ vô tình xuất hiện chỉ nhƣ một chi tiết phụ nhƣng qua đây ta có thế hiểu

đƣợc với ông cũng nhƣ với con ngƣời, lòng mẹ là cái nôi an toàn không chăn êm, nệm ấm nào so sánh đƣợc. Ngƣời mẹ có thể đảm đang, sành sỏi kiếm sống giữa cuộc đời không sợ vất vả hiểm nguy nhƣng với con của mình, họ luôn lo sợ những bất trắc dù là nhỏ nhất. Thế mới nói, dù ở tuổi nào ngày mẹ mất cũng là ngày ta thành trẻ mồ côi.

Sự kính yêu một vòng tay bình yên ngƣời mẹ còn đƣợc ông thể hiện xúc động qua những vần thơ.

Con không áo nhưng con có mẹ

Những con thuyền ngủ trên nước lênh đênh

(Những con thuyền sông đáy 1989)

Sông Đáy chảy vào đời tôi

Như mẹ tôi gánh nặng ghé vào ngõ sau một buổi chiều đi làm về vất vả Tôi dụi mặt vào lưng áo người đẫm mồ hôi mát một mảnh sông đêm

(Sông đáy 1991)

Và, bao giờ ngƣời mẹ cũng cho ông một cảm giác êm ái, mát lành. Ngay cả khi mùi mồ hôi mặn chát sau những vất vả thì trong khứu giác của đứa trẻ mùi mồ

hôi đó vẫn “mát một mảnh sông đêm”. Hình ảnh ngƣời mẹ luôn song hành cùng

dòng sông Đáy. Dòng sông chảy bao đời với vị phù sa mặn mòi vất vả cũng là nơi ru giấc những ngƣời con quê đƣợc bình yên khi ngồi trên những bờ bãi mà ngắm trăng thanh.

Nhớ mẹ rồi thƣơng cha. Ngƣời cha không gần gũi, ấp ủ nhƣ ngƣời mẹ nhƣng lại tạo nên sự vững chãi trong tâm hồn. Bài ca dao ngày nào nay vẫn đọc “Công cha nhƣ núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ nhƣ nƣớc trong nguồn chảy ra”. Đọc thì đứa trẻ lên bảy lên ba vẫn đọc, nhƣng hiểu nhƣng thấm đƣợc nó thì phải đến độ con ngƣời ta trƣởng thành. Với Nguyễn Quang Thiều, ngƣời cha luôn là một khoảng lặng trong ông. Ông nhớ, ông tiếc, ông dằn vặt vì bao điều đã qua mà mình trót chƣa trân trọng.

Mười một khúc cảm có thể coi là một tiểu trƣờng ca ông dành tặng cha mình. Những dòng thơ là sự day dứt trở đi trở lại từ quá khứ. Ai còn bé mà chƣa từng một lần làm cha phiền giận. Xƣa tục ngữ nói “Cha gậy tre, mẹ gậy vông”. Nếu ngƣời mẹ chỉ cần thấy con nức nở òa khóc là ôm ấp vỗ về cho con bình an thì sự nghiêm khắc của cha lại dạy cho đứa trẻ biết những giới hạn để không hồn nhiên lặp lại những thói quen hƣ trong cuộc sống. Nhƣng một đứa trẻ sao hiểu hết thế nào là hƣ, nó chỉ biết phân biệt sự dịu dàng và nghiêm khắc. Vì thế, hình ảnh cha có bao giờ gần gũi nhƣ mẹ. Đó là sự thiệt thòi mà ngƣời cha phải chịu để cho con mình nhất là những cậu con trai trở thành những ngƣời biết khuôn phép và giới hạn. Sẽ có một ngày, ngƣời con trƣởng thành và hiểu cha, hiểu và thƣơng vô hạn vì sẽ chẳng có cơ hội nào đƣợc trở lại ngày xƣa mà rút lại phút giây oán hận.

Điếu thuốc cháy từ năm ta mười bốn Chiếc roi cha ta quất nát sợi khói mềm Trong ký ức ta có một ngày oán hận Hốc mắt ta khô dù chỉ khóc một lần... Đâu rồi chiếc roi của cha

Đâu rồi chiếc roi của cha

Ta trong khói suốt đời quờ quạng (Mười một khúc cảm) Có gì hỏng mất rồi

Con giật mình kinh hãi

Cha sớm nay thở dốc hiên nhà - Cha!

Con có tội một lần một chiều xưa nói dối Con mang tội suốt đời lời nói thật sáng nay

(Mười một khúc cảm)

Khi thấu hiểu cũng là lúc ngƣời con thấy đƣợc cả cuộc đời hi sinh của cha cho đàn con. Cuộc đời đó, cũng cặm cụi và nhẫn nại mà đến cuối con đƣờng, máu

xƣơng và cả khí thở của cha đều hòa quyện cho từng phút giây con lớn. Con bống đen đẻ trứng không còn nói về sự ân hận day dứt mà hơn hết là tấm lòng trân trọng của ngƣời con với sự hi sinh của cha.

