Và chỉ trong mộtthời gian ngắn khi các sản phẩm này ra đời, số lượng khách hàng tìm tới Ngân hàngkhông ngừng tăng lên đã tạo nguồn thu nhập không nhỏ cho hệ thống Ngân hàng.Mặc dù vậy, s
Trang 1GVHD : NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ SVTH : LÊ THỊ THANH TUYỀN MSSV : 2112190343
LỚP : TCNHE_ K36
Tp.HCM THÁNG 01 - 2015
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
TP.HCM, Ngày….tháng ….năm 2015
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 3NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
TP.HCM, Ngày… tháng … năm 2015
CƠ QUAN TIẾP NHẬN SINH VIÊN THỰC TẬP
(Ký tên,đóng dấu)
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin cảm ơn Ban Giám Hiệu cùng toàn thể Thầy Cô Trường Cao Đẳng Công Thương thành phố Hồ Chí Minh Thầy Cô đã truyền đạt cho em những kiến thức thật sự hữu ích làm hành trang cho em bước vào đời Đặc biệt là cô
Trang 4Cuối lời, em xin kính chúc Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh chuẩn Lê Văn Việt luôn vững bước trên con đường phát triển, quy mô không
ngừng được mở rộng Chúc quý Thầy Cô luôn thành đạt trên con đường giảng dạycủa mình
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Trang 5NHTM Ngân hàng thương mại
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tình hình hoạt động kinh doanh qua các năm 2011-2013 22
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn qua các năm 2011-2013 24
Bảng 2.2: Doanh số cho vay và cho vay tiêu dùng 2011-2013 33
Bảng 2.3: Doanh số cho vay tiêu dùng theo kỳ hạn 2011-2013 34
Bảng 2.4: Doanh số cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo 2011-1013 36
Bảng 2.5: Doanh số cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn 2011-2011 37
Bảng 2.6: Doanh số dư nợ cho vay tiêu dùng 39
Bảng 2.7: Thu nợ cho vay theo kỳ hạn 2011-2013 40
Bảng 2.8: Thu nợ theo hình thức đảm bảo 201-2013 41
Bảng 2.9: Thu nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn 2011-2013 42
Bảng 2.10: Doanh số dư nợ cho vay tiêu dùng 2011-2013 43
Bảng 2.11: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo kỳ hạn 2011-2013 44
Bảng 2.12: Dư nợ theo hình thức đảm bảo 2011-2013 45
Bảng 2.13: Dư nợ cho vay theo mục đích sử dụng vốn 2011-2013 46
Bảng 2.14: Cơ cấu nợ quá hạn qua các nam 2011- 2013 48
Tỷ lệ thu nợ 49
Vòng quay vốn tín dụng 49
Tỷ lệ nợ quá hạn 50
Trang 7DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức ngân hàng VPBank – chi nhánh chuẩn Lê Văn Việt 19
Sơ đồ 2.1: Quy trình tín dụng tại VPBank (năm 2013) 29
Sơ đồ ra quyết định cấp tín dụng cho KH đối với các khoản vay dưới mức quy định hiện hành của VPBank 32
Sơ đồ phê duyệt tín dụng đối với các khoản cho vay trên mức theo quy định hiện hành của VPBank 32
Biểu đồ 1.1: Kết quả hoạt động Kinh doanh của VPBank qua các năm 23
Biểu đồ 2.1: Tổng doanh số cho vay và cho vay tiêu dùng giai đoạn 2011-2013 34
Biểu đồ 2.2: Doanh số cho vay và cho vay tiêu dùng 2011-2013 36
Biểu đồ 2.3: Doanh số cho vay tiêu dùng theo hình thức bảo đảm 2011-2013 37
Biểu đồ 2.4: Thu nợ cho vay tiêu dùng tại VPBank giai đoạn 2011-2013 40
Biểu đồ 2.5: Doanh số thu nợ theo kỳ hạn giai đoạn 2011-2013 41
Biểu đồ 2.6: Doanh số thu nợ theo hình thức đảm bảo giai đoạn 2011-2013 42
Biểu đồ 2.7: Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng giai đoạn 2011-2013 44
Biểu đồ 2.8: dư nợ cho vay tiêu dùng giai đoạn 2011-2013 45
Biểu đồ 2.9: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo kỳ hạn 2011-2013 46
Biểu đồ 2.10: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo 2011-2013 47
Biểu đồ 2.11: Dư nợ cho vay theo mục đích sử dụng vốn 2011-2013 48
Biểu đồ 2.12: Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng giai đoạn 2011-2013 50
Trang 8MỤC LỤC
CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG 3
1.1.Khái quát tín dụng ngân hàng 3
1.1.1.Khái niệm tín dụng 3
1.1.2.Đặc trưng tín dụng 3
1.1.3.Các hình thức tín dụng 3
1.1.4.Khái niệm cho vay 5
1.1.5.Phân loại 5
1.2.Cơ sở lý luận cho vay tiêu dùng 6
1.2.1.Khái niệm về cho vay tiêu dùng 6
1.2.1.1.Khái niệm 6
1.2.1.2.Đặc điểm 6
1.2.2.Vai trò của cho vay tiêu dùng 7
1.2.2.1.Vai trò đối với ngân hàng 7
1.2.2.2.Vai trò đối với khách hàng 7
1.2.2.3.Vai trò đối với nền kinh tế 8
1.2.3.Điều kiện cho vay tiêu dùng cá nhân 8
1.2.4.Phân loại cho vay tiêu dùng cá nhân 8
1.2.4.1.Căn cứ vào mục đích đi vay 8
1.2.4.2.Căn cứ theo thời hạn cho vay 8
1.2.4.3.Căn cứ theo phương thức cho vay 9
1.2.4.4.Căn cứ vào tài sản đảm bảo 9
1.2.4.5.Căn cứ theo phương thức hoàn trả 9
1.2.4.6.Căn cứ theo cách thức thực hiện 12
Trang 91.2.5.1.Khái quát về rủi ro và rủi ro cho vay tiêu dùng 12
1.2.5.2.Nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho vay tiêu dùng 13
1.2.5.3.Ảnh hưởng của rủi ro cho vay tiêu dùng đến ngân hàng 13
1.2.6.Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng 14
1.2.6.1.Chỉ tiêu định tính 14
1.2.6.2.Chỉ tiêu định lượng 14
1.2.6.2.1.Doanh số cho vay tiêu dùng cá nhân 14
1.2.6.2.2.Doanh số thu nợ từ cho vay tiêu dùng cá nhân 15
1.2.6.2.3.Dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân 15
1.2.6.2.4.Dư nợ quá hạn cho vay tiêu dùng cá nhân 15
1.2.6.2.5.Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân 15
1.2.7.Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng 16
1.2.7.1.Các nhân tố thuộc về ngân hàng 16
1.2.7.2.Các nhân tố ngoài ngân hàng 17
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG ( VPBANK) - CHI NHÁNH CHUẨN LÊ VĂN VIỆT……… 19
2.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh chuẩn Lê Văn Việt 19
2.1.1.Khái quát về ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh chuẩn Lê Văn Việt 19
2.1.2.Cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh chuẩn Lê Văn Việt 19
2.1.3.Cơ cấu tổ chức 19
2.1.3.1.Nhiệm vụ của các phòng ban 19
Trang 102.1.4.Tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank – CNC Lê Văn Việt trong những
năm vừa qua (2011 – 2013) 22
2.2.Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh chuẩn Lê Văn Việt 25
2.2.1.Tình hình huy động vốn 25
2.2.2.Những quy định chung về cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP VPBank 27 2.2.2.1.Các sản phẩm cho vay tiêu dùng 27
