1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thủ Đức

59 1,7K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 194,25 KB

Nội dung

Hiện nay, tâm lý của ngườidân coi việc đi vay là muốn sử dụng hàng hóa trước khi có khả năng thanh toán.Đáp ứng những nhu cầu đó của người dân, các ngân hàng đã phát triển nhiều sảnphẩm

Trang 1

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

00

Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

( Ký tên)

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

00

Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015 ĐẠI DIỆN NGÂN HÀNG

( Ký tên)

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chyên đề này này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viênhướng dẫn cô Nguyễn Thị Hồng Hà đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viếtBáo cáo thực tập

Em chân thành cảm ơn Ban giám đốc Ngân hàng TMCP ngoại thương ViệtNam chi nhánh Thủ Đức đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tạiNgân hàng.Cảm ơn cán bộ cùng các anh chi trong bộ phận tín dụng, kế toán đã tậntình chỉ bảo những kinh nghiệm quý báu về nghề nghiệp ngân hàng, cũng như tạođiều kiện cho em làm quen và tìm hiểu về chuyên ngành mà em đang theo học.Cuối cùng em kính chúc Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệpcao quý Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong Ngân hàng TMCP ngoạithương Việt Nam chi nhánh Thủ Đức luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thànhcông tốt đẹp trong công việc

Trân trọng cảm ơn!

Trang 5

DANH SÁCH CÁC BẢNG , SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình huy dộng vốn và lợi nhuận của chi nhánh(Trang 28)

Bảng 2.2 Dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân theo thời hạn tại chi nhánh Thủ Đức(Trang 33)Bảng 2.3 Hệ số sử dụng vốn trong cho vay tiêu dùng cá nhân tại Vietcombank chi nhánhThủ Đức giai đoạn 2011 – 2013(Trang 35)

Bảng 2.4 Tình hình nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng cá nhân tại chi nhánh Thủ Đứctrong các năm 2011 – 2013(Trang 36)

Bảng 2.5 : Tình hình nợ xấu của Vietcombank Chi nhánh Thủ Đức trong thời gian

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam(Trang 26)

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức của Vietcombank chi nhánh Thủ Đức(Trang 28)

DANH SÁCH BIỂU ĐỔ

Biểu đồ 2.1 Dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân theo mục đích kinh tế tại Vietcombank chinhánh Thủ Đức giai đoạn 2011 – 2013(Trang 34)

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1.Sự cần thiết của đề tài 1

2.Phạm vi nghiên cứu 1

3.Mục đích nghiên cứu 2

4.Phương pháp nghiên cứu 2

4.1Phương pháp thu thập số liệu 2

4.2 Phương pháp phân tích số liệu 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG 4

1.1 Khái niệm, đặc điểm và lợi ích của cho vay tiêu dùng 4

1.1.1.Khái niệm và đặc điểm 4

1.1.2 Lợi ích của hoạt động cho vay tiêu dùng 4

1.2 Các hình thức cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 6

1.2.1 Căn cứ vào mục đích vay 6

1.2.2.Căn cứ vào phương thức hoàn trả 6

1.2.2.1 Cho vay tiêu dùng trả góp 6

1.2.2.2 Cho vay tiêu dùng phi trả góp 9

1.2.3.Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ 9

1.2.3.1.Cho vay tiêu dùng gián tiếp 9

1.2.3.2 Cho vay tiêu dùng trực tiếp 9

1.3 Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại các NHTM 10

1.3.1.Rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng 10

1.3.2.Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng 11

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 12

1.4.1.Nhóm nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng 12

1.4.2 Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng 13

1.4.3.Nhóm nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng 14

1.5 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng 14

Trang 7

1.5.1 Tỷ lệ nợ quá hạn 14

1.5.2 Tỷ lệ nợ xấu 15

1.5.3 Hệ số thu nợ cho vay 15

1.5.4 Vòng quay vốn tín dụng 15

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THỦ ĐỨC .16 2.1 Sơ lược về ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 16

2.1.1 Tổng quan 16

2.1.2 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển 17

2.1.3Cơ cấu tổ chức 25

2.1.4Cơ cấu bộ máy quản lý của Ngân hàng 26

2.2Giới thiệu về Vietcombank- Chi nhánh Thủ Đức 27

2.2.1 Sự ra đời và hoạt động của Chi nhánh Thủ Đức 27

2.2.2 Sơ đồ tổ chức 28

2.2.3 Đánh giá hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Thủ Đức 28

2.3 Thực trạng cho vay tiêu dùng cá nhân tại Chi nhánh Thủ Đức 29

2.3.1 Các quy định về cho vay tiêu dùng cá nhân tại Chi nhánh Thủ Đức 29

2.3.1.1 Nguyên tắc và điều kiện vay vốn 29

2.3.1.2 Những khách hàng Vietcombank không cho vay 30

2.3.1.3Giới hạn về khả năng cho vay đối với khách hàng cá nhân 30

2.3.1.4Phương thức cho vay 31

2.3.1.5Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Thủ Đức 31

2.3.2Thực trạng chất lượng cho vay tiêu dùng cá nhân tại Chi nhánh Thủ Đức 33

2.3.2.1Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân 33

2.3.2.2Dự nợ cho vay tiêu dùng cá nhân/Tổng vốn huy động 35

2.3.2.3Phân tích một số tỷ lệ đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng cá nhân tại chi nhánh Thủ Đức 36

2.3.2.4Lợi nhuận từ hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân 39

2.4 Nhận xét 40

2.4.1 Kết quả đạt được của chi nhánh Thủ Đức 40

Trang 8

2.4.2.1Những hạn chế tại Vietcombank chi nhánh Thủ Đức 41

2.4.2.2 Nguyên nhân 42

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG – KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIETCOMBANK – CHI NHÁNH THỦ ĐỨC 44 3.1 Định hướng của Vietcombank- chi nhánh Thủ Đức trong thời gian sắp tới 44

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng-khách hàng cá nhân tại chi nhánh Thủ Đức 44

3.2.1 Cải tiến thủ tục, quy trình cho vay 44

3.2.2 Bổ sung, bồi dưỡng nhân lực 45

3.2.3 Thành lập bộ phận tìm kiếm, tiếp xúc khách hàng và phân tích diễn biến thị trường 46

3.2.4 Xây dựng hệ thống trang thiết bị, công nghệ thông tin hiện đại 46

3.2.5 Xây dựng chiến lược marketing 46

3.2.6 Một số giải pháp khác 47

3.2.6.1 Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và dịch vụ 47

3.2.6.2Chăm sóc khách hàng 47

3.3 Kiến nghị 48

3.3.1 Về phía Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 48

3.3.2 Về phía Vietcombank – Chi nhánh Thủ Đức 48

KẾT LUẬN 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU 1.Sự cần thiết của đề tài