- Cha ơi, có con thuyền thiếu chèo! - Cha chặt cánh tay cha làm chèo - Cha ơi,có con thuyền thiếu buồm - Cha cắt phổi cha làm buồm - Cha ơi, có con thuyền thiếu dây - Cha dứt tóc cha bện dây

(Con bống đen đẻ trứng-1994)

Con thuyền trên dòng nƣớc sông Đáy hay con thuyền cuộc đời cha đƣa các con trƣởng thành. Những sóng gió của dòng sông thì còn có mùa nƣớc nổi nhƣng sóng gió cuộc đời thì bất ngờ, không báo trƣớc. Và nếu chèo có mất, buồm có rách, dây có thiếu thì cha sẽ dùng cánh tay, dùng lá phổi, dùng mái tóc để thay thế đƣa con đi không để bão táp nhấn chìm. Các con là ngày mai của cha là máu thịt cha gửi lại cuộc đời. Những dòng thơ thật xúc động thay cho lời cảm tạ công cha, nghĩa mẹ.

Hình ảnh gia đình trong trƣờng ca của ông bao giờ cũng giản dị mà sâu lắng nhƣ thế. Ngƣời con nào khi đọc cũng thấy một chút mình trong đó. Chính điều này khiến ngƣời đọc vƣợt qua những trúc trắc của ngôn ngữ, những trừu tƣợng của hình ảnh để đến với tấm lòng sâu xa đậm chất đời mà ông gửi gắm.

Những ngƣời thân yêu luôn là một cảm hứng lớn trong sáng tác của ông. Là bà, là mẹ, là cha là em gái và con gái. Thế hệ trƣớc đã day dứt lo lắng cho ông thế nào thì với lớp sau mình cảm xúc của ông cho họ cũng nhƣ vậy. Đó là vòng tròn

của số phận, là cái “nợ đồng lần” mà ngƣời xƣa vẫn nói. Trong trƣờng ca Nhân

chứng của một cái chết, khi nhìn những cơn mƣa xối xả trong công viên, đi bên đứa con gái yêu thƣơng bé bỏng đang vô tƣ đón nhận cuộc đời. Ông đã không đủ dũng cảm nhìn vào đôi mắt con. Ông lo sợ. Ông xót xa. Cảm giác của ông cũng chính là cảm giác của ngƣời mẹ xƣa kia sợ ông bƣớc qua bờ bên kia sông Đáy theo một

ngƣời đàn bà bí hiểm, là cảm giác của cha khi đƣa ông trên chiếc thuyền của cuộc đời. Cái khát khao của ông cũng là khát khao che chở, đƣợc chặt cánh tay làm chèo, lấy lá phổi làm buồm, bện tóc làm dây để con không bị tròng trành trong cơn lũ lớn. Có những bài thơ, ông đã đặt tên bằng tiếng gọi tha thiết dành cho con gái mình.

Cha mở đời cha như mở một tấm lót Bọc lấy con và bế con lên

Chỉ như thế cha mới có thể nhắm đôi mắt lại Hôn dịu dàng lên mái tóc con

Chỉ như thế chiều nay cha mới không òa khóc

(Con gái ơi!)

Có một điểm chung là hình ảnh gia đình trong sáng tác của ông đều đã đƣợc đặt trong một vị trí gián cách hoặc là hai cõi sống chết hoặc là sự chia lìa không hẹn gặp lại. Sự gián cách về không gian, thời gian ấy chính là một điểm khiến cho những cảm xúc của ông trở nên chua chát, vì dù là nhớ, thƣơng hay tiếc thì tất cả cũng đã lùi xa. Mọi kỷ niệm chỉ nằm im trong ký ức nhức nhối không còn là hiện thực để tác giả có thể giải tỏa. Rong ruổi trong khắp các trƣờng ca, đôi thoảng ta lại bắt gặp những sự tiếc nuối tình thân từ quá khứ vọng về.

“Tôi hát bài hát về cố hương tôi Trong ánh sáng ngọn đèn dầu Ngòn đèn đó ông bà tôi để lại

Đẹp và buồn hơn tất cả những ngòn đèn Thuở tôi vừa sinh ra

Mẹ đã đặt ngọn đèn trước mặt tôi

Để tôi nhìn mặt đèn mà biết buồn, biết yêu và biết khóc”

(Bài hát về cố hương hay là bản tuyên ngôn về người làng Chùa)

Tình cảm với gia đình cũng là với ông bà, cha mẹ, con cái. Đó là những tình cảm gần gũi mà lớn lao, phù hợp với thể trƣờng ca. Những tình thân ấy tất nhiên

không phải chỉ xuất hiện trong sáng tác của Nguyễn Quang Thiều. Trong trƣờng ca

Mặt đường khát vọng, tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã định nghĩa đất nƣớc cũng chính bằng hồn phách những ngƣời thân yêu, những lớp trƣớc đã ra đi, gửi lại lớp sau bao hi vọng.

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa..." mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết tròng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Một phần của tài liệu Đặc điểm trường ca Nguyễn Quang Thiều (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)