2.2.2.2.Đối tượng và điều kiện cho vay 27
2.2.2.3.Đặc điểm của sản phẩm cho vay 28
2.2.2.4.Quy trình cho vay tiêu dùng 29
2.2.2.5.Tiếp nhận và xử lý đề nghị cấp tín dụng của khách hàng 30
2.2.2.6.Thẩm định cho vay 30
2.2.2.8.Thủ tục hồ sơ và giải ngân 32
2.2.2.9.Quản lý danh mục, giám sát khoản cấp tín dụng đã cấp 32
2.2.2.10.Thu nợ, cơ cấu nợ và kết thúc giao dịch cấp tín dụng 32
2.2.3.Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP VPBank – Chi nhánh chuẩn Lê Văn Việt 33
2.2.3.1.Phân tích tổng doanh số cho vay và doanh số cho vay tiêu dùng 33
2.2.3.2.Phân tích doanh số cho vay tiêu dùng 35
2.2.3.2.1.Phân tích doanh số cho vay tiêu dùng theo kỳ hạn 35
2.2.3.2.2.Phân tích doanh số cho vay tiêu dùng theo hình thức bảo đảm 36
2.2.3.2.3.Phân tích doanh số cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn 38
2.2.3.3.Phân tích thu nợ cho vay tiêu dùng 40
2.2.3.3.1.Phân tích thu nợ cho vay tiêu dùng theo kỳ hạn 41
2.2.3.3.2.Phân tích thu nợ cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo 42
Trang 112.2.3.4.Phân tích dư nợ cho vay tiêu dùng 45
2.2.3.4.1.Phân tích dư nợ cho vay tiêu dùng theo kỳ hạn 46
2.2.3.4.2.Phân tích dư nợ cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo 46
2.2.3.4.3.Phân tích dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn 47
2.2.3.5.Phân tích dư nợ quá hạn cho vay tiêu dùng 49
2.2.4.Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank – CNC Lê Văn Việt 50
2.2.4.1.Tỷ lệ thu nợ 50
2.2.4.2.Vòng quay vốn tín dụng 51
2.2.4.3.Tỷ lệ nợ quá hạn 51
2.2.5.Đánh giá chung 52
2.2.5.1.Những kết quả đạt được 52
2.2.5.2.Hạn chế và nguyên nhân 52
2.2.5.2.1.Hạn chế 52
2.2.5.2.2.Nguyên nhân 54
CHƯƠNG 3.GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH CHUẨN LÊ VĂN VIỆT 56
3.1.Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh chuẩn Lê văn Việt 56
3.2.Giải pháp 57
3.2.1.Chiến lược phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng 57
3.2.2.Giải pháp cụ thể 57
3.2.2.1.Đa dạng hóa các sản phẩm tiêu dùng 57
3.2.2.2.Về quy trình và điều kiện cho vay 58
3.2.2.3.Phân tích về thực trạng hoạt động tín dụng 59
Trang 123.2.2.5.Đẩy mạnh hoạt động marketing 60
3.2.2.6.Nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên hoạt động tín dụn 61
3.2.2.7.Chiến lược khách hàng 62
3.2.2.8.Chú trọng các sản phẩm cho vay không cần tài sản đảm bảo 63
3.3.Kiến nghị bản thân 64
KẾT LUẬN 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
Trang 13LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đa dạng hóa là một xu hướng tất yếu của sự phát triển trong hoạt động kinhdoanh nói chung và hoạt động Ngân hàng nói riêng Đặc biệt trước những yêu cầumới của cạnh tranh và hội nhập kinh tế, ngành Ngân hàng phải không ngừng pháttriển và tìm kiếm những hướng đi mới phù hợp để vừa có thể đáp ứng ngày càng tốthơn nhu cầu của khách hàng vừa đứng vững trong cơ chế thị trường Mở rộng chovay tiêu dùng là một hướng đi như vậy Tuy nhiên từ nhiều năm nay, các ngân hàngtrong nước chỉ quan tâm đến khối ngành sản xuất kinh doanh mà quên đi nhu cầutiêu dùng người dân Hay nói cách khác, các ngân hàng đã bỏ ngõ một thị trườngđầy tiềm năng – thị trường cho vay tiêu dùng
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhu cầu tiêu dùng trở nênphong phú, đa dạng với nhiều chủng loại mẫu mã khác nhau phù hợp với nhu cầungười mua Tuy nhiên với mức thu nhập hiện nay, phần lớn người tiêu dùng khôngthể chi trả cho tất cả các nhu cầu mua sắm cùng lúc, đặc biệt là những món hàng cógiá trị cao Nắm bắt được thực tế đó, các Ngân hàng đã thực hiện cung cấp các dịch
vụ cho vay tiêu dùng dưới nhiều hình thức nhằm tạo điều kiện cho khách hàng cóthể thỏa mãn nhu cầu của mình trước khi có khả năng thanh toán Và chỉ trong mộtthời gian ngắn khi các sản phẩm này ra đời, số lượng khách hàng tìm tới Ngân hàngkhông ngừng tăng lên đã tạo nguồn thu nhập không nhỏ cho hệ thống Ngân hàng.Mặc dù vậy, so với các hoạt động tín dụng khác thì cho vay tiêu dùng vẫn chiếmmột tỷ trọng vô cùng nhỏ bé cả về doanh số cho vay và chưa thực sự phát huy đượcvai trò vốn có của nó
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động cho vay tiêu dùng trong đời sống
xã hội nói chung và đối với toàn hệ thống Ngân hàng nói riêng, sau một thời gianthực tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh chuẩn Lê VănViệt, em đã chọn đề tài “ PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN
Trang 14HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH CHUẨN
LÊ VĂN VIỆT” để nghiên cứu cho bài báo cáo thực tập của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
Từ những hiểu biết kết hợp với những lý thuyết và dựa trên tình hình thực tế chovay tiêu dùng cá nhân, tìm ra những giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngânhàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh chuẩn Lê Văn Việt
3 Đối tượng nghiên cứu
Do điều kiện hạn chế nên chỉ nghiên cứu hoạt động cho vay tiêu dùng tạiVPBank trong 3 năm 2011, 2012, 2013
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là thu thập thông tin và phântích Thông tin được thu thập qua nhiều kênh như quá trình thực tập trực tiếp tại chinhánh, các báo cáo tài chính, báo cáo tín dụng của Ngân hàng ,… Phương phápphân tích sử dụng các thông tin này, kết hợp với phương pháp so sánh, đối chiếu,tổng hợp thông tin, từ đó đưa ra những nhận định về tình hình cho vay tiêu dùng ởVPBank
5 Kết cấu đề tài
Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kếtcấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về cho vay tiêu dùng
Chương 2: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt nam Thịnh Vượng – chi nhánh chuẩn Lê Văn Việt
Chương 3: Giải pháp nhằm phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh chuẩn Lê văn Việt
Trang 15CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG
1.1 Khái quát tín dụng ngân hàng
1.1.1 Khái niệm tín dụng
Tín dụng (credit) xuất phát từ chữ La tinh la credo (tin tưởng, tín nhiệm) Trên
cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì tín dụng được hiểu nhưsau:
Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp
và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi vay cho bên đi vay khi đến hạn.
Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hìnhthức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tàichính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước như bao thanhtoán tài trợ nhập khẩu, cho vay thấu chi, và cho vay theo hạn mức tín dụng, và hạnmức tín dụng dự phòng, Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt độngquan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất
1.1.2 Đặc trưng tín dụng
Tín dụng ngân hàng có những đặc trưng sau:
- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn và tài sản người sở hữu sang người sửdụng
- Tài khoản giao dịch trong tín dụng Ngân hàng bao gồm hai hình thức là cho vaybằng tiền và cho thuê (bất động sản và động sản)
- Sự chuyển nhượng theo nguyên tắc hoàn trả theo thời gian như trong hợp đồngthỏa thuận giữa KH và NH
+Giá trị hoàn trả bao gồm vốn gốc, lãi và phí tín dụng, phụ lục hợp đồng, …Trong đó KH cam kết với NH hoàn trả khi đến hạn thanh toán
1.1.3 Các hình thức tín dụng
- Cho vay:
Trang 16Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho KHmột khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận vớinguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
- Bảo lãnh:
Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh)với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho
KH (bên được bảo lãnh) khi KH không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa
vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh
- Bao thanh toán:
Theo công ước bao thanh toán quốc tế 1988, bao thanh toán là một dạng tài trợbằng việc mua bán các khoản nợ ngắn hạn trong giao dịch thương mại giữa các tổchức tài trợ và bên cung ứng, theo đó tổ chức tài trợ thực hiện tối thiểu hai trong sốcác chức năng sau: tài trợ bên cung ứng gồm cho vay và ứng trước tiền, quản lý sổsách liên quan đến các khoản phải thu, thu nợ các khoản phải thu, bảo đảm rủi rokhông thanh toán của bên mua hàng
Theo Hiệp hội bao thanh toán thế giới (FCI), bao thanh toán là một loại hìnhdịch vụ tài chính trọn gói bao gồm sự kết hợp giữa tài trợ vốn hoạt động, bảo hiểmrủi ro tín dụng, theo dõi các khoản phải thu và dịch vụ thu hộ
- Chiết khấu:
Chiết khấu là một hình thức cấp tín dụng theo đó các tổ chức tín dụng nhận cácchứng từ có giá và trao cho KH một số tiền bằng mệnh giá của chứng từ nhận chiếtkhấu trừ đi phần lợi nhuận và chi phí mà NH được hưởng
- Cho thuê tài sản:
Giao dịch cho thuê tài sản là một hợp đồng thương mại, trong đó người sở hữutài sản (người cho thuê) đồng ý cho một người nào đó (người đi thuê) được quyền
sử dụng tài sản trong một khoảng thời gian để đổi lấy một chuỗi thanh toán định kỳ.Chuỗi thanh toán định kỳ thường có đặc tính của một dòng tiền đều, có thể được trảtừng tháng hay nữa năm, với đợt trả đầu tiên thường là ngay sau khi hợp đồng được
ký kết Kết quả là dòng tiền thuê trong nghiệp vụ cho thuê là một dòng tiền đều đầu
Trang 17kỳ Tuy nhiên, cách thức chi trả tiền thuê có thể được thiết kế để phù hợp và đápứng được nhu cầu của KH.
- L/C tài trợ nhập khẩu:
Tài trợ nhập khẩu cũng là một bộ phận trong hoạt động tài trợ ngoại thương củacác ngân hàng thương mại Nghiệp vụ tài trợ nhập khẩu nhằm hỗ trợ về tài chínhCùng với thủ tục giấy tờ liên quan đến doanh nghiệp nhập khẩu có thể thực hiệnnghĩa vụ của mình trong hợp đồng mua bán hàng hóa Giá trị tài trợ thường ở mứcvừa và lớn
1.1.4 Khái niệm cho vay
Theo quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đới với KH ban hành theo quy định
số 1627/2001/QĐ ngày 31/12/2001 thì: “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng,theo đó tổ chức tín dụng giao cho KH sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mụcđích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi”.Cho vay là hoạt động sinh lời song rủi ro cao nhất của NHTM Để NH tồn tại vàphát triển vững chắc, hoạt động cho vay phải an toàn và hiệu quả Muốn vậy, nóphải thực hiện theo những nguyên tắc nhất định Thứ nhất, KH vay vốn phải đảmbảo sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận Điều này giúp hạn chế rủ ro tíndụng cho NH Thứ hai, KH phải đảm bảo hoàn trả nợ gốc và vốn vay đúng thời hạnthỏa thuận trong hợp đồng Thứ ba, NH cho vay đối với những dự án khả thi, cóhiệu quả và có khả năng trả nợ Nhờ đó, NH mới có được lợi nhuận từ việc cho vay
1.1.5 Phân loại
- Theo mục dích sử dụng vốn vay
+Cho vay nhằm mục đích sản xuất kinh doanh
+Cho vay tiêu dùng
- Theo thời gian
+Cho vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn đến 12 tháng
+Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60tháng
+Cho vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn từ trên 60 tháng
- Theo hình thức đảm bảo
Trang 18+ Cho vay có bảo đảm bằng tài sản.
+ Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản
- Theo cách thức cho vay
+Cho vay trực tiếp
+Cho vay gián tiếp
- Theo phương thức cho vay
+Cho vay thấu chi
+Cho vay trực tiếp từng lần, cho vay theo hạn mức
+Cho vay luân chuyển
+Cho vay trả góp
Hoạt động cho vay của NHTM có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế Nó có tácđộng khuyến khích tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo động lực cho sựtăng trưởng kinh tế Nguồn vốn vay từ NH là rất quan trọng đối với sự phát triểncủa doanh nghiệp, cá nhân, các tổ chức kinh tế, đặc biệt vốn vay từ NH thúc đẩytiêu dùng và góp phần quan trọng thúc đẩy tiêu dùng và góp phần quan trọng đápứng nhu cầu tiêu dùng của người dân
1.2 Cơ sở lý luận cho vay tiêu dùng
1.2.1 Khái niệm về cho vay tiêu dùng
1.2.1.1.Khái niệm
Cho vay tiêu dùng là hình thức cấp tài trợ tín dụng, NH cho vaygiao cho KH một khoản tiền theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàntrả gốc và lãi trong một thời gian nhất định cho nhu cầu sinh hoạtcủa cá nhân, hộ gia đình như: mua sắm vật dụng gia đình; sửa chữanhà ở; mua sắm phương tiện đi lại; thanh toán chi phí học tập vàcác khoản chi cho nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống
1.2.1.2.Đặc điểm
- Quy mô của từng hợp đồng cho vay tiêu dùng nhỏ nhưng số lượng các món vaynhiều nên chi phí tổ chức cho vay cao hơn so với các loại cho vay trong lĩnh vựcthương mại và kinh doanh
Trang 19- Tín dụng tiêu dùng thường có rủi ro cao hơn so với các loại hình thức tín dụngtrong lĩnh vực thương mại và công nghiệp, do đó lãi suất cho vay tiêu dùng caohơn.
- Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế
- Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng ít co giãn so với lãi suất Khách hàng chỉquan tâm đến số tiền phải thanh toán hơn lãi suất mà họ phải gánh chịu
- Mức thu nhập và trình độ học vấn là hai biến cố có quan hệ mật thiết với nhucầu vay tiêu dùng của khách hàng
- Chất lượng các thông tin tài chính của khách hàng vay thường không cao
- Nguồn trả nợ của khách hàng đi vay có thể biến động lớn, phụ thuộc vào quátrình làm việc, kỹ năng và kinh nghiệm đối với công việc của những khách hàngnày
- Tư cách của khách hàng là yếu tố khó xác định, song lại rất quan trọng, quyếtđịnh sự hoàn trả của khoản vay
1.2.2 Vai trò của cho vay tiêu dùng
Một hình thức hoạt động muốn tồn tại và phát triển trong ngân hàng thì nó phảiđem lại lợi ích thiết thực cho xã hội và chính ngân hàng Cho vay tiêu dùng đã tồntại từ lâu và cho đến nay hoạt động của nó vẫn không ngừng được các ngân hàngquan tâm và phát triển, khách hàng và chính phủ các nước đồng tình ủng hộ
1.2.2.1.Vai trò đối với ngân hàng
- Cho vay tiêu dùng góp phần làm đa dạng hoạt động tín dụng của ngân hàng,giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với khách hàng, làm tăng khả năng huy độngcác loại tiền gửi và bán thêm nhiều loại sản phẩm khác, từ đó lợi nhuận của ngânhàng không ngừng được nâng cao
- Tạo điều kiện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, góp phần phân tán rủi ro tronghoạt động kinh doanh
- Hơn nữa, với phương thức chủ yếu cho vay tiêu dùng trả góp, ngân hàng có thểthu hồi nợ thường xuyên, nâng cao khả năng thanh khoản và sử dụng vốn mộtcách linh hoạt
1.2.2.2.Vai trò đối với khách hàng
Trang 20Cho vay tiêu dùng góp phần giải quyết nhu cầu cấp thời của dânchúng nhất là thành phần dân lao động Thông qua nguồn vốn vayngân hàng, người tiêu dùng có thể được hưởng các tiện ích trướckhi họ tiết kiệm đủ tiền và điều quan trọng hơn nó rất cần thiết chotrường hợp khách hàng có khoản chi tiền mang tính cấp bách, từ đógóp phần nâng cao mức sống, giúp họ tiếp cận nhanh chóng các sảnphẩm của sự tiến bộ khoa học kỹ thật Và vì có thể thỏa mãn cácnhu cầu trong cuộc sống nên tinh thần và khả năng lao động củangười đi vay sẽ tốt hơn.