Ngân hàng là một trung gian tài chính, là một kênh dẫn vốn quan trọng chotoàn bộ nền kinh tế Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc hoànthiện và mở rộng các hoạt động là hướng đi và phương châm cho các ngân hàng tồntại và phát triển Trong đó hoạt động chủ yếu và mang lại lợi nhuận nhiều nhất chongân hàng là hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân

Từ thực tế đó cho thấy khi xã hội ngày càng phát triển, không chỉ có các công

ty, doanh nghiệp cần vốn để sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường mà hiện nay,các cá nhân cũng là những người cần vốn hơn bao giờ hết Cuộc sống ngày cànghiện đại, mức sống của người dân cũng được nâng cao, cuộc sống giờ đây khôngchỉ bó hẹp trong “ăn no, mặc ấm” mà đã dần chuyển sang “ăn ngon, mặc đẹp” vàcũng còn biết bao nhu cầu khác cần phải được đáp ứng Hiện nay, tâm lý của ngườidân coi việc đi vay là muốn sử dụng hàng hóa trước khi có khả năng thanh toán.Đáp ứng những nhu cầu đó của người dân, các ngân hàng đã phát triển nhiều sảnphẩm cho vay tiêu dùng dành cho đối tượng là khách hàng cá nhân, một mặt vừa tạothêm thu nhập cho chính ngân hàng, mặt khác giúp đỡ cho các cá nhân có đượcnguồn vốn để sản xuất kinh doanh, mua sắm trang thiết bị,…cải thiện cuộc sống củamình

Sau một thời gian thực tập, tìm tòi và học hỏi tại Ngân hàng Thương mại cổphần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Thủ Đức, nhận thấy Ngân hàngVietcombank chi nhánh Thủ Đức có nhiều thế mạnh phát triển hoạt động cho vaytiêu dùng cá nhân và đó là đối tượng mà Phòng giao dịch đang tập trung hướng đến

Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Phát triển cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàngThương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Thủ Đức” làm đề tài thựctập của mình

Trang 10

3.Mục đích nghiên cứu

- Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân và các chỉtiêu đánh giá chất lượng cho vay của Chi nhánh qua 3 năm 2011, 2012, 2013 để xácđịnh khả năng cho vay, thu hút khách hàng và chất lượng của các khoản vay củaChi nhánh ở hiện tại và phân tích điểm mạnh, điểm yếu của Chi nhánh làm cơ sởcho việc hình thành chiến lược phát triển của Chi nhánh nói riêng và Vietcombanknói chung trong tương lai

- Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài từ đó rút ra những cơ hội vàthách thức mà Chi nhánh sẽ gặp phải trong điều kiện kinh tế mới

- Đề ra chiến lược và biện pháp thực hiện để nâng cao chất lượng cho vay 4.Phương pháp nghiên cứu

4.1Phương pháp thu thập số liệu.

4.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp từ phòng giao dịch của chi nhánh Thủ Đức

Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh ThủĐức từ 05/01/2015 đến 30/01/2015 Nhờ sự hướng dẫn tận tình của các anh, chịtrong đơn vị tôi đã được cung cấp một số bảng số liệu như:

- Bảng tổng kết qua 3 năm 2011, 2012, 2013 của đơn vị từ đó thu thập đượccác số liệu về nguồn vốn huy động, các khoản nợ, hoạt động tín dụng, kết quả hoạtđộng kinh doanh và một số chỉ tiêu

- Tổng hợp các thông tin từ tạp chí Ngân hàng, những tư liệu tín dụng tại Ngânhàng, sách báo về Ngân hàng

4.1.2 Thu thập số liệu từ các trang web

Thông qua trang web truy cập của Ngân hàng TMCP Ngoại thương ViệtNam http://www.vietcombank.com.vn

4.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp luận nói chung: phương pháp duy vật biện chứng, phươngpháp lịch sử, phương pháp toàn diện

- Phương pháp thống kê mô tả: phân tích biến động, phân tích cơ cấu

- So sánh: so sánh sự biến động qua các năm để nhận thấy được hiệu quảcũng như những yếu kém cần khắc phục

Trang 11

- Dùng ma trận SWOT: Dùng để liệt kê những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,thách thức; dùng kết hợp những điểm mạnh với các cơ hội để đưa ra các chiến lược;biết được những điểm yếu và thách thức để có những hướng giải quyết tốt hơn; vậndụng những cơ hội để có thể khắc phục hoặc hạn chế các điểm yếu; sử dụng cácđiểm mạnh sẵn có để có thể tránh các mối đe doạ có thể xảy ra đối với đơn vị; phântích và kết hợp các yếu tố một cách dễ dàng hơn.

Kết cấu của bài báo cáo

Ngoài phần mở đầu và kết luận thì kết cấu báo cáo thực tập gồm 3 chương:Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề phát triển cho vay tiêu dùng cá nhân

Chương 2: Thực trạng cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam – Chi nhánh Thủ Đức

Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng cánhân tại Vietcombank

Trang 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG 1.1 Khái niệm, đặc điểm và lợi ích của cho vay tiêu dùng

1.1.1.Khái niệm và đặc điểm

Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêucủa người tiêu dùng bao gồm cá nhân và hộ gia đình Đây là một nguồn tài chínhquan trọng giúp những người này trang trải nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia đình và xecộ Bên cạnh đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và du lịch cũng có thểđược tài trợ bởi cho vay tiêu dùng Cho vay tiêu dùng có những đặc điểm sau:

Một là quy mô của từng hợp đồng vay thường nhỏ, dẫn đến chi phí tổ chứccho vay cao, vì vậy lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn so với lãi suất của cácloại cho vay trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp

Hai là nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng thường phụ thuộc vào chu kỳkinh tế

Ba là nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng hầu như ít co dãn với lãi suất màthông thường người đi vay quan tâm tới số tiền phải thanh toán hơn là lãi suất mà

Bảy là tư cách của khách hàng là yếu tố khó xác định song lại rất quan trọng,quyết định sự hoàn trả của khoản vay

1.1.2 Lợi ích của hoạt động cho vay tiêu dùng

Một hình thức cho vay muốn tồn tại và phát triển trong hoạt động của ngânhàng thì bản thân nó phải đem lại những lợi ích thiết thực cho những người đã tạo ra

và sử dụng nó Hình thức cho vay tiêu dùng đã xuất hiện từ lâu và cho đến nay hoạtđộng của nó vẫn không ngừng được các ngân hàng quan tâm phát triển, khách hàng

sử dụng, chính phủ các nước đồng tình ủng hộ Đối với ngân hàng,ngoài hai nhược

Trang 13

điểm chính là rủi ro và chi phí cao, cho vay tiêu dùng có những lợi ích quan trọngnhư:

Thứ nhất, cho vay tiêu dùng giúp tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàngvới các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, thu hút được đối tượng khách hàngmới, từ đó mà mở rộng quan hệ với khách hàng Bằng cách nâng cao và mở rộngmạng lưới, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng,

số lượng khách hàng đến với ngân hàng sẽ ngày càng nhiều hơn và hình ảnh củangân hàng sẽ càng đẹp hơn trong con mắt khách hàng Trong ý nghĩ của côngchúng, ngân hàng không chỉ là tổ chức chỉ biết quan tâm đến các công ty và doanhnghiệp mà ngân hàng còn rất quan tâm tới những nhu cầu nhỏ bé, cần thiết củangười tiêu dùng, đáp ứng nguyện vọng cải thiện đời sống của người tiêu dùng Từ

đó mà uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao hơn

Thứ hai, cho vay tiêu dùng cũng là một công cụ marketing rất hiệu quả,nhiều người sẽ biết tới ngân hàng hơn Từ đó mà ngân hàng cũng sẽ huy động đượcnhiều nguồn tiền gửi của dân cư

Thứ ba, cho vay tiêu dùng tạo điều kiện mở rộng và đa dạng hoá kinh doanh

từ đó mà nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng Đối với người tiêudùng, nhờ cho vay tiêu dùng họ được hưởng các tiện ích trước khi tích lũy đủ tiền

và đặc biệt quan trọng hơn nó rất cần thiết cho những trường hợp khi các nhân cócác chi tiêu có tính cấp bách, nhu như cầu chi tiêu cho giáo dục và y tế Tuy vậy,nếu lạm dụng việc đi vay để tiêu dùng thì cũng rất tai hại vì nó có thể làm cho người

đi vay chi tiêu vượt quá mức cho phép, làm giảm khả năng tiết kiệm hoặc chi tiêutrong tương lai, còn rất nghiêm trọng hơn nếu mất khả năng chi trả thì người này cóthể gặp rất nhiều phiền toái trong cuộc sống

Cuối cùng, đối với nền kinh tế,cho vay tiêu dùng góp phần khơi thông luồngchuyển dịch hàng hoá Quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá nếu như không cótiêu dùng thì tất yếu sẽ bị tắc nghẽn, hàng hoá không tiêu thụ được dẫn tới doanhnghiệp bị ứ đọng vốn và đương nhiên quá trình sản xuất không thể tiếp tục Vai tròcủa ngân hàng lúc này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Ngân hàng cho ngườitiêu dùng vay vốn đã tạo ra khả năng thanh toán cho họ trước khi họ tích luỹ đủ sốtiền cần thiết Khách hàng có tiền sẽ tìm đến doanh nghiệp mua hàng và doanh

Trang 14

nghiệp tiêu thụ được hàng hoá, sau đó mới có khả năng thanh toán nợ cho ngânhàng Khi đã tiêu thụ được hàng hoá, doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất và sẽ tìmtới ngân hàng để tiếp tục vay vốn Như vậy, ngân hàng cho vay tiêu dùng sẽ có lợicho cả ba bên: người tiêu dùng, doanh nghiệp và ngân hàng hay chính là có lợi cho

cả nền kinh tế Tóm lại, cho vay tiêu dùng được dùng để tài trợ cho chi tiêu về hànghoá và dịch vụ trong nước thì nó có tác dụng rất tốt cho việc kích cầu, tạo điều kiệnthúc đẩy tăng trưởng kinh tế Song, nếu các khoản cho vay tiêu dùng không đượcdùng như vậy thì chẳng những không kích được cầu mà nhiều khi còn làm giảm khảnăng tiết kiệm trong nước

1.2 Các hình thức cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại

Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựatrên một số tiêu thức nhất định Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học là tiền đề

để thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tíndụng Phân loại cho vay tiêu dùng dựa vào các căn cứ sau đây:

1.2.1 Căn cứ vào mục đích vay

Cho vay tiêu dùng được chia làm hai loại:

- Cho vay tiêu dùng cư trú : Cho vay tiêu dùng cư trú là các khoản cho vaynhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng hoặc cải tạo nhà ở của khách hàng là

cá nhân hoặc hộ gia đình

- Cho vay tiêu dùng phi cư trú: Cho vay tiêu dùng phi cư trú là các khoản chovay tài trợ cho việc trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phíhọc hành, giải trí và du lịch

1.2.2.Căn cứ vào phương thức hoàn trả

Cho vay tiêu dùng được chia làm hai loại:

1.2.2.1 Cho vay tiêu dùng trả góp

Đây là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó người đi vay trả nợ (gồm số tiềngốc và lãi) cho ngân hàng nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn chovay Phương thức này thường được áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn hoặcthu nhập từng định kỳ của người đi vay không đủ khả năng thanh toán hết một lần

số nợ vay Đối với loại cho vay tiêu dùng này, các ngân hàng thường chú ý tới một

số vấn đề cơ bản, có tính nguyên tắc sau:

Trang 15

- Loại tài sản được tài trợ: Thiện chí trả nợ của người đi vay sẽ tốt hơn nếu tàisản hình thành từ tiền vay đáp ứng nhu cầu thiết yếu đối với họ lâu dài trong tươnglai Khi lựa chọn tài sản để tài trợ, ngân hàng thường chú ý đến điều kiện này, nênthường chỉ muốn tài trợ nhu cầu mua sắm những tài sản có thời hạn sử dụng lâu bềnhoặc có giá trị lớn Vì rằng với những loại tài sản như vậy, người tiêu dùng sẽ đượchưởng những tiện ích từ chúng trong một thời gian dài.