1.2.2.3.Vai trò đối với nền kinh tế
- Góp phần cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần ổn định và pháttriển kinh tế - xã hội
- Mặt khác, nếu cho vay tiêu dùng tài trợ cho các chi tiêu về hàng hóa, dịch vụtrong nước, nó có tác dụng rất tốt cho việc kích cầu tạo điều kiện thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế, kích thích sản xuất phát triển
- Kết quả là góp phần thúc đẩy tăng trưởng xã hội và phát triển kinh tế
1.2.3 Điều kiện cho vay tiêu dùng cá nhân
- Người đi vay phải có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự
- Có hộ khẩu thường trú/KT3 tại địa phương NH cho vay đặt trụ sở giao dịch
- Có tài sản chịu trách nhiệm trước pháp luật cho các hoạt động của chính mình,hoặc được bảo lãnh của bên thứ ba
- Có nguồn thu nhập ổn định đảm bảo trả được nợ cho NH
1.2.4 Phân loại cho vay tiêu dùng cá nhân
1.2.4.1.Căn cứ vào mục đích đi vay
- Cho vay tiêu dùng cư trú: là các khoản vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm,xây dựng và cải tại nhà ở
- Cho vay tiêu dùng phi cư trú: là các khoản vay tài trợ cho việc trang trải các chiphí mua sắm phương tiện đi lại, đồ dùng sinh hoạt, chi phí y tế, học hành, giải trí
du lịch,
1.2.4.2.Căn cứ theo thời hạn cho vay
Trang 21Căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn, tình hình tài chính của KH, cóthể cho vay với các thời hạn sau:
- Vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn không quá 1 năm
- Vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn từ 1 đếm 5 năm
- Vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn trên 5 năm
1.2.4.3.Căn cứ theo phương thức cho vay
- Cho vay theo món: là hình thức cho vay mà mỗi khi KH có nhu cầu, KH làmđơn xin vay một khoản tiền cho một mục đích sử dụng vốn cụ thể Hình thứcthường áp dụng cho những KH có nhu cầu tín dụng không thường xuyên
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: là phương thức cho vay mà NH và KH xác địnhmột mức dư nợ tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định Hìnhthức thường áp dụng cho những KH có chi tiêu thường xuyên và thường sửdụng để chi trả cho các nhu cầu tiêu dùng
1.2.4.4.Căn cứ vào tài sản đảm bảo
- Cho vay cầm cố: là hình thức NH cho KH vay và giữ tài sản của KH để đảm bảothực hiện các nghĩa vụ của KH trong hợp đồng cầm cố
- Cho vay thế chấp lương: là việc KH vay tiền để đáp ứng nhu cầu chi tiêu trên cơ
sở thế chấp tiền lương hoặc tiền công lao động của chính mình làm tài sản đảmbảo
- Cho vay đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay:
+ Hình thức này áp dụng chủ yếu đối với các tài sản có giá trị lớn, thời gian sửdụng lâu dài như sữa chữa nhà ở, mua sắm phương tiện vận tải đi lại
+ Mức cho vay phụ thuộc vào tình hình tài chính, khả năng trả nợ của KH, giá trịcủa tài sản mua sắm và thường chiếm tỷ lệ nhỏ so với giá trị tài sản mua sắm
1.2.4.5.Căn cứ theo phương thức hoàn trả
Cho vay tiêu dùng trả góp
Cho vay tiêu dùng trả góp là phương thức tín dụng mà trong đóngười vay trả gốc và lãi cho NH làm nhiều lần, theo những kỳ hạnnhất định trong thời hạn cho vay
Có 3 phương thức trả góp:
Trang 22 Trả góp với kỳ khoản cố định:
- Đây là phương pháp trả nợ có mức hoàn trả mỗi kỳ đều bằng nhau
- Lãi vay tính theo dư nợ thực tế
- Nợ gốc phải trả trong mỗi kỳ là phần chênh lệch giữa số tiền phải trả mỗi kỳ và
số tiền lãi phát sinh mỗi kỳ
Trả góp với kỳ khoản giảm dần:
- Nợ gốc phải trả mỗi kỳ bằng nhau
- Lãi vay tính theo dư nợ thực tế
- Số tiền vay trả cho ngân hàng giảm dần qua các kỳ hạn
Trang 23 N i được tính theo kỳ hạn của kỳ đó.
r i là lãi suất vay theo kỳ thứ i
n là số kỳ hạn trả
Trả góp với kỳ khoản tăng dần:
- Nợ gốc phải trả mỗi kỳ đều bằng nhau
- Lãi tính theo nợ gốc phải trả mỗi kỳ
- Số tiền phải trả cho ngân hàng tăng dần
I i được tính từ ngày bắt đầu vay nợ đến ngày trả khoản nợ gốc thứ i
r i là lãi suất vay
n là số kỳ trả nợ
Cho vay tiêu dùng phi trả góp
Cho vay tiêu dùng phi trả góp là phương thức cấp tín dụng màtrong đó người đi vay trả nợ một lần khi đến hạn
Cho vay tiêu dùng tuần hoàn
Cho vay tiêu dùng tuần hoàn là phương thức cấp tín dụng mà
NH cho phép KH sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành các loại Sécđược thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai Trong thời hạn tín dụng
Trang 24được thỏa thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhậpkiếm được từng kỳ, KH được NH cho phép thực hiện việc vay vàtrả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng.
1.2.4.6.Căn cứ theo cách thức thực hiện
Cho vay tiêu dùng trực tiếp: là phương thức cấp tín dụng trực tiếp tiếp xúc, xét
cho vay và trực tiếp thu nợ từ người vay
Cấp vốn (1)Thanh toán nợ (2)
Mô hình cho vay trực tiếp
Cho vay tiêu dùng gián tiếp: là phương thức tín dụng mà trong đó NH tiến hành
mua các món nợ do các công ty bán lẻ bán chịu hàng hóa hay dịch vụ
Cấp tín dụng (1)
Thanh toán nợ (2)
Mô hình cho vay gián tiếp
1.2.5 Rủi ro cho vay tiêu dùng cá nhân
1.2.5.1.Khái quát về rủi ro và rủi ro cho vay tiêu dùng
Rủi ro là sự không chắc chắn hay sự mất ổn định, sự không antoàn dẫn đến tổn thất về tài chính, ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận,thậm chí đe dọa đến sự tồn tại của chủ thể
Kháchhàng
Ngânhàng
Khách hàng nhậnvốn vay
Ngân hàng
Người thanh toán
nợ
Trang 25Rủi ro trong hoạt động cho vay là khả năng xảy ra các tổ thấtngoài dự kiến cho các NH, do KH vay không trả nợ đúng hạn,không trả hoặc không trả đủ vốn gốc và lãi cho NH trong thời hạntrả nợ Các biểu hiện của các khoản nợ không lành mạnh, nợ xấu,
nợ khó đòi, là các nguồn dẫn đến rủi ro trong hoạt động cho vay.Rủi ro trong cho vay tiêu dùng thường cao hơn so với cho vaytrong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh Do nguồn vốn vay khôngphụ thuộc vào sản xuất kinh doanh, sự khó kiểm soát các nguồn trả
nợ của khách hàng
1.2.5.2.Nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho vay tiêu dùng
Nguyên nhân khách quan
- Thiên tai, hỏa hoạn
- Tình hình an ninh, chính trị trong nước, trong khu vực không ổn định
- Do khủng hoảng hoặc do suy thoái kinh tế gây ảnh hưởng xấu đến tình hình tàichính của xã hội
- Thất nghiệp: thất nghiệp làm mất đi các nguồn thu nhập của khách hàng đi vay.Đây là nguồn trả nợ chính của các khoản vay tiêu dùng
- Môi trường pháp lý không thuận lợi, lỏng lẻo làm ảnh hưởng đến sự ràng buộctrách nhiệm trả nợ của KH đi vay nợ
Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân từ NH:
- CBTĐ thẩm định sai hoặc thiếu thông tin về KH
- Sự thiếu đạo đức nghề nghiệp, yếu kém về trình độ chuyên môn của CBTĐ
- Sự quản lý không chặt chẽ các khoản nợ sau khi cho vay
- Do sự thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin về thịtrường sai dẫn đến cho vay, đầu tư vào thị trường không hợp lý
Nguyên nhân từ KH:
- Do không quản lý chặt chẽ thanh toán dẫn đến thiếu khả năng chi trả
- Do KH vay vốn sử dụng vốn vay không đúng mục đích
Trang 26- Do KH vay cố ý cung cấp sai thông tin dẫn đến CBTĐ thẩm định không chínhxác được KH.
- Do KH cố tình kéo dài thời hạn trả nợ hoặc cố ý không trả nợ
1.2.5.3.Ảnh hưởng của rủi ro cho vay tiêu dùng đến ngân hàng
Rủi ro làm giảm lợi nhuận của ngân hàng
Đây thật sự là tổn thất đối với NH, khi KH không trả được nợ
NH xem như mất trắng phần vốn đã bỏ ra cho vay buộc NH phảitrích rủi ro dự phòng, dự phòng rủi ro này được trích từ lợi nhuận.Nếu NH có quá nhiều nợ xấu phải trích dự phòng sẽ làm giảm đáng
kể lợi nhuận, từ đó ảnh hưởng đến thu nhập cổ đông sẽ bị giảm sút
Rủi ro làm giảm uy tín của ngân hàng
Khi NH có tỷ lệ nợ xấu, KH sẽ đánh giá năng lực quản trị của
NH có vấn đề Thực chất NH cũng là một doanh nghiệp nhưngkinh doanh ngành nghề đặc biệt là tiền tệ, khi làm ăn không hiệuquả sẽ tác động đến tâm lý nhà đầu tư không tin tưởng vào NH nữa,
NH khi đó sẽ khó tồn tại được
Rủi ro làm giảm thanh khoản của ngân hàng
Một NH được xem là thanh khoản tốt nếu tại một thời điểmnhất định có thể thỏa mãn nhu cầu rút tiền khi có rủi ro xảy ra
1.2.6 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng
Việc đánh giá chất lượng tín dụng trong NH là yếu tố chủ quan, bởi vì chấtlượng tín dụng có thể tốt ở thời điểm phân tích nhưng sau lại có thể xấu đi
Trang 27- Uy tín của NH là chỉ tiêu quan trọng nó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanhcủa NH nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng NH tồn tại đượcchính là nhờ vào sự tin cậy của KH đối với NH.
- Thủ tục tuân theo đúng quy định, quy chế cho vay tiêu dùng của NH đượcCBTĐ làm nhanh chóng, chính xác, an toàn cũng góp phần làm tăng chấtt lượnghoạt động cho vay tiêu dùng của NH
1.2.6.2.Chỉ tiêu định lượng
1.2.6.2.1 Doanh số cho vay tiêu dùng cá nhân
Là tổng số tiền NH đã cho vay tiêu dùng trong một thời kỳ Nó phản ánh quy mô
và xu hướng của hoạt động tín dụng, trên cơ sở thực hiện những khoản cho vay hiệuquả, NH có xu hướng mở rộng quy mô tín dụng cho đối tượng loại tín dụng tiêudùng đó Doanh số cho vay càng lớn chứng tỏ quy mô cho vay tiêu dùng đang tăngtrưởng
1.2.6.2.2 Doanh số thu nợ từ cho vay tiêu dùng cá nhân
Là tổng số tiền NH đã thu được từ KH vay tiêu dùng trả cho NH trong một thờikỳ
1.2.6.2.3 Dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân
Là lượng vốn mà khách hàng còn nợ ngân hàng tại một thời điểm cụ thể
Dư nợ cho vay cuối kỳ = Dư nợ cho vay đầu kỳ + Doanh số cho vay trong kỳ
- doanh số thu nợ trong kỳ
Đây là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng tín dụng trên cơ sở số lượng
Dư nợ lớn đảm bảo sự hoạt động mang lại dư nợ cho NH
1.2.6.2.4 Dư nợ quá hạn cho vay tiêu dùng cá nhân
Về bản chất tín dụng là sự vay mượn Vì vậy, khả năng hoàn trả khoản vay của
KH là yếu tố quan trọng nhất phản ánh chất lượng tín dụng Một khoản khi khôngđược hoàn trả một cách đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết thì nó đã vi phạmnguyên tắc quan trọng nhất của NH, khoản vay đó sẽ được chuyển thành nợ quá hạnvới lãi suất cao hơn lãi suất cho vay Các khoản vay bị chuyển sang nợ quá hạn lànhững khoản vay có vấn đề, KH không có khả năng trả nợ NH, khả năng mất vốncủa NH cao, tính an toàn của khoản vay thấp
Trang 28Nợ quá hạn là một chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh rõ nét về hiệu quả công táccho vay của NH Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ số giữa nợ quá hạn với tổng dư nợ của NHtính tới một thời điểm xác định Tỷ lệ này được tính theo công thức:
% Nợ qúa hạn cho vay tiêu dùng= N ợ qúa hạn cho vay tiêu dùng
Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu quan trọng và phổ biến nhất khi đánh giá về chấtlượng tín dụng NH vì nó ảnh hưởng đến những rủi ro tiềm ẩn về khả năng thu hồigốc và lãi mà NH đang phải đối mặt
1.2.6.2.5 Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động cho vay tiêu dùng cá
nhân
Tổng d ư n ợ cho vay tiêu dùng
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động cho vay tiêu dùng Nócho biết một đồng vốn cho vay thì thu được bao nhiêu lợi nhuận Khi phân tích chỉtiêu này cần so sánh kỳ báo cáo với kỳ gốc, số thực tế so với số kế hoạch Đây làmột chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của một NHTM Lợi nhuận