- Số tiền phải trả trước: Thông thường, ngân hàng yêu cầu người đi vay phảithanh toán trước một phần giá trị tài sản cần mua sắm – số tiền này được gọi là sốtiền trả trước, phần còn lại ngân hàng sẽ cho vay Số tiền trả trước cần phải đủ lớn

để một mặt, làm cho người đi vay nghĩ rằng họ chính là chủ sở hữu của tài sản, mặtkhác có tác dụng hạn chế rủi ro cho ngân hàng Một khi không cảm nhận được rằngmính là chủ sở hữu của tài sản hình thành từ tiền vay thì người đi vay có thể sẽ cóthái độ miễn cưỡng trong việc trả nợ Ngoài ra, khách hàng còn không phát mãi tàisản để thu hồi nợ Hầu hết các tài sản đã qua sử dụng đều bị giảm giá trị, tức là giátrị thị trường nhỏ hơn giá trị hạch toán của tài sản, cho nên số tiền trả trước có mộtvai trò rất quan trọng giúp ngân hàng hạn chế rủi ro Số tiền trả trước nhiều hay ítthường tuỳ thuộc vào các yếu tố sau:

+ Loại tài sản: Đối với các tài sản có mức độ giảm giá nhanh thì số tiền trảtrước nhiều và ngược lại, đối với các tài sản có mức độ giảm giá chậm thì số tiền trảtrước ít

+ Thị trường tiêu thụ tài sản khi đã sử dụng: Tài sản khi đã sử dụng nếu vẫn cóthể được tiếp tục mua, bán dễ dàng thì số tiền trả trước có xu hướng thấp, ngược lạinếu tài sản đã qua sử dụng mà rất khó tìm được thị trường tiêu thụ thì số tiền trảtrước có xu hướng cao hơn

+ Môi trường kinh tế

+ Năng lực tài chính của người đi vay

- Chi phí tài trợ: Là chi phí mà người đi vay phải trả cho ngân hàng cho việc sửdụng vốn Chi phí tài trợ chủ yếu bao gồm lãi vay và các chi phí khác có liên quan.Chi phí tài trợ phải trang trải cho được chi phí vốn tài trợ, chi phí hoạt động, rủi ro,đồng thời mang lại một phần lợi nhuận thoả đáng cho ngân hàng

Trang 16

- Điều kiện thanh toán: Khi xác định các điều khoản liên quan đến việc thanhtoán nợ của khách hàng, ngân hàng thường chú ý tới một số vấn đề sau:

+ Số tiền thanh toán mỗi định kỳ phải phù hợp với khả năng về thu nhập,trong mối quan hệ hài hòa với các nhu cầu chi tiêu khác của khách hàng

+ Giá trị của tài sản tài trợ không được thấp hơn số tiền tài trợ chưa được thuhồi Kỳ hạn trả nợ phải thuận lợi cho việc trả nợ của khách hàng Kỳ hạn trả nợthường theo tháng Vì lẽ, thông thường, nguồn trả nợ chính của người vay tiêu dùng

là lương được nhận hàng tháng

+ Thời hạn tài trợ không nên quá dài Thời hạn tài trợ bị giới hạn bởi thời hạnhoạt động của tài sản tài trợ Thời hạn tài trợ quá dài dễ làm giátrị tài sản tài trợ bịgiảm mạnh Hơn nữa, khi thời hạn tài trợ quá dài thì thiện chí trả nợ của người đivay cũng như việc thu hồi nợ thường gặp nhiều rắc rối

- Phương pháp gộp: Đây là phương pháp được áp dụng trong cho vay trả góp,

do tính chất đơn giản và dễ hiểu của nó Theo phương pháp này, trước hết lãi đượctính bằng cách lấy vốn gốc nhân với lãi suất và thời hạn vay, sau đó cộng gộp vàovốn gốc rồi chia cho số kỳ hạn phải thanh toán để tìm số tiền phải thanh toán ở mỗiđịnh kỳ

- Phương pháp lãi đơn : Theo phương pháp này, vốn gốc người đi vay phảitrả từng định kỳ được tính đều nhau, bằng cách lấy vốn gốc ban đầu chia cho số kỳhạn thanh toán Còn lãi phải trả mỗi định kỳ được tính trên số tiền khách hàng thực

sự còn thiếu ngân hàng

- Phương pháp giá hiện hành: Theo phương pháp này, số tiền phải trả hàng

kỳ trong tương lai đều được quy về giá trị hiện tại

Thông thường, người đi vay được quyền thanh toán tiền vay trước hạn màkhông bị phạt Nếu tiền trả góp được tính theo phương pháp lãi đơn và phương phápgiá hiện hành thì vấn đề rất đơn giản, người đi vay phải thanh toán toàn bộ vốn gốccòn thiếu và lãi vay của kỳ hạn hiện tại (nếu có) cho ngân hàng Tuy nhiên, nếu tiềntrả góp được tính bằng phương pháp gộp thì vấn đề có phần phức tạp hơn Vì theophương pháp gộp, lãi được tính dựa trên cơ sở giả định rằng tiền vay sẽ được kháchhàng sử dụng cho đến lúc kết thúc hợp đồng, cho nên nếu khách hàng trả nợ trướchạn thì thời hạn nợ thực tế sẽ khác với thời hạn nợ giả định ban đầu và như vậy số

Trang 17

tiền lãi phải trả cũng có sự thay đổi Trong trường hợp này, ngân hàng thường ápdụng các phương pháp giống như các phương pháp phân bổ lãi cho vay nói trên đểtính ra số lãi thực sự phải thu, dựa

trên thời hạn nợ thực tế

1.2.2.2 Cho vay tiêu dùng phi trả góp

Theo phương thức này tiền vay được khách hàng thanh toán cho ngân hàngchỉ một lần khi đến hạn Thường thì các khoản cho vay tiêu dùng phi trả góp chỉđược cấp cho các khoản vay có giá trị nhỏ với thời hạn không dài

1.2.3.Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ

Cho vay tiêu dùng gồm:

1.2.3.1.Cho vay tiêu dùng gián tiếp

Cho vay tiêu dùng gián tiếp là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua cáckhoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ chongười tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng gián tiếp có một số ưu điểm sau: Cho phép ngân hàng dễdàng tăng doanh số cho vay tiêu dùng; cho phép ngân hàng tiết giảm được chi phítrong cho vay; là nguồn gốc của việc mở rộng quan hệ với khách hàng và các hoạtđộng ngân hàng khác; trong trường hợp có quan hệ với những công ty bán lẻ tốt,cho vay tiêu dùng gián tiếp an toàn hơn cho vay tiêu dùng trực tiếp

Bên cạnh một số ưu điểm trên, cho vay tiêu dùng gián tiếp có một số nhượcđiểm sau: Ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng đã được bánchịu; thiếu sự kiểm soát của ngân hàng khi công ty bán lẻ thực hiện việc bán chịuhàng hóa; kỹ thuật nghiệp vụ cho vay tiêu dùng gián tiếp có tính phức tạp cao

Do những nhược điểm kể trên nên có rất nhiều ngân hàng không mặn mà vớicho vay tiêu dùng gián tiếp Còn những ngân hàng nào tham gia vào hoạt động nàythì đều có các cơ chế kiểm soát tín dụng rất chặt chẽ