từ hoạt động tín dụng trên tổng lợi nhuận của NH là một chỉ tiêu đáng quan tâm Nóphản ánh mức độ đóng góp của hoạt động tín dụng vào kết quả hoạt động kinhdoanh của NH Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đánh giá hiệu quả của NH nóichung, phản ánh mức độ hiệu quả sử dụng tài sản của nhà quản lý, trong cho vayphải đảm bảo lãi suất đầu ra cao hơn lãi suất đầu vào và có lãi
1.2.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng
1.2.7.1.Các nhân tố thuộc về ngân hàng
Quy mô và uy tín của NH có ảnh hưởng tới lượng cho vay tiêudùng
Ngân hàng có lượng vốn tự có cao hay thấp, có nhiều mạng lướichi nhánh để thuận tiện giao dịch với KH hay không Uy tín của
NH cao hay thấp cũng sẽ ảnh hưởng tới lượng KH đến giao dịchđối với NH
Yếu tố góp phần nhỏ tới thành công của CVTD là các chínhsách, quy định của NH Đó là chính sách chăm sóc KH trước và
Trang 29sau khi cho vay có chu đáo hay không, đó là các quy định về lãisuất và phí tín dụng cao hay thấp, có linh hoạt và phù hợp với thunhập của người dân hay không, các quy định về thời hạn tín dụng
và kỳ hạn trả nợ, tài sản đảm bảo, phương thức giải ngân và thanhtoán Thủ tục xin vay vốn có phức tạp hay đơn giản, thời gian thẩmđịnh hồ sơ vay vốn kéo dài bao lâu, nếu thời gian thẩm định quádài thì KH sẽ không muốn chờ đợi và tìm tới các NH khác
Trình độ, thái độ cán bộ tín dụng của NH cũng mang tính quyết định thành côngcủa CVTD Cán bộ tín dụng cần có trình độ chuyên môn tốt thì mới thẩm địnhchính xác KH và dự án vốn, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn Cán bộ tín dụngcũng cần có đạo đức nghề nghiệp, tận tâm với công việc, nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo
KH các thủ tục cần thiết
Muốn hoạt động CVTD được nhiều KH biết tới thì NH cần có chính sáchmarketing phù hợp NH cần tăng cường các hoạt động thông tin quảng cáo trên báođài, tời rơi, quảng bá hình ảnh của NH nói chung cũng như lợi ích, chính sách vềCVTD nói riêng
Công nghệ NH và khả năng quản lý có tác động tới hoạt động CVTD Nếu NH
có công nghệ hiện đại sẽ dẫn tới việc giải quyết các thủ tục được nhanh chóng,chính xác, giảm bớt các thủ tục rườm rà cho KH và việc quản lý hồ sơ KH cũngđược thuận tiện hơn Bên cạnh vấn đề về công nghệ, NH cần có các quy định, nộiquy làm việc thưởng phạt nghiêm minh, quản lý tốt để tạo động lực làm việc chocán bộ nhân viên NH, tác động đến phong cách làm việc của nhân viên
Tất cả cách nhân tố vi mô nói trên đều là những nhân tố thuộc về nội bộ NH cótác động tới CVTD Ngoài những nhân tố đó còn phải kể tới nhân tố khách quanbên ngoài ngân hàng cũng ảnh hưởng tới CVTD, đó là đạo đức KH cũng như rủi rocủa hoạt động CVTD Nếu như khách hàng là người có đạo đức tốt, ý thức trả nợtốt, rủi ro CVTD thấp thì sẽ kích thích NH tiến hàng mở rộng hoạt động CVTD, cácquy định cho vay cũng sẽ không quá khắt khe Ngược lại, nếu KH không trả nợ đều,
nợ quá hạn quá nhiều thì tất yếu sẽ kìm hãm hoạt động CVTD
Trang 30Một NH muốn phát triển hoạt động CVTD thì cần tính tới tất cả các nhân tố vĩ
mô và vi mô kể trên
1.2.7.2.Các nhân tố ngoài ngân hàng
Một số nhân tố vĩ mô có ảnh hưởng đến hoạt động CVTD như môi trường kinh
tế xã hội, các chính sách kinh tế của Nhà nước, sự cạnh tranh giữa các NH, môitrường pháp luật, yếu tố lịch sử, văn hóa
Trước hết cần phải kể tới đặc điểm thị trường nơi NH hoạt động Nếu đó làthành thị hoặc nơi tập trung đông dân cư, có mức thu nhập khá, trình độ học vấn caothì nhu cầu vay tiêu dùng sẽ tăng cao hơn so với những vùng nông thôn, hẻo lánh
Kế đến là thói quen, phong tục tập quán, tâm lý có ảnh hưởng tới nhu cầu vaytiêu dùng Người dân Việt Nam thường có thói quen tiết kiệm rồi khi tích lũy đủtiền mới mua sắm, tiêu dùng, họ không nghĩ tới việc đi vay, nợ nần để mua sắmcộng với tâm lý ngại tiếp xúc với NH, sợ các thủ tục hành chính rườm rà Chính vìthế nhu cầu vay của người dân còn thấp
Môi trường kinh tế chính trị có ảnh hưởng tới CVTD Nếu nền kinh tế phát triểntốt, thu nhập bình quân đầu người cao và môi trường chính trị ổn định thì hoạt độngCVTD cũng sẽ diễn ra thông suốt, phát triển vững chắc và hạn chế những rắc rối cóthể xảy ra Nếu môi trường có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các NH để giành giậtkhách hàng thì CVTD của các NH cũng sẽ gặp khó khăn
Các quy định pháp lý của ngân hàng Nhà nước và chính phủ có thể khuyếnkhích và cũng có thể hạn chế cho vay nói chung và CVTD nói riêng
Trang 31CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG ( VPBANK) - CHI NHÁNH CHUẨN LÊ VĂN VIỆT
2.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh chuẩn Lê Văn Việt
2.1.1 Khái quát về ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh chuẩn Lê Văn Việt
Vpbank – Chi nhánh chuẩn Lê Văn Việt là đơn vị trực thuộc kinh tế được thànhlập ngày 17/11/2010 của Hội đồng quản trị VPBank hoạt động theo quy định củapháp luật, theo điều lệ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh do HĐQT ban hành.Chi nhánh đặt tại số 224A Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú B, quận 9,
thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh chuẩn Lê Văn Việt
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1.2: Bộ máy tổ chức ngân hàng VPBank – chi nhánh chuẩn Lê Văn Việt
Nguồn: Sơ đồ cơ cấu tổ chức VPBank - CNC Lê Văn Việt
CHƯƠNG 3 Nhiệm vụ của các phòng ban
Giám đốc:
- Phụ trách chung và trực tiếp chỉ đạo các bộ phận
Trang 32 Kiểm soát viên
- Giám sát tuân thủ pháp luật
- Kiểm tra việc tuân thủ các chính sách, thủ tục, nghiệp vụ của NH
- Kiểm tra tính chính xác, trung thực và hợp lý của số liệu và báo cáo
PB (Chuyên viên tư vấn tài chính cá nhân):
- Chịu trách nhiệm tiếp nhận KH để chốt bán các sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn, thẻthanh toán ( Mastercard, VPSuper, )
- Nắm được nhu cầu KH và cung cấp dịch vụ tư vấn cao cấp cho KH thông quađáp ứng yêu cầu và câu hỏi của KH một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp vàlịch thiệp
- Duy trì mối quan hệ thân thiết với KH hiện tại và tạo các mối quan hệ với KHmới
- Đảm bảo hiểu biết toàn diện về mọi sản phẩm
- Xây dựng và tận dụng mọi cơ hội bán chéo các sản phẩm và dịch vụ củaVPBank cho các KH hiện tại và các KH tiềm năng
PSE Loan (Chuyên viên cho vay):
- Tạo đầu mối KH từ các nguồn tiểm kiếm, gọi điện và gặp KH để bán hàng
- Thường xuyên cập nhật kiến thức về tất cả các loại sản phẩm KH cá nhân
- Hỗ trợ KH hoàn thiện hồ sơ vay vốn theo quy định của VPBank
- Chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ
PSE TD/CASA (Chuyên viên huy động và mở tài khoản ):
- Tạo đầu mối KH từ các nguồn tiềm kiếm, gọi điện và gặp KH để bán hàng
- Tìm nguồn KH mới để mở tài khoản hoạt động và huy động từ ngồn KH cũ
- Tìm hiểu nhu cầu của KH để tư vấn tốt nhất cho KH với thái độ chuyên nghiệp
Trang 33- Cung cấp thông tin sản phẩm dịch vụ mới cho KH hiện hữu Hướng dẫn KH sửdụng các dịch vụ NH Hỗ trợ giải đáp những thắc mắc của KH về các sản phẩmdịch vụ.