1.2.3.2 Cho vay tiêu dùng trực tiếp

Cho vay tiêu dùng trực tiếp là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàngtrực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vaycũng như trực tiếp thu nợ từ người vay Trong cho vay tiêu dùng trực tiếp ngân hàng có thể tận dụng được sở trườngcủa nhân viên tín dụng Những người này thường được đào tạo chuyên môn và có

Trang 18

nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng cho nên các quyết định tín dụng trực tiếpcủa ngân hàng thường có chất lượng cao hơn so với trường hợp chúng được quyếtđịnh bởi những công ty bán lẻ hoặc nhân viên tín dụng của công ty bán lẻ Ngoài ra,trong hoạt động của mình nhân viên tín dụng ngân hàng có xu hướng chú trọng đếnviệc tạo ra các khoản cho vay có chất lượng tốt trong khi nhân viên của công ty bán

lẻ thường chú trọng đến việc bán cho được nhiều hàng Bên cạnh đó, tại các điểmbán hàng, các quyết định tín dụng thường được cấp ra một cách không chính đáng.Hơn nữa, trong một số trường hợp, do quyết định nhanh, công ty bán lẻ có thể từchối cấp tín dụng đối với khách hàng tốt của mình Nếu người cấp tín dụng là ngânhàng, điều này có thể được hạn chế

Cho vay tiêu dùng trực tiếp có ưu điểm là linh hoạt hơn cho vaytiêu dùng giántiếp Khi khách hàng có quan hệ trực tiếp với ngân hàng, có rất nhiều lợi thế có thểphát sinh, có khả năng làm thỏa mãn quyền lợi cho cả hai phía khách hàng lẫn ngânhàng

1.3 Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại các NHTM

1.3.1.Rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng

Hầu hết các khoản cho vay tiêu dùng là các khoản vay trung và dài hạn, vớithời hạn từ 10 đến 20 năm, thậm chí 30 năm, nên có thể có rất nhiều rủi ro có thểphát sinh

- Rủi ro mất khả năng thanh toán của người đi vay: Do các khoản cho vay tiêudùng có thời hạn dài nên khả năng trả nợ phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sứckhoẻ, gia đình và công việc của người đi vay Những rủi ro có thể xảy ra trongtrường hợp này bao gồm:

+ Người đi vay bị chết hoặc bị tai nạn dẫn đến mất khả năng lao động, hoàntoàn không có khả năng trả món nợ còn lại cho ngân hàng

+ Người vay bị tai nạn, giảm khả năng lao động hoặc thay đổi vị trí công tácdẫn đến giảm sút thu nhập không thực hiện được đầy đủ nghĩa vụ trả nợ

- Rủi ro do khách hàng gian lận: Do khách hàng vay tiêu dùng là các cá nhânnên các ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong việc nắm bắt thông tin về kháchhàng Lợi dụng điều này khách hàng có thể cố tình gian lận để chiếm đoạt tiền vaydẫn đến rủi ro không thu hồi được vốn cho ngân hàng

Trang 19

Ngoài ra, giống như những khoản cho vay thương mại khác, các khoản chovay tiêu dùng cũng phải chịu những rủi ro về lãi suất và tỉ giá Do thời hạn cho vaydài nên lãi suất trên thị trường có thể có những biến động lớn trong suốt quá trìnhcho vay vốn Nếu áp dụng một mức lãi suất cố định trong suốt thời hạn cho vay thìkhi lãi suất trên thị trường tăng, ngân hàng có thể sẽ phải chịu rủi ro vì cho vay vớilãi suất quá thấp Ngược lại nếu lãi suất trên thị trường giảm, những khoản cho vaycủa ngân hàng với lãi suất cao hơn sẽ không còn hấp dẫn được người đi vay, ảnhhưởng đến khả năng cạnh tranh của các ngân hàng.

Trong trường hợp khoản vay được thực hiện bằng ngoài tệ thì các ngân hàng cóthể gặp phải rủi ro khi tỉ giá hối đoái thay đổi hoặc người đi vay sẽ gặp khó khăntrong việc trả nợ gốc và lãi trong trường hợp tỉ giá thay đổi trong khi nguồn thunhập của người đi vay lại bằng nội tệ

1.3.2.Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng

Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng liên quan đến số lượng lớn kháchhàng Mỗi người vay có số lượng vay tương đối nhỏ và các ngân hàng cần xử lý rấtnhiều những khoản vay này để tạo ra số dư lớn trong hoạt động cho vay tiêu dùngkhông có tài sản đảm bảo Với số lượng khách hàng lớn như vậy, các nhà quản lýngân hàng cần phải thực hiện những biện pháp kiểm soát, quản lý rủi ro hiệu quảđối với quá trình cấp tín dụng tiêu dùng

Quản trị rủi ro trong tín dụng tiêu dùng được hiểu là một chiến lược quản lýdanh mục cho vay trong đó đảm bảo sự cân đối giữa bảo toàn vốn và tối ưu hóa việc

sử dụng nguồn vốn Hay nói cách khác, quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tiêudùng là một quá trình liên tục nhận ra và nắm bắt những cơ hội cho vay thích hợp

và tránh những rủi ro để tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng Trong quản trị rủi rođối với hoạt động cho vay tiêu dùng, việc nắm bắt thông tin về khách hàng và quản

lý thông tin một cách thống nhất là những yếu tố then chốt giúp cho việc quản lýdanh mục cho vay đạt hiệu quả cao Mặc dù đây là một nguyên tắc khá rõ ràngnhưng việc thực thi nguyên tắc đó còn gặp khá nhiều khó khăn

Trang 20

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại

1.4.1.Nhóm nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng

Hoạt động cho vay Ngân hàng ngày càng tăng cường phụ thuộc phần lớn vàocác nhân tố tạo nên sức mạnh của Ngân hàng

- Nguồn vốn của Ngân hàng:

Một Ngân hàng cũng như một doanh nghiệp, muốn tiến hành hoạt động sảnxuất kinhdoanh thì phải có vốn Hai nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng là vốn tự có

và vốn huy động

Ngân hàng thương mại nằm trong hệ thống Ngân hàng chịu sự tác động củachính sách tiền tệ, chịu sự quản lý của Ngân hàng trung ương và tuân thủ các quiđịnh của luật Ngân hàng Một Ngân hàng chỉ được huy động một số vốn gấp 20 lần

số vốn tự có Điều đó có nghĩa là nếu vốn tự có càng lớn, khả năng được phép huyđộng vốn càng cao, và Ngân hàng càng dễ dàng hơn trong việc thực hiện các hoạtđộng kinh doanh của mình

Đặc điểm khác nhau cơ bản trong nguồn vốn của thương mại và các doanhnghiệp phi tài chính là các Ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu bằng nguồnvốn huy động

từ các thành phần kinh tế còn các doanh nghiệp khác hoạt động bằng nguồn vốn tự

có là chính

Ta biết Ngân hàng cho vay bằng nguồn vốn huy động của mình Mà hoạtđộng cho vay của Ngân hàng ngày càng được tăng cường, số lượng và chất lượngcho vay càng lớn khi mà nguồn vốn của Ngân hàng phải lớn mạnh khi nguồn vốncủa Ngân hàng tăng trưởng đều đặn, hợp lý thì Ngân hàng có thêm nhiều tiền chokhách hàng vay, điều đó cũng có nghĩa là hoạt động cho vay của Ngân hàng đượctăng cường và mở rộng Còn nếu lượng vốn ít thì không đủ tiền cho khách hàngvay, Ngân hàng sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư, lợi nhuận của Ngân hàng sẽ không cao

và việc tăng cường hoạt động cho vay sẽ bị hạn chế Nhưng nếu vốn quá nhiều,Ngân hàng cho vay ít so với lượng vốn huy động (hệ số sử dụng vốn thấp) thì sẽgây ra hiện tượng tồn đọng vốn Lượng vốn tồn đọng này không sinh lời và lãi suấtphải trả cho nó sẽ làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng

Trang 21

Vì vậy việc nghiên cứu tình hình huy động vốn của Ngân hàng là quan trọngkhi muốn tăng cường hoạt động cho vay

1.4.2 Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng

Đối tượng khách hàng của hoạt động cho vay tiêu dùng là cá nhân và hộ giađình, những người dang có nhu cầu tiêu dùng, mua sắm mà chưa có đủ tích lũy cầnthiết Hành vi tiêu dùng của nhóm khách hàng này thường bị chi phối bởi nhiều yếu

tố như văm hóa, yếu tố xã hội, yếu tố cá nhân và yếu tố tâm lý

- Yếu tố văn hóa có ảnh hưởng sâu rộng nhất đối với hành vi của người vaytiêu dùng, bao gồm các yếu tố nền văn hóa, nhánh văn hóa và tầng lớp xã hội Đốivới nền văn hóa chủ yếu là văn hóa tích lũy do chịu ảnh hưởng của thời bao cấp vớitâm lý tích lũy, tiết kiệm, hoạt động cho vay tiêu dùng rất khó phát triển Còn trongnền kinh tế thị trường, người dân không có tâm lý tích trữ, tuy vẫn quan tâm đến tiếtkiệm nhưng tâm lý tiêu dùng đang thịnh trong một bộ phần lớn dân cư

Nhánh văn hóa cũng ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng Mỗi mộtnhóm người trong cùng nhánh văn hóa có cùng quyết định tương tự nhau, thể hiệntính đồng nhất đặc trưng của nhóm Những người ở những vùng địa lý khác nhau cóhành vi tiêu dùng khác nhau

Xã hội thường có sự phân hóa thành các giai tầng như giàu có, trung lưu và hộnghèo Mỗi giai tầng khác nhau có sự khác biệt về nhu cầu Nhu cầu vay tiêu dùngcủa nhóm hộ nghèo tập trung chủ yếu cho các nhu cầu thiết yếu, trị giá nhỏ; nhu cầuvay tiêu dùng cảu nhóm trung lưu trở lên thường dành cho giáo duc, các khoản nângcấp và sửa chữa nhà…

- Yếu tố xã hội bao gồm nhóm liên quan, gia đình, vai trò và địa vị Ở nhữngnơi có thói quen tiêu dùng mạnh hơn sẽ có nhu cầu lớn hơn đối với vay tiêu dùng.Nhu cầu vay tiêu dùng ở thành thị cao hơn ở nông thôn Ở những nhóm xã hội cótrình độ dân trí cao, nhu cầu về hưởng thụ lớn và mức tiêu thụ sẽ cao hơn Gia đìnhcũng là yếu tố mạnh mẽ ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng, bởi lẽ quyết định vay tiêudùng phải được tất cả các thành viên trong gia đình ủng hộ, còn vai trò và vị trí củamột các nhân trong xã hội là một yếu tố xác định khả năng hoàn trả nợ

- Yếu tố đặc điểm cá nhân bao gồm tuổi tác, giai đoạn cảu chu kỳ đời sống,nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, phong cách sống, nhân cách sống, nhân cách và lẽ

Trang 22

sống cảu con người Tỷ lệ những người trẻ tuổi có xu hướng vay nợ với tốc độnhanh hơn so với những người lớn tuổi Giới trẻ giàu có là những khách hàng tiềmnăng của các dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ cho vay tiêu dùng nói riêng.

- Yếu tố tâm lý cũng chi phối hành vi của người tiêu dùng Động cơ vay tiêudùng của khách hàng thường là động cơ thúc đẩy khách hàng hưởng thụ và thể hiện.Tuy nhiên, các khách hàng khi vay tiêu dùng chỉ lo ngại về yếu tố tâm lý hoặc lolắng về khả năng trả nợ trong tương lai Khách hàng cá nhân thường mang nặng tâm

lý ngại rủ ro khi giao dịch tiền bạc với khách hàng, ngại phiền phức, thủ tục Đốivới những người thu nhập cao thường sợ bị lộ thông tin về thu nhập, còn đối vớinhững người có thu nhập thấp thì mặc cảm, không dám giao dịch

1.4.3.Nhóm nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng

Môi trường kinh tế là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến nhu cầuvay tiêu dùng của người dân Cho vay tiêu dùng là hoạt động có tính nhạy cảm theochu kỳ kinh tế Doanh số cho vay tiêu dùng tăng lên khi nền kinh tế phát triển, khingười dân thấy an tâm về tương lai cũng như nhìn thấy được những nguồn thu đemlại khả năng chi trả cho những nhu cầu trong hiện tại Sự ổn định về kinh tế, đặcbiệt là ổn định vế lạm phát, giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái làm cho các ngân hàngyên tâm khi cho vay vốn

Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, phát triển không ổn định hoặc tiềm ẩn nguy

cơ khủng hoảng kinh tế sẽ hạn chế hoạt động cho vay tiêu dùng của các tổ chức tàichính Môi trường kinh tế không ổn định sẽ tác động xấu đến các khoản tín dụng và

dễ dẫn tới vỡ tín dụng Hơn nữa, thu nhập kỳ vọng trong lai của người dân trở nênbấp bênh, người tiêu dùng không đoán và kiểm soát được thu nhập của mình, dovậy họ phải hạn chế các khoản vay cho tiêu dùng trong hiện tại