- Cập nhật chính xác các thông tin và báo cáo lên phần mềm Đối chiếu tiền mặt
và báo cáo giao dịch vào cuối ngày làm việc
- Thường xuyên cập nhật và nâng cao nhiệm vụ cũng như kỹ năng dịch vụ KHthân thiết
CHƯƠNG 4 Các hoạt động kinh doanh và dịch vụ của ngân hàng
VPBank – CNC Lê Văn Việt là một trong những chi nhánh lớncủa VPBank, trong những năm qua chi nhánh đã không ngừng tăngtrưởng và phát triển trong hoạt động kinh doanh
Khi kinh tế càng phát triển thì các nghiệp vụ kinh doanh củangân hàng ngày càng đa dạng hơn, vì thế đa dạng hóa các dịch vụ
là một trong những tiêu chí hiện tại của chi nhánh
Các dịch vụ hiện tại của VPBank – CNC Lê Văn Việt cung cấpnhư:
-Huy động tiền gửi, phát hành kỳ phiếu và trái phiếu bằng VND với lãi suất và thờigian linh hoạt
-Tài trợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với cá nhân, đặc biệt cho vay xây dựngnhà ở Thực hiện tài trợ cho vay mua nhà đối với các dự án khu dân cư trongthành phố với tài sản thế chấp chính là tài sản được mua
Trang 34-Cho vay tiêu dùng, thấu chi, cho vay mua ô tô, hỗ trợ nguồn vốn trong hộ kinhdoanh, xây dựng và sữa chữa nhà, vay hỗ trợ tài chính du học…
-Bão lãnh dự thầu, bão lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán khác bằngVND và ngoại tệ
-Chiết khấu giấy tờ có giá với chi phí thấp
-Tài trợ thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ chuyển tiền bằng hệ thốngSWIFT, TELEX với các NH đại lý và các tổ chức tài chính trên thế giới
-Tư vấn thủ tục pháp lý mua bán, chuyển nhượng nhà, đất, thủ tục pháp lý, thanhtoán mua bán nhà qua NH
-Dịch vụ mua bán, trao đổi ngoại tệ cho các cá nhân và doanh nghiệp theo các thểthức có kỳ hạn, hoán đổi, giao ngay chuyển tiền, chi trả kiều hối ,
-Thực hiện dịch vụ tiền tệ, kho quỹ và các nghiệp vụ NH như: thẻ thanh toánMastercard và chuyển tiền đi nước ngoài, thu hộ tại chỗ, chi trả lương với mạnglưới giao dịch trên toàn thành phố
-Ngoài ra, chi nhánh còn thực hiện dịch vụ SMS Banking giúp KH thực hiện giaodịch, tra cứu thông tin tài khoản và đăng ký nhận những thông tin mới nhất từ
NH qua điện thoại di động của mình
4.1.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank – CNC Lê Văn Việt trong những năm vừa qua (2011 – 2013).
NHTM là tổ chức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng Nó cũngnhư các tổ chức hoạt động kinh doanh khác luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận
Có thể nói rằng lợi nhuận là yếu tố cụ thể nhất nói lên kết quả hoạt động kinh doanhcủa NH, nó là hiệu số giữa tổng số thu nhập và tổng chi phí Để gia tăng lợi nhuận,
NH cần quản lý tốt các khoản vay và đầu tư, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ NH,tiết kiệm chi phí Khi lợi nhuận tăng, NH có điều kiện mở rộng tín dụng, bổ sungnguồn vốn tự có và trích lập các quỹ khác
Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc và sự phấn đấu nhiệttình của toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng –CNC Lê Văn Việt đã đạt được thành quả đáng kể
Trang 35Bảng 1.1: Tình hình hoạt động kinh doanh qua các năm 2011-2013
Tình hình tài chính các năm 2011, 2012, 2013 của VPBank đều tăng qua cácnăm, nhưng tốc độ tăng trưởng thì lại giảm cụ thể như sau:
Trang 36Ta thấy, doanh thu của VPBank năm 2012 tăng 618 triệu đồng so với năm 2011
và năm 2013 tăng 1.956 triệu đồng so với năm 2012 Nhưng tốc độ tăng của năm2012/2011 ít hơn năm 2012/2013 tới 2,5 lần Cụ thể tốc độ tăng của năm 2012/2011
là 24,57% còn năm 2013/2012 là 62,43% Bên cạnh đó, chi phí hoạt động củaVPBank cũng có tố độ tăng của năm 2012/2011 và năm 2013/2012 chênh lệch là1,4 lần (năm 2012/2011 – 50,52%; năm 2013/2012 – 70,97%)
Với biên độ thay đổi tốc độ khác nhau của doanh thu và chi phí như vậy thì lợinhuận trước thuế và sau thuế của VPBank cũng thay đổi theo với biên độ lớn Lợinhuận trước thuế năm 2013 tăng 406 triệu đồng so với năm 2012 với tỷ trọng tăng
là 42,78% và lợi nhuận sau thuế của năm 2013 tăng 303 triệu đồng với tỷ trọng giatăng là 42,38% Năm 2012 thì lợi nhuận của VPBank vẫn tăng nhưng có sự giảm vềbiên độ cụ thể như sau: lợi nhuận trước thuế và sau thuế năm 2012 giảm so với năm
2011 lần lượt là 115 triệu đồng và 84 triệu đồng, với tỷ trọng thay đổi tương ứng là10,81% và 10,51%
Nguyên nhân là sự kiệt quệ của nền kinh tế vào đầu năm 2009 do ảnh hưởng củacuộc suy thoái kinh tế vào năm 2008 Vào năm 2010, kinh tế đã được khởi sắc trởlại Việc này cũng ảnh hưởng đáng kể đến tình hình hoạt động kinh doanh của NHnói chung và VPBank – CNC Lê Văn Việt nói riêng Kinh tế đang trên đà phục hồinên tổng doanh thu, tổng chi lợi nhuận của VPBank – CNC Lê Văn Việt có sự tăngtrưởng đột biến vào năm 2011
Vào năm 2012, năm mà quá trình tái cấu trúc nền kinh tế của Chính phủ đang ởbước đầu, còn trên thế giới thì khủng hoảng nợ công Châu Âu vẫn đang diễn ra, ảnhhưởng xấu của nền kinh tế thị trường nên Chính phủ phải cắt giảm chi tiêu công;Ngân hàng nhà nước áp dụng thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát
về điều tiết kinh tế vĩ mô Với việc áp dụng chính sách lãi suất huy động trần dẫnđến thiếu vốn hoạt động ở các NH và việc giảm tốc độ tăng trưởng của NH là hệquả tất yếu
Nhìn chung, kết quả hoạt động của VPBank – CNC Lê Văn Việt trong thời gianqua là khá tốt, với sự tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2011, tuy vào năm 2012 tốc độ
Trang 37tăng trưởng có giảm do sự thắt chặt chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nướcnhưng đến năm 2013 thì đã được khởi sắc trở lại và doanh số tăng đáng kể Điềunày cho thấy một dấu hiệu khả quan của VPBank – CNC Lê Văn Việt trước nhữngthách thức khó khăn của nền kinh tế như hiện nay Tuy vậy, VPBank – CNC LêVăn Việt cũng cần phải nỗ lực và cố gắng hết sức để VPBank vươn tới một tầm caomới.