Một nền kinh tế ổn định sẽ là điều kiện thuận lợi để các tổ chức tài chính vàkhách hàng tham gia vào hoạt động tín dụng tiêu dùng

1.5 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng

1.5.1 Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là một phần nợ gốc và/hoặc lãi quá hạn so với kỳ hạn trả nợ.Thông thường những khách hàng có các khoản vay nằm trong các nhóm nợ quá hạnrất khó giao dịch tại các ngân hàng khác và ảnh hưởng đến uy tín của khách hàng đó

Trang 23

đối với ngân hàng Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thu hồi vốn của NH đối với cáckhoản vay Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi

ro tín dụng tại Ngân hàng Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng TD ngânhàng càng kém và ngược lại

1.5.2 Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu (%) = T ổ ng n ợ x ấ u T ổ ng d ư n ợ x 100%

Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu đểphân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, Tổng nợ xấu củangân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn,chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngânhàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu chovay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay Tỷ lệ nợ xấu càngcao thể hiện chất lượng cho vay của ngân hàng càng kém và ngược lại

1.5.3 Hệ số thu nợ cho vay

Hệ số thu nợ = Doanhs ố cho vay Doanhs ố thu n ợ X 100%

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của Ngân hàng Nóphản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì Ngân hàng

sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn Tỷ lệ này càng cao càng tốt

1.5.4 Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng (vòng) = Dư n ợ bì nh qu â n Doanhs ố thun ợ

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, thờigian thu hồi nợ của Ngân hàng là nhanh hay chậm Như vậy, hệ số này càng tăngphản ánh tình hình quản lý vốn tín dụng càng tốt, chất lượng tín dụng càng cao,ngân hàng có vốn để tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực khác

Trang 24

động cho vay tiêu dùng để từ đó đề ra nhưng giải pháp thích hợp khắc phục nhữngtác động xấu không đáng có đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG

CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

CHI NHÁNH THỦ ĐỨC 2.1 Sơ lược về ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

2.1.1 Tổng quan

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lậptrên cơ sở cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thông qua việc bán đấugiá cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 26/12/2007 tại Sở giao dịch chứng khoánthành phố Hồ Chí Minh

Tên đầy đủ: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNHPHỐ HỒ CHÍ MINH

Tên tiếng Anh: JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR FOREIGNTRAGDE OF VIET NAM

Tên giao dịch: VIETCOMBANK

Trang 25

Trải qua 45 năm phấn đấu và phát triển, Vietcombank đã không ngừng vươnlên, trở thành ngân hàng hàng đầu Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như quản lý vàkinh doanh vốn, thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ, công nghệ ngân hàng… Với bề dàykinh nghiệm và đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, có trình độ cao và tác phongchuyên nghiệp, Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các tập đoàn lớn,các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như đông đảo khách hàng cá nhân

Từ một ngân hàng chuyên phục vụ trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại,Vietcombank ngày nay đã có mạng lưới chi nhánh vươn rộng ra hầu khắp các tỉnhthành lớn trên cả nước với các sản phẩm ngân hàng đa dạng, đáp ứng đầy đủ nhucầu của mọi đối tượng khách hàng Hệ thống Vietcombank đến hết năm 2008 baogồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toànquốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công ty con tại Việt Nam, một công ty con tại HồngKông, 4 công ty liên doanh, 3 công ty liên kết và 1 văn phòng đại diện tạiSingapore Ngoài ra, mạng lưới phục vụ khách hàng còn được đa dạng hóa với1.244 máy ATM và 7.800 điểm chấp nhận thẻ của Vietcombank trên toàn quốc.Hoạt động của ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại

lý trên gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ

Năm 2008 đánh dấu bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển của ngânhàng với việc chính thức chuyển mình trở thành ngân hàng thương mại cổ phần cóvốn điều lệ và tổng tích sản lớn nhất Việt Nam Trong bối cảnh nền kinh tế gặpnhiều khó khăn, đứng trước thách thức quan trọng là phải vừa chuyển đổi cơ cấuhoạt động, vừa đảm bảo đạt hiệu quả kinh doanh, toàn hệ thống Vietcombank đã nỗlực phấn đấu, hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra Với những thành tích nổi bậttrong năm qua, Vietcombank đã được tạp chí Asiamoney bầu chọn là “Ngân hàng

Trang 26

ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN)

1963 Ngày 01/04/1963, chính thức khai trương hoạt động NHNT như là một ngân

hàng đối ngoại độc quyền

1978 Thành lập Công ty Tài chính ở Hồng Kông – Vinafico Hong Kong

1990

Ngày 14/11/1990, NHNT chính thức chuyển từ một ngân hàng chuyên doanh,độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM nhà nước hoạtđộng đa năng theo Quyết định số 403-CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hộiđồng Bộ trưởng

1993 NHNT được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì

NHNT thành lập ngân hàng liên doanh với đối tác Hàn Quốc - First VinaBank, nay là ShinhanVina Bank

1994 Thành lập Công ty Thuê mua và Đầu tư trực thuộc NHNT (Công ty Quản lý

Nợ và Khai thác Tài sản)

1995 NHNT được Tạp chí Asia Money – Tạp chí Tiền tệ uy tín của Châu Á - bình

chọn là Ngân hàng hạng nhất tại Việt Nam

1996

Ngày 21/09/1996, Thống đốc NHNN ra Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việcthành lập lại NHNT trên cơ sở Quyết định số 68/QĐ-NH5 ngày 27 tháng 3năm 1993 của Thống đốc NHNN Theo đó, NHNT được hoạt động theo môhình Tổng công ty 90, 91 quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ với tên giao dịch quốc tế: Bank forForeign Trade of Viet Nam, tên viết tắt là Vietcombank

Thành lập VPĐD tại Paris (Pháp) và tại Moscow (Cộng hòa Liên bang Nga)Khai trương Công ty liên doanh Vietcombank Tower 198 với đối tácSingapore

1997

Thành lập VPĐD tại Singapore

NHNT đăng ký nhãn hiệu kinh doanh độc quyền tại Cục sở hữu Công Nghiệp,

Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường

1998 Thành lập Công ty cho thuê tài chính NHNT – VCB Leasing

2002 Thành lập Công ty TNHH Chứng khoán NHNT – VCBS

2003 Vietcombank được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba

Được tạp chí EUROMONEY bình chọn là ngân hàng tốt nhất tại Việt NamSản phẩm thẻ Connect 24 của Vietcombank là sản phẩm ngân hàng duy nhất

Trang 27

được trao giải thưởng "Sao vàng Đất Việt".

2004 Vietcombank được tạp chí The Banker bình chọn là "Ngân hàng tốt nhất Việt

Nam" năm thứ 5 liên tiếp

2005

Vietcombank là ngân hàng duy nhất được trao giải thưởng Sao Khuê (Giảithưởng do Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) tổ chứcdưới sự bảo trợ của Ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin và Bộ Bưuchính Viễn thông

Vietcombank chi nhánh Đồng Nai vinh dự là chi nhánh đầu tiên của hệ thốngNHNT được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý "Anh hùng laođộng" vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới từ năm 1995-

2004, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.Góp vốn thành lập Công ty liên doanh quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán –VCBF

2007

Tháng 1/2007, Vietcombank và NHTMCP Sea Bank ký kết Hợp đồng với đốitác Cardif thành lập Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Vietcombank –Cardif (VCLI)

Vietcom,bank được bầu chọn là "Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối chodoanh nghiệp tốt nhất năm 2007" do tạp chí Asia Money bình chọn

2008 01/2008, Vietcombank được trao Giải thưởng Ngôi sao kinh doanh năm 2007

và là 1 trong 10 doanh nghiệp tiêu biểu lớn nhất VN

- 4/2008, Vietcombank vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huânchương Hồ Chí Minh, đúng vào dịp ngân hàng tổ chức kỷ niệm 45 năm ngàythành lập (1/4/2008)

- 4/2008, Vietcombank là đơn vị duy nhất thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàngđược lựa chọn tham gia chương trình Thương hiệu Quốc gia

02/6/2008, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức chuyển đổi thành

Trang 28

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo Giấy phép thành lập và hoạtđộng Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN số 138/GP – NHNN ngày23/5/2008 của Thống đốc NHNN VN và Giấy Chứng nhận đăng ký kinhdoanh công ty cổ phần số 0103024468 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.Hà Nộicấp ngày 02/6/2008.

07/2008, Vietcombank nhận danh hiệu Ngân hàng trong nước tốt nhất tại ViệtNam năm 2008 Đây là Giải thưởng thường niên được bình chọn bởiAsiamoney và năm 2008 là năm đầu tiên Việt Nam được tạp chí đưa vào danhsách bình chọn với 01 giải thưởng duy nhất cho danh hiệu này

8/2008, Vietcombank nhận giải thưởng “Ngân hàng Quản lý tiền mặt tốt nhấttại Việt Nam năm 2008” do các doanh nghiệp bình chọn thông qua tạp chíAsiamoney

10/2008, ông Nguyễn Phước Thanh - Tổng Giám đốc Vietcombank - đượctrao tặng Danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2008 và Giải thưởngNhà lãnh đạo xuất sắc trong lĩnh vực bán lẻ năm 2008

10/2008, Vietcombank được trao tặng Giải thưởng – Cúp vàng “Công ty cổphần hàng đầu Việt Nam”

12/2008, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho Ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam theo Quyết định số 1697/QĐ-TTg vì đã có thành tích trongviệc thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đápứng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất, xuất khẩu, đảm bảo an sinh xã hội

2009 11/06/2009, chính thức khai trương hoạt động công ty TNHH Bảo hiểm Nhân

9/2009, Vietcombank được tạp chí Asiamoney trao 06 giải thưởng quan trọngtrên các lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ, quản lý tiền mặt và giao dịch điện tử.10/2009, ông Nguyễn Hoà Bình - Chủ tịch HĐQT Vietcombank - nhận danhhiệu Doanh nhân việt Nam tiêu biểu năm 2009

10/2009, Vietcombank đạt Giải thưởng “Thương hiệu Chứng khoán uy tín

Trang 29

2009” và “Top 20 Doanh nghiệp niêm yết hàng đầu Việt Nam”.

10/2009, Vietcombank nhận giải thưởng Thành viên đấu thầu trái phiếu Chínhphủ tiêu biểu Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Lễ tôn vinh Doanhnghiệp và thành viên tiêu biểu trên Sở giao dịch Chứng kháon hà Nội (HNX)năm 2009 do HNX và báo Đầu tư tổ chức

11/2009, Vietcombank là đơn vị đồng tổ chức Hội nghị thường niên các nhàlãnh đạo tài chính khu vực châu Á

2010

01/2010, Vietcombank nhận Giải thưởng “Thương hiệu Kinh tế đối ngoại uytín năm 2009” và ông Nguyễn Hoà Bình - Chủ tịch HĐQT Vietcombank -được trao giải thưởng “Nhà hoạt động kinh tế đối ngoại tiêu biểu năm 2009”.4/2010, Vietcombank lần thứ 2 liên tiếp được lựa chọn tham gia chương trìnhThương hiệu Quốc gia

7/2010, Vietcombank nhận giải thưởng “Ngân hàng nội địa cung cấp cung cấpdịch vụ tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2010” do tạp chí TradeFinance trao tặng Đây là năm thứ 3 liên tiếp, Vietcombank (đại diện duy nhấtcủa Việt Nam) nhận được giải thưởng này

29/7/2010, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã có quyết định số CTN tặng thưởng Huân chương Lao động cho nhiều tập thể và cá nhânVietcombank

1148/QĐ-8/2010, Vietcombank được trao danh hiệu “Thương hiệu bền vững toàn quốc”9/2010, Vietcombank nhận danh hiệu “Thương hiệu Chứng khoán uy tín”.10/2010, bà Nguyễn Thị Tâm - Uỷ viên HĐQT, nguyên Phó Tổng Giám đốc

và bà Nguyễn Thu Hà – Phó Tổng Giám đốc Vietcombank được trao tặng giảithưởng “Bông hồng vàng thủ đô”

10/2010, Vietcombank là 1 trong 4 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanhnghiệp lớn nhất Việt Nam và cũng là ngân hàng nộp thuế lớn nhất Việt Namthuộc khối tài chính, ngân hàng

2011 7/4/2011, Vietcombank được The Asian Banker - Tạp chí hàng đầu thế giới về

cung cấp thông tin chiến lược trong lĩnh vực dịch vụ tài chính - trao tặng giảithưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thươngmại năm 2011” (The Best Domestic Trade Finance Bank, VietNam) và giảithưởng “Phát triển tài năng và lãnh đạo” (The Asian Banker Talent andLeadership Development Award) Ông Phạm Quang Dũng – Phó Tổng giámđốc Vietcombank - cũng đã vinh dự nhận giải thưởng “Nhà Lãnh đạo Ngân

Ngày đăng: 04/03/2015, 21:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w