4.2 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh chuẩn Lê Văn Việt
4.2.1 Tình hình huy động vốn
Huy động vốn là một hoạt động rất được VPBank chú trọng, với mục tiêu đảmbảo vốn cho vay, an toàn thanh khoản và tăng nhanh tài sản Có, nâng cao vị thế củaVPBank trong hệ thống NH Do đó, trong các năm qua, các hoạt động huy động vốn
từ khu vực dân cư cũng như từ khu vực liên NH đều được VPBank khai thác triệtđể
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn qua các năm 2011-2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
% tăng/giảm 2012-2011
% tăng/giảm 2013-2012
Nguồn: VPBank – CNC Lê Văn Việt
Năm 2012 đã khép lại với khá nhiều biến động tăng giá của lãi suất, tỷ giá, giávàng và sự gia tăng của lạm phát đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam nói
Trang 38chung và ngành tài chính – ngân hàng nói riêng Điều đó gây không ít khó khăn đếnviệc huy động vốn từ nền kinh tế của VPBank – CNC Lê Văn Việt Tuy nhiên,VPBank – CNC Lê Văn Việt đã nỗ lực cùng nhiều biện pháp để huy động từ tiềngửi, phát hành giấy tờ có giá và vay các tổ chức tín dụng trong cùng địa bàn.
Đến cuối năm 2012, tổng huy động vốn tại VPBank – CNC Lê Văn Việt là98.187 triệu đồng, tăng 11.170 triệu đồng, tương đương 1,84% so với năm 2011.trong đó huy động vốn từ tiền gửi của KH là 74.210 triệu đồng, chiếm tỷ trọng caonhất là 75,58% tên tổng nguồn vốn, tăng 8.166 triệu đồng so với năm 2011 Huyđộng từ phát hành giấy tờ có giá là 8.360 triệu đồng, chiếm khoảng 10% và các hìnhthức huy động khác chiếm tỷ trọng không cao như: vay các tổ chức tín dụng khác,góp vốn đầu tư, vố huy thác, … là 15.617 triệu đồng, tăng lần lượt là 11,59% và16,28% so với năm trước
Đến năm 2013, tình hình phát triển kinh tế xã hội trong nước tiếp tục gặp nhiềukhó khăn, áp lực lạm phát vẫn là trở ngại lớn và thị trường tiền tệ vẫn chịu nhiều áplực do yêu cầu phát triển ổn định của nền kinh tế Huy động từ dân cư của VPBank– CNC Lê Văn Việt tăng không nhều, do Ngân hàng Nhà Nước kiểm soát chặt, cụthể tối đa huy động được 7% so với kỳ hạn dưới 12 tháng Kết thúc niên độ 2013,
số dư huy động của NH đạt 111.434 triệu đồng, tăng 13.247 triệu đồng, tươngdương 13,50% so với năm 2012 Trong đó, tiền gửi của KH là 83.844 triệu đồng,tăng 12,98%, chiếm gần 76% Các hình thức huy động khác tăng 4.373 triệu đồng,tương đương 12% Việc phát hành giấy tờ có giá do ảnh hưởng của thị trường tàichính chỉ huy động được 7.600 triệu đồng, chiếm chưa tới 10% trên tổng nguồn vốnhuy động Như vậy, việc huy động vốn từ giấy tờ có giá đã giảm 9,09% so với năm2011
Dự báo hoạt động huy động vốn của VPBank – CNC Lê Văn Việt tiếp tục gặpnhiều khó khăn, lãi suất huy động trong năm 2013 đã giảm, áp lực cạnh tranh giữacác NH trong cùng địa bàn sẽ ngày càng gay gắt Do đó, nhiệm vụ trọng tâm của
NH trong thời gian tới là phải tập trung tăng trưởng huy động vốn
4.2.2 Những quy định chung về cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP VPBank
Trang 394.2.2.1.Các sản phẩm cho vay tiêu dùng
- Cho vay sinh hoạt tiêu dùng:
Dành cho những KH là hộ gia đình hoặc cá nhân có thu nhập ổnđịnh và có khả năng tài chính trả nợ khoản đang có nhu cầu vayvốn phục vụ đời sống và sinh hoạt như: mua sắm hàng hóa tiêudùng, vật dụng gia đình, cưới hỏi, du lịch, chữa bệnh
- Cho vay sữa chữa nhà ở (sữa chữa nhỏ):
VPBank hỗ trợ chi phí sữa chữa nhỏ nhà ở đối với quý KH là
hộ gia đình hoặc cá nhân người Việt Nam có quyền sử dụng đấthợp pháp, có nhà thuộc diện không cấm cải tạo, cấm xây dựng lại,phù hợp với quy hoạch, có giấy phép xây dựng; cá nhân là ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài được phép mua nhà đất theo quyđịnh tại nghị định số 81/2001/NĐ-CP ngày 5/1/2001
- Cho vay mua phương tiện đi lại:
Là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp KH mua xe phục
vụ nhu cầu đi lại, giao dịch và kinh doanh, với tài sản thế chấpchính bằng xe mua hoặc tài sản khác theo quy định của VPBank
- Cho vay hỗ trợ nhu cầu học tập trong nước, cho vay hỗ trợ du học:
Là hình thức cho vay phục vụ đời sống nhằm đáp ứng nhu cầuhọc tập cho chính KH hoặc cho người thân của KH để chi trả phísinh hoạt và học phí trong nước và ngoài nước
4.2.2.2.Đối tượng và điều kiện cho vay
- Là người Việt Nam cư trú hoặc có việc làm ổn định
- Là công chức hoặc người lao động làm việc cho các tổ chức, cơ quan, đơn vị,doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa nhưng nhà nước nắm cổphần chi phối, doanh nghiệp không phải của nhà nước thì phải có từ 10 lao độngtrở lên và chủ doanh nghiệp phải ký hợp đồng bảo lãnh để người lao động dóvay tại VPBank
- Có thu nhập ổn định đủ khả năng trả nợ NH trong thời gian vay vốn
- Có đảm bảo tiền vay theo quy định của VPBank
Trang 40Tùy theo từng đối tượng cụ thể, VPBank sẽ có hình thức cho vay phù hợp.
4.2.2.3.Đặc điểm của sản phẩm cho vay
- Thời gian cho vay: Lên đến 48 tháng, trường hợp đặc biệt được 84 tháng.
- Loại tiền cho vay: VND hoặc USD.
- Mức cho vay: Tùy vào nhu cầu và khả năng trả nợ của KH
+ Cho vay có bảo đảm bằng tài sản khác: không quá 100% giá trị phương ánxin vay và không vượt quá tỷ lệ quy định về đảm bảo nợ của loại tài sản đó.+ Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: không quá 12 tháng thu nhập thực
tế của người vay và không quá 200 triệu đồng
- Lãi suất: Là lãi suất cố định, thả nổi theo kỳ hạn (3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 24tháng …) hoặc kết hợp giữa hai loại lãi suất trên
+ Đối với cho vay ngoại tệ có thể cho vay bằng lãi suất Libor hoặc lãi suấtSibor của các kỳ hạn tương ứng với thời hạn cho vay cộng với một khoản phínhất định (tối thiểu từ 1.2%/năm trở lên)
+ Lãi suất quá hạn: lãi suất quá hạn bằng 150% mức lãi suất cho vay tại thờiđiểm đến hạn nợ
- Phương thức trả nợ: Với nhiều hình thức trả nợ khác nhau, phù hợp từng đối
tượng KH
+ Trả lãi hàng tháng, trả gốc một lần vào cuối kỳ (cho vay ngắn hạn)
+ Trả lãi hàng tháng, trả gốc theo định kỳ
+ Trả gốc và lãi đều hàng tháng
+ Trả lãi, trả gốc linh hoạt theo thỏa thuận
+ Trả góp (Tổng số tiền gốc + tiền lãi phải trả chia đều cho các kỳ trả nợ)
Hồ sơ thủ tục vay vốn:
+ Giấy đề nghị vay vốn: theo mẫu VPBank
+ Hồ sơ pháp lý của KH vay: CMND/Hộ chiếu; Hộ khẩu/KT3; Giấy đăng ký kếthôn hoặc xác nhận độc thân (nếu có), … của người vay, người hôn phối
+ Tài liệu chứng minh nhu cầu vay vốn: như hóa đơn, giấy báo giá, giấy báo họcphí, biên lai đặt cọc (nếu có), hợp đồng mua bán, bảng dự trù chi phí, …